Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội

Từ nhiều năm nay, do nhận thức được tầm quan trọng của các tiêu chuNn

chung về xử lý thông tin nhằm tạo điều kiện cho việc trao đổi dữ liệu thư

mục, các thư viện Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thống nhất lựa

chọn một khổ mẫu thư mục chung cho cả nước. Cuộc Hội thảo Quốc gia về

"Hệ thống và tiêu chuNn cho thư viện Việt Nam" (26-28/9/2001) đã đưa ra

một trong các khuyến nghị lấy MARC 21 là khổ mẫu chuNn của Việt Nam.

Tiếp theo, Hội thảo "Xây dựng khổ mẫu MARC Việt Nam" (22-23/11/2001)

tổ chức tại Hà Nội đã đi đến kết luận quan trọng là cộng đồng thư viện Việt

Nam cần lựa chọn MARC 21 làm nền tảng để xây dựng MARC Việt Nam, và

đã đạt được sự đồng thuận cao. Từ đó, việc triển khai áp dụng MARC 21 đã

từng bước được thực hiện tại nhiều thư viện trên cả nước. MARC 21, chủ yếu

là khổ mẫu thư mục, đã thâm nhập vào Việt Nam thông qua việc áp dụng các

phần mềm quản trị thư viện mới do một số dự án hiện đại hoá thư viện đem

lại.

Trước khi áp dụng MARC 21, Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN đã chú ý

nghiên cứu về MARC nói chung và MARC 21 để chuNn bị cho bước đi sau

này. Từ năm 2001-2002 được thụ hưởng dự án giáo dục đại học mức A,

Trung tâm đã được trang bị phần mềm thư viện tích hợp Libol, và có điều

kiện để áp dụng MARC 21 một cách chính thức.

Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội trang 1

Trang 1

Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội trang 2

Trang 2

Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội trang 3

Trang 3

Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội trang 4

Trang 4

Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội trang 5

Trang 5

Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội trang 6

Trang 6

Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội trang 7

Trang 7

Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 6820
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội

Tình hình áp dụng Marc 21 tại trung tâm thông tin, thư viện đại học Quốc gia Hà Nội
TÌH HÌH ÁP DỤG MARC 21 
TẠI TRUG TÂM THÔG TI-THƯ VIỆ, ĐHQGH 
 Hoàng Thị Hoà∗ 
Mở đầu 
Từ nhiều năm nay, do nhận thức được tầm quan trọng của các tiêu chuNn 
chung về xử lý thông tin nhằm tạo điều kiện cho việc trao đổi dữ liệu thư 
mục, các thư viện Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thống nhất lựa 
chọn một khổ mẫu thư mục chung cho cả nước. Cuộc Hội thảo Quốc gia về 
"Hệ thống và tiêu chuNn cho thư viện Việt Nam" (26-28/9/2001) đã đưa ra 
một trong các khuyến nghị lấy MARC 21 là khổ mẫu chuNn của Việt Nam. 
Tiếp theo, Hội thảo "Xây dựng khổ mẫu MARC Việt Nam" (22-23/11/2001) 
tổ chức tại Hà Nội đã đi đến kết luận quan trọng là cộng đồng thư viện Việt 
Nam cần lựa chọn MARC 21 làm nền tảng để xây dựng MARC Việt Nam, và 
đã đạt được sự đồng thuận cao. Từ đó, việc triển khai áp dụng MARC 21 đã 
từng bước được thực hiện tại nhiều thư viện trên cả nước. MARC 21, chủ yếu 
là khổ mẫu thư mục, đã thâm nhập vào Việt Nam thông qua việc áp dụng các 
phần mềm quản trị thư viện mới do một số dự án hiện đại hoá thư viện đem 
lại. 
Trước khi áp dụng MARC 21, Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN đã chú ý 
nghiên cứu về MARC nói chung và MARC 21 để chuNn bị cho bước đi sau 
này. Từ năm 2001-2002 được thụ hưởng dự án giáo dục đại học mức A, 
Trung tâm đã được trang bị phần mềm thư viện tích hợp Libol, và có điều 
kiện để áp dụng MARC 21 một cách chính thức. 
I. THỰC TRẠG ÁP DỤG MARC 21 TẠI TRUG TÂM 
1.1 Giai đoạn 1 (Từ 2001-2002): 
 Giai đoạn tiếp nhận phần mềm, làm quen với khổ mẫu mới, chủ yếu 
triển khai ở hai phân hệ bổ sung và biên mục. 
Ban đầu, cán bộ biên mục tiếp cận với MARC 21 thông qua tập huấn 
chuyển giao công nghệ của Công ty Tinh Vân. Tuy nhiên, do cán bộ của 
Trung tâm chưa được đào tạo bài bản về MARC 21, nên việc chuyển giao 
phần mềm và đợt tập huấn ngắn ngày của Công ty chưa thực sự đáp ứng được 
yêu cầu hiểu biết cặn kẽ về khổ mẫu biên mục mới. 
Để khắc phục những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu khi biên mục, Trung tâm 
đã phối hợp với công ty Tinh Vân xây dựng phiếu nhập tin (Worksheets) dựa 
∗ ThS.Trưởng phòng Biên mục, Trung tâm TT-TV ĐHQGHN 
vào các trường MARC 21, chủ yếu cho tài liệu dạng giấy là sách, luận án, 
luận văn, đề tài NCKH. Phiếu nhập tin sử dụng chủ yếu 28 trường thuộc các 
khối sau: 
0XX Vùng thông tin về các số và mã (7 trường) 
1XX Vùng các tiêu đề chính (3 trường) 
2XX Vùng nhan đề, thông tin trách nhiệm, 
 thông tin xuất bản (4 trường) 
3XX Vùng các mô tả vật lý (1 trường) 
4XX Vùng thông tin tùng thư (1 trường) 
5XX Vùng các phụ chú (1 trường) 
6XX Vùng các tiêu đề bổ sung là chủ đề (1 trường) 
7XX Vùng các tiêu đề bổ sung khác (1 trường) 
9XX Vùng sử dụng cục bộ (9 trường) 
- Khối trường số và mã: Đã sử dụng hầu hết các trường thường dùng cho 
việc mã hoá dữ liệu 
- Khối trường dữ liệu có độ dài biến động: Ngoài các trường chứa thông 
