Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn

Hiện nay, dữ liệu lớn kết hợp với trí tuệ nhân tạo trên nền tảng

kết nối vạn vật đang tác động mạnh tới xã hội số, kinh tế số, chính trị

số, văn hóa số, giáo dục số làm thay đổi hành vi, cuộc sống của mỗi

cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Dữ liệu

lớn, dữ liệu đám mây ngày càng bùng nổ khi được sản sinh qua các nền

tảng xã hội: Facebook, Twitter, Instagram, Youtube ; Hệ thống dữ liệu

lớn của: Google, Microsoft, Amazon, Alibaba ; Từ các cảm biến; Từ

hàng tỷ điện thoại thông minh trong tay người dùng toàn cầu; Từ các

hệ thống trí tuệ nhân tạo thu thập, phân tích, tổ chức, sản sinh, phân

phối dữ liệu cho người dùng đầu cuối liên tục theo thời gian thực trên

phạm vi toàn cầu; Từ các trung tâm dữ liệu đang thu thập và lưu trữ

hàng Petabyte (PB) dữ liệu; Từ các tổ chức số như: chính phủ số, doanh

nghiệp số, văn phòng số, đại học số, thư viện số Mỗi cá nhân hay tổ

chức hiện nay đang phát triển song song “Thế giới thực” và “Thế giới

số” và sống linh hoạt, thích ứng, phát triển trong cuộc cách mạng 4.0.

Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn trang 1

Trang 1

Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn trang 2

Trang 2

Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn trang 3

Trang 3

Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn trang 4

Trang 4

Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn trang 5

Trang 5

Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn trang 6

Trang 6

Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn trang 7

Trang 7

Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn trang 8

Trang 8

Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn trang 9

Trang 9

Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang baonam 13080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn

