Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và

nền kinh tế tri thức đã tác động mạnh mẽ

đến các lĩnh vực của đời sống, xã hội trong

đó có hoạt động thông tin thư-viện (TT-TV).

Sự tác động đó đang làm thay đổi phương

thức hoạt động của các thư viện: từ thư viện

truyền thống với tài liệu in chuyển sang thư

viện điện tử, thư viện số với tài nguyên số.

Quản trị tri thức là một yêu cầu đặt ra đối

với các tổ chức, doanh nghiệp trong đó

có các thư viện đại học. Quản trị tri thức

số đang là vấn đề được ưu tiên hàng đầu

của các thư viện đại học Việt Nam hiện

nay. Các thư viện đại học đã và đang từng

bước xây dựng thư viện điện tử, thư viện

số với tài nguyên số để chuẩn bị cho quá

trình quản trị tri thức số trong hoạt động

của mình. Tin học hóa là yếu tố cốt lõi của

các thư viện trong việc quản trị tri thức số

nhằm quản lý, chia sẻ, ứng dụng, cung cấp

tài nguyên số tạo điều kiện cho bạn đọc

tiếp cận nhiều sản phẩm và dịch vụ hiện

đại, truy cập các cơ sở dữ liệu đa dạng,

phong phú trong nước và quốc tế. Cùng

với sự phát triển chung của các thư viện

đại học Việt Nam, Thư viện Trường Đại học

Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

(sau đây gọi tắt là Thư viện) cũng không

nằm ngoài xu hướng đó. Để nâng cao chất

lượng hoạt động của mình, Thư viện đã và

đang từng bước triển khai tin học hóa trong

việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ và

tạo lập tài nguyên số để có thể thực hiện

được việc quản trị tri thức số của đơn vị

nhằm phát triển một thư viện hiện đại trong

tương lai.

Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10200
Bạn đang xem tài liệu "Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa

Tin học hóa quản trị tri thức tại thư viện trường đại học văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
33THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2019
TIN HỌC HÓA QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, 
THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA 
Nguyễn Thị Nhung 
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Tóm tắt: Quản trị tri thức số có vai trò quan trọng trong sự phát triển thư viện hiện đại. Bài viết 
tập trung phân tích ứng dụng tin học hóa để quản trị tri thức số tại Thư viện Trường Đại học Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch Thanh Hóa với những thuận lợi và khó khăn trong việc quản trị tri thức số, từ đó 
tìm ra giải pháp để triển khai hiệu quả hơn.
Từ khóa: Quản trị tri thức; quản trị tri thức số; tin học hóa; phần mềm quản trị thư viện. 
1. Đặt vấn đề
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và 
nền kinh tế tri thức đã tác động mạnh mẽ 
đến các lĩnh vực của đời sống, xã hội trong 
đó có hoạt động thông tin thư-viện (TT-TV). 
Sự tác động đó đang làm thay đổi phương 
thức hoạt động của các thư viện: từ thư viện 
truyền thống với tài liệu in chuyển sang thư 
viện điện tử, thư viện số với tài nguyên số. 
Quản trị tri thức là một yêu cầu đặt ra đối 
với các tổ chức, doanh nghiệp trong đó 
có các thư viện đại học. Quản trị tri thức 
số đang là vấn đề được ưu tiên hàng đầu 
của các thư viện đại học Việt Nam hiện 
nay. Các thư viện đại học đã và đang từng 
bước xây dựng thư viện điện tử, thư viện 
số với tài nguyên số để chuẩn bị cho quá 
trình quản trị tri thức số trong hoạt động 
của mình. Tin học hóa là yếu tố cốt lõi của 
các thư viện trong việc quản trị tri thức số 
nhằm quản lý, chia sẻ, ứng dụng, cung cấp 
tài nguyên số tạo điều kiện cho bạn đọc 
tiếp cận nhiều sản phẩm và dịch vụ hiện 
đại, truy cập các cơ sở dữ liệu đa dạng, 
phong phú trong nước và quốc tế. Cùng 
với sự phát triển chung của các thư viện 
đại học Việt Nam, Thư viện Trường Đại học 
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
(sau đây gọi tắt là Thư viện) cũng không 
nằm ngoài xu hướng đó. Để nâng cao chất 
lượng hoạt động của mình, Thư viện đã và 
đang từng bước triển khai tin học hóa trong 
việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ và 
tạo lập tài nguyên số để có thể thực hiện 
được việc quản trị tri thức số của đơn vị 
nhằm phát triển một thư viện hiện đại trong 
tương lai. 
2. Thực trạng tin học hóa để quản trị 
tri thức số tại Thư viện Trường Đại học 
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Quản trị tri thức số trong thư viện bao 
gồm các yếu tố nhân lực, nguồn tài nguyên 
số, cơ sở vật chất trang thiết bị công nghệ, 
người dùng trong môi trường số và các hoạt 
động xây dựng tài nguyên số, xử lý, lưu trữ, 
tìm kiếm, chia sẻ và cung cấp tài nguyên 
số. Những yếu tố và hoạt động đó đòi hỏi 
các thư viện cần phải hiện đại hóa và đẩy 
mạnh quá trình tin học hóa với việc ứng 
dụng công nghệ hiện đại trong quá trình 
hoạt động. 
 Thư viện nói chung và Thư viện Trường 
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh 
Hóa nói riêng cũng đang thực hiện việc 
chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang 
thư viện số với việc xây dựng tài nguyên 
số. Đây là một trong số các nhiệm vụ, mục 
tiêu hàng đầu của thư viện hiện nay. Thư 
viện đang thực hiện việc chuyển đổi thông 
qua việc tin học hóa, ứng dụng phần mềm 
