Từ đào tạo cử nhân thư viện chuyển sang đào tạo cử nhân thông tin - thư viện, một thành công trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa thông tin, thư viện

Tóm tắt

Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Thư viện đã được thực hiện trong 30 năm, từ 1961 đến

1991, và từ năm 1992 khởi đầu quá trình đổi mới, từ đào tạo cử nhân Thư viện chuyển sang đào tạo cử

nhân Thông tin - Thư viện. Sự đổi mới chương trình đào tạo trong những năm qua đã đem lại những

thành công vượt bậc cho Khoa Thông tin, Thư viện. Trong những năm tiếp theo, Khoa Thông tin, Thư

viện sẽ phải luôn cập nhật, hoàn thiện chương trình đào tạo mới để có thể đáp ứng được những yêu

cầu phát triển của thực tiễn.

Từ khóa: Đại học Văn hóa Hà Nội, Khoa Thông tin Thư viện, chương trình đào tạo, đào tạo đại học

Abstract

Graduate training program in Library major has been implemented for 30 years, from 1961 to 1991

and the renovation process of this training program was started, since 1992 which has been moving

from the training of bachelor of Library to bachelor of Information - Library. The innovation of the

training program over the years has brought great successes to the Faculty of Information and Library.

And in the following years, the Faculty of Information and Library will have to keep up to date and

improve the new training program to meet the requirements of reality.

Keywords: Hanoi University of Culture, Faculty of Information and Library, training program,

higher education

Từ đào tạo cử nhân thư viện chuyển sang đào tạo cử nhân thông tin - thư viện, một thành công trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa thông tin, thư viện trang 1

Trang 1

Từ đào tạo cử nhân thư viện chuyển sang đào tạo cử nhân thông tin - thư viện, một thành công trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa thông tin, thư viện trang 2

Trang 2

Từ đào tạo cử nhân thư viện chuyển sang đào tạo cử nhân thông tin - thư viện, một thành công trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa thông tin, thư viện trang 3

Trang 3

Từ đào tạo cử nhân thư viện chuyển sang đào tạo cử nhân thông tin - thư viện, một thành công trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa thông tin, thư viện trang 4

Trang 4

Từ đào tạo cử nhân thư viện chuyển sang đào tạo cử nhân thông tin - thư viện, một thành công trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa thông tin, thư viện trang 5

Trang 5

Từ đào tạo cử nhân thư viện chuyển sang đào tạo cử nhân thông tin - thư viện, một thành công trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa thông tin, thư viện trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 8780
Bạn đang xem tài liệu "Từ đào tạo cử nhân thư viện chuyển sang đào tạo cử nhân thông tin - thư viện, một thành công trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa thông tin, thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Từ đào tạo cử nhân thư viện chuyển sang đào tạo cử nhân thông tin - thư viện, một thành công trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa thông tin, thư viện