tin chính, mới sử dụng 1 trường ở vùng phụ chú là trường 520 Tóm tắt (dùng 
cho dạng tài liệu luận án, luận văn, đề tài NCKH, bài trích tạp chí) 
Vùng 6XX Các tiêu đề bổ sung là chủ đề, thì chỉ mới sử dụng 1 trường 
653 Thuật ngữ chủ đề không kiểm soát. Hiện nay Trung tâm chưa triển khai 
áp dụng được bộ đề mục chủ đề (Subject Headings). 
Vùng các tiêu đề bổ sung, mới sử dụng trường 700 Tiêu đề bổ sung - Tên 
cá nhân 
Vùng 9XX sử dụng cục bộ, đã dùng một số trường phù hợp với đặc điểm 
riêng của Trung tâm, như trường 928 Số đăng ký cá biệt, có 6 trường con 
dành cho các kho tài liệu khác nhau. Do phần mềm Libol tuân thủ chuNn 
MARC 21, có thể dễ dàng tạo thêm trường mới cho những sử dụng cục bộ 
trong vùng nhãn trường bảo lưu. 
2.1 Giai đoạn 2: (Từ năm 2002 đến nay) 
Đây là giai đoạn có những bước tiến quan trọng trong áp dụng MARC 
21, mở rộng sử dụng thêm một số trường của khổ mẫu, đặc biệt từ giữa năm 
2005 khi tài liệu "MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục" được chính thức 
ban hành. Trung tâm đã tiếp tục hoàn thiện phiếu nhập tin cho ấn phNm định 
kỳ, tài liệu phi giấy, bài trích tạp chí, báo cáo khoa học để sử dụng khi cần 
thiết. Đã dùng thêm một số trường như 710 Tiêu đề bổ sung - Tên tập thể. 
Vùng các trường liên kết, đã sử dụng trường 773 Tài liệu chủ cho mô tả bài 
trích, trường 774 Đơn vị hợp thành. Vùng sử dụng cục bộ, có thêm các trường 
phụ chú luận án, một số trường dành cho thông tin đặc thù về đề tài NCKH, 
CSDL thư mục v.v... Tuy nhiên vấn đề mô tả sách bộ và liên kết biểu ghi sách 
bộ cần được nghiên cứu kỹ hơn để có vận dụng phù hợp với biên mục MARC 21. 
Từ giữa năm 2005, do cán bộ biên mục đã thành thạo hơn nên chỉ còn sử 
dụng phiếu nhập tin với luận án và đề tài NCKH (có phần tóm tắt nội dung 
nhập vào trường 520). Các dạng tài liệu khác được biên mục trực tiếp và nhập 
thẳng vào máy. 
Các hình thức biên mục chủ yếu theo MARC 21 
- Biên mục gốc hay còn gọi là biên mục nguyên thuỷ (Original 
Cataloging): Áp dụng khi biên mục hầu hết các dạng tài liệu được nhập vào 
Trung tâm, chủ yếu là nguồn tài liệu trong nước. Đây là việc tạo lập biểu ghi 
mới và xây dựng CSDL tài liệu của Trung tâm. Giai đoạn đầu, tài liệu được 
xử lý trên phiếu nhập tin, sau đó được nhập máy và biên mục theo quy trình 
tại Phòng Bổ sung và Phòng Biên mục. 
- Biên mục qua mạng ITERET: Đối với tài liệu nước ngoài, chủ yếu 
là sách 
tiếng Anh do Quỹ châu Á tài trợ, cán bộ biên mục sử dụng chuNn Z39.50 
để truy nhập và tải biểu ghi từ các Thư viện nước ngoài như Thư viện Quốc 
hội Mỹ, Thư viện Quốc gia Úc, và một số thư viện đại học khác về để sử 
dụng. Hình thức biên mục này có rất nhiều thuận lợi, không phải xử lý trên 
phiếu nhập tin, không phải nhập máy, lại bảo đảm tính chính xác của ngôn 
ngữ gốc và dữ liệu thư mục của biểu ghi. Trung tâm vẫn giữ nguyên các yếu 
tố của biểu ghi, rồi thêm vào các trường dành cho số đăng ký cá biệt (số kho), 
