Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin

● Tóm tắt: Nghiên cứu triết lý phát triển thư viện, là nghiên cứu cái gốc để xây dựng một sự nghiệp

thư viện bền vững, tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin, có thể nhận diện thư viện được tồn tại với ba

nhóm triết lý cơ bản đó là triết lý mục tiêu, triết lý phương tiện, và triết lý về mối quan hệ giữa phát

triển thư viện với nhu cầu và phương thức tiếp cận thông tin của cộng đồng. Luận bàn về ba triết lý

này, có thể nhận diện ngành Thư viện Việt Nam đang nằm ở kịch bản phát triển nào, từ đó đưa ra

khuyến nghị để ngành Thư viện phát triển đúng hướng.

● Từ khóa: Triết lý; sự nghiệp thư viện; chính sách phát triển thư viện; Việt Nam.

THE PHILOSOPHY OF LIBRARY CAREER DEVELOPMENT IN VIETNAM - AN APPROACH FROM THE RIGHT

TO ACCESS INFORMATION

● Abstract: The author researches the foundation to build a sustainable library career. From

perspectives of the right to access information, it is identical that library belongs to three basic

philosophical groups, including target philosophy, media philosophy, and the one that takes into

account the relationship between library development and the information access rights of users.

It is possible to identify current development scenario of Vietnam’s libraries, thereby making

recommendations for future development.

● Keywords: Philosophy; library career; library development policy; Vietnam.

Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin trang 1

Trang 1

Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin trang 2

Trang 2

Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin trang 3

Trang 3

Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin trang 4

Trang 4

Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin trang 5

Trang 5

Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin trang 6

Trang 6

Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin trang 7

Trang 7

Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin trang 8

Trang 8

Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 10840
Bạn đang xem tài liệu "Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin

Triết lý phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam - Một tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 3
TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM - MỘT TIẾP CẬN TỪ 
QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN
ThS Lê Tùng Sơn
Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
● Tóm tắt: Nghiên cứu triết lý phát triển thư viện, là nghiên cứu cái gốc để xây dựng một sự nghiệp 
thư viện bền vững, tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin, có thể nhận diện thư viện được tồn tại với ba 
nhóm triết lý cơ bản đó là triết lý mục tiêu, triết lý phương tiện, và triết lý về mối quan hệ giữa phát 
triển thư viện với nhu cầu và phương thức tiếp cận thông tin của cộng đồng. Luận bàn về ba triết lý 
này, có thể nhận diện ngành Thư viện Việt Nam đang nằm ở kịch bản phát triển nào, từ đó đưa ra 
khuyến nghị để ngành Thư viện phát triển đúng hướng.
● Từ khóa: Triết lý; sự nghiệp thư viện; chính sách phát triển thư viện; Việt Nam.
THE PHILOSOPHY OF LIBRARY CAREER DEVELOPMENT IN VIETNAM - AN APPROACH FROM THE RIGHT 
TO ACCESS INFORMATION
● Abstract: The author researches the foundation to build a sustainable library career. From 
perspectives of the right to access information, it is identical that library belongs to three basic 
philosophical groups, including target philosophy, media philosophy, and the one that takes into 
account the relationship between library development and the information access rights of users. 
It is possible to identify current development scenario of Vietnam’s libraries, thereby making 
recommendations for future development.
● Keywords: Philosophy; library career; library development policy; Vietnam.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, trên các phương tiện 
thông tin đại chúng, người ta thường đề cập 
các vấn đề liên quan đến triết lý hoạt động 
của một ngành, lĩnh vực để làm rõ bản chất 
và đi tìm hướng đi đúng đắn cho sự phát 
triển, phù hợp xu thế phát triển của xã hội 
hiện tại và hội nhập quốc tế. 
Nghiên cứu về triết lý phát triển thư viện 
có lẽ là một vấn đề khá mới trong ngành 
thư viện, sẽ có nhiều người cho rằng đây là 
một lĩnh vực “nhỏ” nằm trong một lĩnh vực 
lớn đó là văn hóa, triết lý thư viện phải gắn 
liền với triết lý phát triển văn hóa, phải là 
bộ phận của triết lý phát triển văn hóa. Tuy 
nhiên, theo quan điểm của tác giả, thư viện 
cũng có những triết lý phát triển riêng của 
mình bởi lẽ nó không chỉ mang yếu tố về 
văn hóa, nó còn là sự giao thoa trong triết 
lý phát triển thông tin và triết lý giáo dục. 
Đặt trong bối cảnh như vậy, cần có những 
nghiên cứu, luận bàn, để nắm rõ bản chất 
khoa học của thư viện, từ đó những định 
hướng phát triển phù hợp, không đi ngược 
với bản chất khoa học thực sự của thư viện. 
Tiếp cận trên góc độ quyền tiếp cận 
thông tin để nghiên cứu về triết lý phát triển 
thư viện giúp ta nhận diện được vai trò, sứ 
mệnh của thư viện đối với việc bảo đảm 
quyền tiếp cận thông tin của công dân - một 
trong những quyền không chỉ mang màu 
sắc chính trị, mà quyền này còn có ý nghĩa 
thiết thực đối với cuộc sống của mỗi người 
đặc biệt là khi chúng ta đang sống trong kỷ 
nguyên thông tin và nền kinh tế tri thức. 
Nghiên cứu này sẽ làm rõ hai vấn đề: triết 
lý phát triển thư viện nằm ở yếu tố nào? Thư 
viện Việt Nam đang ở đâu trong triết lý này, 
từ đó đưa ra một số định hướng cơ bản trong 
phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam. 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/20204
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1. MỘT VÀI KHÁI NIỆM 
1.1. Triết lý là gì
 Từ điển Oxford đưa ra định nghĩa từ Triết 
lý (Philosophy) như sau:
Triết lý là tư tưởng cốt lõi, là đạo lý căn 
bản, là một hệ tín niệm từ đó chi phối hành 
vi và hoạt động của con người [8, 9].
Trong cuốn sách Lý thuyết hệ thống, tác 
giả Vũ Cao Đàm đã đưa ra khái niệm về triết 
lý với tiếp cận từ lý thuyết hệ thống với việc 
xác định triết lý là tầng cao nhất của một 
“khung mẫu” là một tư tưởng cốt lõi của mục 
đích, một tín niệm hoặc một hệ tín niệm bao 
trùm, điều khiển chi phối mọi hành vi của 
hệ thống [9].
Từ đây có thể thấy, nghiên cứu về triết lý 
là nghiên cứu cái gốc của mọi sự vật, bàn 
về triết lý phát triển thư viện là bàn về cái 
gốc trong phát triển thư viện.
1.2. Quyền tiếp cận thông tin trên phương 
diện pháp lý
Nghiên cứu và tiếp cận trên phương diện 
pháp lý có thể nhận diện quyền tiếp cận 
thông tin như sau: 
- Xét trên bình diện quốc tế, theo tuyên 
ngôn Thế giới về Quyền con người được 
Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua tại 
Nghị quyết số 217 A (III) ngày 10/12/1948, 
nội dung quyền tiếp cận thông tin được xác 
định bao gồm: quyền tìm kiếm, tiếp nhận và 
phổ biến thông tin [5].
- Xét trên quy định của pháp luật Việt 
Nam, Điều 69 Hiến pháp năm 1992 gọi đó 
là “quyền được thông tin”, Hiến pháp 2013 
gọi là “quyền tiếp cận thông tin” trong đó, 
tại Điều 25 của Hiến pháp 2013 quy định: 
“công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do 
báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, 
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do 
pháp luật quy định” [5]; Để cụ thể hóa quyền 
tiếp cận thông ti ... hư một cách thức 
để tạo ra sức hút cho hoạt động thư viện. 
Thư viện thực hiện việc thu hút người sử 
dụng bằng sự hấp dẫn của vốn tài liệu.
- Kịch bản 2: Chuẩn hóa nghiệp vụ thư 
viện để hội nhập và phát triển là một trong 
những tôn chỉ cao nhất trong kịch bản này. 
Thư viện chuẩn hóa, hoàn thiện quy trình 
công nghệ của mình bằng việc chuẩn hóa 
các hoạt động xử lý và tổ chức tài liệu, chú 
trọng các khâu về: biên mục tài liệu, phân 
loại, định chủ đề, định từ khóa, việc đào 
tạo nhân lực ngành thư viện cũng chiếm 
một thời gian lớn chương trình học để đào 
tạo nguồn nhân lực thông tin - thư viện thực 
hiện các công việc này. “Chính xác - nhanh 
chóng - thuận tiện cho việc tra cứu” nhằm 
đáp ứng việc chuẩn hóa trở thành một trong 
những tiêu chí quan trọng trong đánh giá 
hiệu quả hoạt động thư viện.
Không xác định được thư viện dùng phương 
tiện gì để thu hút người sử dụng, có chăng 
vẫn dừng lại ở vốn tài liệu như kịch bản 1. 
- Kịch bản 3: Lấy người sử dụng làm trung 
tâm, tôn chỉ, mục đích trong kịch bản này. 
Người sử dụng được đào tạo kiến thức thông 
tin, được phục vụ tài liệu và các sản phẩm 
thông tin - thư viện. Họ trở thành chủ thể 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/20208
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
chính trong hoạt động thư viện, mọi hoạt 
động thư viện đều hướng tới người sử dụng. 
Đây là bước chuyển quan trọng so với kịch 
bản 2, đó là: thư viện chuyển từ hoạt động xử 
lý sang hoạt động phục vụ. Tiêu chí về lượt 
người sử dụng thư viện, lượt sách, báo phục 
vụ trở thành tiêu chí chính để đánh giá hiệu 
quả hoạt động thư viện. 