Trung tâm tri thức - Thư viện chuyển đổi thư viện số thành trung tâm tri thức số để ứng phó bùng nổ dữ liệu lớn
TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN:...
CHUYỂN ĐỔI THƯ VIỆN SỐ THÀNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ 
ĐỂ ỨNG PHÓ BÙNG NỔ DỮ LIỆU LỚN
Nguyễn Hoàng Sơn1* - Hoàng Minh Bắc2** 
- Đỗ Diệp Anh3***- Trịnh Khánh Vân4****
Tóm tắt: Bài viết phân tích bối cảnh bùng nổ dữ liệu lớn; vai trò, nhiệm 
vụ và đặc điểm của 03 mô hình Trung tâm Dữ liệu – Trung tâm Thông 
tin – Trung tâm Tri thức để thích ứng với bối cảnh này. Các tác giả đã 
đi sâu phân tích các thách thức đối với thư viện số Việt Nam, đề xuất 
chuyển đổi các thư viện số Việt Nam theo mô hình Trung tâm Tri thức 
số. Đây là cơ sở để kiến tạo nên mô hình kết hợp Trung tâm Tri thức 
– Thư viện để ứng phó bối cảnh bùng nổ dữ liệu lớn.
Từ khóa: Trung tâm Tri thức – Thư viện; Trung tâm Dữ liệu; Trung 
tâm Thông tin; Trung tâm Tri thức số; Dữ liệu lớn; Thư viện số.
1. SỰ BÙNG NỔ DỮ LIỆU LỚN 
Hiện nay, dữ liệu lớn kết hợp với trí tuệ nhân tạo trên nền tảng 
kết nối vạn vật đang tác động mạnh tới xã hội số, kinh tế số, chính trị 
số, văn hóa số, giáo dục số làm thay đổi hành vi, cuộc sống của mỗi 
cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Dữ liệu 
∗ Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Thông tin – Tri thức, Đại học Công nghệ Sydney, 
Australia; Giám đốc Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 
– Phó Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam.
∗∗ Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
∗∗∗ Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
**** Thạc sĩ, Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, 
Đại học Quốc gia Hà Nội.
15
TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN:...
TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN:...
CHUYỂN ĐỔI THƯ VIỆN SỐ THÀNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ 
ĐỂ ỨNG PHÓ BÙNG NỔ DỮ LIỆU LỚN
Nguyễn Hoàng Sơn1* - Hoàng Minh Bắc2** 
- Đỗ Diệp Anh3***- Trịnh Khánh Vân4****
Tóm tắt: Bài viết phân tích bối cảnh bùng nổ dữ liệu lớn; vai trò, nhiệm 
vụ và đặc điểm của 03 mô hình Trung tâm Dữ liệu – Trung tâm Thông 
tin – Trung tâm Tri thức để thích ứng với bối cảnh này. Các tác giả đã 
đi sâu phân tích các thách thức đối với thư viện số Việt Nam, đề xuất 
chuyển đổi các thư viện số Việt Nam theo mô hình Trung tâm Tri thức 
số. Đây là cơ sở để kiến tạo nên mô hình kết hợp Trung tâm Tri thức 
– Thư viện để ứng phó bối cảnh bùng nổ dữ liệu lớn.
Từ khóa: Trung tâm Tri thức – Thư viện; Trung tâm Dữ liệu; Trung 
tâm Thông tin; Trung tâm Tri thức số; Dữ liệu lớn; Thư viện số.
1. SỰ BÙNG NỔ DỮ LIỆU LỚN 
Hiện nay, dữ liệu lớn kết hợp với trí tuệ nhân tạo trên nền tảng 
kết nối vạn vật đang tác động mạnh tới xã hội số, kinh tế số, chính trị 
số, văn hóa số, giáo dục số làm thay đổi hành vi, cuộc sống của mỗi 
cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Dữ liệu 
∗ Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Thông tin – Tri thức, Đại học Công nghệ Sydney, 
Australia; Giám đốc Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 
– Phó Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam.
∗∗ Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
∗∗∗ Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
**** Thạc sĩ, Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, 
Đại học Quốc gia Hà Nội.
