Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo

1.1 Khái niệm kiểm định chất lượng đào tạo: Kiểm định (Recognition)

chất lượng đào tạo là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng các

trường đại học. Trong bối cảnh giáo dục đại học của thế giới đang dần dần

chuyển từ nền giáo dục đại học theo định hướng của Nhà nước hay theo định

hướng học thuật của nhà trường sang nền giáo dục đại học theo định hướng của

thị trường thì kiểm định chất lượng trở thành một công cụ hữu hiệu của nhà

nước để duy trì các chuNn mực chất lượng giáo dục đại học và không ngừng

nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân

lực và đảm bảo quyền lợi cho người học.

Kiểm định chất lượng là một quá trình đánh giá bên ngoài (đánh giá đồng

nghiệp) nhằm đưa ra một quyết định công nhận một trường đại học hay một

chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng các chuNn mực qui định.

1.2 Các tiêu chí đánh giá Thư viện trong Bộ tiêu chu

lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà ội (ĐHQGH )

Từ năm 1995, ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo

và N ghiên cứu phát triển giáo dục (được đổi tên thành Viện Đảm bảo chất lượng

giáo dục từ ngày 05/7/2010) để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính như: Tham

mưu, điều phối về công tác kiểm định chất lượng trong ĐHQGHN ; N ghiên cứu và

triển khai các giải pháp toàn diện để đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu

phát triển giáo dục; Triển khai các kết quả nghiên cứu, các kinh nghiệm trong và

ngoài nước về đảm bảo chất lượng đào tạo và phát triển giáo dục; Đào tạo thạc sĩ

chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục.

Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo trang 1

Trang 1

Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo trang 2

Trang 2

Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo trang 3

Trang 3

Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo trang 4

Trang 4

Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo trang 5

Trang 5

Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo trang 6

Trang 6

Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo trang 7

Trang 7

Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo trang 8

Trang 8

Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 8460
Bạn đang xem tài liệu "Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo

