Ứng dụng dữ liệu mở liên kết trong việc nâng cao chất lượng các nguồn tài nguyên giáo dục mở
Tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources
- OER) đã trở thành một phần quan trọng trong giáo dục hiện
đại. Trong xu hướng sử dụng OER ngày càng tăng, việc xây dựng
và nâng cao chất lượng của các OER nổi bật lên như là một trong
những nhu cầu quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn cao. OER được
xây dựng dựa trên cơ chế chia sẻ và mở rộng mạng lưới kết nối của
các cộng đồng tri thức khắp nơi trên thế giới. Nguồn dữ liệu mở mà
họ tạo ra sẽ ngày càng đa dạng và phong phú hơn, đòi hỏi có một
giải pháp liên kết hiệu quả nhằm phát huy giá trị và chất lượng của
các OER này. Sử dụng dữ liệu mở liên kết (Linked Open Data - LOD)
sẽ trở thành một lựa chọn tốt. Bài viết trình bày khái quát và tầm
quan trọng của LOD, các hướng ứng dụng LOD trong việc xây dựng
và nâng cao chất lượng của các OER phục vụ cho các mục tiêu giáo
dục và phổ biến tri thức trên quy mô toàn cầu.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng dữ liệu mở liên kết trong việc nâng cao chất lượng các nguồn tài nguyên giáo dục mở
ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MỞ LIÊN KẾT TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Nguyễn Danh Minh Trí1* Tóm tắt: Tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER) đã trở thành một phần quan trọng trong giáo dục hiện đại. Trong xu hướng sử dụng OER ngày càng tăng, việc xây dựng và nâng cao chất lượng của các OER nổi bật lên như là một trong những nhu cầu quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn cao. OER được xây dựng dựa trên cơ chế chia sẻ và mở rộng mạng lưới kết nối của các cộng đồng tri thức khắp nơi trên thế giới. Nguồn dữ liệu mở mà họ tạo ra sẽ ngày càng đa dạng và phong phú hơn, đòi hỏi có một giải pháp liên kết hiệu quả nhằm phát huy giá trị và chất lượng của các OER này. Sử dụng dữ liệu mở liên kết (Linked Open Data - LOD) sẽ trở thành một lựa chọn tốt. Bài viết trình bày khái quát và tầm quan trọng của LOD, các hướng ứng dụng LOD trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng của các OER phục vụ cho các mục tiêu giáo dục và phổ biến tri thức trên quy mô toàn cầu. Từ khóa: Linked Open Data; Open Educational Resources; Dữ liệu mở liên kết; Tài nguyên giáo dục mở. 1. DẪN NHẬP Dữ liệu mở là các tập dữ liệu được thu thập và chia sẻ theo một giấy phép mở cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được. Với tính chất mở, dữ liệu mở luôn ở trạng thái sẵn sàng cung cấp cho người dùng trên môi trường trực tuyến. Dữ liệu mở thường được liên kết với nhau * Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 406 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM nên còn được gọi là dữ liệu mở liên kết. Tận dụng ưu thế về tính mở và liên kết, chúng ta có thể xây dựng các nguồn dữ liệu mở phong phú, từ đó bổ sung và nâng cao chất lượng của các kho dữ liệu. Ứng dụng các nguồn dữ liệu mở liên kết nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng các nguồn tài nguyên giáo dục mở là một hướng đi phù hợp với nhiều cơ hội phát triển cũng như thách thức mới. 2. KHÁI QUÁT VỀ DỮ LIỆU MỞ LIÊN KẾT VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 2.1. Dữ liệu mở liên kết (Linked Open Data – LOD) Dữ liệu mở mang tính chất tương tự như các loại dữ liệu khác [19]. Dữ liệu mở có thể là các tập dữ liệu được thu thập của chính phủ (như data.gov, data.gov.uk), dữ liệu từ các nghiên cứu và tạp chí khoa học (open access journals), dữ liệu văn bản hoặc dữ liệu đa phương