Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được đẩy mạnh, việc đặt ra những yêu cầu đổi mới

về quản lí hoạt động học tập (HĐHT) của học sinh (HS) ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt khi mục tiêu giáo dục

tiểu học là hình thành nhân cách và phát triển các năng lực học tập cá nhân cho người học. Chiến lược phát triển

GD-ĐT 2011-2020 đã khẳng định: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,

Nhà nước và của toàn dân” (Thủ tướng Chính phủ, 2012). Quản lí tốt HĐHT của HS sẽ giúp các em có thái độ, động

cơ học tập đúng đắn, rèn luyện tính kỉ luật, tự giác trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, từ đó nâng cao

chất lượng GD-ĐT của nhà trường. HĐHT trên lớp của HS là một trong những hoạt động đóng vai trò quyết định

kết quả học tập của HS. Hoạt động đó được sự quản lí trực tiếp của giáo viên (GV) và tùy từng GV có thể có những

quy định riêng theo môn học mà mình giảng dạy.

Đề tài về quản lí HĐHT của HS ở các địa phương đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng chưa

có nhiều công trình: Nguyễn Văn Định (2019) với đề tài quản lí HĐHT của HS các trường trung học phổ thông vùng

Đồng bằng sông Cửu Long; Nguyễn Văn Tý (2019) nghiên cứu về quản lí HĐHT của HS người dân tộc thiểu số ở

các trường trung học cơ sở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Các tác giả đã khái quát thực trạng vấn đề và đề

xuất biện pháp quản lí phù hợp tại các cơ sở giáo dục ở địa phương. Đối với giáo dục quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ,

việc quản lí HĐHT của HS ở các trường tiểu học đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn hạn chế

nhất định. Vì vậy, xây dựng được hệ thống lí luận và làm sáng tỏ thực trạng sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp

quản lí HĐHT của HS. Đây là việc làm cần thiết, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiểu học.

Bài báo trình bày thực trạng quản lí HĐHT của HS tại các trường tiểu học quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ nhằm

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS tiểu học tỉnh Cần Thơ.

Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ trang 1

Trang 1

Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ trang 2

Trang 2

Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ trang 3

Trang 3

Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ trang 4

Trang 4

Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ trang 5

Trang 5

Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ trang 6

Trang 6

Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 03/01/2022 7580
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 31-37 ISSN: 2354-0753 
31 
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Lê Thị Diệu Lý 
Trường Tiểu học An Lạc, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 
Email: ltdly1980@gmail.com 
Article History ABSTRACT 
Received: 19/8/2020 
Accepted: 16/9/2020 
Published: 20/10/2020 
Managing learning activities of students in primary schools in Ninh Kieu 
district, Can Tho province has achieved some remarkable results, but there 
are still certain limitations. The article presents the current situation of 
managing students' learning activities at primary schools in Ninh Kieu district, 
Can Tho city to contribute to improving the quality of comprehensive 
education for primary school students in Can Tho province. The current 
situation of learning activity management mentioned above is the basis for 
proposing measures to manage learning activities of students in primary 
schools in Ninh Kieu district, Can Tho city. 
Keywords 
learning activities, students, 
primary schools, 
management, Can Tho city. 
1. Mở đầu 
Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được đẩy mạnh, việc đặt ra những yêu cầu đổi mới 
về quản lí hoạt động học tập (HĐHT) của học sinh (HS) ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt khi mục tiêu giáo dục 
tiểu học là hình thành nhân cách và phát triển các năng lực học tập cá nhân cho người học. Chiến lược phát triển 
GD-ĐT 2011-2020 đã khẳng định: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, 
Nhà nước và của toàn dân” (Thủ tướng Chính phủ, 2012). Quản lí tốt HĐHT của HS sẽ giúp các em có thái độ, động 
cơ học tập đúng đắn, rèn luyện tính kỉ luật, tự giác trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, từ đó nâng cao 
chất lượng GD-ĐT của nhà trường. HĐHT trên lớp của HS là một trong những hoạt động đóng vai trò quyết định 
kết quả học tập của HS. Hoạt động đó được sự quản lí trực tiếp của giáo viên (GV) và tùy từng GV có thể có những 
quy định riêng theo môn học mà mình giảng dạy. 
Đề tài về quản lí HĐHT của HS ở các địa phương đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng chưa 
có nhiều công trình: Nguyễn Văn Định (2019) với đề tài quản lí HĐHT của HS các trường trung học phổ thông vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long; Nguyễn Văn Tý (2019) nghiên cứu về quản lí HĐHT của HS người dân tộc thiểu số ở 
các trường trung học cơ sở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Các tác giả đã khái quát thực trạng vấn đề và đề 
xuất biện pháp quản lí phù hợp tại các cơ sở giáo dục ở địa phương. Đối với giáo dục quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, 
việc quản lí HĐHT của HS ở các trường tiểu học đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn hạn chế 
nhất định. Vì vậy, xây dựng được hệ thống lí luận và làm sáng tỏ thực trạng sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp 
quản lí HĐHT của HS. Đây là việc làm cần thiết, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiểu học. 
Bài báo trình bày thực trạng quản lí HĐHT của HS tại các trường tiểu học quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ nhằm 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS tiểu học tỉnh Cần Thơ. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm 
2.1.1. Hoạt động học tập 
HĐHT là hoạt động chủ đạo của HS, đây là quá trình nhận thức và tự nhận thức. Có rất nhiều khái niệm về 
HĐHT. Trong Từ điển Tâm lí học, “HĐHT là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi HS bé. Trong HĐHT diễn ra sự nắm 
bắt có kiểm soát những cơ sở kinh nghiệm xã hội và nhận thức, trước hết dưới dạng các thao tác trí tuệ và khái 
niệm lí luận cơ bản” (Vũ Dũng, 2008, tr 325). Theo Phạm Minh Hạc (1996, tr 62): “HĐHT là khái niệm dùng để 
chỉ việc học diễn ra theo phương thức đặc thù (phương thức nhà trường), nhằm lĩnh hội các hiểu biết mới, kĩ năng, 
kĩ xảo mới”. 
Có thể nói, HĐHT là hoạt động bằng chính khối óc và cơ bắp, nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành nên những 
giá trị, những kinh nghiệm và phương thức hoạt động tạo nên sự phát triển cho bản thân người học bằng một phương 
thức nhất định. Theo Lê Văn Hồng và cộng sự (1998), HĐHT là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển 
bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt 