Trung tâm thông tin - thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
PHÁT TRIỂN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 
 Vũ Thị Kim Anh1 
I. KIỂM ĐN	H CHẤT LƯỢ	G ĐÀO TẠO VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁ	H 
GIÁ THƯ VIỆ	 TRO	G BỘ TIÊU CHUẨ	 KIỂM ĐN	H CHẤT LƯỢ	G 
ĐÀO TẠO 
1.1 Khái niệm kiểm định chất lượng đào tạo: Kiểm định (Recognition) 
chất lượng đào tạo là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng các 
trường đại học. Trong bối cảnh giáo dục đại học của thế giới đang dần dần 
chuyển từ nền giáo dục đại học theo định hướng của Nhà nước hay theo định 
hướng học thuật của nhà trường sang nền giáo dục đại học theo định hướng của 
thị trường thì kiểm định chất lượng trở thành một công cụ hữu hiệu của nhà 
nước để duy trì các chuNn mực chất lượng giáo dục đại học và không ngừng 
nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân 
lực và đảm bảo quyền lợi cho người học. 
Kiểm định chất lượng là một quá trình đánh giá bên ngoài (đánh giá đồng 
nghiệp) nhằm đưa ra một quyết định công nhận một trường đại học hay một 
chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng các chuNn mực qui định. 
1.2 Các tiêu chí đánh giá Thư viện trong Bộ tiêu chu<n kiểm định chất 
lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà 	ội (ĐHQGH	) 
Từ năm 1995, ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo 
và N ghiên cứu phát triển giáo dục (được đổi tên thành Viện Đảm bảo chất lượng 
giáo dục từ ngày 05/7/2010) để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính như: Tham 
mưu, điều phối về công tác kiểm định chất lượng trong ĐHQGHN ; N ghiên cứu và 
triển khai các giải pháp toàn diện để đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu 
phát triển giáo dục; Triển khai các kết quả nghiên cứu, các kinh nghiệm trong và 
ngoài nước về đảm bảo chất lượng đào tạo và phát triển giáo dục; Đào tạo thạc sĩ 
chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục... 
Trên cơ sở Quy định tạm thời của Đại học Quốc gia Hà ội về kiểm định chất 
lượng ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-KĐCL ngày 03 tháng 06 năm 2005 của 
Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà N ội và Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng 
trường đại học được ban hành theo Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 
1 ThS. Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN 
2/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà N ội đã 
xây dựng và ban hành Bộ Tiêu chuNn kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo Đại học 
Quốc gia Hà N ội. 
Bộ tiêu chuNn kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo ĐHQGHN bao gồm 10 
tiêu chuNn với 53 tiêu chí tương ứng với 10 Tiêu chuNn và 53 tiêu chí kiểm định 
các trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, mỗi tiêu chí có 4 mức 
thể hiện những yêu cầu từ thấp đến cao, mức sau mặc nhiên được hiểu là bao hàm 
cả các yêu cầu của mức trước, đồng thời trình bày thêm những yêu cầu bổ sung: 
Mức 1 và Mức 2 là các mức tương ứng trong Bộ tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo; Mức 3 và Mức 4 là các yêu cầu kiểm định bổ sung của Đại học Quốc gia Hà 
N ội được xây dựng dựa trên các tiêu chuNn kiểm định của mạng lưới các trường 
đại học trong khối ASEAN (AUN ) kết hợp với các tiêu chuNn kiểm định của Hiệp 
hội các trường đại học ở Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. 
Trong 10 tiêu chuNn, các vấn đề liên quan đến Thư viện được đề cập đến 
trong 2 tiêu chuNn: Tiêu chuNn 5 (Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên) 
và Tiêu chuNn 9 (Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác) với các 
tiêu chí cụ thể như sau: 
1.2.1.Tiêu chuNn 5: Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên của đơn 