tiện được cộng đồng đóng góp (như wikipedia, wikihow...). Đặc điểm chung của tất cả những nguồn dữ liệu đó là chúng đều được liên kết với nhau và được xây dựng dựa trên các đóng góp của cộng đồng người dùng thông qua giấy phép chia sẻ tương tự. Theo đó, dữ liệu mở là các dữ liệu điện tử hoặc dữ liệu số phải được tự do sẵn có cho mọi người sử dụng và tái xuất bản theo ý muốn mà không bị hạn chế bởi bản quyền, bằng sáng chế hoặc các cơ chế kiểm soát khác [13][42]. Các tính năng chính của dữ liệu mở bao gồm [34]: Tính sẵn sàng và sự truy cập: dữ liệu mở phải sẵn sàng một cách tổng thể và không nhiều hơn chi phí tái sinh hợp lý, được tải về qua Internet. Dữ liệu đó cũng phải là sẵn sàng ở dạng thuận tiện và có khả năng tùy biến được. Tính tái sử dụng và phân phối lại: dữ liệu mở phải được cung cấp theo các điều khoản cho phép sử dụng lại và phân phối lại, bao gồm cả việc trộn lẫn với các tập hợp dữ liệu khác. Tính cộng đồng: đề cập đến sự tham gia toàn cầu của người dùng. Mọi người phải có khả năng sử dụng, sử dụng lại và phân phối lại. Không có sự phân biệt giữa các lĩnh vực của đời sống hoặc giữa con người hoặc các nhóm người. 407 ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MỞ LIÊN KẾT TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Theo xu thế phát triển mới, các nguồn dữ liệu mở sẽ không ngừng được phát sinh và hòa vào dòng chảy dữ liệu lớn đa dạng cả về quy mô và chất lượng. Rất nhiều hệ thống khác nhau sẽ tham gia vào quá trình lưu trữ và phân phối dữ liệu mở [26]. Điều này đã tạo ra dòng chảy dữ liệu mở đang gia tăng một cách nhanh chóng trên toàn cầu. Về cơ bản, dữ liệu mở không cần phải liên kết với nhau. Tuy nhiên, dữ liệu mở sẽ phát huy tối đa lợi thế và giá trị của nó khi được liên kết với những nguồn dữ liệu khác, nhất là trong việc xây dựng các nguồn tài nguyên giáo dục hay những kho tri thức mở trực tuyến. Do vậy, dữ liệu liên kết đã dần trở nên khá phổ biến. Dữ liệu liên kết (Linked Data – LD) là tập hợp dữ liệu có ý nghĩa được xác định rõ ràng, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc thiết kế để chia sẻ các dữ liệu được kết nối với nhau trên môi trường Web mà máy có thể đọc được [2][27][36][41]. Các liên kết này tồn tại thông qua kết nối mạng và đều có ứng dụng hỗ trợ máy có thể đọc và xử lý tự động [40]. Nhờ có dữ liệu liên kết mà rất nhiều nội dung trên Web đã được xây dựng một cách phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho Web ngữ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Dữ liệu được lưu trữ trong các hệ thống hiện nay có khối lượng rất lớn và đa dạng [22], trong đó dữ liệu mở liên kết chiếm một vai trò khá quan trọng ... ốt để ứng dụng LOD nâng cao chất lượng các nguồn OER. 414 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 3.2. Triển khai mô hình 5 Sao cho LOD và cấp phép cho dữ liệu mở Tim Berners-Lee đã đề xuất một kế hoạch triển khai 5 Sao áp dụng cho LOD. Phương pháp này mô tả cách thông tin có thể được công khai nhằm xây dựng các nguồn LOD trong đó dữ liệu sẽ được kết nối và làm phong phú thêm mối quan hệ với các tập dữ liệu khác. Việc triển khai kế hoạch 5 Sao không cung cấp các khía cạnh kỹ thuật mà nhằm mục tiêu khuyến khích các chủ sở hữu dữ liệu tuân thủ các nguyên tắc của LOD. Bảng 1 [29] cho thấy các ngôi sao và mô tả tương ứng của chúng về mức độ tuân thủ. Bảng 1. Kế hoạch triển khai 5 Sao của dữ liệu mở Kế hoạch triển khai 5 Sao chỉ dành cho dữ liệu mở, vì vậy tính mở của nguồn dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng. Tính mở của dữ liệu đề cập đến khả