Ngoài vốn tài liệu, thư viện sử dụng sản 
phẩm và dịch vụ thông tin thư viện để thu 
hút người sử dụng đến thông tin-thư viện. 
Người sử dụng trở thành “khách hàng”của 
thư viện, sức hút của thư viện nằm ở chất 
lượng sản phẩm và dịch vụ của thư viện. 
- Kịch bản 4: Thư viện là trung tâm thông 
tin, văn hóa và học tập cộng đồng có sự liên 
thông, liên kết với nhau và gắn kết các cộng 
đồng dân cư, tạo sự tiếp cận bình đẳng cho 
người sử dụng là tôn chỉ cao nhất trong hoạt 
động thư viện. 
Ngoài cung cấp các sản phẩm và dịch vụ 
thư viện, thư viện còn tổ chức các sự kiện 
văn hóa, các hoạt động thúc đẩy sự sáng 
tạo của người sử dụng. Thư viện không đơn 
thuần chỉ là nơi cung cấp sách, và các sản 
phẩm và dịch vụ liên quan đến sách, thư 
viện trở thành cầu nối, liên kết giữa các 
nhóm người, các cộng đồng với nhau tạo ra 
tác động tích cực đến văn hóa, con người. 
Lúc này tiêu chí để đánh giá thư viện nằm ở 
việc tác động của thư viện đến đời sống văn 
hóa, vật chất, tinh thần của người dân trong 
cộng đồng dân cư. 
Sức hút của thư viện nằm ở khả năng liên 
kết cộng đồng không chỉ là cầu nối giữa tác 
giả, tác phẩm với công chúng mà còn là cầu 
nối của các nhóm người trong cộng đồng xã 
hội, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, học 
tập, sinh hoạt và sáng tạo, phát triển các kỹ 
năng của con người. Đây là xu thế chung 
của thư viện trên thế giới. 
c) Triết lý 3: Triết lý về mối quan hệ giữa thư 
viện với nhu cầu và phương thức tiếp cận 
thông tin của cộng đồng (hay nói cách khác 
là vị trí của thư viện trong việc thực hiện quyền 
tiếp cận thông tin của công dân)
Nhu cầu và phương thức tiếp cận thông 
tin của cộng đồng là một trong những yếu tố 
quan trọng đến sự tồn tại của thư viện, bởi 
lẽ thư viện sinh ra có sứ mệnh để phục vụ 
nhu cầu thông tin, học tập, giải trí của người 
sử dụng. Bàn về mối quan hệ này có thể 
đưa ra các kịch bản như sau: 
- Kịch bản 1: là giai đoạn thư viện đi sau 
nhu cầu và phương thức tiếp cận thông tin 
của cộng đồng; giai đoạn này gắn với sự 
bùng nổ thông tin với khối lượng thông tin 
khổng lồ cần phải xử lý cũng như sự phát 
triển của khoa học và công nghệ khiến 
người sử dụng có nhiều cách thức tiếp cận 
thông tin hơn là đến thư viện. Thư viện phải 
cạnh tranh với nhiều loại hình có phục vụ 
nhu cầu thông tin khác nhau để có chỗ 
đứng đối với cộng đồng. 
- Kịch bản 2: là giai đoạn thư viện đi song 
hành với nhu cầu và phương thức tiếp cận 
thông tin của cộng đồng; giai đoạn này gắn 
với việc thư viện chuyển đổi mô hình hoạt 
động, dùng sức mạnh của khoa học và công 
nghệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ cạnh 
tranh với các loại hình có phục vụ nhu cầu 
thông tin khác để có chỗ đứng đối với cộng 
đồng. Đây là giai đoạn mà thư viện tạo ra 
thói quen, cũng như các kỹ năng thông tin 
cho người sử dụng nhằm kích thích nhu cầu 
và năng lực, phương thức tiếp cận thông tin 
tại thư viện. 
- Kịch bản 3: là giai đoạn thư viện vượt lên 
nhu cầu và phương thức tiếp cận thông tin 
của cộng đồng, cung cấp thông tin dưới mọi 
dạng thức đồng thời giữ vai trò là trung tâm 
định hướng thông tin cho cộng đồng, trở 
thành nhu cầu thiết yếu trong mọi hoạt động 
văn hóa, giáo dục của cộng đồng, thúc đẩy 
các hoạt động sáng tạo, đặc biệt thư viện 
giữ vai trò định hướng nhu cầu, hướng dẫn 
cách thức tiếp cận, kỹ năng thông tin của 
cộng đồng, thúc đẩy sự sáng tạo. Thư viện 