lớn, dữ liệu đám mây ngày càng bùng nổ khi được sản sinh qua các nền 
tảng xã hội: Facebook, Twitter, Instagram, Youtube; Hệ thống dữ liệu 
lớn của: Google, Microsoft, Amazon, Alibaba; Từ các cảm biến; Từ 
hàng tỷ điện thoại thông minh trong tay người dùng toàn cầu; Từ các 
hệ thống trí tuệ nhân tạo thu thập, phân tích, tổ chức, sản sinh, phân 
phối dữ liệu cho người dùng đầu cuối liên tục theo thời gian thực trên 
phạm vi toàn cầu; Từ các trung tâm dữ liệu đang thu thập và lưu trữ 
hàng Petabyte (PB) dữ liệu; Từ các tổ chức số như: chính phủ số, doanh 
nghiệp số, văn phòng số, đại học số, thư viện số Mỗi cá nhân hay tổ 
chức hiện nay đang phát triển song song “Thế giới thực” và “Thế giới 
số” và sống linh hoạt, thích ứng, phát triển trong cuộc cách mạng 4.0. 
Thách thức lớn nhất cho mỗi cá nhân hay tổ chức hiện nay là không 
phải là có thu thập được đủ dữ liệu hay không mà vấn đề là dữ liệu đang 
được thu thập và quản lý theo những cách khác nhau ở các bộ phận 
khác nhau trong tổ chức, ở các nền tảng dữ liệu khác nhau, ở các kênh 
truyền thông khác nhau, ở các định dạng khác nhau Dữ liệu đang 
biết về con người nhiều hơn con người biết về dữ liệu. Dung lượng dữ 
liệu được dự báo sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm trong thập niên tới. Tuy 
nhiên, chỉ có 0,5% trong tổng số dữ liệu được phân tích và sử dụng [6]
Chính vì vậy, thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu lớn để cung 
cấp cho người dùng đầu cuối (cá nhân, tổ chức) để hỗ trợ quá trình ra 
quyết định đang trở thành một ngành nghề chủ đạo trong nền công 
nghiệp dữ liệu lớn có giá trị hàng tỉ đô.
Vì dữ liệu lớn thực sự là rất lớn, sản sinh liên tục trong thời gian 
thực, tạo ra các dấu vết số thông qua tương tác, giao dịch ở các nền tảng 
khác nhau, các kênh khác nhau, đa dạng dữ liệu, đa dạng cấu trúc
Do ... ệt 3 mô hình TTDL – TTTT – TT Tri Thức
TRUNG TÂM DỮ LIỆU
(DATA CENTER)
TRUNG TÂM THÔNG TIN
(INFORMATION 
CENTER)
TRUNG TÂM TRI THỨC
(KNOWLEDGE CENTER)
Nhiệm 
vụ
Thu thập - lưu trữ - tổ 
chức - phân phối – 
quản trị dữ liệu
Thu thập - lưu trữ - tổ 
chức – phân phối – quản 
trị thông tin
Thu thập - lưu trữ - tổ chức - 
phân phối – quản trị tri thức
Đặc 
điểm
Dữ liệu (Data) bao gồm 
các số liệu; tín hiệu; màu 
sắc; âm thanh, là dữ 
liệu thô mà con người 
chưa hiểu được vì chưa 
có ý nghĩa, chưa có nội 
dung, chưa có bối cảnh 
cụ thể liên quan đến dữ 
liệu
Thông tin (Information) 
có ý nghĩa, có nội dung 
(trả lời các câu hỏi như: 
Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi 
nào?).
Tri thức (Knowledge) là sự hiểu 
biết dựa trên những trải nghiệm, 
được học tập trong quá khứ, là 
những thông tin có ý nghĩa này 
được kết nối, liên kết, tổng hợp, 
có hệ thống và đã tạo nên tri 
thức, là sự nhận thức - hiểu biết 
có hệ thống – chân lý – quy luật 
về sự vật và hiện tượng trong 
cuộc sống, trả lời cho các câu hỏi: 
Tại sao? Thế nào?
Biểu 
hiện
TTDL của Microsoft, 
Google, Amazon, VNPT, 
FPT, VDC
TTTT pháp luật; TTTT kinh 
tế; TTTT y tế; TTTT du lịch; 
TTTT thời tiết; TTTT bất 
động sản; TTTT giáo dục 
– du học; TTTT thư viện
TV Quốc gia, TV đại học, TV 
chuyên ngành; Phòng, Ban, 
Đơn vị, Nhóm trong các 
doanh nghiệp có nhiệm vụ 
quản trị tri thức
Nghề 
nghiệp
Giám đốc dữ liệu (CDO); 
Chuyên gia dữ liệu
Giám đốc thông tin (CIO); 
Chuyên gia thông tin
Giám đốc tri thức (CKO); Chuyên 
gia tri thức
22
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