Từ đào tạo cử nhân thư viện chuyển sang đào tạo cử nhân thông tin - thư viện, một thành công trong đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa thông tin, thư viện
88
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
TỪ ĐÀO TẠO CỬ NHÂN THƯ VIỆN CHUYỂN SANG ĐÀO TẠO 
CỬ NHÂN THÔNG TIN - THƯ VIỆN, MỘT THÀNH CÔNG 
TRONG ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 
CỦA KHOA THÔNG TIN, THƯ VIỆN
ĐOÀN PHAN TÂN
Tóm tắt
Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Thư viện đã được thực hiện trong 30 năm, từ 1961 đến 
1991, và từ năm 1992 khởi đầu quá trình đổi mới, từ đào tạo cử nhân Thư viện chuyển sang đào tạo cử 
nhân Thông tin - Thư viện. Sự đổi mới chương trình đào tạo trong những năm qua đã đem lại những 
thành công vượt bậc cho Khoa Thông tin, Thư viện. Trong những năm tiếp theo, Khoa Thông tin, Thư 
viện sẽ phải luôn cập nhật, hoàn thiện chương trình đào tạo mới để có thể đáp ứng được những yêu 
cầu phát triển của thực tiễn.
Từ khóa: Đại học Văn hóa Hà Nội, Khoa Thông tin Thư viện, chương trình đào tạo, đào tạo đại học
Abstract
Graduate training program in Library major has been implemented for 30 years, from 1961 to 1991 
and the renovation process of this training program was started, since 1992 which has been moving 
from the training of bachelor of Library to bachelor of Information - Library. The innovation of the 
training program over the years has brought great successes to the Faculty of Information and Library. 
And in the following years, the Faculty of Information and Library will have to keep up to date and 
improve the new training program to meet the requirements of reality.
Keywords: Hanoi University of Culture, Faculty of Information and Library, training program, 
higher education
Gắn liền với lịch sử 60 năm hình thành và phát triển của Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, sự nghiệp đào 
tạo cán bộ thư viện bậc đại học của Trường 
cũng đã trải qua 58 năm. Kể từ lớp đại học 
thư viện khoá 1 (1961 - 1965) đến nay, cùng 
với sự phát triển và đòi hỏi của thực tiễn, sự 
nghiệp đào tạo ngành Thư viện của Trường đã 
có những bước phát triển mang tính đột phá: 
từ đào tạo cử nhân Thư viện chuyển sang đào 
tạo cử nhân Thông tin - Thư viện. Đây là một 
thành công đáng ghi nhận trong đổi mới và 
nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa Thông 
tin, Thư viện. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi 
mới đây ngành Thông tin - Thư viện đã được 
Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận là một ngành 
đào tạo chính thức, với mã số là 7320201 trong 
hệ thống giáo dục và đào tạo ở nước ta.
1. Ba mươi năm đào tạo cán bộ thư viện 
theo chương trình đào tạo cán bộ thư viện 
truyền thống (1961 - 1991)
Ngày 26 tháng 3 năm 1959, Trường Cán bộ 
Văn hoá (tiền thân của Trường Đại học Văn hoá 
Hà Nội hiện nay) được thành lập. Trong khi tất 
cả các ngành đào tạo của Trường khi ấy đều 
chỉ đào tạo trình độ trung cấp, thì lớp đại học 
Thư viện đầu tiên của Trường đã tuyển sinh và 
được đào tạo từ năm 1961 dưới sự giúp đỡ của 
các chuyên gia Liên Xô, do GS. Xêrôp dẫn đầu, 
nhân dịp sang giúp Việt Nam mở lớp trung 
cấp Thư viện ở Thư viện Quốc gia Việt Nam. 
Chương trình đào tạo lúc bấy giờ được xây 
dựng trên cơ sở chương trình đào tạo cán bộ 
thư viện (cũ) của Liên Xô. Kiến thức đại cương 
bao gồm các môn khoa học xã hội và nhân 
