Tổ chức không gian trong thư viện Đại học

Thư viện đại học là loại hình thư viện chuyên ngành, là nơi yên tĩnh để sinh

viên, giáo viên và các nhà khoa học khai thác thông tin, tài liệu riêng, phục vụ cho

mục tiêu học tập và nghiên cứu khoa học.

Khi lập kế hoạch xây dựng thư viện đại học, các nhà quản lý và thiết kế phải

tạo được một không gian vừa yên tĩnh, vừa thoải mái, đáp ứng cho đối tượng và

mục tiêu sử dụng trên.

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong lĩnh vực

thông tin - thư viện trên thế giới, khi mà các ứng dụng của nó đang dần làm thay

đổi hoàn toàn các mô hình tổ chức và hoạt động trong các Thư viện nói chung và

Thư viện đại học nói riêng, biến những thư viện truyền thống thành những thư viện

hiện đại, thư viện điện tử, thì vấn đề tổ chức không gian trong Thư viện là một yếu

tố hết sức quan trọng, nó tạo nên đặc thù riêng của từng thư viện và góp phần dung

hòa giữa thư viện điện tử với thư viện truyền thống.

Liệu nhu cầu sử dụng thư viện truyền thống có còn khi bạn đọc có thể truy

cập vào thư viện ảo chỉ bằng một cái nhấp chuột ở bất kỳ đâu? Và vì lý do gì khiến

bạn đọc thay vì ngồi tại phòng trọ, tại quán cà phê hay dưới bóng mát của một gốc

cây lại tìm đến với thư viện? phải chăng cái thu hút họ đến với thư viện chính là

một không gian làm việc và học tập đặc trưng, nơi họ có thể tìm thấy sự hứng thú

và những tiện ích mà nơi khác không có ?

Tổ chức không gian trong thư viện Đại học trang 1

Trang 1

Tổ chức không gian trong thư viện Đại học trang 2

Trang 2

Tổ chức không gian trong thư viện Đại học trang 3

Trang 3

Tổ chức không gian trong thư viện Đại học trang 4

Trang 4

Tổ chức không gian trong thư viện Đại học trang 5

Trang 5

Tổ chức không gian trong thư viện Đại học trang 6

Trang 6

Tổ chức không gian trong thư viện Đại học trang 7

Trang 7

Tổ chức không gian trong thư viện Đại học trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10580
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức không gian trong thư viện Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức không gian trong thư viện Đại học

