Thực trạng và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm thông tin - thư viện, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

● Tóm tắt: Đối với các trường đại học, nguồn tài liệu nội sinh ngày càng đóng vai trò quan trọng với

công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hành sản xuất của mỗi trường. Nguồn tài liệu này

ngày càng tăng về số lượng, đa dạng về loại hình và môn ngành tài liệu tùy thuộc vào quy mô đào

tạo, chuyên ngành đào tạo cũng như các hình thức đào tạo của các trường. Tổ chức quản lý và khai

thác nguồn tài liệu này đang là bài toán đặt ra với các trường đại học. Bài viết phân tích hiện trạng

và đề xuất một số giải pháp để thu thập, quản lý, khai thác tốt nguồn tài liệu nội sinh tại Trường Đại

học Kiến trúc Hà Nội.

● Từ khóa: Tài liệu nội sinh; Đại học Kiến trúc Hà Nội.

current state and sOlutiOns fOr OrGanizinG manaGement and explOitatiOn Of endOGenOus

dOcuments at center Of infOrmatiOn and library - hanOi architectural university

● Abstract: or universities, endogenous documents play a very important role in the training,

researching and technology transferring of each university. The endogenous documents are

increasing in number, variety of types and subjects, that’s all depending on the training scale, training

majors as well as forms of training of the university. Organizing the management and exploitation

of this resources are currently a problem posed to universities. In this article, the author analyze

the current state and propose a number of solutions to collect, manage and exploit endogenous

documents at the Hanoi Architectural University.

● Keywords: Endogenous document; Hanoi Architectural University.

Thực trạng và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm thông tin - thư viện, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trang 1

Trang 1

Thực trạng và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm thông tin - thư viện, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trang 2

Trang 2

Thực trạng và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm thông tin - thư viện, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trang 3

Trang 3

Thực trạng và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm thông tin - thư viện, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trang 4

Trang 4

Thực trạng và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm thông tin - thư viện, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trang 5

Trang 5

Thực trạng và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm thông tin - thư viện, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trang 6