3. CÁC THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯ VIỆN SỐ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BÙNG NỔ 
DỮ LIỆU LỚN
Hệ thống thư viện số (TVS) Việt Nam theo nghĩa hẹp là hệ thống TVS 
quốc gia, TVS đại học, TVS công cộng, TVS chuyên ngành Còn theo 
nghĩa rộng, TVS còn là các kho dữ liệu, CSDL máy tính ở các tổ chức như 
chính phủ số, doanh nghiệp số, đại học số, văn phòng số thuộc mọi lĩnh 
vực xã hội; là những dữ liệu – thông tin – tri thức được thu thập, tổ chức, 
phân tích, tổng hợp và cung cấp cho người dùng qua hệ thống mạng 
Các kho dữ liệu hay CSDL có thể nằm trong máy tính, thiết bị di động kết 
nối mạng, nền tảng đám mây, mạng xã hội, trong hệ thống dữ liệu lớn 
phân tán trên phạm vi toàn cầu Hơn 20 năm qua, hệ thống TVS Việt 
Nam đã có bước phát triển mạnh từ phát triển phần cứng, phần mềm, tự 
động hóa chu trình thư viện, số hóa tài liệu, chuyển đổi số làm nền tảng 
để phát triển xã hội số, học tập số, nghiên cứu số, quản lý số, vận hành số 
các hoạt động kinh tế, chính trị, giáo dục, giải trí
Tuy nhiên, mặc dù có những bước phát triển mạnh mẽ, các TVS Việt 
Nam hiện nay đang phải ứng phó với sự bùng nổ dữ liệu lớn, TVS hiện 
nay không chỉ tổ chức và quản trị dữ liệu số, thông tin số, tri thức số có 
trong kho lưu trữ số của mình mà còn phải kết nối, khám phá, thu thập, 
tổ chức, và quản trị các loại hình tài nguyên số khác nằm ngoài thư viện, 
có trong hệ thống dữ liệu lớn đám mây trên phạm vi toàn cầu. Do vậy, 
TVS Việt Nam đã và đang gặp phải hàng loạt các thách thức sau:
1. Thách thức phát triển các tài nguyên số để quản trị hiệu quả 
như: chính sách – phương pháp – công nghệ số hóa; xử lý các tài 
nguyên đa phương tiện – phi cấu trúc; tích hợp và kết nối dữ liệu đa 
nền tảng; kết nối và khai thác các tài nguyên dữ liệu lớn[4]
2. Thách thức về phát hiện và tổ chức tài nguyên số: Phát triển 
các siêu dữ liệu; Cấu trúc tài liệu số từ dạng phi cấu trúc; Phân loại các 
loại hình tài nguyên số: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video; Thu 
thập, định chỉ số Index, sắp xếp, tìm kiếm tài nguyên số; Liên thông dữ 
liệu và nền tảng; Biên dịch dữ liệu; Phân loại mang tính cá nhân; Định 
danh số; Phân tích dữ liệu – thông tin – tri thức[4]
23
TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN:...
3. Thách thức về tìm kiếm, truy cập, khai thác tài nguyên số: Tìm 
kiếm các kho dữ liệu phân tán; Tìm kiếm dữ liệu lớn; Tìm kiếm đa ngôn 
ngữ; Tìm kiếm đa phương tiện: văn bản, hình ảnh, âm thanh, giọng nói; 
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công cụ tìm kiếm; Truy cập phân tán; 
Chiết xuất và phân tích dữ liệu; Định chỉ số tự động; Xử lý đa ngôn ngữ 
- đa văn hóa trong tìm kiếm; Khai thác tài nguyên đa ngôn ngữ[4]
4. Thách thức trong tương tác người – máy /trí tuệ nhân tạo: tương 
tác người – máy tính – dữ liệu; Sử dụng các dữ liệu đa phương tiện; Nhu 
cầu sử dụng dữ liệu – thông tin – tri thức; Đánh giá người dùng tin; Cá 
nhân hóa không gian số; Mô hình hóa người sử dụng[4]
5. Thách thức về Hạ tầng – Kiến trúc dữ liệu/thông tin – Quản trị 
tri thức: Hạ tầng kiến trúc dữ liệu; Kiến trúc nền tảng; An ninh mạng; 
Quản lý truy cập; Chia sẻ và quản trị dữ liệu – thông tin – tri thức; Lưu 
trữ đám mây; Lưu trữ và truy cập mở; Hệ thống tổ chức tri thức; Hệ 
thống và công cụ mở[4]
6. Thách thức lưu trữ số: Lưu trữ dữ liệu/ dữ liệu lớn/ dữ liệu đám 
