Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp

Cách mạng công nghệ 4.0 đang tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực

của đời sống, làm thay đổi cách sống, cách làm việc của tất cả chúng ta,

thư viện cũng không nằm ngoài sự thay đổi tất yếu này.

Để tồn tại và phát triển, các thư viện phải xác định được hướng đi

phù hợp với sự phát triển của xã hội chính là việc gia tăng ứng dụng

các thành tựu khoa học, công nghệ vào hoạt động thư viện từ đó mở

ra nhiều cơ hội để người đọc tiếp cận thông tin và tri thức, tài nguyên

thông tin mà các thư viện xây dựng và tiếp cận được.

Vài năm trở lại đây, thư viện đại học là những đơn vị đi đầu trong

việc ứng dụng công nghệ cho công tác thư viện. Mục đích không chỉ

tăng cường công tác quản lý, giảm sức lao động, tăng hiệu xuất lao

động, mà chính là trang bị các tiện ích để tạo cho người dùng thư viện

tiếp cận thư viện một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng mà mang

lại hiệu quả cao, góp phần tích cực trong việc truyền bá tri thức, thúc

đẩy văn hóa đọc, nâng cao kỹ năng mềm, phẩm chất, văn hóa học

đường trong giới sinh viên.

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp trang 1

Trang 1

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp trang 2

Trang 2

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp trang 3

Trang 3

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp trang 4

Trang 4

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp trang 5

Trang 5

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp trang 6

Trang 6

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp trang 7

Trang 7

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp trang 8

Trang 8

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp trang 9

Trang 9

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 11460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - kiến nghị và giải pháp
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ...
TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 
- KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
 Hà Thị Huệ1* - Lê Thị Quyên2** 
Tóm tắt: Việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong hoạt 
động thư viện ở Việt Nam nói chung và các thư viện đại học 
nói riêng đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, tùy theo điều 
kiện và năng lực của mỗi một thư viện mà mức độ ứng dụng 
KHCN trong hoạt động lại khác nhau. Nội dung của bài viết này 
tập trung vào việc khảo sát, đánh giá thực trạng việc ứng dụng 
KHCN tại các thư viện đại học nói chung và thư viện TQB nói 
riêng. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị và giải 
pháp nhằm nâng cao việc ứng dụng KHCN trong các hoạt động 
của thư viện.
I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ỨNG DỤNG KHCN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN 
Cách mạng công nghệ 4.0 đang tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực 
của đời sống, làm thay đổi cách sống, cách làm việc của tất cả chúng ta, 
thư viện cũng không nằm ngoài sự thay đổi tất yếu này.
Để tồn tại và phát triển, các thư viện phải xác định được hướng đi 
phù hợp với sự phát triển của xã hội chính là việc gia tăng ứng dụng 
các thành tựu khoa học, công nghệ vào hoạt động thư viện từ đó mở 
ra nhiều cơ hội để người đọc tiếp cận thông tin và tri thức, tài nguyên 
thông tin mà các thư viện xây dựng và tiếp cận được. 
* Thạc sĩ, Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
** Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
574
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Vài năm trở lại đây, thư viện đại học là những đơn vị đi đầu trong 
việc ứng dụng công nghệ cho công tác thư viện. Mục đích không chỉ 
