Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

● Tóm tắt: Văn hóa đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình học tập, nghiên cứu của sinh

viên trong các trường đại học. Việc đọc tài liệu của sinh viên không chỉ dừng ở mức độ hình thành

thói quen đọc, đọc hiểu tài liệu mà phải đạt ở trình độ cao hơn: tiếp thu tri thức trong tài liệu một cách

có phê phán và vận dụng tri thức trong học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn một

cách sáng tạo. Bài viết dưới đây phân tích thực trạng và rút ra những nhận xét cơ bản về văn hóa

đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

● Từ khóa: Văn hóa đọc; sinh viên; Đại học Quốc gia Hà Nội.

READING CULTURE OF STUDENTS AT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI

● Abstract: Reading culture is extremely important in the learning and research process of students.

The reading of students does not only form a habit of reading and reading comprehension, but also

reach a higher level: critically reading and applying their knowledge in learning, scientific research

and practical application creatively. The article analyzes the situation and draws basic remarks

about the reading culture of students at Vietnam National University, Hanoi at present.

● Keywords: Reading culture; student; Vietnam National University, Hanoi.

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội trang 1

Trang 1

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội trang 2

Trang 2

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội trang 3

Trang 3

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội trang 4

Trang 4

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội trang 5

Trang 5

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội trang 6

Trang 6

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 33440
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202012
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
MỞ ĐẦU
Sự ra đời của chữ viết là một thành tựu 
to lớn trong văn minh nhân loại. Sách và tài 
liệu nói chung ra đời cùng với sự xuất hiện 
của chữ viết, trở thành công cụ lưu truyền tri 
thức của con người qua nhiều thế hệ. Xã hội 
càng phát triển thì tri thức con người càng 
phong phú, từ đó hình thành nên quan niệm 
về văn hóa đọc. Văn hóa đọc trở thành yếu 
tố quyết định đến sự phát triển của xã hội.
Trong các loại hình giáo dục và đào tạo, 
giáo dục đại học là giáo dục nghề nghiệp 
chuyên sâu để con người nâng cao kỹ năng 
làm việc hiệu quả, trong đó tài liệu là một 
kênh thông tin quan trọng giúp sinh viên 
học tập và nghiên cứu.
Đọc tài liệu đối với sinh viên không chỉ 
dừng ở sự hình thành thói quen mà hơn thế, 
họ phải biết tiếp thu tri thức trong tài liệu và 
vận dụng tri thức đó vào học tập, nghiên 
cứu khoa học để ứng dụng vào thực tiễn 
một cách sáng tạo. 
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là 
một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa 
học có uy tín, đa ngành, đa lĩnh vực theo các 
tiêu chí trong khu vực, trong đó có một số 
ngành, lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến ở khu 
vực châu Á, đáp ứng yêu cầu phát triển đất 
nước. Vì vậy, sinh viên của ĐHQGHN phải 