chỉ số xếp giá kho mở, từ khoá tiếng Việt là những yếu tố đặc thù của Trung 
tâm. Hiện nay cũng đã sử dụng hình thức biên mục này đối với tạp chí tiếng 
Anh do Quỹ Ford tài trợ. 
Các sản ph@m, dịch vụ thông tin thư viện khi biên mục MARC 21 
Toàn bộ CSDL các dạng tài liệu, kết quả của biên mục đã tạo ra mục lục 
điện tử, được đưa lên mạng LAN của Trung tâm, mạng VNUnet và kết nối 
Internet, phục vụ người dùng tin cả trong và ngoài ĐHQGHN. Từ kết quả 
phân loại, biên mục tài liệu, có thể dễ dàng tạo lập ký hiệu xếp giá và in nhãn 
xếp giá cho kho mở, in phiếu mục lục, in thư mục thông báo sách mới hàng 
tháng giới thiệu trong Bản tin điện tử của Trung tâm. Biên mục cấu trúc 
MARC 21 đã góp phần làm thay đổi về chất hoạt động xử lý, tổ chức thông 
tin, tạo ra các sản phNm và dịch vụ thông tin - thư viện ngày càng phong phú 
với chất lượng cao hơn. Các sản phNm dịch vụ của Trung tâm đã có khả năng 
chia sẻ nhờ tính liên thông của phần mềm và việc áp dụng những tiêu chuNn 
chung về xử lý thông tin tư liệu. 
 Song song với hình thức tra cứu tìm tin trên mạng, hệ thống tra cứu 
truyền thống bằng mục lục phiếu vẫn tiếp tục được duy trì tại một số Phòng 
PVBĐ chưa có kho sách mở. Gần đây, Trung tâm đã tập trung đầu tư mạnh 
mẽ hơn cho cơ sở hạ tầng thông tin, trang bị thêm nhiều máy tính nối mạng 
tại các Phòng PVBĐ ở các khu vực, do vậy đã thu hẹp dần hệ thống mục lục 
phiếu tại các kho tra cứu, kho mở tại Phòng PVBĐ Chung và Mễ Trì. 
Vấn đề sử dụng các chỉ thị (Indicators) 
MARC 21 cho phép nhập trực tiếp các chỉ thị (Indicators), mã trường 
con (Subfields) cùng với dữ liệu thư mục. Hiện nay mới chỉ áp dụng điền chỉ 
thị cho các trường 100 Tiêu đề chính, 245 Nhan đề và thông tin trách nhiệm 
và 700 Tiêu đề bổ sung - tên riêng. MARC 21 là khổ mẫu có quan hệ chặt chẽ 
với AACR2, Trung tâm đã chú ý nghiên cứu và bước đầu áp dụng tạo lập các 
điểm truy nhập theo AACR2. Đối với các trường khác, chưa có điều kiện 
nghiên cứu và áp dụng một cách đầy đủ. 
 hãn trường Chỉ thị Mã trường con 
 100 1# $aNguyễn, Đình Triệu 
 100 0# $aXuân Diệu 
 700 1# $aVõ, Thành Hiệu 
 700 0# $aHữu Đạt 
 245 10 $aTổng hợp một số dẫn xuất phenol... 
245 14 $aThe organization of information / 
Arlene G. Taylor 
Trường tiêu đề chính, tiêu đề bổ sung - tên cá nhân: Theo MARC 21, sử 
dụng chỉ thị 1, giá trị 1 đối với Tên gồm Họ, lập tiêu đề mô tả chính với Họ 
làm dẫn tố, sau Họ có dấu phảy theo Quy tắc AACR2. Nếu tên không gồm 
Họ, lập tiêu đề theo đúng như ghi trên tài liệu, nhập chỉ thị 1 với giá trị 0, 
không dùng dấu phảy. Trường 245 chỉ thị 10 có nghĩa báo cho máy tính lập 
tiêu đề bổ sung theo nhan đề và không có ký tự cần bỏ qua khi sắp xếp. Chỉ 
thị 14 là có lập tiêu đề bổ sung theo nhan đề, số ký tự bỏ qua khi sắp xếp là 4. 
Thuận lợi và những mặt còn tồn tại 
MARC 21 là khổ mẫu tích hợp gắn liền với AACR2 nhưng vẫn cho phép 
sử dụng quy tắc ISBD trong khi chưa chính thức áp dụng AACR2, vì tới 90% 