tăng cường công tác quản lý, giảm sức lao động, tăng hiệu xuất lao 
động, mà chính là trang bị các tiện ích để tạo cho người dùng thư viện 
tiếp cận thư viện một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng mà mang 
lại hiệu quả cao, góp phần tích cực trong việc truyền bá tri thức, thúc 
đẩy văn hóa đọc, nâng cao kỹ năng mềm, phẩm chất, văn hóa học 
đường trong giới sinh viên.
II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG KHCN TRONG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC 
2.1. Ứng dụng tại các thư viện đại học nói chung (khảo sát tại 16 thư viện đại học)
Việc ứng dụng KHCN trong thư viện rất phong phú và đa dạng, 
tùy thuộc các qui mô, loại hình và điều kiện thư viện để mà có những 
ứng dụng phù hợp. Thư viện đại học có đối tượng sử dụng là giảng 
viên, học viên, sinh viên là những người có trình độ cao, do vậy việc 
ứng dụng KHCN là hướng đi tất yếu. 
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đã có nghiên cứu khảo sát 
việc ứng dụng KHCN tại 16 thư viện đại học trong nước về các khía 
cạnh của ứng dụng KHCN cụ thể: 
Phần mềm quản lý thư viện
Phần mềm thư viện là một công cụ quan trọng trong việc quản 
lý với khả năng tự động hóa hoàn toàn các chức năng và quy trình 
nghiệp vụ trong thư viện, là công cụ hiệu quả để xây dựng các cơ sở 
dữ liệu (CSDL) thư mục, dữ liệu số, kiểm soát chất lượng biên mục 
các dữ liệu được nhập vào Ngoài ra, nó còn giúp giảm thiểu các 
công việc trùng lặp, tái sử dụng các kết quả của những bộ phận có 
liên quan. Vai trò đặc trưng của phần mềm quản trị thư viện được 
thể hiện ở một số điểm sau:
- Tính quản trị cao;
- Độ chính xác và chuẩn hóa; 
- Tính tự động hóa;
- Tìm kiếm và lưu trữ thông tin;
575
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ...
- Quản lý hoạt động giao dịch; 
- Tính tương tác; 
Các phần mềm sử dụng trong thư viện hiện nay rất đa dạng và 
phong phú từ phần mềm tư liệu; phần mềm tích hợp, phần mềm thư 
viện số. Một số phần mềm đang được các thư viện sử dụng: KIPOS; 
Libbol; iLib... cùng các phần mềm mã nguồn mở như Koha, Dspace cũng 
được các thư viện sử dụng cho thư viện số và gần đây nhất là sự xuất 
hiện của phần mềm thư viện thế hệ mới – Nền tảng dịch vụ thư viện 
(Library Service Platform). Phần mềm đã được sử dụng rộng rãi trên thế 
giới và bắt đầu được áp dụng tại một số thư viện đại học tại Việt Nam. 
Phần mềm hỗ trợ xử lý thông tin 
Cùng với phần mềm quản lý thư viện, phần mềm thư viện số thì 
không thể không nói đến những phần mềm, tiện ích, và các tiêu chuẩn 
trong xử lý thông tin. Các thư viện biết kế thừa, liên kết các kết quả đã 
thực hiện trước đó ở các nơi khác với mục đích không chỉ tăng hiệu 
suất xử lý nghiệp vụ thư viện mà còn nhằm trang bị các tiện ích cho cán 
bộ thư viện và người dùng có thể tiếp cận tới các nguồn tin thư viện dễ 
dàng, nhanh chóng và hiệu quả: 
- Phần mềm kiểm tra trùng lặp của tập tin hoặc sách điện tử đổi 
sang MD5
- Phần mềm tìm ISBN trong tập tin
- Phần mềm lấy ảnh trong tập tin
Công nghệ RFID 
Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ 
nhận dạng sử dụng sóng vô tuyến. RFID đã được ứng dụng trong rất 
nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý kho hàng, siêu thị, giao thông, 
y tế Trong lĩnh vực thư viện, RFID cũng đã được ứng dụng và cho 
thấy tính hiệu quả của mình, minh chứng là công nghệ này đang được 
sử dụng tại nhiều thư viện trên thế giới và tại Việt Nam, thông qua ... iện di động ở cả cổng thông 
tin và trang OPAC.
Sử dụng các phần mềm hỗ trợ khác: Với việc sử dụng phần mềm 
Sierra, Thư viện phối hợp với nhà cung cấp để phát triển nhiều công 
cụ hỗ trợ như: công cụ đếm lượt bạn đọc; công cụ chuyển đổi biên mục 
giữa phần mềm Sierra sang phần mềm Dspace. Với công cụ chuyển đổi 
biên mục, dữ liệu đã được biên mục trên Sierra được đổ sang Dspace 