ý thức được trách nhiệm của bản thân và 
chủ động trang bị kỹ năng làm việc với tài 
liệu. Tuy nhiên, hiện nay không phải tất cả 
sinh viên đều có văn hóa đọc ở mức độ cao, 
cũng như không phải tất cả sinh viên đáp 
ứng được yêu cầu về kỹ năng làm việc với 
tài liệu. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới 
chất lượng giáo dục của ĐHQGHN. Do đó, 
việc nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh 
viên ĐHQGHN là cần thiết để làm căn cứ 
cho lãnh đạo ĐHQGHN xây dựng các kế 
hoạch và sự hỗ trợ cần thiết giúp văn hóa 
đọc của sinh viên ngày một tốt hơn.
1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA ĐỌC
Văn hóa là khái niệm rộng, đa nghĩa và 
có nhiều cách phát biểu khác nhau, nhưng 
đều có điểm tương đồng ở chỗ coi văn hóa 
là thước đo sức mạnh bản chất người kết tinh 
THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ThS Nguyễn Chí Trung
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
● Tóm tắt: Văn hóa đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình học tập, nghiên cứu của sinh 
viên trong các trường đại học. Việc đọc tài liệu của sinh viên không chỉ dừng ở mức độ hình thành 
thói quen đọc, đọc hiểu tài liệu mà phải đạt ở trình độ cao hơn: tiếp thu tri thức trong tài liệu một cách 
có phê phán và vận dụng tri thức trong học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn một 
cách sáng tạo. Bài viết dưới đây phân tích thực trạng và rút ra những nhận xét cơ bản về văn hóa 
đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
● Từ khóa: Văn hóa đọc; sinh viên; Đại học Quốc gia Hà Nội.
READING CULTURE OF STUDENTS AT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI
● Abstract: Reading culture is extremely important in the learning and research process of students. 
The reading of students does not only form a habit of reading and reading comprehension, but also 
reach a higher level: critically reading and applying their knowledge in learning, scientific research 
and practical application creatively. The article analyzes the situation and draws basic remarks 
about the reading culture of students at Vietnam National University, Hanoi at present.
● Keywords: Reading culture; student; Vietnam National University, Hanoi.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 13
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trong quá trình hoạt động và được đo bằng 
mức độ sáng tạo của con người bắt nguồn từ 
kiến thức và tư duy. Các quan niệm về văn 
hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh [3], Hoàng 
Vinh [2] đã nói lên rất rõ điều này.
Hoạt động đọc xuất phát từ nhu cầu đọc 
của con người với mục đích giải mã và lĩnh 
hội thông tin trong tài liệu. Tùy vào trình độ 
và năng lực tư duy của mỗi người mà mỗi 
người sẽ hiểu văn bản theo những mức độ 
khác nhau, từ đó hình thành nên văn hóa 
đọc của mỗi cá nhân.
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về văn 
hóa đọc cả ở trong và ngoài nước. Tùy theo 
hướng tiếp cận mà có những quan điểm 
xung quanh khái niệm văn hóa đọc. Trong 
bài viết này, tác giả nêu lên hai cách tiếp 
cận chính như sau:
Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là một lớp 