văn như: Văn học; Lịch sử; Địa lý; Mỹ học; Tâm 
89Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
 thành lập Trường ĐHVHHN
lý học; Triết học; Ngoại ngữ v.v. Kiến thức cơ sở 
và chuyên môn của ngành có các môn cơ bản 
như: Thư viện học; Thư mục học; Quản lý kho tài 
liệu; Phân loại tài liệu; Mô tả tài liệu; Xây dựng 
hệ thống mục lục; Công tác bạn đọc; Quản lý 
hoạt động thư viện; Thực tập và tốt nghiệp. 
TS. Trần Đình Quang (nguyên là sinh viên 
của lớp Thư viện khoá 1, nguyên chủ nhiệm 
Khoa Thư viện) cho biết: các môn kiến thức 
đại cương lúc bấy giờ đều do các giáo sư đầu 
ngành của Đại học Tổng hợp Hà Nội được mời 
sang giảng dạy như: GS. Hà Minh Đức, GS. 
Phan Cự Đệ (môn Văn), GS. Phan Huy Lê, GS. 
Trần Quốc Vượng, GS. Đinh Xuân Lâm (môn 
Sử), GS. Hoàng Thiếu Sơn (môn Địa), Còn các 
môn nghiệp vụ do các thầy cô được đào tạo ở 
Liên Xô về giảng dạy như: cô Cao Thị Bạch Mai, 
Cô Lịch, thầy Ngô Tươi, PGS.TS. Phan Văn, 
GS. Xêrôp cũng giảng dạy môn Phân loại tài 
liệu cho khoá 1.
Trong những năm chiến tranh, do khó khăn 
về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, Khoa đã 
thực hiện liên kết đào tạo. Sinh viên các khoá 
2, 4 và 5 được gửi đi học kiến thức cơ bản ở các 
trường: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Bách 
khoa Hà Nội, Đại học Nông nghiệp, Đại học Sư 
phạm Hà Nội, sau đó trở về Trường học nghiệp 
vụ ở giai đoạn cuối. Bằng hình thức này, Khoa 
đã đào tạo nên những cán bộ vừa chuyên sâu 
về kiến thức cơ bản vừa thông thạo về nghiệp 
vụ. Riêng khoá 9, để đáp ứng yêu cầu của Thư 
viện Khoa học kỹ thuật, phần kiến thức đại 
cương chủ yếu học các môn khoa học tự nhiên 
như: Toán học; Vật lý; Hoá học; Sinh học theo 
chương trình đại cương của các ngành khoa 
học kỹ thuật. Khoá 9 là khoá duy nhất tuyển 
sinh theo khối A và cũng là khoá cuối cùng 
được đào tạo trong thời kỳ chiến tranh ... 
về quan hệ giữa thư viện và thông tin, in trong 
Từ điển bách khoa ENCARTA 96, tác giả Richard 
S.Halsey viết: “Ngày nay hầu hết các trường thư 
viện đều đưa thông tin học vào chương trình 
đào tạo của mình. Tốt nghiệp trường thư viện 
người học sinh đầu tiên phải làm quen với các 
nhiệm vụ như đánh giá, xử lý, lưu trữ và tìm 
thông tin, với việc phát triển vốn tài liệu, tạo 
ra các sản phẩm thông tin thư mục, công tác 
phục vụ người đọc... và theo xu hướng phát 
triển hiện nay, các nhân viên thư viện phải học 
sử dụng các phương tiện nghe nhìn, máy tính 
điện tử và các chương trình ứng dụng” (1). Rõ 
ràng, công tác đào tạo cán bộ thư viện đang 
đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải xác 
định lại mục tiêu và đổi mới toàn diện chương 
trình. Chương trình đào tạo cũ tồn tại 30 năm 
đã không còn phù hợp với yêu cầu đang phát 
triển của thực tiễn.
Chương trình đào tạo năm 1992, bước đổi 
mới khởi đầu mang tính đột phá
Từ đầu năm 1990, ngành Giáo dục - Đào tạo 
đã triển khai chương trình cải cách giáo dục. 
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội nói chung, 
Khoa Thư viện nói riêng cũng không thể đứng 
ngoài quá trình đó. Có thể nói, hai năm 1990 - 
1991 là khoảng thời gian tập trung trí tuệ của 
toàn Khoa. Với sự giúp đỡ của các nhà khoa 
học và các chuyên gia đầu ngành, Khoa đã xác 
định lại mục tiêu đào tạo, đổi mới nội dung 
chương trình đào tạo theo hướng chất lượng, 
hiệu quả, hoà nhập với trình độ đào tạo chung 
của khu vực trên tinh thần của cải cách giáo 
dục.
Việc đầu tiên là phải xác định lại mục tiêu 