mà không phải sao chép hay biên mục 2 lần.
Số hóa tài liệu và tài liệu điện tử: tận dụng ưu thế là trường công nghệ 
nên từ năm 2007 khi xây dựng thư viện số thư viện đã có kế hoạch đưa 
vào dữ liệu là luận án, luận văn với các bản mềm có sẵn từ học viên, thư 
viện chỉ xây dựng qui trình xử lý và đưa biểu ghi vào thư viện số. Việc 
làm này giảm tải công sức và có thể sử dụng khi điều kiện kinh phí còn 
hạn hẹp nhưng lại mang lại hiệu quả sử dụng cao cho bạn đọc.
Tham gia OCLC – Kết nối mạng thư viện toàn cầu: Với định hướng thúc 
đẩy sự kết nối, hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên học liệu thông qua 
mạng lưới toàn cầu theo xu hướng ngày càng đa dạng và phong phú 
hơn về nội dung thông tin, đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu 
của Trường ĐHBK Hà Nội nói riêng và của toàn xã hội nói chung, năm 
2015, Thư viện TQB đã là thư viện đầu tiên tại Việt Nam tham gia mạng 
lưới OCLC. Hiện thư viện đã có 49.287 biểu ghi thư mục trên WorldCat 
(CSDL mục lục liên hiệp thư viện toàn cầu).
Trên thực tế, trong thời gian qua, việc tham gia vào OCLC đã 
mang lại nhiều lợi ích cho thư viện TQB nói chung và cán bộ thư viện, 
579
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ...
bạn đọc của thư viện nói riêng. Tham gia OCLC, thư viện đã quảng 
bá được thương hiệu và nguồn tài nguyên của mình lên toàn cầu, cán 
bộ thư viện tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong quá trình 
biên mục tài liệu, quan trọng hơn cả, bạn đọc được tiếp cận với nguồn 
dữ liệu khổng lồ trên toàn thế giới. 
2.3. Đánh giá việc ứng dụng KHCN của các thư viện Đại học tại Việt Nam
Căn cứ vào thực trạng ứng dụng công nghệ tại Thư viện TQB nói 
riêng và các thư viện đại học nói chung được nêu ở trên, tác giả có đưa 
ra đánh giá việc ứng dụng KHCN vào các hoạt động thư viện chủ yếu 
mới chỉ dừng lại ở việc quản lý, lưu trữ, xử lý, khai thác tài liệu mà đã 
đến lúc cần thiết ứng dụng KHCN ở mức độ cao hơn là thư viện thông 
minh thế hệ 4.0 – là thế hệ mà các thư viện lấy người dùng làm trung 
tâm, xóa bỏ các rào cản, kết nối với nhau cả về không gian vật lý và 
không gian số tạo nên sự kết nối không giới hạn tới nguồn tri thức của 
nhân loại, đồng bộ hóa theo thời gian thực các thiết bị công nghệ - dữ 
liệu – con người. Bên cạnh đó, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin 
trong hệ thống thư viện các trường đại học chưa đồng đều, mức độ 
đầu tư, phát triển giữa các thư viện đang có khoảng cách lớn và các 
khoảng cách này có xu hướng ngày càng tăng.
Tuy là một thành phần quan trọng nhưng bản thân các thiết bị 
công nghệ và phần mềm cũng chỉ đóng vai trò hỗ trợ và là trợ lý đắc 
lực trong mọi hoạt động của thư viện. Thành phần quan trọng nhất 
chính là con người, là tư duy đổi mới, là tinh thần phục vụ hướng tới 
bạn đọc, hướng tới người dùng. Khi yếu tố con người kết hợp với công 
nghệ một cách hài hòa và hợp lý thì chắc chắn mọi mô hình thư viện sẽ 
vận hành hiệu quả và thành công. Sau đây là một số thuận lợi và khó 
khăn của các thư viện đại học được khảo sát về việc ứng dụng KHCN 
trong hoạt động thư viện:
Thuận lợi 
- 100% thư viện đại học đã có sử dụng phần mềm quản trị thư 
viện; thư viện số
580
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
- 100% thư viện được trang bị hệ thống thông tin số trong quản 
lý và phục vụ người đọc. 
- Cán bộ có trình độ đại học, đúng chuyên ngành, trong số đó 
30% có trình độ thạc sĩ.
- Bạn đọc có trình độ và có thói quen sử dụng công nghệ và thiết 
bị di động. 
- 1/16 thư viện được khảo sát đã sử dụng công nghệ thư viện 
thông minh, các thư viện khác cũng có mục tiêu và định hướng sử 
dụng công nghệ này khi điều kiện kinh phí cho phép.
- 3/16 thư viện tham gia OCLC. 