năng truy cập, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ dữ liệu tự do theo một giấy phép mở. Theo đó, giấy phép CC đã trở nên khá phổ biến vì nó đảm bảo các đặc điểm của “Mở” theo định nghĩa ở trên và các nguồn dữ liệu mở chỉ nên có một trong các giấy phép được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2. Giấy phép Creative Commons (CC) [29] 415 ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MỞ LIÊN KẾT TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ CC cung cấp siêu dữ liệu để máy có thể đọc được và thể hiện lên các trang tài liệu, cho phép phần mềm hiểu rằng chúng ta đã áp dụng giấy phép cho tài nguyên và có thể lấy lại một số siêu dữ liệu được mã hóa trong RDF. Sau khi đã đảm bảo về mặt tuân thủ giấy phép, chúng ta sang bước kế tiếp rất quan trọng đó là ứng dụng các nguồn LOD đã được cấp phép để nâng cao chất lượng các nguồn OER. 3.3. Sử dụng LOD để nâng cao chất lượng các nguồn OER Các nguồn dữ liệu mở rất đa dạng và chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế về tính mở của chúng để tạo nên các mối liên kết hiệu quả giữa các nguồn dữ liệu đang được lưu trữ ở những kho khác nhau. Các ứng dụng có thể tập trung vào việc cho phép người dùng truy cập và truy vấn LOD trong mối tương quan với các OER như sau: Sử dụng URI làm tên cho OER và đây là con số nhận dạng duy nhất. Ví dụ: URI dùng cho: người tạo OER, lĩnh vực kiến thức của OER, cấp độ đối tượng của OER, định dạng chính của OER và các mô tả khác. Các OER tương ứng có thể được tìm thấy thông qua URL (bằng cách truy cập). Khi ai đó tra cứu một URI mà URI này xác định một OER, ứng dụng có thể cung cấp khả năng tích hợp với các OER khác. OER nên được làm phong phú hơn trong mối quan hệ với những OER khác, từ đó làm tăng khả năng kết nối giữa nhiều nguồn OER và mở rộng hệ thống. Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng của OER là khả năng định vị lại. Điều này có nghĩa là, người dùng có thể sử dụng tài nguyên mà không cần sửa đổi. Họ có thể trích xuất một phần nội dung, sau đó thay đổi và sửa đổi lại với những phần nội dung riêng biệt. Chúng ta có thể triển khai kế hoạch 5 Sao của LOD cho OER thông qua các bước sau: Bước 1 (): Thực hiện cấp phép mở (Open License). Dữ liệu phải có sẵn trên Web ở bất kỳ định dạng nào (kể cả pdf và HTML) nhưng phải được cấp phép mở bởi vì OER được xuất bản theo giấy phép mở. 416 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Bước 2 (): Cần đảm bảo khả năng máy đọc được (Machine Readable). Dữ liệu được chia sẻ dưới các định dạng mà máy có thể đọc và xử lý được nội dung mà nó chứa đựng. Chúng ta thường không có tiêu chuẩn cho tên dạng tài nguyên, do đó cùng một dạng tài nguyên có thể xuất hiện với nhiều tên khác nhau trên các trang Web. Hình 2 cho thấy các tên dạng tài nguyên cho OER Commons, ở phía bên trái và MERLOT, ở phía bên phải. Chúng ta thấy đối với OER Commons có: HTML 84%, tài liệu có thể tải xuống (chủ yếu là pdf) 13%; đối với MERLOT, hầu hết các định dạng tiêu biểu là: HTML 48%, Video 38%, PDF 6% [29]. Hình 2. Lựa chọn định dạng cho tài nguyên trong OER Commons và MERLOT (Nguồn: www.merlot.org/, OER Commons (www.oercommons.org/) Bên cạnh đó, OER có thể bao gồm dữ liệu không có cấu trúc. Ví dụ, các bảng chứa dữ liệu có thể được chèn vào các trang HTML dưới dạng hình ảnh, do đó máy không thể đọc được văn bản chứa trong đó, hoặc là bản trình chiếu khi được lưu ở định dạng pdf sẽ gây khó khăn cho việc trích xuất hoặc sửa đổi. Với những định dạng không có cấu trúc này, chúng ta cần có giải pháp lưu trữ dữ liệu