Trang 6

Thực trạng và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm thông tin - thư viện, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 9080
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm thông tin - thư viện, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm thông tin - thư viện, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Thực trạng và giải pháp tổ chức quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh tại trung tâm thông tin - thư viện, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/202040
GIỚI THIỆU CÁC Cơ QUAN TT - TV
thực trạnG và Giải pháp tổ chỨc quản lý và khai thác nGuồn tài liệu nội 
sinh tại trunG tÂm thônG tin - thư viện, trưỜnG đại hỌc kiến trúc hà nội
ThS Phạm Thanh Bình
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
ThS Phạm Văn Hưng
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Mở Đầù 
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, 
hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học 
của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo 
ra một khối lượng tài liệu có giá trị, nguồn 
tài liệu đó được gọi là nguồn tài liệu nội sinh 
hay nguồn tài liệu xám. Đó là các công trình 
nghiên cứu khoa học (NCKH), luận án, luận 
văn, đồ án, sách giáo trình, sách tham khảo, 
tài liệu, kỷ yếu hội thảo, hội nghị, [2].
Nguồn tài liệu nội sinh này của Trường 
ngày càng tăng nhanh về số lượng và 
chuyên sâu về nội dung, phản ánh khá đầy 
đủ và có tính hệ thống những thành tựu và 
tiềm năng khoa học của Trường, cũng là 
nguồn tài liệu học tập quan trọng, có nhiều 
giá trị, phục vụ đắc lực cho việc học tập 
NCKH và thực hành sản xuất của cán bộ, 
giảng viên, sinh viên trong Trường.
Xét về mặt tính chất của quá trình tạo ra 
nguồn tin nội sinh, chúng có thể chia thành 
các loại như sau [1]:
- Nguồn tin nội sinh phản ánh kết quả học 
tập, đào tạo: đó là các luận án, luận văn, 
khóa luận, đồ án; tư liệu điều tra, hồ sơ thí 
nghiệm; hệ thống chương trình giáo trình, 
đề cương, bài giảng;
- Nguồn tin phản ánh kết quả hoạt động 
nghiên cứu: là các báo cáo kết quả nghiên 
cứu, sản phẩm đề tài NCKH các cấp, các 
chương trình điều tra cơ bản, các đề án, dự 
án sản xuất, thử nghiệm; các báo cáo, tham 
luận khoa học, kỷ yếu hội thảo/hội nghị và 
các loại hình sinh hoạt học thuật khác;
- Nguồn tin phản ánh khả năng sản xuất, 
chuyển giao: các công trình, dự án đã được 
triển khai, chuyển giao công nghệ trong 
quá trình sản xuất thực tế.
Hiện nay, nguồn tài liệu này nằm rải rác 
ở các đơn vị trong trường, chủ yếu phục vụ 
việc tác nghiệp của các đơn vị. Nói cách 
khác, nguồn thông tin quý giá này vẫn chưa 
được thu thập, tổ chức, quản lý một cách 
tập trung và khai thác, phục vụ bạn đọc 
● Tóm tắt: Đối với các trường đại học, nguồn tài liệu nội sinh ngày càng đóng vai trò quan trọng với 
công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hành sản xuất của mỗi trường. Nguồn tài liệu này 
ngày càng tăng về số lượng, đa dạng về loại hình và môn ngành tài liệu tùy thuộc vào quy mô đào 
tạo, chuyên ngành đào tạo cũng như các hình thức đào tạo của các trường. Tổ chức quản lý và khai 
thác nguồn tài liệu này đang là bài toán đặt ra với các trường đại học. Bài viết phân tích hiện trạng 
và đề xuất một số giải pháp để thu thập, quản lý, khai thác tốt nguồn tài liệu nội sinh tại Trường Đại 
học Kiến trúc Hà Nội.
● Từ khóa: Tài liệu nội sinh; Đại học Kiến trúc Hà Nội.