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, các thư viện đại học cũng tồn tại những 
khó khăn và rào cản trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong 
hoạt động của mình: 
- Kinh phí đầu tư còn hạn chế.
- Cán bộ thư viện làm việc còn thụ động và hạn chế về kiến thức 
và trình độ CNTT, chưa khai thác hết các tính năng của công nghệ 
đang sử dụng. 
- Cơ sở vật chất và thiết bị thư viện chưa đồng bộ. 
	Để khẳng định vai trò của mình trong hoạt động hỗ trợ nghiên 
cứu học tập, các thư viện phải có kế hoạch và từng bước triển khai ứng 
dụng KHCN trong hoạt động thư viện góp phần nâng cao chất lượng 
đào tạo của trường.
III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 
3.1. Kiến nghị 
Đối với các thư viện
- Có kế hoạch ứng dụng KHCN trong hoạt động thư viện. 
- Nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ thư viện về quản lý và 
sử dụng công nghệ. 
581
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ...
- Chủ động đổi mới các phương thức phục vụ, tiếp cận công 
nghệ mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện.
- Tăng cường truyền thông, quảng bá các sản phẩm - dịch vụ thư 
viện đến bạn đọc.
- Phát triển và đa dạng hóa nguồn lực thông tin bằng xã hội hóa 
và tìm kiếm các tài nguyên học liệu mở, đồng thời nâng cao khả năng 
chia sẻ tài nguyên thông tin với các thư viện khác.
- Chuyển đổi cấu trúc không gian thư viện hợp lý, thuận tiện cho 
bạn đọc, tạo điều kiện cho bạn đọc phát triển tính sáng tạo và tinh thần 
khởi nghiệp.
Kiến nghị với cơ quan quản lý
- Nâng cao nhận thức về vai trò của thư viện đại học.
- Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động ứng dụng khoa học 
công nghệ.
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước.
3.2. Giải pháp 
Từ thực tế việc ứng dụng KHCN của các thư viện đại học đã được 
phân tích ở trên, tác giả nhận thấy ở thư viện đại học có nhiều thuận 
lợi cho việc ứng dụng các công nghệ mới cho hoạt động thư viện. Một 
số xu hướng công nghệ mới được ứng dụng trong thư viện hiện nay 
phải kể đến:
- Dữ liệu lớn (Big Data);
- Trí tuệ nhân tạo (AI);
- Công nghệ blockchain;
- Công nghệ IoT (Internet of Things);
- Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR).
Để có thể từng bước ứng dụng được các công nghệ trên vào thư 
viện, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
582
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Thứ nhất, xây dựng mô hình giải pháp thư viện thông minh cho 
các thư viện. Trên thực tế, mô hình này đang được thư viện Trường Đại 
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai áp dụng. 
Thư viện thông minh (Smart Library) là một hình thái thư viện 
mới được xây dựng dựa trên 4 yếu tố chính bao gồm: 
•	 Không gian học tập thông minh
•	 Quản trị thông minh
•	 Dịch vụ thông minh 
•	 Người dùng thông minh 
Thông qua cách sử dụng các thiết bị cảm ứng, điều khiển từ xa, 
phần mềm, ứng dụng thông minh. Một số thành tựu công nghệ ứng 
dụng trong thư viện thông minh phải kể đến: Phần mềm quản trị hệ 
thống thư viện với các chức năng kết nối tới các thư viện hiện đại, quản 
lý tin tức sự kiện, quản lý đặt phòng học nhóm, sự kiện và hỗ trợ trực 
tuyến người dùng; Phần mềm quản trị tòa nhà thư viện giúp thư viện 
quản lý không gian vật lý của thư viện cũng như vận hành các cảm 
biến và thiết bị thông minh như công tắc, điều khiển
Thư viện thông minh là một sự đổi mới về tư duy, công nghệ cũng 
như quy trình hoạt động trong lĩnh vực thư viện. Trong đó, phải nhấn 
mạnh đến việc thay đổi phương thức hoạt động cũng như bộ mặt của 
thư viện. Nếu như trước đó, các dịch vụ thư viện phục vụ cho bạn đọc 
thông thường phải thông qua cầu nối trung gian là cán bộ thư viện, 
thì với hệ thống thư viện thông minh, người dùng có thể tự làm chủ 