mây; Backup dữ liệu; Lựa chọn cách thức lưu trữ dữ liệu; Bảo quản số 
di sản văn hóa; Lưu trữ Web; Phương pháp/ Kỹ thuật/ Nền tảng/ Pháp 
lý lưu trữ; Thuật toán/ Mã hóa dữ liệu lưu trữ[4]
7. Thách thức phát triển dịch vụ số: Dịch vụ số liên thông/ đa nền 
tảng; Dịch vụ số cho tổ chức/ cá nhân; Dịch vụ đa phương tiện; Dịch 
vụ đám mây/ dữ liệu lớn; Dịch vụ phân tích/tổng hợp dữ liệu; Dịch vụ 
chuyển đổi dữ liệu thành thông tin – tri thức; Dịch vụ đóng gói sản 
phẩm cho người dùng[4]
8. Thách thức sử dụng mạng xã hội: Web 1.0: Web 1 chiều; Web 
2.0: Mạng xã hội; Web 3.0: Web ngữ nghĩa; Web 4.0: Web tri thức/ Kết 
nối vạn vật; Tìm kiếm dữ liệu xã hội; Mạng cá nhân/ cộng đồng/ Tổ 
chức/ Hội/ Nhóm; Quản trị dữ liệu xã hội; An ninh và an toàn cá nhân; 
Đạo đức xã hội; Niềm tin xã hội; Tin giả; Ảnh hưởng và tác động mạng 
đến cá nhân/tổ chức/ quốc gia của mạng xã hội; Cuộc sống Ảo/ Số[4]
9. Thách thức sở hữu trí tuệ: An ninh số, Bản quyền số. Quản lý, 
Pháp lý, Mã hóa dữ liệu
24
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
10. Thách thức về văn hóa/ xã hội/ luật pháp/ kinh tế: các khía 
cạnh về văn hóa/ xã hội/ luật pháp/ kinh tế trong dữ liệu – thông tin – 
tri thức; kết nối và giao lưu văn hóa; thế giới phẳng; công nghiệp 4.0; 
Trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống[4]
11. Thách thức trong sử dụng và ứng dụng TVS: giáo dục và học 
tập số; học tập và nghiên cứu từ xa; văn phòng số; kinh tế số; xã hội số; 
giáo dục số; quản lý số; quốc gia số[4]
12. Thách thức về nhân lực mới để phát triển và quản trị tài nguyên 
số - dữ liệu – thông tin – tri thức; chuyên gia thông tin; CIO: Giám đốc 
thông tin (phụ trách quản trị công nghệ thông tin); CKO: Giám đốc tri 
thức (phụ trách quản trị tri thức); CDO: Giám đốc dữ liệu (phụ trách 
quản trị dữ liệu)[ 4]
Đây là các thách thức mà các TVS Việt Nam đang phải đối mặt 
trong bối cảnh dữ liệu lớn bùng nổ, đòi hỏi các TVS Việt Nam bắt buộc 
phải chuyển đổi mô hình, phương hướng, cách thức vận hành truyền 
thống sang các mô hình và dạng thức mới để ứng phó, thích ứng hiệu 
quả trong bối cảnh mới.
4. TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN: CHUYỂN ĐỔI CÁC THƯ VIỆN SỐ VIỆT NAM 
THEO MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
Theo Luật Thư viện 2020, thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, 
giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, 
cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng. 
Hơn nữa, TVS là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên 
thông tin được xử lý, lưu giữ dưới dạng số mà người sử dụng thư viện 
truy cập, khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian mạng [3]. 
Trên cơ sở các thách thức như đã nêu trên đối các TVS của Việt 
Nam trong bối cảnh bùng nổ dữ liệu lớn, có 3 mô hình TTTT – TTDL – 
TT Tri thức sẽ được lựa chọn ứng dụng cho thư viện để chuyển đổi các 
chức năng, nhiệm vụ, cách thức vận hành và quản trị dữ liệu – thông 
tin – tri thức của TVS trong bối cảnh dữ liệu lớn. Cụ thể như sau:
- Trung tâm Dữ liệu – Thư viện: là nơi thu thập - lưu trữ - tổ 
chức - phân phối – quản trị dữ liệu và thực hiện việc xây dựng, xử lý, 
25
TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN:...
lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của 
người sử dụng.
- Trung tâm Thông tin – Thư viện: là nơi thu thập - lưu trữ - tổ 
chức – phân phối – quản trị thông tin thực hiện việc xây dựng, xử lý, 
lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của 
người sử dụng.
- Trung tâm Tri thức – Thư viện: là nơi thu thập - lưu trữ - tổ chức 
- phân phối – quản trị tri thức thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo 
quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Trong 3 mô hình trên, mô hình Trung tâm Thông tin – Thư viện ở 
Việt Nam, đặc biệt đối với thư viện khối đại học là rất phổ biến, như: 
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trung tâm 
Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trung tâm 
Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh Mô 
hình này vừa đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ, quản trị và vận hành 
của một thư viện đại học là thu thập, bổ sung, xử lý, tổ chức và phục 
vụ học liệu cho sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu của trường và có 
nhiệm vụ phục vụ và cung cấp thông tin về khoa học, công nghệ thuộc 
mọi lĩnh vực theo nhu cầu của người dùng tin như: thông tin thư mục, 
siêu dữ liệu biên mục, tóm tắt, tổng quan, đánh giá, phân tích, tổng hợp, 
luận giải Với hoạt động thông tin khoa học và học thuật phục vụ cho 
nghiên cứu, đào tạo trên, mô hình này được xác định với tên gọi là Trung 
tâm Thông tin – Thư viện và nghề thư viện: cán bộ thư viện, nhân viên 
thư viện còn kiêm cả nhiệm vụ của chuyên gia thông tin
Tuy nhiên, trong bối cảnh dữ liệu lớn ngày càng lớn, sản sinh theo 
thời gian thực, từ các nền tảng xã hội, từ các cảm biến; từ hàng tỷ điện 
thoại thông minh; từ các trung tâm dữ liệu; từ các tương tác người – máy 
– người tạo ra các “Dấu vết số”, cái mà người dùng tin ngày nay thực 
sự cần không phải là khối dữ liệu lớn hỗn độn, các con số hay dữ kiện vô 
nghĩa hay các luồng thông tin được cung cấp ào ạt (thật, giả, lẫn lộn, mơ 
hồ) mà cái họ thực sự cần đó là tri thức, là kiến thức, là sự hiểu biết đúng 
đắn – rõ ràng, là chân lý, là trí tuệ/ thông minh để họ có thể ra quyết định 
chính xác, đúng mục đích, khoa học, đạt hiệu quả và hiệu suất cao trong 
26
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
công việc của họ: học tập, nghiên cứu, quản lý, kinh doanh Do vậy, đối 
với các thư viện Việt Nam và đặc biệt các TVS hiện nay, mô hình Trung 
tâm Tri thức – Thư viện là rất phù hợp vì ngoài các chức năng và nhiệm 
vụ của TVS, thì mô hình này còn đảm đương chức năng quản trị tri thức 
số như đã trình bày ở các phần 2.3. Trung tâm Tri thức.
Với mô hình Trung tâm Tri thức – Thư viện, cả 3 loại hình Dữ liệu 
– Thông tin – Tri thức được Quản trị hiệu quả vì Dữ liệu sẽ được phân 
tích – tổng hợp thành Thông tin và tiếp đó Thông tin sẽ được phân tích 
– tổng hợp thành Tri thức. 
Hình 6. Trung tâm Tri thức – Thư viện có nhiệm vụ Quản trị Dữ liệu 
– Thông tin – Tri thức
Trong một trường đại học, ngoài các học liệu được phục vụ cho 
nghiên cứu, đào tạo thì Trung tâm Tri thức – Thư viện sẽ có nhiệm vụ sau:
- Thu thập, bổ sung, khám phá, giao tiếp các loại hình dữ liệu, 
thông tin, tri thức theo mục đích. 
- Phân loại, tổ chức, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, liên kết, 
kết nối, kết hợp, liên hệ... các loại hình dữ liệu, thông tin, tri thức trên 
để tạo nên tri thức có hệ thống, có ý nghĩa, có nội dung sâu sắc, đáng 
tin cậy, phản ánh chân lý – bản chất – quy luật – nguyên tắc – kiến 
giải – đạo lý...
27
TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN:...
- Tạo lập hệ thống tra cứu – tìm kiếm, Hệ thống Hỏi - Đáp, Vốn 