quản trị để có thể thực hiện việc quản trị tri 
thức số của mình trong thời gian tới. 
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
34 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2019
2.1. Quản trị tri thức số thông qua tin 
học hóa
Tin học hóa để quản trị tri thức số hay 
nói cách khác quản trị tri thức số thông qua 
quá trình tin học hóa như thế nào là điều 
mà các thư viện hiện nay rất quan tâm. Bởi 
muốn quản trị tri thức số thì cần có một 
hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tốt. 
Để thực hiện được điều đó thì vấn đề tin 
học hóa là điều cần thiết. Tin học hóa là 
sử dụng máy tính và công nghệ mạng máy 
tính trong tất cả các hoạt động của thư viện 
nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và mở 
rộng khả năng cung cấp dịch vụ cho người 
sử dụng, đồng thời chia sẻ tài nguyên 
thông tin và phục vụ thông tin điện tử [4]. 
Hay nói cách khác, tin học hóa là một quá 
trình áp dụng các công nghệ và phương 
tiện kỹ thuật tự động hóa trong việc chọn 
lựa, bảo quản, xử lý và sử dụng thông tin 
thuộc mọi loại hình khác nhau.
Thư viện xác định tin học hóa là một 
trong vấn đề ưu tiên hàng đầu trong quá 
trình phát triển nhằm nâng cao chất lượng 
phục vụ và mở rộng khả năng cung cấp 
các dịch vụ trong môi trường điện tử như: 
dịch vụ tìm kiếm và cung cấp cơ sở dữ liệu, 
dịch vụ email, dịch vụ hỏi đáp trực tuyến, 
dịch vụ tin nhắn, thông qua các ứng dụng 
công nghệ.
Để triển khai tin học hóa tại thư viện, 
trong những năm qua, Thư viện chú trọng 
đến một số vấn đề như sau:
2.1.1. Đầu tư phần cứng 
Thư viện được đầu tư về hạ tầng công 
nghệ với 50 máy tính, 4 Switch mạng dây, 
1 bộ thiết bị phát Wifi để đảm bảo được yếu 
tố cho quá trình xây dựng tài nguyên số và 
triển khai quản trị tri thức số trong thư viện.
Thư viện đã xây dựng hệ thống mạng 
LAN, mạng internet (không dây, mạng Wifi 
phù s ... 
mới và gán quyền cho các tài khoản truy 
cập vào các phân hệ khác cũng như rút bớt 
quyền hay hủy các tài khoản đang sử dụng.
Phân hệ quản lý cung cấp cho người 
dùng khả năng lập các báo cáo, thống kê 
về các hoạt động của người dùng tại phân 
hệ này cũng như các phân hệ khác..
Hiện tại, Thư viện mới chỉ dùng phân hệ 
biên mục để xử lý tài liệu: phân loại, biên 
mục, định từ khóa, định chủ đề, tóm tắt, do 
phần mềm này chưa được hoàn chỉnh.
* Phần mềm Greenstone: là bộ phần 
mềm dùng để xây dựng và phân phối các 
bộ sưu tập thư viện số. Đây cũng là phần 
mềm được nhiều thư viện lựa chọn xây 
dựng bộ sưu tập số. Hiện tại, Thư viện đang 
tiến hành xây dựng bộ sưu tập số trên phần 
mềm Greenstone. Việc xây dựng bộ sưu 
tập số được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Lựa chọn tài liệu: Đối với tài 
liệu giáo trình, tài liệu tham khảo, Thư viện 
dựa vào chương trình chi tiết của từng môn 
học để xác định tài liệu cần số hóa và tạo 
bộ sưu tập. Đối với tài liệu nội sinh, Thư 
viện lựa chọn thu thập toàn bộ: luận án, 
luận văn; khóa luận, tiểu luận, các báo cáo 
nghiên cứu khoa học, chương trình đào 
tạo, quy chế, để xây dựng bộ sưu tập số 
tài liệu nội sinh.
Bước 2: Thực hiện việc số hóa đối với tài 
liệu in và tiến hành chuyển đổi định dạng 
tài liệu từ file ảnh, định dạng word sang 
file PDF thông qua phần mềm ABBYY 
FineReader 12.
Bước 3: Tạo lập bộ sưu tập số vào phần 
mềm Greenstone với chức năng biên mục 
và tiến hành biên mục từng tài liệu. 
Bước 4: Xây dựng, kiểm tra và quản lý 