nội dung của AACR2 cũng dựa vào ISBD. Từ 2005, tài liệu hướng dẫn 
"MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục" được chính thức ban hành, là cơ sở 
để Trung tâm tiếp tục hoàn thiện biên mục theo MARC 21. 
Cho đến nay, toàn bộ tài liệu được bổ sung từ nguồn trong nước, luận án, 
đề tài 
NCKH của ĐHQGHN và một số tài liệu phi giấy đều thực hiện biên mục 
gốc. Trong bối cảnh chưa có kiểm soát tính thống nhất về biên mục trong các 
thư viện Việt Nam, Trung tâm đã căn cứ vào các quy tắc biên mục hiện hành, 
vận dụng vào thực tế vốn tài liệu của mình để xây dựng các bản quy định tạm 
thời cho quy trình xử lý tài liệu. Đây chỉ là những giải pháp mang tính tính thế 
nhằm đảm bảo sự nhất quán cần thiết trong biên mục của Trung tâm. 
II. HƯỚG ÁP DỤG MARC 21 THỜI GIA TỚI 
Đứng trước yêu cầu chuNn hoá và hội nhập, tổ chức phục vụ thông tin đi vào chiều sâu, cần tiếp tục khai thác các tính năng của 
MARC 21 một cách đầy đủ hơn, tập trung vào những điểm sau: 
2.1 Khối trường kiểm soát biểu ghi: sử dụng trường 008 cho tất cả các 
dạng tài liệu. Libol hỗ trợ việc nhập liệu cho những trường MARC đặc biệt, 
do vậy cần thiết lập (hoặc lựa chọn) giao diện nhập liệu cho trường 008. 
Trường này có một vị trí quan trọng, cung cấp thông tin cho việc xử lý và 
kiểm soát dữ liệu được nhập vào biểu ghi . 
2.2 Chú trọng áp dụng liên kết biểu ghi theo chu@n MARC 21: trong khối 
trường 7XX có các trường liên kết 76X-78X dành cho mô tả ấn phNm liên 
quan đến tài liệu đang được biên mục 
2.3 Vấn đề các chỉ thị: 
Chỉ thị là thành phần bắt buộc của khổ mẫu, vì vậy phảỉ nhập chỉ thị ở tất 
cả các trường dữ liệu theo đúng hướng dẫn, không phải chỉ nhập ở 3 trường 
được lập làm tiêu đề (điểm truy nhập) như hiện tại. Lưu ý rằng, vị trí chỉ thị 
không xác định trong Libol sử dụng ký hiệu "#" để thể hiện khoảng trống. Nó 
là mẫu hiển thị do phần mềm mặc định, người biên mục không cần phải nhập 
vào. Ký hiệu chỉ khoảng trống này có khác giữa các phần mềm thư viện tích 
hợp khác nhau. Trong biểu ghi trực tuyến của Thư viện Quốc hội Mỹ, ký tự 
này là dấu gạch dưới (1_), còn OCLC hiện nay lại sử dụng ký tự b (chữ b có 1 
gạch chéo chồng lên trên). 
2.4 ghiên cứu áp dụng Khổ mẫu vốn tư liệu khi có đủ điều kiện 
Đây là khổ mẫu nằm trong tổng thể của MARC 21 (bao gồm 4 khổ mẫu 
cơ bản là khổ mẫu thư mục (Bibliographic Format), khổ mẫu phân loại 
(Classification Format), khổ mẫu vốn tư liệu (Holdings Format) và khổ mẫu 
thông tin cộng đồng (Communication Format). 
Tại sao chúng ta nên áp dụng khổ mẫu vốn tư liệu? Hiện nay các thư viện 
tiên tiến trên thế giới đang tiến đến môi trường chia sẻ biểu ghi vốn tư liệu, 
cũng giống như chia sẻ các biểu ghi thư mục. Môi trường chia sẻ đó tạo ra 
một cái nhìn toàn diện hơn về quy mô vốn tài liệu và thay đổi cách thức xem 
xét các giải pháp cục bộ liên quan đến công tác bổ sung, lập báo cáo về ấn 
phNm định kỳ, và việc tạo ra các biểu ghi vốn tư liệu hiện có. Khổ mẫu vốn tư 