văn hóa trong tiến trình lịch sử phát triển 
của nhân loại, có vai trò quan trọng trong 
giai đoạn mà việc đọc và viết trở thành 
phương tiện truyền tin chủ yếu trong xã hội 
loài người [4].
Theo nghĩa hẹp, văn hóa đọc được coi là 
văn hóa hành vi của mỗi cá nhân hay nhóm 
cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, tiếp cận với 
góc độ văn hóa hành vi của mỗi cá nhân, 
chúng ta thấy cũng có khá nhiều công trình 
đề cập đến theo nhiều hướng tiếp cận: có 
quan điểm nhấn mạnh năng lực định hướng 
đọc (nhu cầu, thói quen đọc, năng lực tìm 
kiếm tiếp cận tài liệu) như là yếu tố cốt lõi 
của văn hóa đọc; có quan điểm nhấn mạnh 
năng lực lĩnh hội tri thức trong quá trình đọc 
là yếu tố cốt lõi của văn hóa đọc. Tùy theo 
từng đ ... iên như vậy là chưa 
nhiều bởi hệ quả của việc sử dụng nhiều 
thời gian vào các hoạt động giải trí, mạng xã 
hội của sinh viên nói chung còn cao. 
Bảng 2. Thời gian dành cho việc đọc, 
nghiên cứu tài liệu
Thời gian đọc Tỷ lệ
Dưới 1 tiếng 23.0%
Từ 1 đến dưới 2 tiếng 48.9%
Từ 2 đến dưới 3 tiếng 20.2%
Từ 3 đến dưới 4 tiếng 4.8%
Từ 4 tiếng trở lên 3.2%
- Nhu cầu đọc của sinh viên là nhu cầu 
tự thân. Sinh viên có mục đích đọc rõ ràng: 
phục vụ học tập (92.3%), giải trí (51.7%), 
phục vụ công việc (34%). Sinh viên lựa 
chọn mục đích đọc để nghiên cứu khoa học 
còn chiếm tỷ lệ thấp (23.7%).
Bảng 3. Mục đích đọc tài liệu của sinh viên
Mục đích Tỷ lệ
Phục vụ học tập 92.3%
Nghiên cứu khoa học 23.7%
Giải trí 51.7%
Nhu cầu công việc 34.0%
Sinh viên nam đọc tài liệu với mục đích 
nghiên cứu khoa học (Cramer’s V=0.077, 
Sig.=0.000) cao hơn sinh viên nữ theo tỷ 
lệ lần lượt là 28.6% và 21.5%. Ngược lại, 
sinh viên nữ đọc tài liệu với mục đích phục 
vụ học tập (Cramer’s V=0.084, Sig.=0.000) 
cao hơn sinh viên nam.
Sinh viên năm thứ nhất còn thiếu kinh 
nghiệm, tri thức và đang trong quá trình 
tích lũy nên họ ít tham gia vào các nghiên 
cứu hơn các sinh viên khóa trước (Cramer’s 
V=0.173, Sig.=0.000). Đối với mục đích đọc 
để phục vụ công việc, sinh viên năm cuối 
chiếm tỷ lệ cao hơn các khóa còn lại.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 15
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- Về loại hình tài liệu, giáo trình, bài giảng 
và các sách tham khảo, sách chuyên khảo 
là các loại hình tài liệu được sinh viên sử 
dụng nhiều nhất bởi đây là các loại hình 
tài liệu phổ biến, gắn với sinh viên trong 
quá trình học tập và có tác dụng lớn đối với 
sinh viên. Giáo trình, bài giảng cung cấp 
những kiến thức cơ bản, còn sách tham 
khảo/chuyên khảo cung cấp những kiến 
thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. 
Ngoài ra, một bộ phận sinh viên cũng sử 
dụng các loại hình tài liệu khác và được 
tổng hợp ở bảng 4 dưới đây.
Bảng 4. Loại hình tài liệu sinh viên thường 
sử dụng
Loại hình Tỷ lệ
Giáo trình, bài giảng 81.6%
Báo, tạp chí 43.0%
Kỷ yếu khoa học 3.6%
Khóa luận, luận văn, luận án 14.7%
Sách tham khảo/chuyên khảo 65.2%
Từ điển, bách khoa toàn thư 23.6%
Không có mối liên hệ với việc sử dụng các 
loại hình tài liệu mà sinh viên thường đọc 
với đặc điểm điều kiện sống của sinh viên. 
Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, sinh viên nữ 
sử dụng giáo trình, bài giảng chiếm tỷ lệ cao 