và tự phục vụ các nhu cầu của mình, vừa giảm thiểu các quy trình thủ 
tục của thư viện, mặt khác tiết kiệm thời gian cho cả cán bộ thư viện 
cũng như người dùng. Cùng với đó, dựa trên cách thức hoạt động của 
thư viện mà cách nhìn nhận của người dùng đối với thư viện cũng 
thay đổi, trước kia nếu thư viện được coi là nơi trông giữ sách và chỉ 
đáp ứng tài liệu cho bạn đọc khi họ có nhu cầu, thì ngày nay tất cả các 
nguồn tài nguyên, dịch vụ của thư viện luôn trong trạng thái mở, sẵn 
sàng cho bạn đọc sử dụng bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu.
583
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ...
Thứ hai, tham gia mạng lưới mục lục liên hợp thư viện toàn cầu 
OCLC. Việc tham gia OCLC mang lại nhiều lợi ích cho thư viện nói 
chung, cán bộ thư viện và bạn đọc thư viện nói riêng. Cụ thể:
Lợi ích đối với thư viện
- Nâng cao sự hiện diện của thư viện lên toàn cầu. 
- Kết nối mạng lưới các thư viện trên thế giới, tham gia OCLC 
giúp thư viện phát triển đúng xu thế bằng cách liên kết hoạt động để 
trao đổi kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ về xu thế phát triển của 
ngành thông qua các hiệp hội.
- Thuận tiện cho việc giới thiệu nguồn tài liệu của thư viện tới 
người dùng tin trên khắp thế giới qua việc chia sẻ biểu ghi thư mục.
- Chuẩn hóa quy trình biên mục: biểu ghi thư mục của thư viện 
luôn tuân theo các quy tắc quốc tế về biên mục, phân loại, định chủ 
đề, và luôn chuẩn hóa với toàn bộ thư viện trong hệ thống của OCLC.
Lợi ích đối với cán bộ thư viện
- Đối với cán bộ bổ sung: Giúp cán bộ bổ sung đánh giá và quyết 
định đúng trong việc lựa chọn phân vân có nên mua hay không những 
tài liệu mà mình đã dự trù nhưng có một số thư viện đã từng bổ sung.
- Đối với công tác biên mục: Tiết kiệm thời gian, công sức cho công 
tác biên mục; Cán bộ biên mục có thể hiệu chỉnh các biểu ghi sai; Là tài 
liệu tham khảo cho cán bộ biên mục trong quá trình xử lý nghiệp vụ.
- Đối với cán bộ phục vụ: Cung cấp cho người dùng tin một công cụ 
tìm kiếm mạnh mẽ.
- Các cán bộ thư viện của thành viên OCLC thể nhận được các 
khóa học bổng Jay Jordan của OCLC.
Lợi ích cho bạn đọc
- Cho phép người dùng xem các nguồn thông tin bổ sung, tra cứu 
trong các thư viện thành viên của WorldCat.
- OCLC cung cấp dịch vụ mượn liên thư viên, cung cấp thông tin 
thư mục, bản tóm tắt, toàn văn cho bạn đọc.
584
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
- Bạn đọc được tiếp cận, khai thác với nguồn tài liệu khổng lồ, 
thuộc nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, nhiều nền văn hóa và ngôn 
ngữ khác nhau trên thế giới. 
- Bạn đọc có cơ hội biết đến những tác phẩm quý, hiếm trên thế 
giới; nguồn tài liệu đa dạng..., có sẵn trên trang Web của tổ chức.
- Cho phép người dùng biết được danh sách các thư viện, tổ chức 
tham gia WorldCat đang sở hữu, lưu trữ tài liệu đó. Ngoài ra, WorldCat 
liên kết đến bản đồ Google để xác định vị trí của thư viện nào gần nhất 
với người dùng. 
- Với tư cách là thành viên thư viện, người dùng có thể đặt mua, 
kiểm tra từ xa hoặc xem trực tiếp nội dung điện tử.
- Bạn đọc có thể sử dụng nhiều phương pháp thực hiện nhiều 
lệnh tìm qua số (ISBN, ISSN, CODEN, DDC, LCC, OCLC số văn bản), 
từ hay ngữ, thông tin mô tả hình thức hay vật lý (nhan đề, tác giả, xuất 
bản,) hay nội dung (từ khóa, tiêu đề chủ đề, tóm tắt hoặc có thể gõ 
được hơn 60 ký tự chữ, số, khoảng cách, ký tự, và ký hiệu đặc biệt. 
Thứ ba, hợp tác xây dựng chính sách mượn liên thư viện giữa thư 
viện khối các trường đại học để kết nối, chia sẻ nguồn tài nguyên thông 
tin bằng các hình thức sau:
- Tham gia OCLC và sử dụng dịch vụ mượn liên thư viện toàn 
cầu Worldshare Interlibrary Loan. Dịch vụ mượn liên thư viện toàn cầu 
(Worldshare Interlibrary Loan - ILL): Dựa trên CSDL mục lục liên hợp 