bộ sưu tập số.
Bước 5: Tổ chức cung cấp và khai thác 
bộ sưu tập số. Bạn đọc đăng nhập vào địa 
chỉ liên kết hoặc phần mềm của Thư viện 
trên máy tính để có thể trực tiếp đọc và tải 
tài liệu về.
Thư viện đã và đang tiến hành song 
song công tác tạo lập bộ sưu tập số với 
công tác số hóa tài liệu để tạo ra nguồn tài 
nguyên số. Hiện tại, Thư viện đã xây dựng 
được 02 bộ sưu tập số: bộ sưu tập số tài 
liệu giáo trình, tài liệu tham khảo với 887 
đầu sách/143.557 trang và bộ sưu tập số tài 
liệu nội sinh với hơn 245 đầu tài liệu/36.000 
trang của tài liệu luận án, luận văn, khóa 
luận, tiểu luận, các báo cáo nghiên cứu 
khoa học, chương trình đào tạo, dữ liệu môn 
học. Việc ứng dụng phần mềm Greenstone 
đã giúp cho Thư viện quản trị kho tài liệu 
điện tử một cách dễ dàng và người dùng tin 
có thể tiếp cận được tài liệu toàn văn dưới 
dạng số một cách nhanh chóng. 
2.1.3. Số hóa tài liệu
Thư viện tiến hành số hóa tài liệu từ năm 
2011 bằng 3 máy scan loại nhỏ với quy 
trình số hóa theo tiêu chuẩn. 
- Xây dựng và khai thác kho tài nguyên số: 
+ Xây dựng kho tài nguyên số: Thư viện 
tiến hành số hóa toàn bộ giáo trình, tài liệu 
tham khảo của 17 ngành đào tạo với hơn 
350 đầu giáo trình và hơn 200 đầu tài liệu 
tham khảo của các lĩnh vực ngành học. 
Hiện tại, Thư viện đang tiến hành số hóa 
tài liệu cho các ngành mới như: Công tác 
xã hội, Quản lý nhà nước, Sư phạm mầm 
non, Luật, Tài liệu tiếng Việt cho người 
nước ngoài. 
+ Khai thác kho tài nguyên số: Thư viện 
tổ chức khai thác tài nguyên số thông qua 
mạng nội bộ của Trường. Người dùng tin 
đăng nhập vào địa chỉ liên kết hoặc phần 
mềm trên máy tính của Thư viện, sau đó 
vào phần tìm kiếm tài liệu để tra cứu. Người 
dùng có thể đọc hoặc tải miễn phí tài liệu 
về máy tính tại Thư viện. Đối với giảng 
viên, Thư viện có thể cung cấp file dữ liệu 
toàn văn thông qua email hoặc ổ lưu ngoài.
2.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc 
quản trị tri thức số tại Thư viện Trường 
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
Thanh Hóa
Thư viện đang đứng trước sự tác động 
mạnh mẽ của các công nghệ mới từ cuộc 
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
38 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2019
cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại. Đây là 
điều kiện thuận lợi, cũng là một thách thức 
lớn đối với Thư viện trong quá trình chuyển 
đổi sang thư viện điện tử và quá trình ứng 
dụng quản trị tri thức.
2.2.1. Thuận lợi
Hiện tại, Thư viện có vốn tài liệu với 
khoảng hơn 7.256 tên tài liệu/31.423 bản 
tài liệu tham khảo được xây dựng dưới 
dạng cơ sở dữ liệu biểu ghi thư mục và thư 
viện có 428 đĩa phim, bản nhạc; 02 bộ 
sưu tập số: 01 bộ sưu tập số tài liệu giáo 
trình và tài liệu tham khảo và 01 bộ sưu tập 
số tài liệu nội sinh, là những tài liệu chuyên 
ngành sâu có hàm lượng tri thức cao. Đây 
cũng là một điều kiện để triển khai cung 
cấp tri thức cho quá trình quản trị tri thức 
của thư viện.
Thư viện có đội ngũ cán bộ trẻ với độ 
tuổi trung bình từ 30-40 tuổi; có trình độ 
chuyên môn khá cao (thạc sỹ chiếm 70%; 
cử nhân chiếm 30% ); có kỹ năng tốt về 
nghiệp vụ thư viện với 90% cán bộ tốt 
nghiệp thư viện, 10% cán bộ tốt nghiệp 
các chuyên ngành khác. Các cán bộ được 
đào tạo cơ bản và có khả năng ứng dụng 
được các công nghệ trong việc tạo lập tài 
nguyên số, tạo lập cơ sở dữ liệu điện tử và 
sử dụng được các thiết bị hiện có trong thư 