liệu MARC 21 hỗ trợ cả hai khả năng dự báo và không dự báo bổ sung ấn 
phNm định kỳ và không định kỳ. Nó cho phép các ứng dụng hỗ trợ xử lý dữ 
liệu chính xác và thực hiện các công việc thường ngày dễ dàng hơn. Khổ mẫu 
vốn tư liệu được sử dụng cho các tài liệu một tập, ấn phNm định kỳ và chuyên 
khảo nhiều tập. Nó cũng được dùng cho sách bộ cũng như các phụ trương, 
bảng tra, và tài liệu đi kèm, cho dù có cùng loại hình hay không. 
Khổ mẫu vốn tư liệu được xây dựng cho các mục đích cụ thể. Một trong 
những chức năng chính của khổ mẫu là "thông báo", tức là trao đổi thông tin 
về vốn tài liệu giữa các hệ thống với nhau. Do đó, khổ mẫu có hai mục đích 
chính là trợ giúp phân hệ mượn trả (lưu thông) và hiển thị thông báo về tài 
liệu trong các mục lục trực tuyến. Biểu ghi vốn tư liệu được liên kết tới biểu 
ghi thư mục khi cần thiết. Khi một tài liệu được mượn, số mã vạch trên sách 
được chuyển thành số mã vạch trong biểu ghi. Trạng thái của tài liệu thay đổi 
thành "đang mượn" hoặc thành những trạng thái thích hợp khác. Biểu ghi ấn 
phNm tạm thời được liên kết với biểu ghi dữ liệu bạn đọc, người vừa mượn tài 
liệu đó. Thông qua biểu ghi vốn tư liệu, người sử dụng mục lục có thể biết 
từng tài liệu (có bao nhiêu bản) mà thư viện có, cũng như cuốn nào đã có 
người mượn (tuy nhiên, thông tin về độc giả thường không hiển thị trong mục 
lục trực tuyến). 
Một ứng dụng quan trọng khác của khổ mẫu vốn tư liệu là chức năng hỗ 
trợ kiểm soát ấn phNm định kỳ, bao gồm mượn trả, khiếu nại, đóng tập, thống 
kê ngân sách bổ sung. Hơn nữa, thông tin về vốn tư liệu còn cho biết vốn tài 
liệu có trong từng thư viện cụ thể khi tham gia vào mục lục liên hợp. 
Đầu biểu 
Là trường đầu tiên của một biểu ghi vốn tư liệu, tương tự như đầu biểu 
của biểu ghi thư mục. 
Trường 008 
Trường 008 gồm 1 số mã, cung cấp thông tin về hoá đơn, tình trạng và 
phương thức bổ sung, chính sách bổ sung, mức độ đầy đủ, chính sách cho 
mượn và tái bản tài liệu. 
Các trường ghi chú (583, 841, 843, 845) 
Thông tin về hoạt động xử lý nội bộ, tu sửa, bảo quản, ghi chú tái bản và 
ghi chú thuật ngữ kiểm soát được sử dụng. 
Trường 852 Địa điểm lưu giữ 
Việc sử dụng trường 852 cho nhiều bản của một tài liệu được xếp ở 
nhiều địa điểm khác nhau, giải quyết khó khăn về lâu dài cho các thư viện đa 
ngành dùng biểu ghi MARC. Mặc dù khổ mẫu thư mục cho phép nhập nhiều 
ký hiệu xếp giá của loại biểu ghi thư mục giống nhau, vẫn có điểm không rõ 
ràng hoặc cách thức chuNn hoá cho thấy những ký hiệu xếp giá đó đã được sử 
dụng tại mỗi thư viện. 
Tên (định danh) đơn vị phân chia và mẫu (kỳ) xuất bản (853, 854, 
855) 
Các nhãn trường này chứa thông báo về tên và mẫu dành cho tất cả các 
đơn vị thư mục cơ bản, các phụ trương, bảng tra ... 
Số thứ tự và định danh thứ tự theo thời gian (863, 864, 865) 
Bao gồm thông tin số thứ tự và thời gian dành cho các đơn vị thư mục cơ 
bản, các phụ trương, bảng tra ... 
Các trường sử dụng cục bộ: được dùng phổ biến nhất trong khổ mẫu này 