Worldcat mà các thư viện đã tham gia xây dựng và đóng góp, từ đó các 
thư viện sẽ có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ mượn liên thư viện của 
OCLC. Sau khi đã đăng ký sử dụng các thư viện có thể xây dựng chính 
sách mượn liên thư viện trong phạm vi địa phương cũng như trên 
phạm vi toàn cầu. Hiện nay dịch vụ mượn liên thư viện của OCLC có 
sự tham gia của một số nhà cung cấp dịch vụ mượn tài liệu lớn và uy 
tín như: Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Quốc gia Canada, Thư viện 
Anh Quốc. Số lượng các thư viện hiện đang tham gia trong hệ thống 
mượn liên thư viện của OCLC gồm hàng chục nghìn thư viện và đây là 
dịch vụ mượn liên thư viện có phạm vi lớn nhất thế giới.
585
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ...
- Xây dựng cổng thông tin chung cho các thư viện thành viên. 
Đây sẽ là điểm truy cập thông tin chung, cổng giao tiếp với các hệ 
thống khác, là nơi để trao đổi chuyên môn và tư vấn dịch vụ mượn 
liên thư viện tới người dùng tin và phổ biến các thông tin khác. Các thư 
viện phải lựa chọn các thư viện có điểm tương đồng về chuyên ngành 
đào tạo, thuận tiện về mặt vị trí địa lý Sau đó xây dựng chính sách 
dịch vụ phù hợp cho các bên, phân công nhân sự phối hợp, phụ trách 
và xây dựng quy trình chung và truyền thông, quảng bá cho dịch vụ.
Có thể khẳng định rằng, việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong 
hoạt động thư viện tại các thư viện đại học Việt Nam là thực sự cần 
thiết nhằm nâng cao năng lực của thư viện trong công cuộc chuyển 
đối số của Cách mạng 4.0, đảm bảo cung ứng dịch vụ đáp ứng yêu cầu 
của người dùng tin. Các giải pháp tác giả đưa ra có thể còn mới, các thư 
viện có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện nhưng thực sự rất cần 
thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và từng bước bắt 
kịp với xu hướng phát triển của các thư viện trên thế giới, góp phần 
đảm bảo an ninh, an toàn công bằng xã hội trong cung cấp thông tin 
phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của các sinh viên, cán 
bộ trong các trường Đại học; góp phần phát triển con người Việt Nam 
toàn diện và phát triển đất nước bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty D&L, “Tài liệu nội bộ”.
2. Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL, truy cập tại địa chỉ https://bvhttdl.gov.
vn/van-ban-quan- ly/2529.htm, ngày 20.6.2019.
3. https://vi.wikipedia.org
4. Dương Đình Hòa, OCLC - Kết nối mạng thư viện toàn cầu – Hợp tác chia 
sẻ tài nguyên và các dịch vụ thư viện
5. Dương Đình Hòa, Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý và tự động 
hóa thư viện. 
6. Nguyễn Hữu Giới, “Thử bàn về Thư viện TM trong cuộc Cách mạng công 
nghiệp 4.0: Công nghệ - dữ liệu - con người trong tương lai ở trường đại học 
Việt Nam”, Thư viện TM 4.0 công nghệ - dữ liệu – con người, trang 141-156, NXB 
Đại học Quốc gia Hà Nội.
586
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
7. Nghiêm Xuân Huy, “Mượn liên thư viện khó hay dễ ở Việt Nam?”, 2014.
8. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Lan Hương, Ứng dụng kết nối vạn vật - 
Internet of things trong dịch vụ thư viện hiện đại, Thư viện TM 4.0 công nghệ 
- dữ liệu – con người, trang 299 - 306, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Baryshev, R.A., Babina O.I (2016), “Smart library concept in Siberian 
Federal University”, International Journal of Applied And Fundamental 
Research, (1), truy cập tại địa chỉ www.science-sd.com/463-24965 ngày 
20.6.2019.
10. DTU Smart Library - Wu En (2012), “Smart Library and the Construction 
of Its Service Model”, Information and Documentation Services.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_ung_dung_khoa_hoc_cong_nghe_trong_hoat_dong_thu_v.pdf