Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam

Cấu trúc Trung tâm Tri thức số trong thư viện khoa Việt

Nam có thể thiết kế trên cơ sở vận dụng các nguyên lý, phương

pháp luận và thực tiễn tổ chức xây dựng thư viện khoa học truyền

thống của Việt Nam và thế giới. Phát triển mô hình Trung tâm Tri

thức số cho các thư viện khoa học là một bước phát triển mới góp

phần phát triển văn hóa thư viện hiện đại nước nhà. Bài viết này

cũng phác họa bước đầu về tổ chức và xây dựng hệ thống đổi

mới sáng tạo đảm bảo xây dựng và phát triển bền vững mô hình

Trung tâm Tri thức số cho các thư viện khoa học Việt Nam.

Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam trang 1

Trang 1

Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam trang 2

Trang 2

Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam trang 3

Trang 3

Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam trang 4

Trang 4

Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam trang 5

Trang 5

Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam trang 6

Trang 6

Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam trang 7

Trang 7

Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam trang 8

Trang 8

Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam trang 9

Trang 9

Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 8340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam

Trung tâm tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học Việt Nam
TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ - BỘ PHẬN CẤU THÀNH 
CỦA THƯ VIỆN KHOA HỌC VIỆT NAM
Vũ Văn Nhật1*
Tóm tắt: Cấu trúc Trung tâm Tri thức số trong thư viện khoa Việt 
Nam có thể thiết kế trên cơ sở vận dụng các nguyên lý, phương 
pháp luận và thực tiễn tổ chức xây dựng thư viện khoa học truyền 
thống của Việt Nam và thế giới. Phát triển mô hình Trung tâm Tri 
thức số cho các thư viện khoa học là một bước phát triển mới góp 
phần phát triển văn hóa thư viện hiện đại nước nhà. Bài viết này 
cũng phác họa bước đầu về tổ chức và xây dựng hệ thống đổi 
mới sáng tạo đảm bảo xây dựng và phát triển bền vững mô hình 
Trung tâm Tri thức số cho các thư viện khoa học Việt Nam.
Từ khóa: Tổ chức thư viện; Cấu trúc thư viện; Thiết chế thư viện; 
Trung tâm Tri thức số; Thư viện khoa học Việt Nam; Văn hóa thư 
viện; Hệ thống đổi mới sáng tạo.
1. THƯ VIỆN KHOA HỌC LÀ MỘT THIẾT CHẾ XÃ HỘI ĐẶC THÙ
Các thư viện khoa học nói chung, trong đó có các thư viện khoa học 
tổng hợp và chuyên ngành đã trải qua một tiến trình lịch sử hình thành 
và phát triển khá lâu dài qua nhiều thập kỷ trên thế giới và ở nước ta. 
Chúng trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống thông tin khoa học 
và công nghệ quốc gia và quốc tế. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng 
khoa học công nghệ 4.0, các thư viện khoa học của Việt Nam và thế giới 
cần phải có bước phát triển mang tính cách mạng để có thể thực hiện 
được chức năng và nhiệm vụ của mình trong tình hình mới. Theo quan 
∗ Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học 
Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
696
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
điểm của chúng tôi, cũng như nhiều nhà khoa học trên thế giới, hiện 
nay hai vấn đề cụ thể: Cấu trúc mô hình Trung tâm Tri thức số của thư 
viện và ứng dụng công nghệ tin học cho thư viện khoa học Việt Nam là 
hai vấn đề mang tính khoa học và thực tiễn; đồng thời phù hợp với tư 
tưởng chính trị và chiến lược phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam đã 
được ghi trong Luật Thư viện Việt Nam 2019.
Luật Thư viện Việt Nam được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 