Tổ chức không gian trong thư viện Đại học
TỔ CHỨC KHÔ	G GIA	 TRO	G THƯ VIỆ	 ĐẠI HỌC 
Phạm Thanh Mai26, Đỗ Lê Anh 27 
 Thư viện đại học là loại hình thư viện chuyên ngành, là nơi yên tĩnh để sinh 
viên, giáo viên và các nhà khoa học khai thác thông tin, tài liệu riêng, phục vụ cho 
mục tiêu học tập và nghiên cứu khoa học. 
Khi lập kế hoạch xây dựng thư viện đại học, các nhà quản lý và thiết kế phải 
tạo được một không gian vừa yên tĩnh, vừa thoải mái, đáp ứng cho đối tượng và 
mục tiêu sử dụng trên. 
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong lĩnh vực 
thông tin - thư viện trên thế giới, khi mà các ứng dụng của nó đang dần làm thay 
đổi hoàn toàn các mô hình tổ chức và hoạt động trong các Thư viện nói chung và 
Thư viện đại học nói riêng, biến những thư viện truyền thống thành những thư viện 
hiện đại, thư viện điện tử, thì vấn đề tổ chức không gian trong Thư viện là một yếu 
tố hết sức quan trọng, nó tạo nên đặc thù riêng của từng thư viện và góp phần dung 
hòa giữa thư viện điện tử với thư viện truyền thống. 
Liệu nhu cầu sử dụng thư viện truyền thống có còn khi bạn đọc có thể truy 
cập vào thư viện ảo chỉ bằng một cái nhấp chuột ở bất kỳ đâu? Và vì lý do gì khiến 
bạn đọc thay vì ngồi tại phòng trọ, tại quán cà phê hay dưới bóng mát của một gốc 
cây lại tìm đến với thư viện? phải chăng cái thu hút họ đến với thư viện chính là 
một không gian làm việc và học tập đặc trưng, nơi họ có thể tìm thấy sự hứng thú 
và những tiện ích mà nơi khác không có ? 
Có vẻ như công nghệ thông tin đang ngày càng cô lập bạn đọc với thư viện 
truyền thống. Nếu thư viện ở các trường đại học và cao đẳng không kịp thời đổi 
mới thì trong tương lai gần chúng sẽ bị tụt hậu và bị thay thế bằng thư viện ảo, thư 
viện số. Chúng ta đều biết, công nghệ thông tin không thể thay thế hoàn toàn việc 
truyền thống thông qua xuất bản phNm. Hình ảnh những giá sách, những bàn đọc 
26
 ThS. Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin-Thư viện, ĐH N ông nghiệp HN 
27
 CN . Phó Giám đốc Trung tâm N goại ngữ, ĐH N ông nghiệp HN 
và những mái đầu miệt mài bên trang sách vẫn là những nét đẹp văn hóa không thể 
thiếu trong các trường đại học, tập quán đọc trên giấy vẫn chưa sẽ không bị thay 
thế hoàn toàn bởi thói quen truy cập và đọc online. N hưng đó cũng không phải là 
lý do để tồn tại những thư viện kiểu như kho giữ sách. Đối với thư viện hiện đại, 
điều quan trọng không chỉ có tài nguyên điện tử phong phú và một cơ sở hạ tầng 
về công nghệ thông tin mà còn là cách thức khai thác và sử dụng chúng như thế 
nào cho phù hợp với thói quen, trình độ của người dùng. Quan trọng hơn là môi 
trường đó phải kích thích được ham muốn, hứng thú của từng đối tượng sử dụng. . 
Thư viện đại học phục vụ đối tượng chủ yếu là sinh viên, có độ tuổi trung 
bình từ 18 - 23 và là những con người rất trẻ, rất năng động, ham thể nghiệm, tìm 
tòi cái mới và mong muốn thể hiện bản thân, vì vậy, không gian trong đó phải thật 
sự phù hợp với họ. Bạn đọc, nhất là sinh viên sẽ tìm đến thư viện khi nó là một nơi 
có đầy đủ các tiện ích, dịch vụ đi kèm dành cho việc khai thác và xử lý thông tin, 
đồng thời vừa có một không gian, một góc lý tưởng cho bản thân. Đôi khi, một giá 
sách gỗ với những cuốn sách cổ lại là cảm hứng cho sinh viên đến thư viện mặc dù 
có thể họ sẽ không bao giờ đọc những cuốn sách đó. 
Với một bộ phận không nhỏ sinh viên, bên cạnh việc đến Thư viện để tìm 
kiếm thông tin còn có nhu cầu được hòa nhập với môi trường nghiên cứu, khoa học 
và hòa nhập với cộng đồng, môi trường và cộng đồng đó, rất có thể sẽ là yếu tố để 