sao cho có thể hỗ trợ tối đa khả năng đọc hiểu nội dung của máy. Bước 3 (): Hai yếu tố trên cộng với yếu tố về sử dụng định dạng không độc quyền. Theo đó, chúng ta cần lưu trữ và xuất bản theo 417 ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MỞ LIÊN KẾT TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ định dạng mở (Open Format), nghĩa là dữ liệu được chia sẻ dưới các định dạng theo tiêu chuẩn mở (không bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng). Bước 4 (): Tất cả những yếu tố trên cộng thêm khả năng sử dụng các tiêu chuẩn mở từ W3C (RDF và SPARQL) để xác định mọi thứ. Bước 5 (): Tất cả những điều trên cộng thêm khả năng liên kết dữ liệu của mình với dữ liệu của người khác để cung cấp ngữ cảnh. Nó cho phép các bộ dữ liệu có thể tham chiếu lẫn nhau thông qua các thuật ngữ dùng chung được định nghĩa dưới dạng của một từ điển dữ liệu. Đây là đặc điểm quan trọng nhất bởi nó cho phép dữ liệu được tạo ra trong một tổ chức có thể tham chiếu tới dữ liệu được tạo ra bởi một tổ chức khác (tức là không gian của dữ liệu sẽ không bị hạn chế ở trong một tổ chức). Để đạt được cấp độ này của kế hoạch triển khai LOD 5 Sao, chúng ta cần phải làm phong phú thêm các siêu dữ liệu, tức là sử dụng siêu dữ liệu có cấu trúc và chính thức, đồng thời liên kết nó với các từ vựng và bộ dữ liệu LOD đã được thiết lập trên SW. Sau khi đã triển khai kế hoạch 5 Sao của LOD cho OER, kết hợp với Web của LOD đã được định hình, chúng ta sẽ có nền tảng vững chắc để nâng cao chất lượng của các OER. Vấn đề còn lại nằm ở chiến lược xây dựng và duy trì cộng đồng đóng góp nhằm tối ưu hóa phương thức thu thập và xử lý các dữ liệu đã được thay đổi hoặc mới phát sinh. Quá trình xây dựng này cần nhiều thời gian và những bước đi đúng đắn, phù hợp với mục tiêu phát triển của từng nguồn OER khác nhau. Khuynh hướng ứng dụng LOD sẽ trở nên ngày càng phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà sẽ còn lan rộng ra nhiều quốc gia khác trên toàn cầu. Nguồn LOD sẽ góp phần quan trọng trong định hướng xây dựng nhiều nguồn OER chất lượng nhằm phục vụ mục tiêu giáo dục bền vững, nhất là ở các quốc gia nghèo, nơi mà việc trang bị các phương tiện học tập còn nhiều hạn chế. 4. KẾT LUẬN OER đã và đang góp phần quan trọng trong việc tạo dựng một xã hội học tập rộng khắp và nâng tầm giáo dục. Nâng cao chất lượng 418 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM và làm phong phú các nguồn OER là một đòi hỏi cấp thiết có tính thực tiễn cao. Ứng dụng LOD là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng các nguồn OER. LOD được xây dựng dựa trên các nguồn dữ liệu mở được liên kết với nhau trong một mạng lưới Web ngữ nghĩa đang được mở rộng và hoàn thiện không ngừng theo thời gian. Triển khai kế hoạch 5 Sao nhằm ứng dụng LOD có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh các kho lưu trữ và nguồn dữ liệu mở vẫn còn ở trạng thái rất rời rạc và cần được định hình lại để phù hợp hơn trong việc tạo ra các OER. Quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng các nguồn OER không thể tách rời quá trình tạo ra các nguồn LOD ngày càng đa dạng hơn. Theo đó, để có được các nguồn LOD chất lượng cần rất nhiều sự đầu tư công sức không chỉ về khía cạnh kỹ thuật, giấy phép mà còn bao gồm một tầm nhìn chiến lược lâu dài cộng thêm sự kết nối từ cộng đồng giáo dục khắp nơi trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atenas, J., & Havemann, L. (Eds.). (2015), “Open Data as Open Edu- cational Resources: Case studies of emerging practice”, London: Open Knowledge, Open Education Working. 