21 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2020, đã giải 
thích rõ bản chất của thư viện và thư viện số trong Điều 3: 
 “1. Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học 
thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên 
thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
2. Thư viện số là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên 
thông tin được xử lý, lưu giữ dưới dạng số mà người sử dụng thư viện 
truy cập, khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian mạng.”
Luật thư viện quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của thư viện tại 
Điều 4:
“1. Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài 
nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.
2. Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông 
tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và 
nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình 
thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người 
sử dụng thư viện.
3. Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện.
4. Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt 
đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng 
con người Việt Nam toàn diện.”
Như vậy theo Luật Thư viện Việt Nam hiện hành: Thư viện thực 
hiện 4 chức năng trọng tâm chủ yếu: Xây dựng, xử lý, lưu giữ, cung 
cáp tài liệu và thông tin; tuyên truyền chính trị - tư tưởng; giáo dục văn 
697
TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ - BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA THƯ VIỆN KHOA HỌC VIỆT NAM 
hóa, khoa học và công nghệ và tổ chức việc đọc cho mọi thành viên 
trong toàn xã hội.
2. CẤU TRÚC CỦA TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
Trên nền tảng phương pháp luận khoa học và những cơ sở vật 
chất - kỹ thuật hiện có của thư viện khoa học truyền thống, mô hình 
Trung tâm Tri thức số - Bộ phận cấu thành của thư viện khoa học có 
thể được tổ chức theo cấu trúc hai bộ phận chính: 
- Bộ phận dữ liệu tài nguyên thông tin (Nguồn lực thông tin);
- Bộ phận tra cứu thông tin số hóa (Bộ máy tra cứu thông tin).
2.1. Bộ phận dữ liệu tài nguyên thông tin (Nguồn lực thông tin)
* Khái niệm: Tài nguyên thông tin của Trung tâm Tri thức số là 
vốn tri thức được bao gói dưới dạng thức vật chất khác nhau (Tài liệu, 
tư liệu, số liệu, thông tin) dưới dạng số hóa được thu thập từ nhiều 
nguồn khác nhau vào Trung tâm Tri thức số, phù hợp với chức năng 
và nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và người dùng tin, nó trở 
thành tài sản riêng của thư viện.
* Đặc trưng của tài nguyên thông tin:
- Đặc trưng tính vật lý (Hình thức bao gói);
- Đặc trưng tính nội dung (Lĩnh vực tri thức cụ thể);
- Đặc trưng tính tổ chức (Cơ cấu tổ chức sắp xếp theo một nguyên 
tắc nhất định);
- Đặc trưng tính truy cập (Mỗi tài liệu có mã tìm kiếm và truy cập 
cụ thể);
- Đặc trưng tính chia sẻ (Có thể trao đổi và chia sẻ trong ... nh cơ giới hóa và bán tự động 
hóa mà người ta thường gọi là bộ máy tra cứu hiện đại của thư viện. 
Nó bao gồm hai bộ phận: Bộ máy tra cứu truyền thống: Kho tài liệu 
tra cứu; Các hệ thống mục lục; Các bộ phiếu tổng hợp, chuyên ngành 
(Thư mục và dữ kiện); Bộ phiếu bổ trợ và Bộ máy tra cứu hiện đại: 
Các CSDL, NHDL, CD-ROM, Mạng INTERNET, LAN, WAN, Qua 
việc nghiên cứu và khảo sát thực tế chúng tôi thấy, trong hầu hết các 
thư viện trên thế giới, đặc biệt là các thư viện Việt Nam đều có bộ máy 
tra cứu tin với cơ cấu bao gồm hai bộ phận cơ bản: Bộ máy tra cứu tin 
truyền thống và Bộ máy tra cứu tin hiện đại.
Trên cơ sở nền tảng vật chất - kỹ thuật hiện có của thư viện truyền 
thống, cùng với sự ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để phát 
700