đào tạo. Mục tiêu đào tạo được xác định rõ là: 
Đào tạo cử nhân Thông tin - Thư viện có trình 
độ lý luận và nghiệp vụ về tổ chức các hoạt 
động trong các thư viện hoặc cơ quan thông 
tin tư liệu ở trung ương và địa phương. Sau khi 
tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc trong bất 
cứ cơ quan thông tin, thư viện nào.
Về mặt tư tưởng, đạo đức: sinh viên ra 
trường phải có lập trường tư tưởng vững vàng, 
có đạo đức và nếp sống lành mạnh, có lòng 
say mê yêu nghề, nắm vững đường lối và chủ 
trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc 
biệt trên lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật và thư 
viện - thông tin.
Về kiến thức: sinh viên phải nắm vững cơ sở 
lý luận và phương pháp luận của thư viện học, 
thông tin học, thư mục học.
Về kỹ năng: sinh viên phải có kỹ năng thực 
hành thành thạo các khâu nghiệp vụ của hoạt 
động thư viện và hoạt động thông tin tư liệu. 
Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin 
hiện đại trong hoạt động thông tin - thư viện.
Phương hướng và nội dung đổi mới chương 
trình được khoa xác định là: 
- Giữ lại các môn lý luận và nghiệp vụ cơ 
bản của thư viện học: Thư viện học đại cương; 
91Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
 thành lập Trường ĐHVHHN
Biên mục mô tả; Phân loại tài liệu; Quản lý kho 
tài liệu; Công tác bạn đọc. Phần thư mục chỉ 
giữ lại môn Thư mục đại cương, còn toàn bộ 
các môn Thư mục chuyên ngành được chuyển 
qua chương trình tự chọn, để dành quỹ thời 
gian khoảng 400 tiết cho các môn học mới.
- Kiến thức mới đưa vào là các môn thuộc 
lĩnh vực thông tin học, bao gồm: Thông tin học 
đại cương; các môn về quá trình xử lý thông tin 
như: Mô tả nội dung tài liệu (Định từ khóa; Định 
chủ đề; Tóm tắt tài liệu; Biên soạn tổng luận 
khoa học); Lưu trữ thông tin và tổ chức bộ máy 
tra cứu; Tìm và phổ biến thông tin. Ngoài ra còn 
các môn tin học ứng dụng trong công tác thư 
viện như: Tin học tư liệu và Phần mềm tư liệu.
- Chương trình mới được xây dựng theo 
hướng phân chia các môn chuyên ngành theo 
các công đoạn của dây chuyền thông tin tư 
liệu, kết hợp các môn khoa học chuyên ngành 
truyền thống với các môn khoa học chuyên 
ngành hiện đại.
Chương trình đào tạo năm 1992 là một 
chương trình đổi mới căn bản và toàn diện, 
đánh dấu một bước phát triển về chất lượng 
trong sự nghiệp đào tạo của Khoa Thư viện 
từ khi thành lập đến thời điểm lúc bấy giờ. 
Chương trình này không chỉ nhằm đào tạo cán 
bộ thư viện, mà còn đạt tới mục tiêu đào tạo 
cán bộ thư viện có khả năng làm việc tại các 
trung tâm thông tin tư liệu, có khả năng sử 
dụng các phương tiện của công nghệ thông 
tin và truyền thông hiện đại.
Với việc thực hiện chương trình này, từ năm 
1993, tên Khoa được đổi thành Khoa Thông tin 
- Thư viện, đến năm 2003 đổi lại thành Khoa 
Thư viện - Thông tin, và từ năm 2018 khoa lấy 
lại tên là Khoa Thông tin, Thư viện. Việc đào tạo 
cử nhân Thư viện và Thông tin học được kết 
hợp trong một chương trình thống nhất, cơ 
bản và khoa học. Thực hiện chương trình đào 
tạo này là một đóng góp lớn cho sự nghiệp 
đào tạo nguồn nhân lực cho các thư viện và 
cơ quan thông tin ở nước ta, đáp ứng yêu cầu 
phát triển của thực tiễn.
Tiếp tục cập nhật, hoàn thiện chương trình
Đầu những năm 2000, thực tiễn hoạt động 
thông tin thư viện ở nước ta xuất hiện những 
nhân tố mới, đặc biệt là sự bùng nổ của thông 