current state and sOlutiOns fOr OrGanizinG manaGement and explOitatiOn Of endOGenOus 
dOcuments at center Of infOrmatiOn and library - hanOi architectural university
● Abstract: or universities, endogenous documents play a very important role in the training, 
researching and technology transferring of each university. The endogenous documents are 
increasing in number, variety of types and subjects, that’s all depending on the training scale, training 
majors as well as forms of training of the university. Organizing the management and exploitation 
of this resources are currently a problem posed to universities. In this article, the author analyze 
the current state and propose a number of solutions to collect, manage and exploit endogenous 
documents at the Hanoi Architectural University.
● Keywords: Endogenous document; Hanoi Architectural University.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2020 41
GIỚI THIỆU CÁC Cơ QUAN TT - TV
hiệu quả. Vì vậy, thu thập được đầy đủ, tổ 
chức quản lý và khai thác tốt nguồn thông 
tin đặc biệt này phục vụ nhiệm vụ đào tạo, 
NCKH và thực hành sản xuất trở thành một 
nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm Thông 
tin - Thư viện (sau đây gọi tắt là Trung tâm) 
cũng như của Nhà trường.
1. THựC TRẠNG CÔNG TÁC Tổ CHứC qUẢN Lý 
VÀ KHAI THÁC NGUỒN TÀI LIỆU NỘI SINH TẠI 
TRUNG TâM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
1.1. Nguồn tin phản ánh kết quả học tập, 
đào tạo
* Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, 
bài giảng
Với thế mạnh là đội ngũ giảng viên có 
trình độ cao, giàu kinh nghiệm giảng dạy 
trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, quy 
hoạch, đô thị,... nên rất nhiều giáo trình, 
sách tham khảo, chuyên khảo phục vụ cho 
học tập, giảng dạy và nghiên cứu thuộc 
các chuyên ngành đào tạo của Trường đều 
do các giảng viên trong trường biên soạn. 
Hiện tại, Trung tâm lưu trữ trên 100 tên giáo 
trình, tài liệu tham khảo, chuyên khảo (dạng 
in) các loại với gần 5.000 bản tài liệu. Tuy 
nhiên, số đầu tên giáo trình của các khoa có 
trong thư viện không đồng đều, do lịch sử 
phát triển, quy mô đào tạo của từng khoa. 
Khoa Kiến trúc, ... ài cụ thể 
cho việc giao nộp này, cụ thể như sau:
Bảng 1. Quy định về việc nộp lưu chiểu tài liệu nội sinh về Trung tâm [4] 
Loại tài 
liệu
Số lượng
giao nộp
Quy trình
thực hiện
Cá nhân/đơn 
vị thực hiện
Điều kiện
thực hiện Kinh phí
Giáo trình 
do Nhà 
trường 
cấp kinh 
phí.
05 bản in, 01 
CD chứa nội 
dung giáo trình.
Sau khi hoàn tất thủ tục và xuất bản 
tài liệu, Phòng Khoa học Công nghệ 
chuyển cho Trung tâm số lượng bản 
in theo quy định và CD chứa nội 
dung giáo trình.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2020 43
GIỚI THIỆU CÁC Cơ QUAN TT - TV
Bài giảng. File Bài giảng 
của bộ môn.
Mỗi bộ môn phải nộp bài giảng của 
bộ môn về Trung tâm và nhận Giấy 
biên nhận đã nộp tài liệu. 
Việc nộp bài 
giảng sẽ là 
một trong 
những căn 
cứ để phân 
loại viên chức 
trong tháng và 
trong quý.
Luận án. 02 bản in, 01 
bản tóm tắt, 01 
file (CD) chứa 
nội dung Luận 
án.
Sau khi bảo vệ, tác giả chỉnh sửa 
theo góp ý của Hội đồng, xin xác 
nhận đã chỉnh sửa của Hội đồng, 
nộp sản phẩm và Giấy xác nhận tại 
Khoa và Trung tâm; nhận lại giấy 
biên nhận đã nộp của Trung tâm để 
nộp về Khoa.
Học viên, 
NCS, Khoa 
Sau đại học, 
Trung tâm
Tác giả chỉ 
được xét tốt 
nghiệp sau 
khi có Giấy 
biên nhận của 
Trung tâm.
Tác giả.
Luận văn. 02 bản in, 01 file 
(CD) chứa nội 