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
triển nâng cấp nó thành Trung tâm Tri thức số cần phải đảm bảo các 
yếu tố sau đây:
- Xây dựng bộ sưu tập số tài nguyên thông tin
Như đã nói ở phần trên, bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức 
nhiều tài liệu đã được số hoá dưới nhiều hình thức khác nhau (văn 
bản, hình ảnh, audio, video) về một chủ đề. Mặc dù mỗi loại hình 
tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện, nhưng nó đều cung cấp một 
giao diện đồng nhất mà qua đó các tài liệu có thể truy cập, tìm kiếm 
dễ dàng. Các nguồn tin số hoá tạo điều kiện cần thiết cho việc quản lý 
các thư viện được tin học hoá, đảm bảo việc quản lý các nguồn số hoá 
gắn liền với sự phản ánh trong các mục lục thư viện truyền thống. Có 
3 cách để tạo lập bộ sưu tập số: 
+ Tự tiến hành số hoá nguồn tư liệu trên giấy của Thư viện. Tức 
là chuyển tài liệu hiện có sang dạng số bằng phương pháp quét hay 
nhập lại thông tin từ bàn phím... đây là hướng phải đầu tư lớn, đầu tư 
liên tục và tốn kém thời gian, tiền của, công sức; 
+ Bổ sung/tích hợp nguồn tin điện tử thông qua việc mua, trao 
đổi tài liệu điện tử đang được xuất bản (bản tin, tạp chí điện tử, các chế 
bản điện tử trước khi in ra trên giấy). Chúng ta đều biết: hầu hết các ấn 
phẩm hiện nay đều vừa xuất bản trên giấy vừa tồn tại dưới dạng điện 
tử và nếu tận dụng được nguồn này, ta sẽ tiết kiệm được nhiều công 
sức, thời gian; 
+ Xây dựng các liên kết (tạo khả năng truy cập) đến các nguồn 
tài liệu trên INTERNET, nhất là nguồn của các cơ quan có cùng diện 
chuyên đề bao quát.
- Hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật: Mạng Intranet có tốc độ 
kết nối nhanh với INTERNET; Hệ thống máy chủ lớn thực hiện việc 
quản trị và các dịch vụ khác nhau (Máy chủ Web, Máy chủ FPT, Mail, 
các Máy chủ lưu, bảo trì dữ liệu; Máy chủ Firewall, Máy chủ cho các 
ứng dụng khác...); Hệ thống máy trạm để cập nhật, khai thác thông tin; 
Các thiết bị công nghệ chuyên dụng cho TVĐT: mã vạch, quản lý và in 
thẻ, máy quét, máy sao CD...
701
TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ - BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA THƯ VIỆN KHOA HỌC VIỆT NAM 
- Về phần mềm: Trên thế giới có nhiều phần mềm phục vụ cho việc 
xây dựng và phát triển Trung tâm Tri thức số. Mỗi phần mềm đều có 
những ưu, nhược điểm riêng nhưng thông thường một phần mềm khả 
dĩ phải có các module chính của thư viện, như: Bổ sung; Biên mục; 
Quản lý kho; Phục vụ bạn đọc; Mục lục trực tuyến; Phân hệ lưu hành; 
Quản lý tài liệu điện tử; Truy hồi và trình bày thông tin; Mượn liên thư 
viện; Quản trị hệ thống. Ngoài ra, để tổ chức Trung tâm Tri thức số ta 
cũng cần có: Phần mềm hệ thống: Hệ điều hành và Hệ quản trị các 
CSDL; Phần mềm xuất bản điện tử, xuất bản CD/ROM.
Trên thị trường, sản phẩm công cụ điện tử và tin học ở nước ta 
đã có bán rộng rãi các thiết bị số hóa tài liệu của công nghệ KIRTAS 
APT 1200, công nghệ này cùng với thiết bị BookScan APT 1200 có thể 
giúp các thư viện có thể số hóa nguồn tài liệu với số lượng lớn, giá cả 
hợp lý và đảm bảo chất lượng, thiết bị nhận dạng quang học OCR. 
Đặc biệt là công nghệ KIRTAS APT 1200 có một phần mềm biên tập 
BookScan Editor cho phép tự động biên tập, tạo siêu dữ liệu theo yêu 
cầu; BookScan APT 1200 không làm hư hỏng tài liệu gốc do không phải 
tháo gáy tài liệu đối với tài liệu có độ dày trang khi thực hiện Scan.
- Nhân viên thông tin - thư viện: Trong thời đại công nghệ thông 
tin và để đáp ứng được những yêu cầu cao trong việc tiếp cận và khai 
thác, quản lý tài liệu, trang thiết bị thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công 
tác thông tin – thư viện phải có trình độ chuyên môn thư viện kết hợp 