vị đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được đảm 
bảo các quyền lợi theo qui định. 
Tiêu chuNn 5 có 10 tiêu chí, trong đó Tiêu chí 5.10. hân viên thư viện đủ về số 
lượng, có nghiệp vụ thư viện để cung cấp các dịch vụ có hiệu quả. 
a/Mức 1: Có đủ nhân viên thư viện để phục vụ tốt nhu cầu khai thác tài liệu, 
sách báo của cán bộ quản lí, giảng viên và người học. 
b/Mức 2: N hân viên thư viện đã được đào tạo về nghiệp vụ thư viện, có năng 
lực phục vụ tốt nhu cầu khai thác tài liệu, sách báo của cán bộ quản lí, giảng viên 
và người học. 
c/Mức 3: Tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ về tài chính cho các nhân viên 
thư viện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
d/Mức 4: Định kỳ đánh giá về trình độ nghiệp vụ và tinh thần thái độ phục 
vụ của đội ngũ nhân viên thư viện từ đó đưa ra những biện pháp đào tạo bồi 
dưỡng và quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ cán bộ, giảng 
viên và người học. 
1.2.2. Tiêu chu<n 9: Đơn vị đào tạo đảm bảo các điều kiện về thư viện, trang 
thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác để triển khai các hoạt động đào tạo và 
nghiên cứu khoa học, nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. 
Tiêu chuNn 9 có 7 tiêu chí, trong đó Tiêu chí 9.1. Thư viện 
a/Mức 1: Có thư viện, phòng đọc, sách báo, tài liệu để phục vụ giảng dạy 
và nghiên cứu khoa học. Đảm bảo đạt 60-105 số đầu sách cho một ngành đào 
tạo (đối với các đơn vị đào tạo kỹ thuật, kinh tế) và 70-122 đầu sách đối với 
các ngành khác. 
b/Mức 2: Hệ thống thư viện được tin học hoá và có các tài liệu điện tử; 
thư viện của trường được nối mạng, liên kết khai thác tài liệu với các trường 
đại học khác; thường xuyên cập nhật các tài liệu mới; có biện pháp khuyến 
khích người học, giảng viên, cán bộ quản lý khai thác có hiệu quả các tài liệu 
của thư viện. Tỉ lệ độc giả đến thư viện hàng năm trên tổng số người học và 
giảng viên của trường đạt cao. 
c/Mức 3: Liên kết, hoà mạng với hệ thống thư viện của một số trường đại học 
trong khu vực nhằm khai thác, sử dụng sách báo, tài liệu, đặc biệt là tài liệu điện tử 
của nhau. 
d/Mức 4: Có quan hệ trao đổi, hợp tác trong khai thác, sử dụng thông tin, tư 
liệu với các thư viện đại học lớn trên thế giới. 
II. TRU	G TÂM THÔ	G TI	-THƯ VIỆ	, ĐHQGH	 TỰ ĐÁ	H GIÁ 
THEO TIÊU CHUẨ	 KIỂM ĐN	H CỦA ĐHQGH	 
Trên cơ sở nhìn nhận thực trạng về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất (bao gồm 
cả nguồn lực thông tin tài liệu), hiệu quả phục vụ đáp ứng nhu cầu người sử dụng, 
khả năng hợp tác trong và ngoài nước... Trung tâm tự đối chiếu với các tiêu chí 
đánh giá như sau: 
2.1.Tiêu chí 5.10. 	hân viên thư viện đủ về số lượng, có nghiệp vụ thư viện để 
cung cấp các dịch vụ có hiệu quả. 
2.1.1.Mức 1: Có đủ nhân viên thư viện phục vụ tốt nhu cầu khai thác tài liệu, 
sách báo của cán bộ quản lí, giảng viên và người học. 
Hiện tại chưa có một qui định nào đưa ra định mức bao nhiêu bạn đọc/1 cán 
bộ thư viện, hay nói cách khác 1 cán bộ thư viện phục vụ bao nhiêu bạn đọc. Vì 
vậy, với tổng số cán bộ thủ thư trực tiếp phục vụ bạn đọc là 66 người (không bao 
gồm nhân viên lao công, bảo vệ) làm việc tại 24 bộ phận phục vụ của 4 phòng 
Phục vụ bạn đọc, phục vụ gần 30.000 bạn đọc, Trung tâm Thông tin-Thư viện 
ĐHQGHN chưa dám khẳng định đã đáp ứng được điều kiện ở mức 1 chưa. Theo 
sự bố trí nhân lực phục vụ và chế độ phục vụ hiện tại của Trung tâm, trung bình số 
nhân lực trực tiếp phục vụ bạn đọc tại mỗi bộ phận phục vụ trong 1 ca là 2,3 cán 
bộ (có 10/24 bộ phận thường xuyên phục vụ 2 ca). 
Bảng 1 dưới đây sẽ trình bày về sự bố trí nhân lực trực tiếp phục vụ bạn đọc 
thường xuyên và dự kiến số nhân lực bố trí phục vụ 2 ca cho 90% số bộ phận phục 
vụ khi cần tăng cường để đáp ứng nhu cầu của sinh viên vào các thời điểm ôn thi, 
đầu và cuối học kỳ: 