trở thành cầu nối giữa tác giả, tác phẩm đối 
với công chúng. 
Tổng hợp các kịch bản của 3 triết lý phát 
triển thư viện do tác giả đề cập, được thể 
hiện qua bảng sau: 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 9
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Bảng 1. Tổng hợp triết lý phát triển thư viện
Triết lý 1
Mục tiêu phát triển 
Triết lý 2
Phương tiện phát triển 
Triết lý 3
Mối quan hệ giữa thư viện 
với nhu cầu và phương 
thức tiếp cận thông tin của 
cộng đồng
Kịch bản 1
Thư viện là nơi lưu giữ tài 
liệu và phục vụ các đối 
tượng người sử dụng. 
Kịch bản 1
Quy mô vốn tài liệu là tiêu chí 
chủ yếu để đánh giá thư viện. 
Thư viện thu hút người đọc 
bằng vốn tài liệu. 
Kịch bản 1 
Thư viện đi sau nhu cầu và 
phương thức tiếp cận thông 
tin của cộng đồng.
Kịch bản 2
Thư viện là nơi lưu giữ tài 
liệu; tài liệu được xử lý theo 
trình tự, tiêu chuẩn chuyên 
môn, nghiệp vụ thư viện và 
phục vụ các đối tượng người 
sử dụng.
Kịch bản 2
chuẩn hóa nghiệp vụ thư viện 
để hội nhập và phát triển.
Chưa xác định thư viện thu 
hút người sử dụng bằng gì.
Kịch bản 2 
Thư viện đi song hành với 
nhu cầu và phương thức tiếp 
cận thông tin của cộng đồng.
Kịch bản 3
Thư viện không những là 
nơi lưu giữ và phục vụ tài 
liệu mà còn là nơi cung cấp 
các sản phẩm và dịch vụ 
thông tin thư viện phục vụ 
người sử dụng.
Kịch bản 3
Thư viện lấy người sử dụng là 
trung tâm 
Thư viện thu hút người sử 
dụng bằng sản phẩm và dịch 
vụ thông tin thư viện.
Kịch bản 3
Thư viện vượt lên nhu cầu 
và phương thức tiếp cận 
thông tin của cộng đồng định 
hướng thông tin và là yếu tố 
gắn kết cộng đồng.
Kịch bản 4 
Thư viện có sự liên thông, 
liên kết; là nơi sinh hoạt 
cộng đồng; tiếp cận thông 
tin, hưởng thụ các giá trị 
văn hóa; hỗ trợ việc học tập 
suốt đời của người sử dụng.
Kịch bản 4 
Thư viện là trung tâm thông 
tin, văn hóa và học tập cộng 
đồng.
Thư viện thu hút người sử 
dụng bằng sự liên kết, chia 
sẻ giữa các nhóm cộng đồng 
xã hội. 
3. THƯ VIỆN VIỆT NAM ĐANG ĐỨNG Ở ĐÂU 
 TRONG TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN? 
3.1. Triết lý 1 - Mục tiêu phát triển thư viện
Đa phần các thư viện ở Việt Nam bao 
gồm: các thư viện cấp huyện, thư viện cấp 
xã, thư viện trường học, thư viện cộng đồng 
vẫn đang dừng ở kịch bản 1. 
Các thư viện công cộng cấp tỉnh, thư viện 
trường đại học, thư viện viện nghiên cứu 
đang trong giai đoạn dịch chuyển từ kịch 
bản 2 sang kịch bản 3, tuy nhiên quá trình 
này diễn ra còn rất chậm bởi nhiều nguyên 
nhân trong đó phải kể đến như trình độ 
năng lực của người làm công tác thư viện, 
sự đầu tư của nhà nước, và đặc biệt là nhu 
cầu thông tin của người dân. 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202010
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
3.2. Triết lý 2 - Phương tiện phát triển thư viện
Đa phần các thư viện Việt Nam bao gồm 
các thư viện cấp huyện, thư viện cấp xã, thư 
viện trường học cả thư viện cộng đồng vẫn 
đang dừng ở kịch bản 1: các loại hình thư 
viện này vẫn đang tìm phương tiện để thực 
hiện mục tiêu của mình đó là xây dựng vốn 
tài liệu. 
Các thư viện công cộng cấp tỉnh, thư viện 
trường đại học, thư viện viện nghiên cứu 
đang dừng ở kịch bản 2: đó là chuẩn hóa 
nghiệp vụ thư viện. Các thư viện vẫn chưa 
có sự thống nhất trong việc lựa chọn các 
chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu để phù 
hợp với xu thế phát triển của thế giới; thư 
viện dành nhiều thời gian, kinh phí đầu tư 