viện. Đây là điều kiện tốt để cán bộ có khả 
năng tiếp thu nhanh kiến thức và ứng dụng 
công nghệ mới trong hoạt động thư viện và 
quản trị tri thức.
Hệ thống cơ sở trang thiết bị của Thư viện 
cũng đã được đầu tư cơ bản. Trong thời gian 
tới, Thư viện sẽ được đầu tư theo dự án của 
tỉnh Thanh Hóa với Dự án Tỉnh Thông minh, 
trong đó có Trường học thông minh. Đây là 
điều kiện tốt để Thư viện có thể ứng dụng 
công nghệ mới, xây dựng thư viện hiện đại 
và quản trị tri thức trong trường.
Hệ thống phần mềm khá đồng bộ, tạo 
điều kiện cơ bản nhất trong ứng dụng quản 
trị tri thức. Thư viện đã và đang triển khai các 
phần mềm quản trị thư viện tích hợp và phần 
mềm mã nguồn mở Greestone, tạo điều kiện 
tốt cho việc ứng dụng quản trị tri thức.
2.2.2. Một số khó khăn và hạn chế 
- Quá trình tin học hóa ở Thư viện diễn 
ra còn chậm, chưa đạt được hiệu quả như 
mong muốn. Một số hoạt động chưa được 
ứng dụng công nghệ mới như: kiểm soát 
tài liệu bằng camera, cổng từ, thanh từ,... 
mượn trả tài liệu tự động. Việc số hóa tài liệu 
tại Thư viện đang thực hiện bằng 03 máy 
scan loại nhỏ, tốc độ còn rất chậm và chỉ 
scan được tài liệu khổ A4, không thực hiện 
được với tài liệu khổ lớn. Đặc biệt, Thư viện 
có nhiều tài liệu về Mỹ thuật, Âm nhạc khổ 
lớn trong khi máy scan không đáp ứng được 
yêu cầu, gây khó khăn cho quá trình số hóa 
và tạo lập bộ sưu tập số các tài liệu này.
- Kinh phí đầu tư và bảo trì cho vấn đề tin 
học hóa còn thấp, chủ yếu mới được đầu tư 
một số trang thiết bị máy tính, máy in, máy 
scan, hệ thống mạng, máy điều hòa, chưa 
có đầu tư xứng đáng cho trang thiết bị hiện 
đại phục vụ hoạt động.
- Cơ sở hạ tầng phần cứng chưa được 
đầu tư đồng bộ, chưa đảm bảo yêu cầu xây 
dựng tài nguyên số cho thư viện điện tử: 
hệ thống máy chủ chưa đảm bảo, chưa có 
một máy chủ để lưu trữ dữ liệu dưới dạng 
cơ sở dữ liệu, hệ thống máy tính còn ít và 
hỏng nhiều, hệ thống mạng máy tính LAN, 
internet không dây và wifi chậm, thiết bị kết 
nối chưa đảm bảo.
- Phần mềm: Tuy Thư viện đã được đầu 
tư về phần mềm nhưng hiện tại cả 3 phần 
mềm hoạt động chưa thực sự tốt, chưa đáp 
ứng được nhu cầu của bạn đọc. Ngoài ra, 
việc khai thác bộ sưu tập số được người 
dùng tin sử dụng rất ít, vì người dùng tin 
chưa thực sự quan tâm; trình độ khai thác 
tài liệu số hóa, kỹ năng sử dụng tin học của 
người dùng tin chưa cao; bộ sưu tập số chủ 
yếu là giáo trình, tài liệu nội sinh nên không 
phong phú về nguồn thông tin.
- Về nguồn tài nguyên số: Nguồn tài 
nguyên số của Thư viện chưa nhiều, chưa 
đa dạng; việc tạo lập nguồn tài nguyên số 
chưa được đồng bộ; việc quản lý nguồn 
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
39THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2019
tài nguyên số chưa được đảm bảo và việc 
cung cấp khai thác tài nguyên số chưa 
được hiệu quả.
- Nhân lực: Cán bộ thực hiện quá trình 
tin học hóa còn yếu trong xử lý công nghệ, 
mạng và các thiết bị hiện đại, các phần 
mềm. Thư viện không có cán bộ tin học 
nên việc triển khai các vấn đề về công 
nghệ gặp khó khăn.
- Chưa có sự đầu tư về an ninh, an toàn 
hệ thống trong việc ứng dụng công nghệ 
mới. 
- Người dùng tin: kiến thức và kỹ năng 
về công nghệ thông tin chưa cao nên kỹ 
năng sử dụng tìm kiếm và khai thác nguồn 
thông tin số chưa hiệu quả.
3. Một số kiến nghị và giải pháp 
3.1. Tăng cường công tác tổ chức, 
quản lý 
- Về chính sách: cần phải có các chính 