hơn sinh viên nam (82.9% đối với nữ, 78.7% 
đối với nam). Các loại hình tài liệu còn lại 
như: báo/tạp chí khoa học, kỷ yếu khoa học, 
từ điển/bách khoa toàn thư thì tỷ lệ sinh viên 
nam sử dụng cao hơn sinh viên nữ.
Sinh viên năm thứ nhất có tỷ lệ sử dụng 
các khóa luận, luận văn, luận án (Cramer’s 
V=0.184, Sig.=0.000) ít hơn các khóa còn 
lại, cao nhất là sinh viên năm cuối chiếm tỷ 
lệ 26.7%, sinh viên năm thứ nhất có tỷ lệ sử 
dụng thấp nhất (8.6%).
- Về lĩnh vực tài liệu, ngoài các tài liệu thuộc 
những lĩnh vực văn học nghệ thuật (40.1%), 
chính trị - xã hội (29.1%), thể thao - giải trí 
(15%), khoa học và công nghệ (18.9%), tin 
học (12%), phần lớn sinh viên thường sử 
dụng các tài liệu gắn với chuyên ngành được 
đào tạo (54%) và các tài liệu thuộc lĩnh vực 
ngoại ngữ (46.3%) để sử dụng trong quá 
trình học tập và nghiên cứu khoa học của 
bản thân.
Bảng 5. Loại hình tài liệu sinh viên thường 
sử dụng
Lĩnh vực Tỷ lệ
Văn học nghệ thuật 40.1%
Khoa học tự nhiên 25.8%
Chính trị - xã hội 29.1%
Tài liệu chuyên ngành được đào tạo 54.0%
Thể thao - giải trí 15.0%
Khoa học và công nghệ 18.9%
Y khoa 16.9%
Tin học 12.0%
Ngoại ngữ 46.3%
Với mức ý nghĩa Sig.<0.05, sinh viên nữ 
quan tâm đến các tài liệu thuộc lĩnh vực 
văn học nghệ thuật (Cramer’s V=0.111, 
Sig.=0.000) và lĩnh vực y khoa (Cramer’s 
V=0.041, Sig.=0.031) có tỷ lệ cao hơn 
sinh viên nam. Các lĩnh vực chính trị - xã 
hội (Cramer’s V=0.068, Sig.=0.000), khoa 
học và công nghệ (Cramer’s V=0.205, 
Sig.=0.000) và tin học (Cramer’s V=0.188, 
Sig.=0.000) có tỷ lệ sinh viên nam quan 
tâm cao hơn nữ. 
Sinh viên thuộc nhóm các trường ngoại 
ngữ, giáo dục có tỷ lệ đọc tài liệu thuộc lĩnh 
vực văn học nghệ thuật và ngoại ngữ cao 
hơn sinh viên thuộc nhóm các trường khoa 
học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; 
Sinh viên thuộc nhóm các trường khoa học 
xã hội và nhân văn có tỷ lệ đọc tài liệu thuộc 
lĩnh vực chính trị - xã hội, thể thao - giải trí 
cao hơn sinh viên các trường khoa học tự 
nhiên, ngoại ngữ.
- Ngôn ngữ tài liệu được sinh viên đọc chủ 
yếu là tiếng Việt (98.4%). Ngoài ra, tiếng 
Anh là ngôn ngữ được sinh viên sử dụng 
nhiều và có tỷ lệ cao nhất trong số các tài 
liệu ngoại văn (49.3%).
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Bảng 6. Ngôn ngữ tài liệu được sinh viên 
sử dụng
Ngôn ngữ Tỷ lệ
Tiếng Việt 98.4%
Tiếng Anh 49.3%
Tiếng Pháp 2.2%
Tiếng Nga 0.3%
Tiếng Trung 3.4%
Tiếng Nhật 1.8%
Tiếng Hàn 2.5%
Ngôn ngữ khác 0.7%
- Sinh viên có khả năng tìm kiếm thông 
tin trong tài liệu. Nguồn tìm kiếm chủ yếu 
của sinh viên là thông qua internet (85.7% 
thường xuyên, 12.1% thỉnh thoảng). Đối với 
các nguồn tìm kiếm từ các cơ quan thông 
tin - thư viện, sinh viên chủ yếu tìm kiếm từ 
Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN 
(90.3%) và tại phòng tư liệu của các khoa/bộ 
môn chuyên môn (46.4%). Ngoài ra, sinh 
viên cũng khai thác tài liệu từ chính trong tủ 
sách cá nhân/gia đình (81.6%) bằng việc họ 
có thể tự mua được tài liệu mà mình yêu thích 
để đọc ở nhà phục vụ cho các mục đích của 
cá nhân. Chính vì phần lớn sinh viên thường 
tìm kiếm tài liệu thông qua internet nên 
84.4% trong số họ tận dụng sự ưu việt của 