hình thành và bồi đắp những bản năng và nhân cách tích cực. Để đáp ứng được nhu 
cầu đó, không gian trong thư viện đại học phải mang tính mới mẻ, phong cách 
năng động và có bản sắc riêng, biến Thư viện sẽ trở thành môi trường sư phạm 
mới, đem đến cho sinh viên khả năng tương tác và hợp tác cao trong nghiên cứu và 
học tập. 
Chính vì vậy, việc giải quyết vấn đề không gian trong thư viện hiện đại cần 
có giải pháp hài hoà giữa công nghệ thông tin và tri thức truyền thống. Làm sao để 
không gian trong thư viện vừa mang tính hiện đại, vừa tôn trọng và gìn giữ những 
giá trị truyền thống. Sinh viên đến với thư viện đều với mong muốn được hưởng 
lợi từ các phát minh công nghệ cao và từ các tri thức tổng hợp của nhân loại. 
Thư viện đại học hiện đại cần là nơi tập trung đầy đủ các yếu tố về năng lực 
thông tin, phương tiện hiện đại và tập hợp dịch vụ linh hoạt có hướng dẫn. Không 
gian trong thư viện hiện đại có thể chia làm 7 phần chính: 
1. Không gian cho các bộ sưu tập 
Không gian dành cho các bộ sưu tập ngoài việc tính toán diện tích đủ 
cho số lượng bộ sưu tập hiện hành còn phải dành không gian cho số lượng 
tài liệu sẽ lưu trữ trong tương lai và không gian dự trữ cho việc bổ xung mới. 
N goài ra cũng cần dự trữ không gian cho những bộ sưu tập đặc biệt có 
thể phát sinh trong tương lai. 
Việc sắp xếp trong khu vực này cần xem xét sự liên quan, đặc trưng 
của các bộ sưu tập để tiện cho việc tra cứu của bạn đọc, tránh cho bạn đọc 
phải di chuyển quá nhiều. 
2. Không gian cho việc truy cập máy trạm 
Không gian cho máy trạm và OPAC cần được tính toán dựa trên ước 
lượng số người truy cập thường xuyên. Vị trí và cách thức xếp đặt có tính 
toán đến công năng của từng vùng, ví dụ cửa sổ OPAC sẽ tương tác với bạn 
đọc trong một khoảng thời gian ngắn ngay cả khi đứng, nhưng các máy trạm 
cần bố trí để bạn đọc có thể làm việc lâu dài và có thể cần sự hỗ trợ từ các 
dịch vụ xử lý thông tin khác. 
3. Không gian chỗ ngồi cho người sử dụng đa phần được xen kẽ cùng hai loại 
không gian trên, tuy nhiên, những vị trí đặc biệt sẽ đem lại hứng thú cho bạn 
đọc và là điểm nhấn cho thư viện. Có thể bạn đọc sẽ tìm một vị trí thuận lợi 
cho việc tra cứu và xử lý thông tin, nhưng cũng có thể họ muốn trải nghiệm 
một cảm giác về tinh thần khi muốn đến gần một cái vòm cửa, hay tìm một 
góc khuất yên tĩnh 
Không gian chỗ ngồi dành cho việc đọc sách thường thoáng và rộng 
hơn không gian dành cho truy cập máy trạm. Vị trí bàn đọc cũng cần sắp xếp 
thưa hơn bởi sự tập trung thị giác dành cho việc đọc tài liệu giấy thấp hơn là 
làm việc với màn hình máy tính, vì vậy, dễ bị mất tập trung bởi tác động bên 
ngoài hơn. 
4. Không gian làm việc cho nhân viên được tính toán dựa trên số lượng và tập 
quán làm việc của nhân viên. 
5. Không gian cho Hội nghị được tính toán dựa trên sự ước lượng về tần suất 
và các hình thức hội họp mà thư viện sẽ phục vụ. 
6. Các không gian đặc biệt khác như các phòng lab, phòng nghe nhìn, đa 
phương tiện, tập huấn kỹ năng, các khu dịch vụ thông tin như in ấn, 
photocoppy, các sảnh, cyber café 
Không gian này thể hiện tính năng động và sự linh hoạt của thư viện. 
N ó giúp cho bạn đọc được sử dụng một dịch vụ hoàn hảo và thuận tiện. 
7. Không gian khép kín là khu vực chỉ dành cho thiết bị đặc biệt như máy chủ, 
kho lưu trữ hay các phòng thao tác đặc biệt. 
Chúng ta có thể tham khảo sự phân bố tổ chức không gian trong mô hình thư 
viên đa chức năng của Trường Đại học kỹ thuật Vilnus Gidimina– Italy, nếu lấy 
tổng diện tich toàn thư viện là 100 % thì: 
- Khu vực hoạt động thư viện chiếm 50 – 65 % trong đó: 
+ Kho tài liệu : 20 – 25 %; 