sách, chiến lược phát triển công nghệ trong 
phạm vi toàn trường một cách toàn diện, 
trong đó có chính sách phát triển thư viện 
phù hợp với sự phát triển của công nghệ 
trong thời gian tới để tiến tới xây dựng trường 
học thông minh, thư viện thông minh.
- Về đội ngũ cán bộ: Thư viện cần được 
bổ sung cán bộ về tin học. Cán bộ nghiệp 
vụ cần được nâng cao trình độ chuyên môn 
bằng cách đào tạo lại, đào tạo tiếp tục, tăng 
cường bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thông 
qua các khóa học tập huấn, thăm quan học 
hỏi kinh nghiệm triển khai tin học hóa và 
phần mềm quản trị từ các thư viện đại học 
khác,... nâng cao kiến thức công nghệ, 
quản trị tri thức để đảm bảo hoạt động phát 
triển tốt.
- Về kinh phí: tăng cường kinh phí hơn 
nữa cho hoạt động thư viện kể cả đầu tư cơ 
sở vật chất, phát triển tài nguyên số ngoài 
việc số hóa để tạo lập bộ sưu tập số cũng 
cần đầu tư kinh phí để mua các cơ sở dữ 
liệu phù hợp với trường, tăng cường kinh 
phí để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ.
3.2. Nâng cao hạ tầng công nghệ 
thông tin trong việc tin học hóa thư viện
- Về phần cứng: cần quan tâm đầu tư 
mua máy chủ mới cho thư viện hoặc nâng 
cấp máy chủ dữ liệu của nhà trường kết nối 
với dữ liệu thư viện trong hệ thống chung; 
mua các thiết bị máy quét mã vạch, cổng 
từ, máy scanner cỡ lớn, lắp đặt camera 
quan sát; Xây dựng hệ thống mạng LAN, 
internet tốc độ cao để kết nối các thành 
phần riêng rẽ như máy chủ, máy trạm và 
các thiết bị phụ trợ khác và phục vụ việc 
truy cập nhanh chóng, dễ dàng.
- Về phần mềm: Trong điều kiện kinh 
phí hiện nay, Thư viện có thể đầu tư nâng 
cấp phần mềm quản lý thư viện TCSOFT 
LIB 4.0 để nâng cao khả năng quản trị đảm 
bảo yêu cầu phát triển tài nguyên số và 
ứng dụng tra cứu, tìm kiếm linh hoạt hơn, 
tăng cường tạo lập các file dữ liệu đính 
kèm với biểu ghi thư mục trên phần mềm 
để tạo nên tài nguyên số. Nghiên cứu lựa 
chọn ứng dụng phần mềm mã nguồn mở 
như phần mềm quản trị thư viện tích hợp 
mã nguồn mở Koha để thay thế phần mềm 
TCSOFTLIB 4.0 bởi phần mềm Koha là 
phần mềm có đầy đủ các phân hệ dành 
cho Bổ sung, Biên mục, OPAC, Bạn đọc, 
Ấn phẩm định kỳ, Quản trị hệ thống và cơ 
sở dữ liệu trong Koha được quản lý bởi hệ 
quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, vận hành 
trên giao diện web và đáp ứng đầy đủ các 
tiêu chuẩn quốc tế dành cho thư viện [6]; 
sử dụng phần mềm nguồn mở Dspace thay 
thế Greestone bởi hầu hết các thư viện nằm 
trong hệ thống liên hiệp thư viện đại học 
phía Bắc sử dụng phần mềm Dspace thuận 
lợi cho việc chia sẻ tài nguyên số [1, tr.9]; 
Thư viện có thể sử dụng thêm phần mềm 
tìm kiếm tập trung Vufind để tìm kiếm thuận 
tiện hơn. 
3.3. Nâng cao công tác chuyên môn 
nghiệp vụ
- Về áp dụng các chuẩn nghiệp vụ: Thư 
viện đang áp dụng chuẩn nghiệp vụ DDC 
ấn bản 14 rút gọn, AACR2 và khổ mẫu 
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
40 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2019
MARC21, chuẩn siêu dữ liệu Dublin Core. 
Trong thời gian tới, Thư viện cần nghiên 
cứu và áp dụng chuẩn nghiệp vụ tốt hơn, 
như: DDC bản mới, chuẩn biên mục RDA 
và áp dụng chuẩn ISO trong quản lý chất 
lượng tại thư viện.
- Về xây dựng tài nguyên số: Thư viện 
cần tăng cường số hóa tài liệu để có nguồn 
tài nguyên số phong phú hơn. Ngoài ra, 
Thư viện có thể mua thêm cơ sở dữ liệu 
và chia sẻ cơ sở dữ liệu với các thư viện 