tin số toàn cầu, sự phổ cập của máy tính cá 
nhân và internet, cùng với đó là việc triển 
khai nhiều dự án xây dựng thư viện hiện đại 
ở các thư viện lớn như Thư viện Quốc gia Việt 
Nam, thư viện nhiều tỉnh thành, thư viện nhiều 
trường đại học. Rõ ràng đã đến lúc cần phải 
cập nhật chương trình đào tạo mới để đáp ứng 
với yêu cầu phát triển của thực tiễn. 
Việc cập nhật và đổi mới chương trình đào 
tạo năm 1992 lần thứ nhất được thực hiện vào 
năm 2002 bởi Hội đồng chương trình ngành 
Thư viện (thành lập Theo quyết định số 3440/
QĐ-BGDĐT-DH, ngày 15 tháng 8 năm 2000, của 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chương 
trình mới, được thông qua năm 2004, đã khắc 
phục cơ bản những hạn chế của chương trình 
năm 1992, thể hiện ở những điểm sau đây: 
- Trong phần kiến thức cơ sở, bổ sung thêm 
3 môn học: Văn bản và tư liệu học; Pháp chế 
thư viện - thông tin; Nhập môn công nghệ 
thông tin.
- Trong phần kiến thức ngành, tách môn 
Xây dựng và Tổ chức vốn tài liệu thành hai 
môn: Xây dựng và phát triển vốn tài liệu; Tổ 
chức và bảo quản kho tài liệu; đưa môn Định 
chủ đề vào môn Mô tả nội dung tài liệu; môn 
Tìm và phổ biến thông tin tách ra thành môn 
Tra cứu thông tin, còn phần phổ biến thông tin 
được nhập vào môn Công tác với người đọc, 
thành môn mới là Công tác người đọc và dịch 
vụ thông tin. 
- Thêm vào khối kiến thức ngành 3 môn 
mới liên quan tới việc ứng dụng công nghệ 
thông tin hiện đại: Khai thác mạng thông tin 
máy tính; Thư viện điện tử; Xuất bản điện tử.
- Các môn tự chọn cũng được xác định cụ 
thể trong chương trình đào tạo, trong đó có 
những môn mới như: Xã hội thông tin và kinh 
tế tri thức; Phân tích và thiết kế hệ thống; Phần 
mềm thư viện; Lập chương trình cho tự động 
hoá thư viện.
Với những ưu điểm trên, chương trình đào 
tạo năm 2004 đã góp phần nâng cao thêm 
một bước chất lượng đào tạo ngành Thông tin 
- Thư viện. 
Năm 2013, trước yêu cầu nâng cao chất 
lượng đào tạo theo chiều sâu và cần phải mở 
ra một phân ngành đào tạo mới đáp ứng yêu 
cầu của xã hội, trên cơ sở điều chỉnh chương 
trình đã có, Khoa Thông tin, Thư viện đã xây 
92
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
dựng hai chương trình phục vụ cho hai ngành 
đào tạo của khoa: Chương trình giáo dục đại 
học ngành Khoa học Thư viện và Chương trình 
giáo dục đại học ngành Thông tin học. Đây có 
thể coi là bước đổi mới chương trình đào tạo 
năm 1992 lần thứ hai. Tuy nhiên, khi mới đây 
Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định mã số cho hai 
ngành đào tạo là Thông tin - Thư viện và Quản 
lý thông tin, thì các chương trình trên không 
còn phù hợp. 
Đối với ngành Thông tin - Thư viện, Khoa có 
thể sử dụng chương trình đào tạo năm 2004, 
có sự cập nhật để đáp ứng với 
sự phát triển của thực tiễn. Để 
có thể triển khai đào tạo ngành 
Quản lý thông tin, trước hết 
cần phải xây dựng chương 
trình đào tạo cho ngành này. 
Đây là công việc trong những 
năm sắp tới của Khoa.
3. Điều kiện bảo đảm thực 
hiện thành công mục tiêu và 
chương trình đào tạo mới
Là trung tâm đào tạo cán 
bộ thư viện đầu tiên và lớn 
nhất của cả nước, song song 
với việc đổi mới chương trình 
đào tạo, Khoa Thông tin, Thư 
viện - Trường Đại học Văn hoá 
Hà Nội luôn coi việc nâng cao 
chất lượng đào tạo là nhiệm 
vụ hàng đầu. Chất lượng đào 
tạo không chỉ phụ thuộc vào 
nội dung chương trình đào tạo 
mà còn phụ thuộc vào nhiều 
yếu tố khác như: đội ngũ giảng 