là các trường 049, 590, 599, 910, và 949 chưa thông tin mã vạch, ký hiệu xếp 
giá, mã thư viện, mã của sưu tập (như Ref dành cho tài liệu tra cứu), giá tiền, 
số tập và các số khác. 
Thuyết minh vốn tư liệu (866, 867, 868) 
Các trường này bao gồm lời thuyết minh về vốn tư liệu của biểu ghi thư 
mục. Lời thuyết minh vốn tư liệu là thông tin dạng văn bản (so với thông tin 
mã hoá trong trường 863-865, được ghi vào một trường con, có thể được dùng 
phối hợp với các trường khác cho mục đích hiển thị. 
2.5 Về biên mục gốc: tiếp tục nâng cao chất lượng biểu ghi và CSDL thư mục 
thông qua kiểm soát tính nhất quán trong biên mục. Áp dụng các bộ từ khoá 
có kiểm soát, chính thức sử dụng khung phân loại DDC 14 và mở rộng áp 
dụng AACR2 khi có tài liệu hướng dẫn chính thức. 
Như chúng ta đã biết, MARC 21 gắn chặt chẽ với AACR2, do vậy việc 
tạo lập các điểm truy nhập được quan tâm hàng đầu. Trung tâm cần từng bước 
triển khai xây dựng hồ sơ kiểm soát tính thống nhất về biên mục, trước mắt 
cần đặc biệt quan tâm xây dựng CSDL đặc thù tên cá nhân, tên cơ quan tổ 
chức, có liên kết tìm kiếm đến biểu ghi thư mục. Năm sinh (năm mất) của tác 
giả đi kèm với tên, vừa đảm bảo tuân thủ AACR2, vừa phục vụ tra tìm thông 
tin chính xác, là yếu tố loại bỏ trùng lặp tên cá nhân trong tiêu đề của biểu ghi 
thư mục. 
2.6 Biên mục qua mạng: triệt để tận dụng lợi thế của Libol để tải biểu ghi về, 
tiết kiệm chi phí biên mục, đảm bảo tính chính xác của biểu ghi gốc. 
Qua 5 năm áp dụng tại Trung tâm, có thể thấy việc biên mục theo MARC 
21 có nhiều ưu điểm. MARC 21 là khổ mẫu tích hợp, dùng chung cho mọi 
loại hình tài liệu, chỉ cần thêm hoặc bớt các trường dữ liệu đặc thù cho phù 
hợp. Những quy định chặt chẽ và chi tiết của khổ mẫu đảm bảo sự trao đổi dữ 
liệu một cách tốt nhất không chỉ ở quy mô quốc gia mà cả quy mô quốc tế. Do 
đó, MARC 21 vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong trao đổi thông tin 
thư mục, là nền tảng cho công tác tự động hoá thư viện. 
Tài liệu tham khảo 
1. MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục / Trung tâm TTKH&CNQG. - H., 
2005. - 334 tr. 
2. Quan hệ giữa các khổ mẫu trong tổng thể MARC 21 / Vũ Văn Sơn. - Tạp 
chí Thông tin & Tư liệu. - 2003, Số 2. - tr. 14-20. 
3. Tài liệu hướng dẫn mô tả ấn phNm : dùng cho mục lục thư viện / Thư viện 
Quốc gia Việt Nam. - H., 1994. - 115 tr. 
4. Implementing MARC 21 for Holdings / Diane Hillmann, ... 
5. MARC Manual : understanding and using MARC records / Deborah J. 
Byrne. - 2nd ed. - Colorado : Library Unlimited, 1998. - 263 p. 
6. MARC 21 for everyone : a practical guide / Deborah A. Fritz. - Chicago : 
ALA, 2003. - 188 p. 
7. The Organization of Information / Arlene G. Taylor. - Englewood, 
Colorado : Library Unlimited, 1999. - 417 p. 
8.  
9. MARC 21 Concise Bibliographic: Linking Entry Fields (76X-78X) 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_ap_dung_marc_21_tai_trung_tam_thong_tin_thu_vien_d.pdf