Chế độ phục vụ và 
nhân lực phục vụ 
thường nhật 
Chế độ phục vụ và 
nhân lực phục vụ 
tăng cường Phòng Phục vụ 
bạn đọc 
Số bộ 
phận 
phục vụ Số bộ phận 
phục vụ 2 
ca 
	hân lực 
phục vụ 
Số bộ phận 
phục vụ 2 
ca 
	hân 
lực 
phục vụ 
PVBĐ N goại ngữ 
(số 1 Phạm Văn 
Đồng, Cầu Giấy) 
4 
1 
11 
3 
15 
PVBĐ Chung 
(số 144 Xuân Thủy, 
Cầu Giấy) 
6 
2 
16 
5 
22 
PVBĐ 
Thượng Đình 
(334-336 
 N guyễn Trãi, 
Thanh Xuân) 
9 
7 
33 
9 
38 
PVBĐ Mễ Trì 
(182 Lương Thế 
Vinh, Thanh Xuân) 
5 
0 
6 
5 
12 
Cộng: 24 10 66 22 77 
Ghi chú: Các bộ phận phục vụ bao gồm: Đọc tổng hợp, Đọc chuyên sâu, 
Đọc báo tạp chí, Đọc sách tra cứu, Đọc luận văn luận án, Mượn STK, Mượn GT, 
Internet, Tự học, Làm thẻ, Bàn thông tin. 
N hư vậy, để đảm bảo mở cửa phục vụ 2 ca cho 90% bộ phận phục vụ trong 
các ngày làm việc, Trung tâm sẽ thiếu 11 cán bộ thủ thư. Để giải quyết bài toán 
thiếu nhân lực phục vụ thêm ngoài giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu và phục vụ 
thêm thứ bảy, chủ nhật, Trung tâm đã phải huy động cán bộ làm thêm giờ rất nhiều, 
thậm chí vượt mức qui định của N hà nước đối với người lao động (200 giờ/năm). 
2.1.2.Mức 2: N hân viên thư viện đã được đào tạo về nghiệp vụ thư viện, có 
năng lực phục vụ tốt nhu cầu khai thác tài liệu, sách báo của cán bộ quản lí, giảng 
viên và người học. 
Trong số 66 cán bộ thủ thư, hiện có 31 người tốt nghiệp đại học hoặc cao học 
ngành thư viện hoặc thông tin học. Số cán bộ còn lại hàng năm đều được tham gia 
các khóa tập huấn ngắn hạn về kỹ năng nghiệp vụ thư viện do Trung tâm hoặc Liên 
hiệp Thư viện ĐH khu vực phía Bắc và các đơn vị khác tổ chức. Hơn nữa, để tạo 
nguồn cán bộ có nghiệp vụ chuyên sâu, nhiều cán bộ cũng đang được Trung tâm 
bố trí các vị trí làm việc hợp lý (làm 1 ca trong ngày), được hỗ trợ toàn bộ hoặc 
một phần kinh phí để tham gia các khóa học cao học, tại chức ngành thư viện. 
2.1.3.Mức 3: Tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ về tài chính cho các nhân 
viên thư viện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
N hư trên đã nói, Trung tâm Thông tin-Thư viện ĐHQGHN đã luôn quan tâm 
và tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ về tài chính cho các nhân viên thư viện nâng 
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao 
của công tác thông tin – thư viện nói chung và công tác phục vụ bạn đọc nói riêng, 
chỉ quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ là chưa đủ. Cán bộ thủ thư cần 
phải được đào tạo nhiều hơn về tin học và ngoại ngữ. Để khai thác được hết chức 
năng của phần mềm quản trị thư viện của nước ngoài với ngôn ngữ tiếng Anh 
(chẳng hạn như Virtua), đó cũng là những khó khăn rất lớn đối với cán bộ còn thiếu 
kiến thức tiếng Anh. Đồng thời, ngoài việc giao tiếp với bạn đọc (trong đó có cả bạn 
đọc người nước ngoài), giao tiếp với khách nước ngoài đến tham quan, làm việc, cán 
bộ thủ thư còn phải thực hiện nhiệm vụ giới thiệu, hướng dẫn bạn đọc khai thác, sử 
dụng nguồn lực thông tin trực tuyến (chủ yếu bằng ngôn ngữ tiếng Anh) được đặt 
mua từ các N hà xuất bản lớn trên thế giới. N hận thức được yêu cầu đó, nhiều năm 
qua Trung tâm cũng đã cử một số cán bộ đi học nâng cao tiếng Anh ở trong hoặc 
ngoài nước (Anh, Đức, Hàn Quốc). Tuy nhiên, để nâng cao được trình độ ngoại ngữ 
cho cán bộ cần phải đầu tư tương đối nhiều thời gian và kinh phí, trong điều kiện 
còn hạn chế, Trung tâm chưa thực hiện được cho đại trà cán bộ nhân viên. Để giải 
quyết được khó khăn này, Trung tâm cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của cấp trên 
trong việc cấp kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ hàng năm. 
2.1.4./Mức 4: Định kỳ đánh giá về trình độ nghiệp vụ và tinh thần thái độ 
phục vụ của đội ngũ nhân viên thư viện từ đó đưa ra những biện pháp đào tạo bồi 