công cụ như Google, AltaVista, Sci-hub, để 
tìm kiếm tài liệu cho bản thân. 
2.2. Năng lực lĩnh hội tài liệu
- Sinh viên có kỹ năng đọc thông qua một 
quá trình khoa học từ việc lựa chọn tài liệu đọc 
theo các tiêu chí đến việc xây dựng kế hoạch 
đọc và xác định các ưu tiên cho việc đọc.
+ Các tiêu chí lựa chọn tài liệu trước khi đọc 
được sinh viên nêu ra gồm: tài liệu phù hợp với 
nhu cầu cá nhân (64.3%), theo uy tín tác giả 
(35.3%), tính khoa học của tài liệu (26.2%), 
một tỷ lệ nhỏ sinh viên chú ý đến thời gian 
xuất bản/công bố của tài liệu (12.3%).
Bảng 7. Tiêu chí lựa chọn tài liệu trước khi 
đọc của sinh viên
Tiêu chí lựa chọn tài liệu Tỷ lệ
Uy tín của tác giả 35.3%
Tên tài liệu 24.8%
Thời gian xuất bản/công bố 12.3%
Nhà xuất bản/địa chỉ website 19.1%
Tài liệu phù hợp với nhu cầu 64.3%
Tài liệu có tính khoa học 26.2%
+ Khi lập kế hoạch đọc, các tài liệu liên 
quan đến vấn đề sinh viên cần để ưu tiên 
đọc trước chiếm tỷ lệ cao nhất (95.4%), tiếp 
theo là các tài liệu có giá trị khoa học cao 
(23.1%) và tài liệu có dung lượng ít (9.8%), 
đứng vị trí thấp nhất là các tài liệu tiếng 
nước ngoài (9.6%). Như vậy, tài liệu tiếng 
nước ngoài vẫn là rào cản đối với sinh viên 
Việt Nam nói chung, sinh viên ĐHQGHN 
nói riêng.
Bảng 8. Tiêu chí ưu tiên đọc các tài liệu 
của sinh viên
Tiêu chí ưu tiên đọc trước Tỷ lệ
Nội dung liên quan đến vấn 
đề mình cần 95.4%
Tài liệu có giá trị khoa học 
cao hơn 23.1%
Tài liệu tiếng nước ngoài 9.6%
Tài liệu có dung lượng ít hơn 9.8%
- Ngoài tài liệu nói chung, việc chú trọng 
đến phương pháp đọc tài liệu chuyên ngành 
là điều cần thiết đối với sinh viên. Đối với tài 
liệu chuyên ngành, kết quả khảo sát cho thấy:
+ Sinh viên có phương pháp đọc tài liệu 
chuyên ngành ở mức độ trung bình với tỷ lệ 
43.5% sinh viên chỉ đọc lướt để nắm những 
nội dung chủ yếu của tài liệu chuyên ngành, 
43.3% sinh viên lựa chọn đọc kỹ toàn văn 
kết hợp ghi tóm tắt nội dung chính của tài 
liệu và 13.2% sinh viên biết đánh giá, phê 
phán nội dung tài liệu sau khi đã đọc kỹ 
toàn văn.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 17
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
+ Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 41.8% 
sinh viên đọc tài liệu chuyên ngành trước và 
sau khi giảng viên lên lớp. Một bộ phận sinh 
viên đọc tùy hứng, đọc trong lúc nhàn rỗi 
(26.4%) đứng thứ hai, 17.8% sinh viên chỉ 
đọc tài liệu sau khi lên lớp, tỷ lệ thấp nhất là 
14% sinh viên chỉ đọc trước khi lên lớp. 
- Sinh viên nhận thức được những điều tích 
cực của việc đọc tài liệu chuyên ngành đối 
với bản thân. Kết quả khảo sát chỉ ra, 45.5% 
sinh viên chỉ dừng lại ở việc hiểu được nội 
dung chính của tài liệu, 20.4% sinh viên đánh 
giá được các luận điểm, giá trị khoa học của 
tài liệu và chỉ có 9.1% sinh viên có thể hiểu 
sâu nội dung và vận dụng được vào quá trình 
học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động 
thực tiễn. Với các sinh viên không hiểu được 
hết nội dung thông tin trong tài liệu, họ tìm 
cách chia sẻ với thầy cô hoặc bạn bè hoặc 
những người thân xung quanh (75.9%), một 
số ít quyết định tiếp tục đọc (16.9%) hoặc 
dừng lại không đọc nữa (7.2%).
Như vậy, nếu xem xét khả năng hiểu, 