dung Luận văn.
Sau khi bảo vệ, tác giả chỉnh sửa 
theo góp ý của Hội đồng, xin xác 
nhận đã chỉnh sửa của Hội đồng, 
nộp sản phẩm và Giấy xác nhận tại 
Khoa và Trung tâm; nhận lại giấy 
biên nhận đã nộp của Trung tâm để 
nộp về Khoa.
Học viên, 
NCS, Khoa 
Sau đại học, 
TTTTTV.
Tác giả chỉ 
được xét tốt 
nghiệp sau 
khi có Giấy 
biên nhận của 
Trung tâm.
Tác giả.
Đồ án tốt 
nghiệp, 
đồ án 
đoạt giải 
trong các 
cuộc thi.
01 bản in, 01 
CD chứa nội 
dung Đồ án.
Sau khi bảo vệ, sinh viên chỉnh sửa 
theo góp ý của Hội đồng, xin xác 
nhận đã chỉnh sửa của Khoa, nộp 
sản phẩm và Giấy xác nhận tại Khoa 
và Trung tâm, nhận lại giấy biên 
nhận đã nộp của Trung tâm để nộp 
về Khoa.
Tác giả, 
các Khoa, 
TTTTTV.
Tác giả chỉ 
được xét tốt 
nghiệp sau 
khi có Giấy 
biên nhận của 
Trung tâm.
Tác giả.
Đề tài 
NCKH 
các cấp.
02 bản in, báo 
cáo tổng kết và 
các sản phẩm 
của đề tài, 01 
CD chứa toàn 
bộ báo cáo, sản 
phẩm của đề tài.
Sau khi báo cáo đề tài, tác giả chỉnh 
sửa theo góp ý của Hội đồng, nộp 
sản phẩm tại Phòng Khoa học Công 
nghệ và Trung tâm và nhận lại giấy 
biên nhận đã nộp của Trung tâm để 
nộp về Phòng Khoa học Công nghệ.
Tác giả, các 
Phòng Khoa 
học Công 
nghệ, Trung 
tâm.
Tác giả chỉ 
được thanh 
toán kinh phí 
sau khi nộp 
giấy biên nhận 
của Trung 
tâm.
Kinh phí 
thực hiện 
đề tài.
Báo cáo 
khoa học, 
kỷ yếu 
hội thảo, 
hội nghị.
02 bản in, 1 CD 
chứa nội dung 
tài liệu.
Sau khi kết thúc hội thảo, Phòng 
Khoa học Công nghệ chuyển cho 
Trung tâm bản in và CD chứa nội 
dung tài liệu.
Phòng Khoa 
học Công 
nghệ, Trung 
tâm.
Kinh phí 
tổ chức 
hội thảo, 
hội nghị.
Tạp chí 
khoa học, 
tuyển 
tập các 
công trình 
NCKH.
05 bản in, 01 file 
chứa nội dung 
tài liệu.
Sau khi hoàn tất thủ tục và xuất bản 
tài liệu, Phòng Khoa học Công nghệ 
chuyển cho Trung tâm 05 cuốn tạp 
chí và file chứa nội dung tài liệu.
Phòng Khoa 
học Công 
nghệ, Trung 
tâm.
2.2. Nâng cao chất lượng xử lý, tổ chức và 
bảo quản nguồn tài liệu nội sinh
* Nâng cao chất lượng xử lý nguồn tài liệu 
nội sinh
- Hiệu đính các cơ sở dữ liệu (CSDL) thư 
mục tài liệu nội sinh: để chuẩn hóa các 
thông tin thư mục cho chính xác, nhất quán 
và bổ sung những thông tin còn thiếu trong 
các biểu ghi thư mục trước đây. Việc hiệu 
đính CSDL thư mục của tài liệu nội sinh tại 
Trung tâm có thể triển khai theo hai hình 
thức: hiệu đính tiếp tục (đối với tài liệu nội 
sinh mới nhập vào CSDL) và hiệu đính hồi 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/202044
GIỚI THIỆU CÁC Cơ QUAN TT - TV
Nguồn TLNS được
bổ sung
Phân tích thông tin
Tổ chức thông tin
Biên mục mô tả
Phân loại tài liệu
Biên mục chủ đề
Định từ khóa
Cơ sở dữ liệu thư mục
và hệ thống tìm tin
Thiết lập điểm truy cậpMục đích tạo điểm truy cập
- Hình thức tài liệu
(Nhan đề, tác giả)
- Môn loại
(Ký hiệu phân loại)
- Chủ đề, vấn đề cụ thể
(Tiêu đề chủ đề)
- Nội dung được coi là
quan trọng
(Từ khóa)
Công cụ / Tiêu chuẩn
- Quy tắc mô tả
(AACR)
- Khổ mẫu thư mục
(MARC2, METS or MODS)
- Khung phân kim loại
(DDC23)
- Bộ từ vựng, từ chuẩn
(Bộ từ khóa KH&CN)
Thông tin được
mang ra phục vụ
Người dùng tin
Xác định điểm
truy cập
Phân tích yêu cầu tin
Yêu cầu thông tin
Biểu đồ 1. Sơ đồ xử lý, tổ chức thông tin
cố (đối với dữ liệu cũ) đảm bảo tính chính 
xác, thống nhất cao nhất cho CSDL.
- Nghiên cứu áp dụng các chuẩn biên 
mục mới: Chuẩn MARC21 được phát triển 
công phu, kiểm soát chặt chẽ, chi tiết. Để 
sử dụng thuần thục bộ quy tắc này cán bộ 