dưỡng và quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ cán bộ, giảng viên 
và người học. 
Từ trước đến nay Trung tâm chưa có chủ trương định kỳ tổ chức sát hạch, 
kiểm tra cán bộ thủ thư về nghiệp vụ và tinh thần thái độ phục vụ nhưng hàng năm, 
qua công tác bình bầu đánh giá thi đua được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, cán bộ 
lãnh đạo quản lý cũng có thể nắm bắt được tương đối đầy đủ về trình độ cũng như 
hiệu quả làm việc của từng cán bộ để từ đó có các hình thức nhắc nhở, động viên, 
khuyến khích và đào tạo bồi dưỡng kịp thời. Tuy nhiên, thời gian tới, từ yêu cầu 
của tiêu chí này cho thấy, lãnh đạo Trung tâm cũng cần nghiên cứu xem xét và quy 
định về việc sát hạch, kiểm tra định kỳ đối với cán bộ nhân viên thư viện nói chung 
và cán bộ thủ thư nói riêng để có được sự đánh giá chính xác hơn về từng cán bộ 
và từ đó có kế hoạch sát thực hơn để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 
2.2. Tiêu chí 9.1 Thư viện 
2.2.1.Mức 1: Có thư viện, phòng đọc, sách báo, tài liệu để phục vụ giảng dạy 
và nghiên cứu khoa học. Đảm bảo đạt 60 - 105 số đầu sách cho một ngành đào tạo 
(đối với các đơn vị đào tạo kỹ thuật, kinh tế) và 70 - 122 đầu sách đối với các 
ngành khác. 
Có thể hiểu mức 1 mới chỉ yêu cầu về dạng tài liệu in ấn. Vậy, với nhiệm 
vụ phục vụ cho gần 1.000 ngành đào tạo của ĐHQGHN , số liệu về tài liệu in ấn 
trong Bảng 2 dưới đây cho thấy Trung tâm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu: 
Loại hình tài liệu Số lượng tài liệu 
Giáo trình, Sách tham 
khảo 
132.864 tên 
Báo, tạp chí 2.145 (có 500 loại 
đang bổ sung) 
LA, LV 7.100 cuốn 
Đề tài N CKH 1.019 
Thác bản văn bia 2.000 
CSDL bài trích tạp chí 8.000 biểu ghi 
 Ví dụ: Số lượng tài liệu liên quan trực tiếp đến kinh tế và kinh doanh: 
 - Sách tham khảo: 35.760 cuốn (5.960 tên) 
 - Giáo trình: 10.000 cuốn (100 tên) 
 - Luận văn, luận án: 897 cuốn (897 tên) 
 - Hàng chục nghìn bài báo và cuốn sách trong các CSDL online: 
Proquest; Elsevier Science Direct Online (SDOL); Springer; Omnifile, eBrary. 
2.2.2.Mức 2: Hệ thống thư viện được tin học hoá và có các tài liệu điện tử; thư 
viện của trường được nối mạng, liên kết khai thác tài liệu với các trường đại học khác; 
thường xuyên cập nhật các tài liệu mới; có biện pháp khuyến khích người học, giảng 
viên, cán bộ quản lý khai thác có hiệu quả các tài liệu của thư viện. Tỉ lệ độc giả đến 
thư viện hàng năm trên tổng số người học và giảng viên của trường đạt cao. 
Thực trạng đáp ứng các yêu cầu mức 2 như sau: 
a) Trung tâm có hệ thống máy tính cấu hình mạnh gồm 10 máy chủ và 250 
máy trạm, kết nối với mạng của ĐHQGHN , mạng Internet không dây và có dây. 
Phần mềm quản trị thư viện Libol được sử dụng từ năm 2000, đang được triển khai 
thay thế bằng phần mềm Virtua trong khuôn khổ của dự án Đầu tư chiều sâu “Xây 
dựng và phát triển Thư viện điện tử tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học 
Quốc gia Hà 6ội nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nghiên cứu khoa học và 
đào tạo đẳng cấp quốc tế”. 
- Tài nguyên thông tin điện tử da dạng, phong phú: 
Tạp chí điện tử: 06 CSDL, tổng số 9.757 tên tạp chí với 8.306.140 bài: 
• CSDL ACM Digital Library on eBridge về khoa học máy tính, lập trình 
• CSDL IEEE Computer Sciences về CN TT, điện tử, vật lý ứng dụng 
• CSDL ProQuest Central về các lĩnh vực giáo dục, kinh tế và trên 18.000 
bản luận án tiến sĩ 
• CSDL Science Direct : CSDL điện tử toàn văn lớn nhất trên thế giới về các 
lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, Kỹ thuật, Y học.... 
• CSDL SpringerLink Journals về khoa học tự nhiên, khoa học sự sống... 
• CSDL Wilson OmniFile Complete on eBridge Platform về khoa học ứng 
dụng, khoa học xã hội nhân văn, thông tin thư viện,... 
Sách điện tử: 05 CSDL với hơn 60.000 cuốn: 