với chuyên môn công nghệ thông tin. Những nhân viên thông tin – thư 
viện này vô cùng quan trọng khi chúng ta đã xây dựng hạ tầng công 
nghệ thông tin và kho tài liệu số hóa, nguồn lực này sẽ vận hành và phát 
triển Trung tâm Tri thức số để phù hợp với tốc độ phát triển của cuộc 
cách mạng công nghệ thông tin, đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh 
tế - xã hội, khoa học - công nghệ và ngành thông tin - thư viện nước nhà. 
Xây dựng các thư viện điện tử, thư viện số, thư viện thông minh, 
hay Trung tâm Tri thức số cho thư viện là sự phát triển cần thiết khách 
quan phù hợp với xu thế chung của thời đại mới. Tuy nhiên chúng ta 
không được lãng quên những nguyên lý, những nguyên tắc tư tưởng 
và bản chất, cũng như chức năng và nhiệm vụ đặc thù của thư viện 
702
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
tiến bộ, khoa học và cách mạng; luôn cảnh giác với “Tư tưởng kỹ trị” của 
các học giả và các chuyên gia thông tin – thư viện phương tây tồn tại từ 
những năm giữa thế kỷ XX. Đến ngày nay nó vẫn còn tồn tại dưới các 
hình thức rất tinh vi ảnh hưởng xấu đến một bộ phận không nhỏ những 
chuyên gia thông tin – thư viện của nhiều nước trên thế giới.
Như vậy theo quan điểm chúng tôi, trên cơ sở vật chất – kỹ thuật 
hiện có của thư viện khoa học và trên nền tảng lý luận, phương pháp 
luận, kỹ thuật và các chuẩn nghiệp vụ thư viện, đặc biệt là các chuẩn 
xử lý phân tích - tổng hợp tài liệu (thông tin) và chuẩn phục vụ bạn 
đọc của thư viện khoa học, chúng ta có thể vận dụng công nghệ thông 
tin hiện đại để chuyển nó thành một Trung tâm Tri thức số. Ngược lại, 
các phương pháp công tác và công cụ công nghệ thông tin hiện đại của 
Trung tâm Tri thức số sẽ góp phần quan trọng đổi mới và thúc đẩy phát 
triển thư viện khoa học lên tầm cao mới thành các Trung tâm thông tin 
- Thư viện điện tử – Tri thức số trong xu thế chung của thời đại, nền kinh 
tế tri thức, xã hội thông tin và cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
4. XÂY DỰNG TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN KHOA HỌC GÓP PHẦN 
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 
•	 Khái niệm về văn hóa thư viện:
Văn hóa thư viện khoa học là tổng hòa mang tính chất chung 
nhất, chỉ đạo nhất về cách nhận thức, các quan niệm, giá trị, tiêu chuẩn 
đạo đức, niềm tin, triết lý hoạt động, quy phạm hành vi, ý tưởng hoạt 
động; phương thức quản lý; các quy tắc quy định thái độ và cách thức 
ứng xử được tập thể các thành viên chấp nhận, tuân theo và phát triển 
trong thực tiễn hoạt động thư viện.
•	 10 yếu tố của văn hóa thư viện:
- Một tầm nhìn rõ ràng; 
- Một sứ mệnh và nhiệm vụ cụ thể;
- Kiên định hướng đến mục tiêu;
- Mạnh mẽ trong lãnh đạo;
703
TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ - BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA THƯ VIỆN KHOA HỌC VIỆT NAM 
- Tuyển những người tải giỏi;
- Tự do trong hợp tác;
- Nhân viên có quyền được chia sẻ;
- Coi trọng bạn đọc và người dùng tin;
- Mọi ý tưởng đều được xem xét và cân nhắc;
- Các thành công được ghi nhận.
•	Văn hóa thư viện khoa học có thể được thể hiện qua các tính chất cơ bản 
sau đây:
- Các quy định về hành vi được thể hiện bằng các ngôn ngữ, thuật 
ngữ và nghi thức thông thường;
- Các tiêu chuẩn về công việc được phản ánh bằng mức độ hoàn 
thành công việc hoặc mức độ hợp tác với cán bộ quản lý và nhân viên 
thư viện để đạt được mục tiêu chung;
- Các giá trị chủ đạo mà các nhà lãnh đạo của thư viện ủng hộ và 
mong muốn mỗi thành viên trong thư viện chia sẻ với nhau như là 
đảm bảo uy tín, có tinh thần trách nhiệm, năng suất lao động cao, chất 
lượng phục vụ tốt, không nghỉ việc tự do và làm việc có hiệu quả;