đại học trong cùng hệ thống chuyên ngành 
có nguồn tài nguyên số phù hợp để tăng 
cường hơn nữa nguồn tài nguyên số hiện 
nay. Thư viện cần tiến hành xây dựng cơ sở 
dữ liệu môn học trong thời gian tới.
- Tăng cường công tác an toàn và bảo 
quản tài liệu số phân quyền trong truy cập 
đối với người dùng trên phần mềm. 
- Trong công tác phục vụ: Thư viện cần 
tăng cường nghiên cứu nhu cầu tin để có 
thể cung cấp dịch vụ tốt đến người dùng 
tin. Thông qua đó, Thư viện cần phải đào 
tạo cách thức sử dụng thiết bị hiện đại 
thông qua các lớp đào tạo tập huấn cho 
người dùng tin về sử dụng thiết bị hiện đại 
của thư viện và khai thác tài liệu số hiệu 
quả hơn; nâng cao công tác kiểm soát lượt 
ra/vào thư viện, kiểm tra thường xuyên và 
thống kê lượt truy cập bạn đọc trên cổng 
thông tin.
- Thư viện tăng cường cung cấp cơ sở 
dữ liệu toàn văn thông qua hệ thống mạng 
nội bộ cơ quan.
4. Kết luận
Thư viện đại học trong cuộc cách mạng 
công nghệ và quản trị tri thức sẽ là nơi xây 
dựng, xử lý, lưu trữ, cung cấp tài nguyên 
số nhiều nhất cho người dùng. Vì vậy, ứng 
dụng CNTT hiện đại sẽ góp một phần quan 
trọng trong sự thay đổi hoạt động của thư 
viện. Sự phát triển nhanh chóng của công 
nghệ giúp các thư viện có thêm nhiều sự 
lựa chọn cho giải pháp phát triển phù hợp 
với thư viện, song cũng là thách thức đối với 
cán bộ thư viện. Khi thiếu kiến thức, kỹ năng 
về công nghệ, việc khai thác vận hành thiết 
bị, phần mềm hiện đại sẽ có nhiều hạn chế, 
không phát huy được tối đa sức mạnh của 
công nghệ trong hoạt động của thư viện. 
Sự phát triển và ứng dụng công nghệ trong 
quản trị tri thức sẽ là đòn bẩy thúc đẩy hoạt 
động Thư viện Trường Đại học Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tốt hơn nữa 
trong việc ứng dụng tin học hóa và phần 
mềm quản lý, đáp ứng được nhu cầu người 
dùng tin góp phần vào sự phát triển chung 
của Thư viện và nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huy Chương (2015). “Tạo lập, 
quản trị và khai thác tài nguyên số trong thư 
viện địa học Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Tư 
liệu, Số 4, tr 3-9.
2. Nguyễn Huy Chương (2017). “Sử dụng 
phần mềm mã nguồn mở- giải pháp tối ưu cho 
thư viện quy mô nhỏ và vừa ở Việt Nam”. Tạp 
chí Thông tin và Tư liệu, Số 1, tr 27-34.
3. Hệ thống phần mềm quản lý thư viện 
điện tử. Truy cập ngày 14/6/2019 tại địa chỉ: 
ww.icsc.vn/giai-phap/giai-phap-nghiep-vu/he-
thong-phan-nem-quan-ly-thu-vien-dien-tu-thu-
vien-so.html
4. Nguyễn Minh Hiệp, Lê Ngọc Oánh, Dương 
Thúy Hương. Tổng quan Khoa học Thông tin 
và Thư viện. Vấn đề tin học hóa và phần mềm 
quản lý thư viện https://hvtc.edu.vn/tabid/558/
catid/143/id/17946/Van-de-tin-hoc-hoa-va-
phan-mem-quan-ly-thu-vien/Default.aspx
5. Nguyễn Thị Nhung, Đỗ Thị Thu Hương 
(2017). “Thực trạng xây dựng bộ sưu tập số tại 
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
Thanh Hóa”. Sách chuyên khảo Xây dựng và 
phát triển thư viện số Việt Nam: quá khứ - hiện 
tại - tương lai. Tr 424-430
6. Đoàn Phan Tân. Các phần mềm ứng 
dụng trong hoạt động thông tin - thư viện và 
yêu cầu xây dựng các tiêu chí đánh giá, truy 
cập tại 
7. Nguyễn Thị Hồng Thương. Phần mềm 
quản trị thư viện: yếu tố quan trọng tác động 
tới sự phát triển thư viện số tại Việt Nam, truy 
cập ngày 14/6/2019 
vn/bitstream/VNU_123/17851/1/45-Nguy

File đính kèm:

  • pdftin_hoc_hoa_quan_tri_tri_thuc_tai_thu_vien_truong_dai_hoc_va.pdf