2. C. Bizer, T. Heath and T. Berners-Lee (2009), “Linked Data - The Story so far”, International Journal on Semantic Web and Information Systems (IJSWIS), vol. 5, pp. 1-22. 3. D. Dicheva and C. Dichev (2013), “Leveraging Domain Specificity to Im- prove Findability in OER Repositories”, Research and Advanced Technology for Digital Libraries, Springer, pp. 466-469. 4. https://www.data.gov/ (truy cập vào 15/9/2020). 5. https://www.data.gov.uk/ (truy cập vào 15/9/2020). 6. E. Rajabi, M.-A. Sicilia and S. Sanchez-Alonso (2015), “Interlinking Edu- cational Resources to Web of Data through IEEE LOM”, Computer Science and Information Systems, vol. 12, no. 1, pp. 233–255. 7. Gajaraj Dhanarajan and David Porter (2013), “Open Educational Resources: An Asian Perspective”, Commonwealth of Learning and OER Asia, Vancouver. 419 ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MỞ LIÊN KẾT TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 8. Giáo dục mở. “Bài 13 - Liên kết lên Web dữ liệu”. Truy cập tại: https:// giaoducmo.avnuc.vn/du-lieu-mo/bai-13-lien-ket-len-Web-du-lieu-152. html (truy cập vào 15/9/2020). 9. Hệ sinh thái tri thức việt số hóa, “Dữ liệu mở”. Truy cập tại: https://du- lieu.itrithuc.vn/ (truy cập vào 15/9/2020). 10. Lê Trung Nghĩa (2018), “Giáo dục mở ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp”. Tạp chí Tia sáng, Số ra ngày 14/4/2018. 11. Lê Trung Nghĩa (2019), “Hai điều kiện tiên quyết cho dữ liệu mở”, Tạp chí Tia sáng, Số 16 ra ngày 20/08/2019, tr. 14-17. 12. Librarycarpentry, “Linked Open Data”. Truy cập tại: https://librarycarpen- try.org/Top-10-FAIR/2019/09/05/linked-open-data/ (truy cập vào 15/9/2020). 13. Lori Bowen Ayre & Jim Craner (2017), “Open Data: What It Is and Why YouShould Care”, Public Library Quarterly, 36:2, 173-184, DOI: 10.1080/01616846.2017.1313045. 14. Martin Kaltenböck, Mag. Florian Bauer, Mag. Andreas Blumauer (2016), “Linked Open Data: The Essentials, A Quick Start Guide for Decision Mak- ers”, edition mono/monochrom, Vienna, Austria, ISBN: 978-3-902796-05-9. 15. M. d’Aquin, A. Adamou and S. Dietze (2013), “Assessing the educational linked data landscape”, Proceedings of the 5th Annual ACM Web Science Conference, New York, USA. 16. Neil Butcher (2015), “A Basic Guide to Open Educational Resources (OER)”, UNESCO and COL. 17. Ngomo AC.N., Auer S., Lehmann J., Zaveri A. (2014), “Introduction to Linked Data and Its Lifecycle on the Web”, In: Koubarakis M. et al. (eds) Reasoning Web. Reasoning on the Web in the Big Data Era. Reasoning Web 2014. Lecture Notes in Computer Science, vol 8714. Springer, Cham. 18. Nelson Piedra; Janneth Chicaiza; Jorge López; Edmundo Tovar (2013), “Us- ing linked open data to improve the search of open educational resources for engineering students”, 2013 IEEE Frontiers in Education Conference (FIE). 19. Nguyễn Danh Minh Trí (2019), “Vai trò và cơ hội của các thư viện trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu mở phục vụ cộng đồng”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 1-2019, tr. 24-29. 20. Nguyễn Danh Minh Trí (2017), “Vai trò của tài nguyên giáo dục mở và truy cập mở trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 1-2017, tr. 48-53. 420 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 21. Nguyễn Danh Minh Trí (2017), “Tổng quan về ảnh hưởng của tính mở trong giáo dục đại học”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 4-2017, tr. 13-19, 44. 22. Nguyễn Danh Minh Trí (2018), “Tổng quan về Khoa học dữ liệu”, Tạp chí Thông tin Tư liệu, Số 6-2018, tr. 16-23. 