viên, hệ thống giáo trình, cơ 
sở vật chất, trang thiết bị phục 
vụ cho dạy và học, trong đó 
đội ngũ giảng viên giữ vai trò 
quyết định.
Đội ngũ giảng viên
Từ trước đến nay Khoa 
Thông tin, Thư viện luôn tự 
hào có một đội ngũ giảng viên 
khá đầy đủ, được đào tạo có 
hệ thống, có trình độ chuyên 
môn, nhiệt tình và yêu nghề. 
Trong đội ngũ các thế hệ giảng 
viên của khoa 60 năm qua có 4 
phó giáo sư tiến sĩ, 6 tiến sĩ và tất cả các giảng 
viên trẻ của khoa đều có trình độ thạc sĩ trở lên. 
Bằng con đường tự học tập, bồi dưỡng và sinh 
hoạt chuyên môn, các giảng viên trong khoa 
đã đảm nhiệm được hầu hết các môn học mới 
một cách vững vàng. Đây là yếu tố quan trọng 
nhất bảo đảm thực hiện thành công chương 
trình đào tạo mới.
Giáo trình
TT Tên giáo trình Tác giả Năm 
XB
1 Giáo trình Thư mục học Dương Bích Hồng 1974
2 Thư mục địa chí Nguyễn Văn Cần 1981
3 Thư mục học đại cương Cao Bạch Mai 1981
4 Thư viện học đại cương Nguyễn Yến Vân 1981
5 Công tác với người đọc Nghiêm Phú Diệp 1981
6 Cơ sở Thông tin học Đoàn Phan Tân 1990
7 Mô tả tài liệu Thư viện Nguyễn Tuyết Nga 1991
8 Một số phương pháp toán học trong 
hoạt động thông tin - thư viện
Đoàn Phan Tân 1992
9 Thư mục học Trịnh Kim Chi
Dương Bích Hồng
1993
10 Định chủ đề và dịch từ khóa tài liệu Vũ Dương Thuý Ngà 1994
11 Tin học trong hoạt động thông tin - 
thư viện
Đoàn Phan Tân 1997
12 Thông tin học Đoàn Phan Tân 2000
2006
13 Tra cứu thông tin trong hoạt động 
thư viện thông tin
Trần Bích Hồng
Cao Minh Kiểm
2004
14 Các hệ thống thông tin quản lý Đoàn Phan Tân 2004
15 Thư mục điện tử thư viện số Đỗ Quang Vinh 2004
16 Tổ chức và bảo quản tài liệu Nguyễn Tiến Hiển 2005
17 Phân loại tài liệu Vũ Dương Thúy Ngà 2005
18 Hệ lưu trữ và tìm kiếm thông tin CDF/
ISIS for Windows
2005
19 Thư viện học đại cương Vũ Dương Thúy Ngà 2006
20 Đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành 
thư viện - thông tin
Dương Thị Thu Hà 2006
21 Toán học trong hoạt động thư viện - 
thông tin
Đoàn Phan Tân 2007
22 Phát triển vốn tài liệu trong thư viện 
và cơ quan thông tin
Phạm Văn Bính, 2007
23 Tin học tư liệu Đoàn Phan Tân 2009
24 Quản lý thư viện và trung tâm thông tin Nguyễn Tiến Hiển,
Nguyễn Thị Lan Thanh
2014
Bảng1. Thống kê danh mục giáo trình 
của Khoa Thông tin, Thư viện
93Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
 thành lập Trường ĐHVHHN
Là một khoa có bề dày đào tạo, Khoa Thông 
tin, Thư viện luôn quan tâm đến việc biên soạn 
giáo trình. Cho đến nay, các giảng viên trong 
Khoa đã biên soạn và xuất bản được một số 
lượng lớn giáo trình phục vụ cho công tác 
giảng dạy. Về cơ bản, các giáo trình đã bao 
quát hầu hết các môn học thuộc lĩnh vực khoa 
học thông tin và thư viện, góp phần không 
nhỏ nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa.
Trang thiết bị kỹ thuật
Trang thiết bị cần thiết phục vụ cho đào tạo 
theo chương trình mới chủ yếu là máy tính. 
Nhu cầu này đã được Nhà trường dần dần đáp 
ứng. Từ chỗ chỉ có 01 máy tính năm 1990, rồi 
03 máy năm 1993, cho đến đầu những năm 
2000 phòng máy tính của Trường đã có hàng 
chục máy tính, với cấu hình mạnh, cho phép 
cài đặt các phần mềm ứng dụng mới nhất, bảo 
đảm cho sinh viên thực hành ứng dụng công 
nghệ thông tin. Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày 
thành lập Trường (2014), các giảng viên trong 
Khoa còn sử dụng phần mềm Dspace xây dựng 
thư viện điện tử, quản lý nguồn thông tin số 