- Những hành vi của mỗi cá nhân trong thư viện nên hoặc không 
nên đối xử với nhân viên và người dùng tin của thư viện;
- Môi trường và không khí làm việc thông qua các quy định về 
hành vi làm việc của từng cá nhân, quan hệ giữa các nhân viên với 
nhau, giữa nhân viên với NDT, nhân viên và cán bộ quản lý lãnh đạo.
5. HỆ THỐNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG 
TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN KHOA HỌC 
Trong những năm gần đây, trên thế giới khái niệm “Đổi mới sáng 
tạo” đã xuất hiện trong khá nhiều bài viết của nhiều nhà khoa học, đặc 
biệt là trong lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ và thông tin truyền 
thông xã hội. Theo chúng tôi, trong lĩnh vực thông tin - thư viện: Đổi mới 
sáng tạo là một sản phẩm dịch vụ hoặc một quy trình công nghệ thông 
704
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
tin - thư viện nào đó được làm mới, được cải tiến đưa vào phục vụ bạn đọc 
và người dùng tin nhanh nhất, chính xác nhất với chất lượng cao nhất.
Với sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng khoa học công 
nghệ 4.0, một số thư viện khoa học nước ta cũng đã có bước đi ban 
đầu đổi mới sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ tin học nhằm 
mục đích hiện đại hóa các quy trình công nghệ và sản phẩm dịch vụ 
thư viện. Xây dựng và phát triển các thư viện điện tử, thư viện số, thư 
viện thông minh, Trung tâm Tri thức số là một xu hướng mới vừa mang 
tính khoa học vừa mang tính thực tiễn có giá trị cao, rất đáng khích lệ 
trong lĩnh vực thông tin - thư viện nước nhà. Theo chúng tôi, vấn đề 
cấp bách hiện nay, để khắc phục sự phát triển lẻ tẻ, tự phát hiện nay, 
chúng ta phải tạo ra hệ thống đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thư viện .
Mô hình hệ thống đổi mới sáng tạo trong thư viện khoa học, tùy 
vào tình hình thực tế, hiện nay chúng ta cần nghiên cứu xây dựng một 
mô hình đổi mới sáng tạo trong thư viện khoa học. Thí dụ: Mô hình đổi 
mới sáng tạo hệ thống thư viện đại học nước ta có thể được thiết kế: 
- Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN làm thành viên 
trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo
- Các trung tâm Thông tin - Thư viện, các trung tâm học liệu, các 
thư viện của các trường đại học và cao đẳng là các thành viên chính 
có quan hệ trực tiếp hữu cơ với thành viên trung tâm và giữa chúng có 
quan hệ ngang với nhau.
- Các trung tâm thông tin - thư viện, thông tin tư liệu của các học 
viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, của các doanh nghiệp, 
tổng công ty, tập đoàn doanh nghiệp, cơ quan quản lý khoa học và 
công nghệ của chính phủ là các thành viên quan trọng của hệ thống có 
quan hệ ngang và quan hệ dọc với thành viên trung tâm và các thành 
viên khác của hệ thống đổi mới sáng tạo
- Nhóm người dùng tin tiêu biểu là thành viên đặc thù của hệ 
thống có mối quan hệ trực tiếp với thành viên trung tâm và quan hệ 
ngang và dọc với tất cả các thành viên khác của hệ thống đổi mới sáng 
tạo thông tin - thư viện khoa học.
705
TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ - BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA THƯ VIỆN KHOA HỌC VIỆT NAM 
Tóm lại: Thư viện khoa học đã trải qua sự tồn tại và phát triển hàng 
trăm năm tuổi, đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp văn 
hóa - giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin của nhân loại. Sự ra 
đời và phát triển của Trung tâm Tri thức số là “Mốc son”, là bước phát 
triển vượt bậc, tất yếu khách quan của tiến trình lịch sử phát triển sự 
nghiệp thư viện thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Trung 