thư viện cần được đào tạo chuyên sâu, lâu 
dài. Hơn nữa, khi có sự xuất hiện của thư 
viện số, học liệu mở, yêu cầu mới đối với 
biểu ghi thư mục cần phù hợp với việc tạo 
lập, quản trị và khai thác thông tin trong ‘kỷ 
nguyên số’. Do đó, các quy tắc biên mục, 
chuẩn biên mục mới đã được nghiên cứu và 
đề xuất như:
+ RDA - Mô tả và truy cập tài nguyên 
(Resource Description and Access).
+ METS - Tiêu chuẩn truyền và mã 
hóa siêu dữ liệu (Metadata encoding and 
transmission standard).
+ MODS - Tiêu chuẩn mô tả đối tượng 
siêu dữ liệu (Metadata Object Description 
Standard).
- Nghiên cứu Biên mục chủ đề tài liệu: 
định chủ đề tài liệu là xác định chủ đề hay 
đề tài, là một công đoạn mở đầu trong phân 
loại tài liệu và biên mục đề mục. Biên mục 
chủ đề là một công việc vô cùng thiết yếu 
trong công tác biên mục tài liệu, vì việc tìm 
tin và phổ biến tin, truy cập chủ đề là vô 
cùng quan trọng.
Đề xuất quy trình và công cụ tổ chức, xử 
lý thông tin tại Trung tâm theo sơ đồ sau:
* Nâng cao hiệu quả tổ chức và bảo quản 
nguồn tài liệu nội sinh
- Tăng diện tích kho tài liệu nội sinh: Hiện 
nay, diện tích kho dành cho tài liệu nội sinh 
nhỏ hẹp trong khi số lượng tài liệu nhập về 
Trung tâm mỗi năm một tăng lên, Trung 
tâm cần mở rộng thêm diện tích kho và bổ 
sung thêm giá sách cho kho tài liệu nội sinh 
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu về nguồn tài 
liệu này của người dùng tin.
- Tăng cường các biện pháp bảo quản tài 
liệu: Bảo quản tài liệu trong môi trường thư 
viện điện tử nói chung và bảo quản tài liệu 
số nói riêng là một vấn đề rất quan trọng 
bởi các tài liệu trong các thư viện truyền 
thống có thể tồn tại hàng trăm năm do áp 
dụng các biện pháp bảo quản tài liệu như: 
điều hòa, đóng bìa cứng, Tuy nhiên, do sự 
phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật 
và công nghệ thông tin thì “tính lỗi thời” của 
vật mang tin ngày càng nhanh hơn. Cho 
nên bảo quản tài liệu bằng hình thức số hóa 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2020 45
GIỚI THIỆU CÁC Cơ QUAN TT - TV
đang là vấn đề được quan tâm trong nhiều 
cơ quan lưu trữ và thư viện hiện nay.
2.3. Phổ biến, khai thác nguồn tài liệu nội 
sinh
* Tăng cường công tác marketing nguồn 
tài liệu nội sinh
Marketing đang ngày càng có vai trò 
quan trọng trong hoạt động thông tin - thư 
viện. Bằng việc tích cực tuyên truyền giới 
thiệu sách, tổ chức các hội thảo, hội nghị, 
triển lãm sách, ngày hội sách, tờ rơi, pano, 
áp phích, Trung tâm đã tích cực hơn trong 
việc giới thiệu, quảng bá nguồn tài nguyên 
của mình.
Đặc biệt, trong Cách mạng công nghiệp 
4.0, các mạng xã hội phổ biến tại Việt 
Nam như: Facebook, Instagram, Pinterest, 
Youtube, Zalo, đều có thể trở thành các 
kênh truyền thông mới cho tài liệu nội sinh 
của thư viện. Cán bộ marketing thư viện có 
thể tự chủ hoàn toàn về nội dung và hình 
thức của tin tức, thời điểm và tần suất đăng 
tin. Mạng xã hội có tính tương tác cao, không 
hạn chế về mặt thời gian. Nội dung thông 
điệp quảng bá được hỗ trợ bởi video, hình 
ảnh minh họa hấp dẫn người dùng. Chi phí 
cho truyền thông rất thấp so với quảng cáo 
truyền thống và có thể tùy chỉnh theo khả 
năng chi trả. Tùy theo sản phẩm dịch vụ có 
thể chọn đối tượng mục tiêu phù hợp theo 
lứa tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích. Ví dụ: 
Với sinh viên có thể lựa chọn kênh Youtube, 
Facebook vì sinh viên thường thích hình ảnh 
trực quan, thú vị. Với đội ngũ giảng viên nên 