23. Nguyễn Danh Minh Trí (2018), “Phân tích các kỹ năng cốt lõi nhằm sử dụng và phát triển tài nguyên giáo dục mở”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 4-2018, tr. 8-12. 24. Nguyễn Danh Minh Trí (2018), “Xây dựng các nguồn tài nguyên giáo dục mở dựa trên nền tảng Wikihow tiếng Việt”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 2-2018, tr. 22-27. 25. Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Tiến Hùng (2011), “Học liệu mở và hướng phát triển tài nguyên số tại các thư viện đại học Việt Nam”, Bài viết giới thiệu về học liệu mở, truy cập mở và những lợi ích của học liệu mở và truy cập mở đối với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, từ đó đề xuất hướng phát triển kho tài nguyên số cho thư viện điện tử tại các đại học Việt Nam. 26. Nguyễn Thế Hùng (2019), “Giá trị của Dữ liệu mở là gì, vì sao Chính phủ nên mở dữ liệu?”. Truy cập tại: https://viettimes.vn/gia-tri-cua-du-lieu-mo-la-gi- vi-sao-chinh-phu-nen-mo-du-lieu-369019.html (truy cập vào 15/9/2020). 27. Ontotext, “What are Linked Data and Linked Open Data?”. Truy cập tại: https://www.ontotext.com/knowledgehub/fundamentals/linked-data- linked-open-data/ (truy cập vào 15/9/2020). 28. P. G. West and L. Victor (2011), “Background and action paper on OER”, The William and Flora Hewett Foundation. 29. Rosa Navarrete, Sergio Luján-Mora (2015), “Use of Linked Data to En- hance Open Educational Resources”, 14th International Conference on Infor- mation Technology Based Higher Education and Training (ITHET 2015), pp. 1-6. 30. S. Dietze, S. Sanchez-Alonso, H. Ebner, H. Qing Yu, D. Giordano, I. Marenzi and B. Pereira Nunes (2013), “Interlinking educational resources and the Web of data: A survey of challenges and approaches”, Program, vol. 47, no. 1, pp. 60-91. 31. TED, “Tim Berners-Lee: The next Web of open, linked data”. Truy cập tại: https://www.youtube.com/watch?v=OM6XIICm_qo (truy cập vào 15/9/2020). 32. Thư viện học liệu mở Việt Nam, https://voer.edu.vn/ (truy cập vào 15/9/2020). 421 ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MỞ LIÊN KẾT TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 33. Tim Berners Lee, “Linked Data”. Truy cập tại: nIssues/LinkedData.html (truy cập vào 15/9/2020). 34. Trần Minh (2017), “Báo cáo tổng quan về dữ liệu mở”, Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông. 35. W3C, “Linking Open Data on the Semantic Web”. Truy cập tại: http:// www.w3.org/wiki/TaskForces/CommunityProjects/LinkingOpenData/ CommonVocabularies (truy cập vào 15/9/2020). 36. W3C, “Linked Data”. Truy cập tại: https://www.w3.org/standards/seman- ticWeb/data (truy cập vào 15/9/2020). 37. Wikihow, https://www.wikihow.com/Main-Page (truy cập vào 15/9/2020). 38. Wikipedia, https://www.wikipedia.org/ (truy cập vào 15/9/2020). 39. Wikipedia, Crowdsourcing. Truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/ Crowdsourcing (truy cập vào 15/9/2020). 40. Wikipedia, “Dữ liệu liên kết”. Truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/ Dữ_liệu_liên_kết (truy cập vào 15/9/2020). 41. Wikipedia, “Linked Data”. Truy cập tại: https://en.wikipedia.org/wiki/ Linked_data (truy cập vào 15/9/2020). 42. Wikipedia, “Open Data”. Truy cập tại: https://en.wikipedia.org/wiki/ Open_data (truy cập vào 15/9/2020). 43. Yoose, B., & Perkins, J. (2013). “The linked open data landscape in librar- ies and beyond”. Journal of Library Metadata, 13(2-3), pp. 197-211.
File đính kèm:
- ung_dung_du_lieu_mo_lien_ket_trong_viec_nang_cao_chat_luong.pdf