tâm Tri thức số có sự kế thừa và phát triển các thành tựu lý luận, phương 
pháp luận, mục đích, chức năng và cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện có 
của thư viện khoa học. Ngược lại, thư viện khoa học lại tiếp thu được 
phương pháp công nghệ mới, hiện đại của Trung tâm Tri thức số để 
nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Hiện nay trên thế giới cũng 
như ở nước ta, xu thế liên kết hòa nhập thư viện khoa học, trung tâm 
thông tin khoa học công nghệ, thư viện điện tử, thư viện số và Trung 
tâm Tri thức số thành một thiết chế xã hội: Trung tâm thông tin – thư 
viện điện tử, hoặc Trung tâm Tri thức số là một bộ phận cấu thành hữu 
cơ đặc biệt quan trọng của thư viện khoa học, là tất yếu khách quan tùy 
vào điều kiện phát triển của từng quốc gia, của từng ngành và của từng 
thư viện khoa học cụ thể. Để đảm bảo thực hiện nguyên lý thư viện 
học, thư mục học và thông tin học Việt Nam và phù hợp với tình hình 
thực tiễn nước nhà, thư viện điện tử, thư viện số, Trung tâm Tri thức số 
và thư viện khoa học truyền thống hòa đồng vào nhau thành một thể 
thống nhất: Trung tâm Thông tin – Thư viện khoa học là phù hợp với sự phát 
triển tất yếu khách quan của tiến trình lịch sử thư viện thế giới và Việt Nam. 
Xây dựng một hệ thống đổi mới sáng tạo thông tin - thư viện khoa học 
là cơ sở và tiền đề quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của 
Trung tâm Tri thức số của các thư viện khoa học Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Văn Nhật, “Mối quan hệ giữa thư viện điện tử và thư viện truyền 
thống”, Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam quá khứ - Hiện tại – 
Tương lai (Sách chuyên khảo), Hà Nội, NXB ĐHQGHN, 2017, tr.390-412
2. Vũ Văn Nhật, Thông tin thư mục khoa học kỹ thuật (Giáo trình đại học thông 
tin thư viện khoa học), Hà Nội, NXB ĐHQGHN, 1999, 203 tr.
3. Luật Thư viên, Quốc hội, Luật số: 46/ 2019/ QH 14. 
706
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
4. Nguyễn Huy Chương, Nguyên lý và chính sách phát triển thư viện số, Xây 
dựng và phát triển thư viện số Việt Nam quá khứ - Hiện tại – Tương lai 
(Sách chuyên khảo), Hà Nội, NXB ĐHQGHN, 2017, tr.64-75 
5. Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam, Sách chuyên khảo, Hà Nội, 
NXB ĐHQGHN, 2017, 627 tr.
6. Thư viện thông minh 4.0 Công nghệ - dữ liệu - Con người, Sách chuyên khảo, 
Hà Nội, NXB ĐHQGHN, 2018, 617 tr.
7. Tối ưu hóa quản trị tri thức số Chính phủ - Doanh nghiệp, Sách chuyên khảo, 
Hà Nội, NXB ĐHQGHN, 2019, 786 tr. 
8. Phát triển mô hình mạng quản lý thư viện chia sẻ chung và thống nhất: Cơ hội và 
thách thức, Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam, Sách chuyên khảo, 
Hà Nội, NXB ĐHQGHN, tr. 93-103
9. Đổi mới sáng tạo và những xu hướng phát triển mới (Tổng luận khoa học 
công nghệ kinh tế), Hà Nội, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc 
gia, 2020, 36 tr. 
10. What are digital libraries?/Donald J. Waters// CLIR, No 4, July/August 1999. 
URL:
11. Digital libraries: Definitions, issues and challenges / Gary Cleveland // 
UDT Occasional paper #8. URL:
12. BROOKING A. (1997), “The management of intellectual capital”, Long Range-
Planning, 30 (3), pp. 364 – 365.
13. Quintas, P., Lefrere, P., Jones, G. (1997), “Knowledge management: a stra-
tegic agenda”, Journal of Long Range Planning, Vol. 30 No.3, pp.385-91.
14. BROOKING A. (1997), “The management of intellectual capital”, Long Range-
Planning, 30 (3), pp. 364 – 365.
15. Quintas, P., Lefrere, P., Jones, G. (1997), “Knowledge management: a strategic 
agenda”, Journal of Long Range Planning, Vol. 30 No.3, pp.385-91.

File đính kèm:

  • pdftrung_tam_tri_thuc_so_bo_phan_cau_thanh_cua_thu_vien_khoa_ho.pdf