cảm thụ tài liệu ở các mức độ từ thấp đến 
cao như trên thì chúng ta thấy phần lớn sinh 
viên chỉ đạt mức độ trung bình, tức là hiểu 
được nội dung chính của tài liệu.
- Sinh viên có khả năng vận dụng tri 
thức đã đọc vào việc học tập hoặc tham 
gia nghiên cứu khoa học. Việc đọc tài liệu 
đã ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập 
của sinh viên, làm cho kết quả học tập tốt 
hơn (83.9%) hoặc giúp họ hình thành nên 
những ý tưởng khoa học mới (80.8%).
2.3. Thái độ ứng xử đối với tài liệu
Thái độ ứng xử đối với tài liệu của sinh 
viên là yếu tố rất quan trọng và được thể 
hiện ở phản ứng của sinh viên đối với tài 
liệu thông qua việc đánh giá giá trị của tài 
liệu và tôn trọng công lao của tác giả.
Với sinh viên, việc xác định thái độ ứng xử 
đối với tài liệu không phải chỉ bằng các hành 
vi làm thay đổi hình thức tài liệu, mà quan 
trọng hơn đó là việc tôn trọng bản quyền tác 
giả khi sử dụng ý tưởng hoặc trích dẫn tài 
liệu trong nghiên cứu, làm tiểu luận,. Kết 
quả khảo sát cho thấy, chỉ có 74.5% sinh 
viên có ý thức tôn trọng bản quyền tác giả 
trong chỉ dẫn, trích dẫn.
Bảng 9. Việc trích nguồn trong nghiên cứu 
khoa học của sinh viên
Trích nguồn trong nghiên 
cứu khoa học Tỷ lệ
Thường xuyên 74.5%
Đôi khi nhớ 21.1%
Không bao giờ 4.4%
3. MỘT SỐ NHẬN XÉT
3.1. Điểm mạnh
- Sinh viên có nhu cầu đọc cao đối với 
các tài liệu chuyên môn và biết sử dụng các 
nguồn tra cứu đa dạng, hiện đại.
+ Sinh viên có nhu cầu đọc lành mạnh. 
Với mục đích đọc tài liệu chủ yếu là phục 
vụ học tập nên nhu cầu đọc của sinh viên 
hướng vào giáo trình, bài giảng và các loại 
sách tham khảo/chuyên khảo với lĩnh vực 
liên quan đến chuyên ngành được đào tạo 
theo các dạng tài liệu trên giấy và điện tử.
+ Sinh viên có khả năng sử dụng đa dạng 
các nguồn tra cứu, chủ yếu từ internet, 
tủ sách cá nhân/gia đình và từ Trung tâm 
Thông tin - Thư viện ĐHQGHN thông qua 
hình thức tự học là chính. 
- Sinh viên có kỹ năng đọc tài liệu ở mức 
độ nhất định, có khả năng hiểu được nội 
dung tài liệu sau khi đọc, biết vận dụng 
thông tin trong tài liệu vào thực tiễn thông 
qua học tập và nghiên cứu khoa học. Tuy 
nhiên, kỹ năng và phương pháp đọc tài liệu 
chuyên ngành còn hạn chế. 
- Đa số sinh viên có ý thức trân trọng tài 
liệu và tôn trọng bản quyền tác giả đối với 
trích dẫn, chỉ dẫn khoa học.
3.2. Điểm hạn chế 
- Năng lực định hướng đọc của sinh viên 
còn hạn chế. 
+ Sinh viên dành thời gian cho việc đọc, 
nghiên cứu tài liệu còn ít. Các hoạt động 
giải trí (truy cập mạng xã hội hoặc xem ti 
vi, nghe nhạc) chủ yếu được sinh viên lựa 
chọn trong thời gian nhàn rỗi của mình. 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
+ Do khả năng ngoại ngữ còn hạn chế 
nên việc đọc các tài liệu bằng tiếng nước 
ngoài còn thấp.
+ Việc sử dụng các loại hình tài liệu khác 
(ngoài giáo trình/bài giảng, sách tham 
khảo/chuyên khảo) còn ít.
+ Một bộ phận sinh viên chưa có ý thức 
trang bị kỹ năng tìm kiếm tài liệu, chưa đánh 
giá được đúng mức về nguồn tìm kiếm tài 
liệu, mới chỉ chủ yếu tìm thông qua internet.
- Một bộ phận sinh viên chưa có thói quen 
lựa chọn tài liệu trước khi đọc hoặc không 
có ý thức lập kế hoạch đọc, còn đọc tùy 
hứng, đọc khi có thời gian nhàn rỗi. Một bộ 