• eBrary Academic Complete về: khoa học xã hội nhân văn, giáo dục, luật 
học, nghệ thuật, lịch sử, ngôn ngữ, khoa học công nghệ 
• International Engineering Consortium (IEC) về: khoa học ứng dụng và công 
nghệ thông tin, truyền thông, khoa học quản lý, kinh tế học 
• SIAM eBooks về toán học, khoa học máy tính, kỹ thuật 
• Springer eBooks copyright collection 2005, 2007: kinh tế học, khoa học vật 
liệu, hóa học, khoa học trái đất, cơ khí, toán học,vật lý và thiên văn học 
• Bộ giáo trình học tiếng Anh trực tuyến LAN GMaster English Elements 
Online: 5 khóa học, 5 cấp độ 
b) Về tiêu chí thường xuyên cập nhật các tài liệu mới, báo cáo xin đưa số liệu 
thống kê kết quả công tác bổ sung của năm học gần nhất (2009 – 2010): 
• Bổ sung tài liệu 
 - Giáo trình: 23.329 cuốn ( 358 tên) 
- Tài liệu tham khảo: 894 cuốn ( 354 tên) 
 - Ấn phNm định kỳ: Trên 300 tên báo, tạp chí T.Viêt; 
 32 tên báo, tạp chí nước ngoài 
 - Tài liệu điện tử: Mua thêm 3 cơ sở dữ liệu sách & tạp chí điện tử và 1 
CSDL học tiếng Anh LangMaster với 5 trình độ. 
• Trao đổi, nhận tặng biếu 
- Trao đổi: 180 cuốn giáo trình với Thư viện Trung tâm, Đại học Quốc 
Gia TPHCM. 
- N hận tặng biếu: 3.544 cuốn sách (2.200 tên) T. Anh, T.N hật, T.Trung 
1.029 cuốn sách T. Việt 
 1.557 báo, tạp chí N goại văn và 119 tạp chí T. Việt 
- N hận lưu chiểu: 932 cuốn luận án Tiến sĩ & luận văn Thạc sĩ 
 374 cuốn sách 
45 cuốn đề tài nghiên cứu khoa học 
c) Về tiêu chí có biện pháp khuyến khích người học, giảng viên, cán bộ quản 
lý khai thác có hiệu quả các tài liệu của thư viện, Trung tâm thường xuyên tổ chức 
các buổi hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện, tổ chức Hội nghị bạn đọc, có các 
hình thức tham khảo và đáp ứng yêu cầu của bạn đọc về tài liệu, về dịch vụ thư 
viện, về thái độ phục vụ của cán bộ thủ thư. 
d) Về tiêu chí tỉ lệ độc giả đến thư viện hàng năm trên tổng số người học và 
giảng viên của trường đạt cao, báo cáo xin trình bày Bảng 3 thể hiện kết quả phục 
vụ bạn đọc trong 3 năm học gần nhất: 
STT 	ăm học 
Số lượng 
bạn đọc 
Số lượt bạn 
đọc đến TV 
Số lượt tài liệu 
sử dụng 
1. 2007 - 2008 21.699 997.103 1.428.121 
2. 2008 - 2009 24.179 915.797 1.913.060 
3. 2009 - 2010 28.874 1.168.522 1.580.722 
2.2.3.Mức 3: Liên kết, hoà mạng với hệ thống thư viện của một số trường đại 
học trong khu vực nhằm khai thác, sử dụng sách báo, tài liệu, đặc biệt là tài liệu 
điện tử của nhau. 
Trung tâm là thành viên sáng lập mạng thư viện đại học các nước Đông N am 
Á và thành viên Hội đồng Thư viện Quốc gia các nước Đông Á. 
2.2.4 Mức 4 : Có quan hệ trao đổi, hợp tác trong khai thác, sử dụng thông tin, 
tư liệu với các thư viện đại học lớn trên thế giới. 
Trung tâm có quan hệ hợp tác và trao đổi nghiệp vụ và tài liệu với trên 50 tổ 
chức trên thế giới, bao gồm các thư viện, các nhà xuất bản, các cơ quan nghiên cứu 
như Thư viện ĐHQG Seoul, Thư viện Đại học Hawaii, N XB Elsevier; Dự án The 
Journal Donation Project, etc... 
Kết luận 
Thư viện là trái tim của một trường đại học, vì vậy Thư viện có vai trò đặc 
biệt quan trọng trong công tác kiểm định chất lượng đào tạo của một đơn vị đào tạo 
đại học. Việc nhìn nhận thực trạng để đối chiếu với các tiêu chí đánh giá thư viện 
là một việc làm cần thiết đối với mỗi Thư viện đại học nhằm nâng cao chất lượng 
phục vụ thông tin - thư viện cho cán bộ, giảng viên và người học. Với Trung tâm 
Thông tin - Thư viện ĐHQGHN , kết quả tự đánh giá sẽ là cơ sở, là động lực thúc 
đNy Trung tâm thông tin - Thư viện hướng tới những chương trình, kế hoạch toàn 
diện hơn, mạnh mẽ hơn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo, của Đại học Quốc gia Hà N ội và cao hơn nữa là đáp ứng yêu cầu kiểm định 
chất lượng của các tổ chức kiểm định trong khu vực và trên thế giới. 

File đính kèm:

  • pdftrung_tam_thong_tin_thu_vien_dai_hoc_quoc_gia_ha_noi_phat_tr.pdf