Thuyết trình như thế nào để thuyết phục khách hàng

Lắng nghe trước khi thuyết trình

Một trong những sai lầm mà các giám đốc thường mắc phải là nói quá nhiều

về thành công của công ty mình, thay vì đặt ra câu hỏi và lắng nghe nhu cầu

của khách hàng tiềm năng. Chắc chắn trước đó họ đã tìm hiểu về bạn nên bạn

đừng tốn thời gian để khoe mẽ.

Theo Jared Reitzin, sáng lập viên Công ty mobileStorm (Mỹ) chuyên cung

cấp dịch vụ webmail và nền tảng liên lạc di động, khách hàng sẽ khó chịu khi

có người tự đề cao công ty và sản phẩm của họ. Do đó, bạn chỉ cần nêu đủ các

câu hỏi và giữ yên lặng để lắng nghe.

Ngoài ra, bạn nên có thể mở đầu buổi nói chuyện bằng một câu hỏi như “Tôi

đã sẵn sàng thảo luận giải pháp của chúng tôi nhưng liệu có điều gì cần thay

đổi hay không?” hoặc “Liệu còn điều gì khác nữa trước khi chúng ta đi sâu

vào một giải pháp không?”

Thuyết trình như thế nào để thuyết phục khách hàng trang 1

Trang 1

Thuyết trình như thế nào để thuyết phục khách hàng trang 2

Trang 2

Thuyết trình như thế nào để thuyết phục khách hàng trang 3

Trang 3

Thuyết trình như thế nào để thuyết phục khách hàng trang 4

Trang 4

Thuyết trình như thế nào để thuyết phục khách hàng trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 6460
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết trình như thế nào để thuyết phục khách hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuyết trình như thế nào để thuyết phục khách hàng

Thuyết trình như thế nào để thuyết phục khách hàng
Thuyết trình như thế nào 
để thuyết phục khách 
hàng 
 Để khách hàng tiềm năng mua hàng, bạn cần phải thuyết phục họ. 
Nhưng làm sao để có thể thuyết trình thành công? 
Lắng nghe trước khi thuyết trình 
Một trong những sai lầm mà các giám đốc thường mắc phải là nói quá nhiều 
về thành công của công ty mình, thay vì đặt ra câu hỏi và lắng nghe nhu cầu 
của khách hàng tiềm năng. Chắc chắn trước đó họ đã tìm hiểu về bạn nên bạn 
đừng tốn thời gian để khoe mẽ. 
Theo Jared Reitzin, sáng lập viên Công ty mobileStorm (Mỹ) chuyên cung 
cấp dịch vụ webmail và nền tảng liên lạc di động, khách hàng sẽ khó chịu khi 
có người tự đề cao công ty và sản phẩm của họ. Do đó, bạn chỉ cần nêu đủ các 
câu hỏi và giữ yên lặng để lắng nghe. 
Ngoài ra, bạn nên có thể mở đầu buổi nói chuyện bằng một câu hỏi như “Tôi 
đã sẵn sàng thảo luận giải pháp của chúng tôi nhưng liệu có điều gì cần thay 
đổi hay không?” hoặc “Liệu còn điều gì khác nữa trước khi chúng ta đi sâu 
vào một giải pháp không?” 
Thêm thời gian để chuẩn bị 
Dù rất tự tin nhưng bạn đừng nên coi nhẹ phần trình bày của mình. Terri 
Sjodin, sáng lập viên Hãng Thông tin Liên lạc Sjodin (Mỹ), khuyên rằng: 
“Bạn nên dành thời gian để chuẩn bị và thực tập trên đề cương phát thảo 
nhằm bảo đảm phần trình bày của mình rõ ràng và súc tích”. 
Terri Sjodin cũng là chuyên gia cố vấn và huấn luyện viên kinh doanh, đồng 
thời là tác giả của cuốn “Thông điệp nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn”. 
Bạn nên tham khảo website để biết đối tác bán cái gì, kiếm tiền bằng cách nào 
và giải quyết khó khăn của họ ra sao. Bạn cũng có thể tham khảo thêm tin tức 
trên mạng LinkedIn. 
Làm sôi động phần trình bày 
Một số người thường không ý thức được phần trình bày của mình nhàm chán 
tới mức độ nào vì nó chứa quá nhiều sự kiện, trình bày với giọng điệu đều đều 
và câu chuyện không hấp dẫn. Do chỉ nhai đi, nhai lại phần trình bày của 
mình, họ giống như cái máy tự động. 
Trong thị trường đầy cạnh tranh ngày nay, phần trình bày của bạn cần mang 
tính giải trí, vui tươi nhằm hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của khách hàng tiềm 
năng. Bạn hãy sáng tạo và thổi luồng sinh khí vào phần trình bày. 
Ngoài ra, bạn nên thực tập qua máy thu âm để xác định phần không hấp dẫn 
của bài thuyết trình nằm ở chỗ nào để tìm cách cải thiện. Trên thực tế, giọng 
điệu và việc biến đổi cách phát âm giúp bạn tạo ra cá tính và tạo được sự phản 
hồi tích cực. 
Không nên lạm dụng phương tiện trực quan 
Nếu tập sách nhỏ hay tờ quảng cáo có khả năng giúp bán được hàng thì bạn 
không cần dùng tới nhân viên kinh doanh. Theo Terri Sjodin, chúng ta không 
nên phụ thuộc nhiều vào các phương tiện trực quan. Bạn chỉ nên dùng chúng 
nhằm làm nổi bật các điểm chính trong phần trình bày và giúp cho buổi trình 
bày thêm tốt đẹp. 
Nhưng bạn nhớ rằng cung cách và nhân cách của thuyết trình viên mới điều 
quan trọng. Bạn hãy tự nêu ra câu hỏi rằng phương tiện trực quan là dành cho 
bạn hay cho chính các điểm cần trình bày. Nếu chúng chỉ là thủ tục giúp bạn 
đi qua phần trình bày thì hãy loại bỏ nó. Còn nếu phương tiện đó giúp làm nổi 
bật các điểm trình bày thì bạn hãy sử dụng. 
Sẵn sàng cho bước kế tiếp 
Không phải mọi buổi thuyết trình đều kết thúc bằng việc bán được hàng. Do 
đó, bạn cần quyết định để thiết lập bước tiếp theo trong trình tự. Zak Dabbas, 
đồng sáng lập viên công ty Punchkick Interactive, một hãng marketing di 
động (Mỹ), chia sẻ rằng một trong những sai lầm lớn nhất của ông trong bước 
đầu khởi nghiệp là kết luận buổi họp bằng một câu rất mơ hồ: “Chúng tôi hy 
vọng sớm nối lại cuộc thảo luận”. 
Do các nhà điều hành công ty rất bận rộn nên bạn hãy chủ động lập thời gian 
biểu cho buổi gặp gỡ hoặc cuộc điện thoại tiếp theo. Điều này chứng tỏ bạn 
nghiêm túc trong việc cộng tác. Có thể bạn chưa bán được hàng nhưng ít ra 
bạn đã thiết lập được điều gì đó. Như vậy, mọi việc sau đó mới có thể tiếp tục 
tiến hành được. 

File đính kèm:

  • pdfthuyet_trinh_nhu_the_nao_de_thuyet_phuc_khach_hang.pdf