nội sinh của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 
Đây cũng là công cụ giúp sinh viên thực hành 
khai thác thông tin trên thư viện điện tử qua 
mạng thông tin toàn cầu internet. Chất lượng 
đào tạo công nghệ thông tin tăng lên rõ rệt.
Phương thức tuyển sinh đầu vào
Theo một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí 
Tổ quốc, GS. Dương Trọng Bái cho rằng 70% 
chất luợng đào tạo phụ thuộc vào chất lượng 
tuyển sinh. Với chương trình đào tạo đổi mới, 
phương thức tuyển sinh khối C (Văn, Sử, Địa) 
không còn thích hợp. Vì vậy từ năm 1994, Khoa 
Thông tin, Thư viện đã chuyển sang tuyển sinh 
theo cả hai khối: khối C (Văn, Sử, Địa) và khối 
D (Toán, Văn, Ngoại ngữ). Thực tiễn đã chứng 
minh rằng đối tượng học sinh này có khả năng 
tiếp thu thuận lợi nội dung của chương trình 
mới. Những năm sau, để đáp ứng yêu của xã 
hội, Khoa đã tuyển sinh theo cả khối C và khối 
D. Tuy nhiên chất lượng đầu vào vẫn luôn được 
coi trọng qua việc xác định điểm chuẩn.
Trên đây chúng tôi đã điểm lại quá trình đổi 
mới chương trình đào tạo và phấn đấu nâng 
cao chất lượng đào tạo cán bộ thư viện bậc đại 
học ở Khoa Thông tin, Thư viện trong những 
năm qua. Từ đào tạo cử nhân Thư viện chuyển 
sang đào tạo cử nhân Thông tin - Thư viện có thể 
coi là đóng góp có ý nghĩa quan trọng trong sự 
nghiệp đào tạo của Khoa Thông tin, Thư viện. 
Đóng góp này càng có ý nghĩa hơn khi “Thông 
tin - Thư viện” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo 
xác nhận là một ngành đào tạo chính thức với 
mã số 7320201. Có thể nói, chương trình đào 
tạo năm 1992 của Khoa Thông tin, Thư viện, 
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội thực sự có ý 
nghĩa khởi nguồn cho sự ra đời một ngành 
đào tạo mới trong hệ thống giáo dục và đào 
tạo ở nước ta. 
Bên cạnh những thành tựu trong đổi mới 
và nâng cao chất lượng đào tạo ngành Thông 
tin - Thư viện bậc đại học, Trường Đại học Văn 
hóa Hà Nội còn thành công trong nâng cao 
cấp độ đào tạo: Từ năm 1993, Trường đã triển 
khai đào tạo trình độ thạc sĩ cho ngành Thông 
tin - Thư viện và Văn hóa học; hệ đào tạo trình 
độ tiến sĩ cho hai ngành này cũng đã được mở 
ra từ năm 2008. Hàng chục tiến sĩ, hàng trăm 
thạc sĩ thuộc hai ngành trên đã được đào tạo 
từ hệ thống đào tạo này. Đây là bước phát triển 
quan trọng, đáng tự hào, ghi dấu ấn trong lịch 
sử phát triển 60 năm của Trường Đại học Văn 
hóa Hà Nội. 
Đ.P.T
(PGS.TS.NGƯT, Nguyên Phó Hiệu trưởng,
Trường ĐHVHHN)
Tài liệu tham khảo
1. Richard S.Halsey (1996), Quan hệ giữa thư 
viện và thông tin, in trong Từ điển bách khoa 
ENCARTA 96, Microsoft xuất bản.
2. Trường Cao đẳng nghiệp vụ Văn hóa (1981), 
Chương trình giáo dục đại học ngành Thư viện, Hà 
Nội.
3. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1992), 
Chương trình giáo dục đại học ngành Thông tin - 
Thư viện, Hà Nội.
4. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2004), 
Chương trình giáo dục đại học ngành Thông tin - 
Thư viện, Hà Nội. 
5. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2012), 
Chương trình đào tạo đại học ngành Khoa học Thư 
viện, Hà Nội. 
6. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2012), 
Chương trình đào tạo đại học ngành Thông tin học, 
Hà Nội. 
 Ngày nhận bài: 17 - 11 - 2018
Ngày phản biện, đánh giá: 5 - 3- 2019
Ngày chấp nhận đăng: 20 - 3 - 2019

File đính kèm:

  • pdftu_dao_tao_cu_nhan_thu_vien_chuyen_sang_dao_tao_cu_nhan_thon.pdf