trong việc chuẩn hóa nghiệp vụ xử lý tài liệu 
mà chưa chú trọng đến việc phát triển các 
dịch vụ thư viện, biểu hiện rõ nét nhất đó là 
trong phân công vị trí việc làm của thư viện, 
những người có trình độ chuyên môn giỏi 
thường được sắp xếp trong bộ phận xử lý 
tài liệu, người có trình độ chuyên môn bình 
thường hoặc không có chuyên môn thì đưa 
vào bộ phận phục vụ (đây là một nghịch lý 
với thư viện thế giới). 
3.3. Triết lý 3 - Mối quan hệ giữa thư viện 
với nhu cầu và phương thức tiếp cận 
thông tin của cộng đồng
Thư viện Việt Nam vẫn dừng ở kịch bản 1 
và đi sau nhu cầu sử dụng và phương thức 
tiếp cận thông tin của cộng đồng rất dài. 
Điều này được biểu hiện bởi 2 khía cạnh: 
Thứ nhất, thư viện chỉ cung cấp những gì 
mà thư viện có chứ chưa cung cấp những 
thứ mà xã hội cần từ vốn tài liệu đến các 
sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện. 
Thứ hai, phương thức tiếp cận thông tin 
của người dân thay đổi từng ngày từng giờ, 
nhưng hầu hết các thư viện Việt Nam vẫn 
“kiên định” trong cung cách phục vụ truyền 
thống đó là phục vụ tại thư viện hoặc phục 
vụ lưu động, người dùng có nhu cầu đọc tài 
liệu nào thì phục vụ tài liệu đó. Thư viện vẫn 
chưa phải là nơi định hướng thông tin cho 
người dân, mà chỉ là nơi để người dân đến 
“mượn sách” để đọc. 
4. THƯ VIỆN VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN 
THEO TRIẾT LÝ NÀO? 
Xuất phát từ bản chất khoa học của thư 
viện cũng như xu thế phát triển của thư viện 
hiện đại xin đưa ra triết lý phát triển thư viện 
được tiếp cận từ quyền tiếp cận thông tin 
của công dân dựa trên ba trụ cột chính: triết 
lý về mục tiêu phát triển, triết lý về phương 
tiện để phát triển và triết lý trong mối quan 
hệ giữa phát triển thư viện với nhu cầu và 
phương thức tiếp cận thông tin của cộng 
đồng như sau: 
- Triết lý mục tiêu theo kịch bản 4: Thư 
viện có sự liên thông, liên kết là nơi sinh 
hoạt cộng đồng; tiếp cận thông tin, hưởng 
thụ các giá trị văn hóa; hỗ trợ việc học tập 
suốt đời của người sử dụng
- Triết lý phương tiện theo kịch bản 4: Thư 
viện là trung tâm thông tin, trung tâm văn 
hóa, trung tâm học tập cộng đồng. Thư viện 
thu hút người sử dụng bằng sự liên kết, chia 
sẻ giữa các nhóm cộng đồng xã hội.
- Triết lý về mối quan hệ giữa phát triển 
thư viện với nhu cầu và phương thức tiếp 
cận thông tin của cộng đồng theo kịch bản 
3: thư viện thực sự có vai trò đối với xã hội, 
thư viện phải vượt lên nhu cầu tiếp cận thông 
tin của cộng đồng, định hướng, hướng dẫn, 
đảm bảo việc tiếp cận thông tin của cộng 
đồng, và trở thành một trong những phương 
thức quan trọng để người dân có thể tiếp 
cận thông tin và học tập. 
Có thể tóm lược triết lý phát triển của thư 
viện Việt Nam cần hướng tới như sau: 
Thư viện trở thành trung tâm thông tin, 
trung tâm văn hóa, trung tâm học tập cộng 
đồng mang lại sự tự do, bình đẳng trong tiếp 
cận thông tin, học tập suốt đời và hưởng thụ 
các giá trị văn hóa của người dân, là cầu 
nối gắn kết cộng đồng, tạo ra nhu cầu, định 
hướng sử dụng thông tin và hỗ trợ việc sáng 
tạo thúc đẩy văn hóa, giáo dục, khoa học và 
công nghệ, kinh tế - xã hội.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 11
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Đâu là vấn đề cốt lõi để thực hiện triết 
lý phát triển thư viện?
Nhà nước cần xây dựng khung chính sách 
dựa trên tiếp cận phát triển thư viện để đảm 
bảo quyền tiếp cận thông tin, tri thức, tạo 