phận sinh viên chỉ chú trọng đọc các tài liệu 
có dung lượng ít mà quên đi những tiêu chí 
quan trọng khác.
- Một bộ phận sinh viên còn thiếu ý thức 
trong việc giữ gìn tài liệu và chưa chủ động 
tìm hiểu các quy định về chỉ dẫn, trích dẫn 
khoa học trong nghiên cứu.
4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
Cần nghiên cứu và xem xét tính khả thi 
để triển khai mô hình hỗ trợ phát triển văn 
hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN với vai trò 
trung tâm của thư viện và sự tham gia của 
giảng viên, các phòng chức năng và tổ chức 
đoàn thể. Mỗi bộ phận sẽ có chức năng và 
nhiệm vụ riêng để tác động vào văn hóa 
đọc của sinh viên:
- Thư viện tác động vào năng lực định 
hướng tới tài liệu.
- Giảng viên tác động vào năng lực lĩnh 
hội tài liệu của sinh viên.
- Các tổ chức đoàn thể tác động vào thái 
độ và ý thức giữ gìn, trân trọng tài liệu của 
sinh viên.
Như vậy, để triển khai có hiệu quả, cần có 
những giải pháp đi kèm để hiện thức hóa mô 
hình phát triển văn hóa đọc cho sinh viên 
ĐHQGHN. Các giải pháp cần được thực hiện 
đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, bao gồm:
- Tiếp tục tăng cường hiệu quả hoạt động 
của cơ quan thông tin - thư viện bằng việc đa 
dạng hóa, cải tiến chất lượng và marketing 
sản phẩn và dịch vụ thông tin; tăng cường 
đầu tư nguồn lực thông tin và cơ sở hạ tầng 
công nghệ; chú trọng nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực; giáo dục và tuyên truyền ý 
thức đọc cho sinh viên.
- Đổi mới nhận thức và nâng cao hiệu quả 
quản lý, trước hết là Ban Lãnh đạo về vai trò 
trung tâm của thư viện trong phát triển văn 
hóa đọc cho sinh viên.
- Sinh viên cần ý thức sâu sắc tầm quan 
trọng của việc tự học, tự nghiên cứu trong 
bối cảnh đổi mới phương pháp giảng dạy 
để tự trau dồi thêm các kỹ năng và phương 
pháp làm việc với tài liệu.
KẾT LUẬN
Đại học Quốc gia Hà Nội là một trung tâm 
đại học có uy tín và truyền thống tiêu biểu 
của thủ đô Hà Nội, cũng như của cả nước, 
được khẳng định trong khu vực và trên thế 
giới. Sinh viên có nhiều cơ hội, thách thức 
trong việc nâng cao các năng lực cần thiết 
để sớm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao 
động chất lượng cao, trong đó có việc nâng 
cao văn hóa đọc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng 
Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên 
cứu với SPSS, Tập 1, Nxb. Hồng Đức, 
Tp. Hồ Chí Minh.
2. Hoàng Vinh (1999). Mấy vấn đề lý luận 
và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, 
Nxb.Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh (2009). Toàn tập. Tập 3, 
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Trần Thị Minh Nguyệt (2009). “Văn hóa 
đọc trong xã hội thông tin”, Tạp chí Văn 
hóa Nghệ thuật (297), tr. 29-31.
5. Trần Thị Minh Nguyệt (2016). “Giáo dục 
văn hóa đọc trong thư viện trường tiểu 
học ở Hà Nội”, Tạp chí Thư viện Việt 
Nam, Tập 61 (5), tr. 6-13.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 16-4-2020; 
Ngày phản biện đánh giá: 20-5-2020; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-7-2020).

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_van_hoa_doc_cua_sinh_vien_dai_hoc_quoc_gia_ha_noi.pdf