xây dựng cộng đồng mang tính học thuật để 
chia sẻ thông tin hữu ích, tạo nhóm chung 
trên Zalo, Facebook hoặc Email,...
* Số hóa tài liệu, xây dựng các bộ sưu tập 
số nội sinh
Hiện nay, cùng với các hình thức đào 
tạo truyền thống, các công nghệ mới cho 
phép xây dựng các lớp học trực tuyến, thư 
viện trực tuyến, hoạt động 24 giờ/ngày, 
7 ngày/tuần, người học có thể học từ bất 
cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào. Nội dung 
các bài giảng, các giáo trình được sử dụng 
dưới dạng số hóa và được chuyển tải thông 
qua các phương tiện điện tử, bao gồm: 
internet, intranet, vệ tinh, Thư viện tương tác, 
CD-ROM, “Nguyên liệu” dùng cho hình 
thức đào tạo này chính là các tài liệu đa 
phương tiện hay còn gọi là tài liệu số hóa. 
Vì vậy, việc xây dựng thư viện số nói 
chung, xây dựng các bộ sưu tập tài liệu 
số nội sinh nói riêng là vô cùng cần thiết. 
Đặc biệt, với nguồn tài liệu nội sinh thì việc 
số hóa đơn giản hơn, chủ yếu phụ thuộc 
vào chính sách, cách thức thu thập do Nhà 
trường quy định [3].
2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong 
công tác xử lý, tổ chức và khai thác nguồn 
tài liệu nội sinh
* Nâng cấp phần mềm quản trị thư viện
Với tính chất quan trọng của một công cụ 
quản trị, tự động hóa công tác thư viện, đáp 
ứng được yêu cầu công tác chuyên môn 
nghiệp vụ thư viện, thuận tiện cho bạn đọc 
khai thác tài liệu, việc lựa chọn một phần 
mềm quản trị thư viện cần được Nhà trường 
cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Một phần mềm tối ưu phải đảm bảo được 
các yêu cầu sau:
- Là một hệ thống hoàn chỉnh, đồng bộ, 
giải quyết được tất cả các khâu công tác 
của Trung tâm;
- Là một hệ thống bao gồm cả ba phần 
mềm: quản trị thư viện truyền thống, thư 
viện số và cổng thông tin của Trung tâm. 
Đối với một tài liệu (kể cả bản in hay bản số) 
được quản lý như một đối tượng duy nhất. 
Đảm bảo cho người sử dụng đăng nhập một 
lần (single sign on) cho toàn bộ hệ thống;
- Có khả năng tìm kiếm tập trung cho cả 
thư viện truyền thống, thư viện số và các 
CSDL mà Trường trang bị;
- Là một hệ thống thông tin “động”, cho 
phép người dùng tin có thể tương tác trực 
tiếp với cán bộ thư viện, có thể “đồng sáng 
tạo” ra các sản phẩm thông tin - thư viện; 
cho phép bạn đọc có thể bình luận, bình 
chọn các sản phẩm và dịch vụ thông tin;
- Hệ thống phải có tính ổn định lâu dài, 
dễ sử dụng và có cộng đồng người sử dụng 
đông đảo.
- Hệ thống phải có khả năng chấm điểm 
đánh giá cho từng loại tài liệu, khả năng liên 
kết thông suốt tác giả với CSDL bạn đọc, 
tạo các Hồ sơ năng lực (portfolio) cho tác 
giả/bạn đọc của thư viện.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/202046
GIỚI THIỆU CÁC Cơ QUAN TT - TV
* Đầu tư thay thế, bổ sung các thiết bị 
công nghệ thông tin và các thiết bị phụ trợ
Đầu tư nâng cấp trang thiết bị công nghệ 
thông tin cần tận dụng cơ sở hạ tầng mà 
Trung tâm hiện có để thiết lập các hạng 
mục đầu tư thực sự cần thiết. Đó là hệ thống 
mạng LAN, mạng internet, và 02 máy chủ, 
các máy tính trạm tra cứu cho bạn đọc mới 
được trang bị năm 2012 sẽ được tiếp tục sử 
dụng. Những thiết bị quá cũ, hết khấu hao, 
không ổn định, cần được thay thế để đảm 
bảo hệ thống đồng bộ hoạt động với hiệu 
suất cao.
2.5. Đào tạo người dùng tin
Hiện nay, số người dùng tin chưa biết 
cách sử dụng các dịch vụ thư viện và có 
nhu cầu hướng dẫn sử dụng là rất lớn. Các 
đối tượng người dùng tin khác nhau cần có 