tri thức, Cây tri thức, Mô hình hóa tri thức, Hệ thống CSDL tri thức...
- Cung cấp và hỗ trợ kiến thức và tri thức để hỗ trợ quá trình ra 
quyết định; Lấp đầy kiến thức, tri thức vào khoảng trống tri thức (Gap 
of Knowledge) của sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà quản lý 
để hỗ trợ quá trình ra quyết định (Decision Making Process).
Qua đó, chính TVS sẽ trở thành TT Tri thức số để ứng phó với sự 
bùng nổ dữ liệu lớn để biến dữ liệu, thông tin trở thành tri thức hỗ trợ 
cho quá trình ra quyết định.
Hình 7. Nhiệm vụ của Trung tâm Tri thức số [7]
Qua những phân tích và kiến giải trên, hệ thống thư viện Việt 
Nam, đặc biệt là hệ thống thư viện đại học, nên có những thay đổi 
nhanh và kịp thời để chuyển đổi các mô hình TVS thành mô hình TT 
Tri thức số (tạo nên mô hình hỗn hợp Trung tâm Tri thức – Thư viện) 
để ứng phó và thích ứng hiệu quả với sự bùng nổ dữ liệu lớn, phục vụ 
hiệu quả các tổ chức/ đơn vị chủ quản như: đại học số, doanh nghiệp 
số, chính phủ số
5. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh bùng nổ dữ liệu lớn, mô hình Trung tâm Tri thức 
– Thư viện sẽ giúp chuyển đổi mô hình TVS thành TT Tri thức số để 
biến dữ liệu thành tri thức hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng, chính xác, 
hiệu quả. Việc chuyển đổi này cùng là một mắt xích quan trọng trong 
28
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
cuộc cách mạng “Chuyển đổi số quốc gia” đang được Chính phủ chỉ 
đạo quyết liệt từ cấp Trung ương đến địa phương. Nghiên cứu, lựa chọn 
và quyết định chuyển đổi thành Trung tâm Tri thức – Thư viện sẽ biến 
đổi về chất, định hình lại quan niệm về thư viện và thay đổi nghề thư 
viện, thủ thư, thư viện viên trở thành các chuyên gia dữ liệu, chuyên gia 
thông tin, chuyên gia tri thức và chính các giám đốc thư viện (đặc biệt là 
TVS) sẽ chính thức trở thành các giám đốc dữ liệu, giám đốc thông tin và 
giám đốc tri thức trong cuộc cách mạng chuyển đổi số, bùng nổ dữ liệu 
lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Effective information retrieval and valuable information sources. https://ku-
braconsult.blog/2019/07/31/effective-information-retrieval-and-valuable-
information-sources/
2. Information desk. https://msc.ucenter.tamu.edu/general-information/msc-
information-desk/
3. Luật Thư viện 2020. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-
chinh/Luat-Thu-vien-2019-398157.aspx
4. Nguyễn Hoàng Sơn (2020), Thư viện số: hai thập kỷ phát triển trên thế giới - 
bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển cho Việt Nam. https://repository.
vnu.edu.vn/handle/VNU_123/66760
5. Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Bá Lâm, Hoàng Văn Dưỡng; Vũ Thị Kim Anh; 
Hoàng Minh Bắc, Đỗ Diệp Anh (2019), Quản trị tri thức số quốc gia: Chính 
phủ số - Doanh nghiệp số - Thư viện số - Xã hội số, https://repository.vnu.edu.
vn/handle/VNU_123/66775
6. Sức mạnh của data + AI. https://www.brandsvietnam.com/16072-Suc-
manh-cua-data-AI
7. Top 9 ứng dụng thực tế nổi bật của dữ liệu lớn big data. https://izisolution.vn/
top-9-ung-dung-thuc-te-noi-bat-cua-du-lieu-lon-big-data/
8. Vai trò các thành phần tủ chứa thiết bị CNTT trong trung tâm dữ liệu. https://
tamnhinmang.vn/vai-tro-cac-thanh-phan-cua-tu-chua-thiet-bi-cnnt-
trong-trung-tam-du-lieu-415-a8id.html

File đính kèm:

  • pdftrung_tam_tri_thuc_thu_vien_chuyen_doi_thu_vien_so_thanh_tru.pdf