môi trường học tập suốt đời của người dân 
và coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong định 
hướng phát triển. Thư viện Việt Nam cần có 
một công cuộc tái cấu trúc một cách toàn 
diện, trong đó có hai chính sách lớn cần làm 
ngay đó là: kiện toàn hệ thống thư viện và 
đổi mới hoạt động của thư viện. 
- Kiện toàn hệ thống thư viện với các 
phương tiện thực hiện chủ yếu là: thiết kế 
mạng lưới thư viện, xác định nội dung cần 
đầu tư trọng điểm cần được chú trọng: đó 
là xây dựng thư viện số quốc gia; đồng thời 
xác định hướng phát triển từng loại thư viện 
trên dựa trên những định hướng đã đề xuất. 
- Đổi mới hoạt động thư viện với các 
phương tiện chủ yếu là: đổi mới nội dung 
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực 
hiện tự chủ trong hoạt động thư viện và đổi 
mới đánh giá, xếp hạng thư viện. 
Các chính sách này cần đặt trong môi 
trường với ba yếu tố tác động, đó là: sự phát 
triển của khoa học và công nghệ, thói quen 
sử dụng thông tin và các chiến lược kích 
thích nhu cầu của người sử dụng và xây dựng 
thị trường sử dụng thông tin ở Việt Nam. 
KẾT LUẬN 
Để xây dựng luận cứ khoa học để xác 
định hướng tiếp cận trong xây dựng chính 
sách phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt 
Nam đã thôi thúc tác giả thực hiện nghiên 
cứu này. Đây mới chỉ là những nghiên cứu 
bước đầu với những nhận định theo phương 
pháp thực chứng (xuất phát từ việc chứng 
kiến sự phát triển của thư viện Việt Nam 
trong thời gian qua, sự phát triển của thư 
viện thế giới) để phân tích, luận bàn về các 
triết lý phát triển thư viện từ đó tìm ra xu 
hướng chung cho sự phát triển. 
Các kịch bản của mỗi triết lý là mỗi nấc 
thang trong phát triển thư viện từ thấp đến 
cao, thể hiện sự trưởng thành của lĩnh vực 
thư viện của một quốc gia và là xu thế phát 
triển tất yếu của thư viện thế giới. Phân tích 
nội dung của từng kịch bản, giúp ta nhận 
diện thư viện Việt Nam đang ở vị trí nào và 
cần có những chính sách gì để thúc đẩy, tạo 
động lực cho sự phát triển. 
Mỗi con người đều có một triết lý sống, 
mỗi tổ chức đều theo đuổi một triết lý để 
phát triển, và sự nghiệp thư viện ở Việt Nam 
cần lựa chọn một triết lý phù hợp để không 
bao giờ lạc nhịp với xu thế phát triển của thư 
viện thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam năm 2013.
2. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.
3. Luật Thư viện công cộng của nước Cộng 
hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa năm 2016, 
đường dẫn 
xinwen/201811/05/content_2065662.htm, truy 
cập ngày 29/3/2020, Lê Tùng Sơn dịch.
4. Tuyên ngôn của UNESCO về Thư viện 
công cộng năm 1994.
5. Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người 
được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông 
qua tại Nghị quyết số 217 A (III) ngày 
10/12/1948.
6. Tuyên ngôn của IFLA về Thư viện trường học.
7. Từ điển Oxford, đường dẫn: https://www.
oxfordlearnersdictionaries.com/definition/
english/philosophy?q=philosophy, truy cập 
ngày 29/3/2020.
8. Vũ Cao Đàm (2014). Nghịch lý và lối thoát, 
NXB Thế giới, trang 27.
9. Vũ Cao Đàm (2015). Lý thuyết hệ thống, 
Viện Chính sách và Quản lý, tr. 36.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-4-2020; 
Ngày phản biện đánh giá: 12-5-2020; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-7-2020).

File đính kèm:

  • pdftriet_ly_phat_trien_su_nghiep_thu_vien_o_viet_nam_mot_tiep_c.pdf