+ Khu phục vụ: 25 – 30 %; 
+ Khu vực làm việc của cán bộ thư viện: 5 – 10 %. 
- Khu vực giành cho các hoạt động văn hóa - xã hội: 20 – 35 % (bao gồm: 
khu Café, khu hoạt động nghệ thuật, ngoại ngữ, huấn luyện kỹ năng, hội 
thảo và các hoạt động khác); 
- Khu phụ chiếm 10 – 20 % (hành lang, khu phục vụ kỹ thuật, tủ hành lý, khu 
vệ sinh ). 
Để trở thành một không gian lý tưởng cho bạn đọc, thư viện cần có một kiến 
trúc hợp lý, phong cách đặc trưng, các thiết kế trong đó cần thân thiện và thuận 
tiện cho việc học tập, nghiên cứu, phù hợp với điều kiện môi trường đối với dịch 
vụ của mình, nhân sự, tài nguyên và các bộ sưu tập, theo các tiêu chuNn về công 
thái học (nhân trắc học – ecgonomie). Điều này giúp cho bạn đọc dễ dàng thao tác 
trong khi tìm tài liệu và có thể làm việc lâu trong thư viện mà không phải chịu bất 
cứ tác động xấu nào đến tâm, sinh lý. 
Để đạt mục tiêu này, việc thiết kế cho không gian thư viện phải đạt: 
- Không gian thư viện có thể dễ dàng bố trí trong tương lai sau này. Sự sắp 
xếp linh hoạt, đáp ứng nguồn tài nguyên thông tin bổ sung ngày càng tăng, 
việc bố trí chiều cao tiêu chuNn cho phép có thể đặt các giá sách bất cứ nơi 
nào trong thư viện khi nguồn tài liệu tăng trưởng mà không ảnh hưởng đến 
cảnh quan, kiến trúc trong thư viện kể cả khi quá tải. 
- Các biển chỉ dẫn cần đầy đủ, rõ ràng và được đặt đúng vị trí sẽ giúp cho bạn 
đọc tự định hướng tới bộ sưu tập mình cần mà không phải nhờ đến sự chỉ 
dẫn của thư viện viên. 
- Các trang bị trong thư viện phù hợp với công năng sử dụng, tiện ích và 
tương tác tốt với người sử dụng. 
- Đèn chiếu sáng cần được tính toán cụ thể để đảm bảo đủ ánh sáng cần thiết 
cho từng khu vực cụ thể, tránh việc đèn ở trên, quạt trần ở dưới, gây lập lòe, 
ảnh hưởng đến thị giác. Vị trí đèn chiếu sáng (nhất là khu vực bàn đọc) cần 
được thiết kế sao cho sự phản chiếu của đèn không rơi vào trường thị giác 
gây chói và mỏi mệt. 
- Màu sắc sử dụng phù hợp với đối tượng sử dụng và bản sắc của thư viện, 
mục đích từng khu vực. Màu sắc có ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của con 
người, nó gây ra những cảm xúc khác nhau như buồn, vui, sảng khoái, tích 
cực hay mệt mỏi màu sắc còn giúp giải quyết các vấn đề về không gian 
nội thất, gây cảm giác tốt cho bạn đọc. N goài ra, màu sắc và ánh sáng có liên 
quan mật thiết với nhau, nếu được kết hợp đúng cách, chúng sẽ bổ sung và 
hỗ trợ nhau để khắc phục các nhược điểm của môi trường và tạo ra một hiệu 
quả không gian thNm mỹ phù hợp. 
- Các cột và và tường phải được giảm thiểu vì chúng ngăn chặn sự mở rộng dễ 
dàng không gian trong tương lai khi độc giả tăng trưởng thường xuyên hằng 
năm. 
- N goài các vấn đề phát sinh của thiết kế bền vững, sự phát triển của công 
nghệ để đáp ứng thông tin liên lạc, phương tiện truyền thông kỹ thuật số và 
không gian cần thiết để chứa nó cũng đang tăng trưởng nhanh chóng cần 
phải được đề cập và cân nhắc đến. 
Không gian khai thác thông tin 
Không gian nghiên cứu học tập 
Không gian trao đổi 
Không gian thư giãn 
Trong thời đại bùng nổ, phát triển vũ bão của công nghệ thông tin và tự 
động hóa, không gian trong thư viện đại học nếu kết hợp tốt các yếu tố kể trên sẽ 
tạo được một môi trường học tập và nghiên cứu hài hòa, đáp ứng được đòi hỏi 
ngày càng cao của bạn đọc và vẫn sẽ là nơi tập trung của sinh viên trước và sau 
mỗi giờ học, chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng xuất, chất 
lượng trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học. 

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_khong_gian_trong_thu_vien_dai_hoc.pdf