nội dung đào tạo khác nhau, phù hợp với 
nhu cầu và thói quen sử dụng thông tin của 
từng nhóm đối tượng. Tại Trường, công tác 
đào tạo người dùng tin không được quan 
tâm đúng mức, người dùng tin của Trung 
tâm không được đào tạo nên không nắm 
được quy trình khai thác và sử dụng thư 
viện, không hiểu rõ về nguồn lực thông tin 
trong thư viện, không biết cách khai thác 
thông tin và các sản phẩm dịch vụ khác của 
Trung tâm. Vì vậy, đào tạo người dùng tin là 
một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện 
nay. Để làm tốt điều này, Trung tâm cần có 
kế hoạch chi tiết cho công tác đào tạo người 
dùng tin, cụ thể:
- Biên soạn giáo trình, bài giảng đào tạo 
người dùng tin;
- Phân nhóm đối tượng người dùng tin và 
nghiên cứu hành vi thói quen sử dụng tài 
liệu nội sinh để xây dựng bài giảng phù hợp;
- Mở các lớp đào tạo người dùng tin. 
Người dùng tin được tổ chức thành các lớp 
tập huấn, với thời lượng khoảng 2 tiết, quy 
mô lớp từ 20 đến 40 bạn đọc tùy theo từng 
đối tượng người dùng tin khác nhau;
- Hiện đại hóa công tác đào tạo người 
dùng tin;
- Tăng cường đào tạo trực quan bằng 
bảng tin, thông báo, tờ rơi...
Có thể nói, trong công tác đào tạo người 
dùng tin, cán bộ thư viện cần liên tục khảo 
sát, tìm hiểu, nắm bắt tâm lý và thói quen sử 
dụng thông tin của người dùng tin, đồng thời 
hiểu rõ về sự phát triển của nguồn tài liệu nội 
sinh để xây dựng các bài giảng phù hợp trên 
cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Làm 
tốt được công tác đào tạo người dùng tin là 
rút ngắn được cây cầu nối người sử dụng với 
vốn tài liệu, từ đó nâng cao chất lượng phục 
vụ tài liệu nội sinh cho cộng đồng học thuật 
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 
KếT LUẬN
Trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, 
nguồn tài liệu nội sinh là một thực thể quan 
trọng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng 
của khoa học công nghệ và sự đổi mới 
mạnh mẽ trong đào tạo, nguồn tài liệu nội 
sinh cũng tăng trưởng nhanh về số lượng, 
đa dạng về loại hình và phong phú về nội 
dung. Việc nhận thức và đánh giá đúng vai 
trò của nguồn tài liệu này trong giáo dục 
đào tạo, có cách tiếp cận hợp lý với việc 
thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu 
thập, quản lý và khai thác một cách hiệu 
quả nguồn thông tin này sẽ giúp các trường 
nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và 
nghiên cứu khoa học. Phát triển nguồn lực 
thông tin nói chung và nguồn tài liệu nội 
sinh nói riêng là một trong những nhiệm vụ 
quan trọng của Trung tâm Thông tin - Thư 
viện nhằm phục vụ một cách hiệu quả mục 
tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học của 
nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Hùng (2006). Vấn đề phát 
triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số 
hoá tại Việt Nam//Tạp chí Thông tin và 
Tư liệu. - 2006. - Số 1. - Tr. 5-10.
2. Nguyễn Viết Nghĩa (1999). Một số vấn 
đề xung quanh việc thu thập, khai thác 
tài liệu xám//Tạp chí Thông tin và Tư liệu. 
- 1999. - Số 4.
3. Trần Mạnh Tuấn (2005). Nguồn tin nội 
sinh của trường đại học, thực trạng và 
giải pháp phát triển//Tạp chí Thông tin và 
Tư liệu. - 2005. - số 3. - Tr. 10-11.
4. Quy chế lưu chiểu tài liệu của Trường Đại 
học Kiến trúc Hà Nội.
5. Quy chế phối hợp hoạt động của Trung 
tâm Thông tin - Thư viện với các đơn vị 
trong Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_to_chuc_quan_ly_va_khai_thac_nguon_t.pdf