động nhất định, những giá trị. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 31-37 ISSN: 2354-0753 
32 
Như vậy, HĐHT là hoạt động đặc thù của HS được điều khiển bởi mục đích tự giác nhằm lĩnh hội những tri thức, 
kĩ năng, kĩ xảo mới. 
2.1.2. Quản lí hoạt động học tập 
QL HĐHT của HS là một trong những nội dung trọng tâm của công tác giáo dục trong trường học. Quản lí HĐHT 
là quản lí hệ thống các thành tố của HĐHT: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, điều kiện, kiểm tra, đánh 
giá kết quả học tập, chủ thể của HS thực hiện học tập. Phạm Viết Vượng (1996) cho rằng: “Quản lí HĐHT là hệ 
thống những tác động có mục đích, có kế hoạch giúp HS học tập tốt nhất, rèn luyện tu dưỡng tốt nhất. Quản lí H ... đổi mới phương pháp học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi hiệu trưởng cần 
quản lí nâng cao năng lực sư phạm, đổi mới phương pháp dạy và học, dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống; tăng 
cường dự giờ, thăm lớp, tập huấn đổi mới phương pháp dạy - học cho GV, HS; bồi dưỡng HS linh hoạt phối hợp và 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 31-37 ISSN: 2354-0753 
34 
vận dụng nhiều phương pháp học tập khác nhau, trong đó, quan trọng nhất là bồi dưỡng phương pháp tự học cho 
HS. Đánh giá kết quả công tác của GV, phương pháp học tập của HS phải căn cứ vào kết quả đổi mới phương pháp 
dạy học. 
2.2.4. Thực trạng quản lí hình thức tổ chức học tập của học sinh 
Bảng 5. Thực trạng việc quản lí hình thức tổ chức học tập 
STT Nội dung 
CBQL GV 
ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB 
1 
Xây dựng kế hoạch đổi mới hình thức học tập và các 
hình thức học tập khác 
2,92 0,89 2 3,18 0,74 1 
2 Tổ chức thực hiện đổi mới hình thức tổ chức học tập 3,08 1,15 1 2,67 0,75 3 
3 Chỉ đạo thực hiện đổi mới hình thức tổ chức học tập 2,92 0,89 2 2,97 0,64 2 
4 Kiểm tra, đánh giá kết quả hình thức học tập 2,67 1,06 3 2,66 0,81 4 
Bảng 5 cho thấy, việc quản lí hình thức tổ chức học tập của HS các trường tiểu học của hiệu trưởng các trường 
đều thực hiện khá tốt, chứng tỏ việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới các hình thức học tập 
đạt hiệu quả, các nội dung “xây dựng kế hoạch đổi mới hình thức học tập và các hình thức học tập khác, “tổ chức 
thực hiện đổi mới hình thức tổ chức học tập”, “chỉ đạo thực hiện đổi mới hình thức tổ chức học tập” đều đạt thứ bậc 
cao (Điểm TB CBQL: 3,08-2,92, GV: 3,18 đến 2.97 xếp thứ 1 và 2). Bên cạnh đó, nội dung “kiểm tra, đánh giá kết 
quả hình thức học tập” chỉ đạt mức khá cao (Điểm TB CBQL: 2.67, GV: 2,66) xếp thứ 4. Điều này cho thấy, hiệu 
trưởng các trường chỉ thỉnh thoảng thực hiện kiểm tra, đánh giá hình thức học tập của HS dẫn đến kết quả phối hợp 
các hình thức trong HĐHT của HS chưa hiệu quả. 
Như vậy, muốn HS đạt kết quả học tập tốt và chất lượng học tập của nhà trường được nâng cao hơn thì hiệu 
trưởng phải đổi mới quản lí và GV đổi mới hình thức tổ chức dạy học để đáp ứng với yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo 
dục hiện nay. 
2.2.5. Thực trạng quản lí phương tiện, điều kiện phục vụ hoạt động học tập của học sinh 
Bảng 6. Thực trạng quản lí phương tiện phục vụ HĐHT của HS 
STT Nội dung 
CBQL GV 
ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB 
1 
Lập kế hoạch trang bị, sử dụng, bảo quản các 
phương tiện phục vụ HĐHT 
3,42 1,06 1 3,25 0,84 1 
2 
Tổ chức triển khai trang bị, sử dụng phát huy 
hiệu quả của các phương tiện học tập 
2,50 0,52 4 2,40 0,35 4 
3 
Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các 
phương tiện phục vụ HĐHT 
2,58 0,39 3 2,50 0,38 3 
4 
Kiểm tra, đánh giá việc trang bị bảo quản và sử 
dụng các phương tiện phục vụ HĐHT 
3,00 1,30 2 2,91 0,44 2 
Bảng 6 cho thấy, việc quản lí sử dụng các phương tiện học tập trong các trường còn nhiều hạn chế, nhất là khâu 
sử dụng hiệu quả của phương tiện, thực hiện bảo quản, sửa chữa phương tiện. Nội dung “Lập kế hoạch trang bị, sử 
dụng, bảo quản các phương tiện học tập của HS” được đánh giá mức tốt (CBQL: 3,42; GV: 3,25, xếp thứ hạng 1), 
điều này cho thấy hiệu trưởng các trường quan tâm nhiều đến việc trang bị, sử dụng, bảo quản các phương tiện học 
tập của nhà trường rất tốt. Bên cạnh đó, nội dung “Kiểm tra, đánh giá việc trang bị bảo quản và sử dụng các phương 
tiện học tập” được đánh giá mức khá (CBQL: 3,00; GV: 2,91) xếp thứ hạng 2. 
Nguyên nhân thực trạng này là do trình độ tin học, sử dụng các trang thiết bị công nghệ thông tin của GV còn 
hạn chế, đa phần GV chỉ biết sử dụng các phương tiện dạy học đơn giản; với các phương tiện đòi hỏi kĩ năng, thao 
tác cao hơn như máy tính bảng thông minh, máy scan, máy ghi âm, cassette, qua kiểm tra sổ đăng kí sử dụng thiết bị 
ở các trường, GV có mượn phương tiện dạy học nhưng không đủ theo quy định trong phân phối chương trình, nhất 
là môn Khoa học lớp 4, 5, cần sử dụng công nghệ thông tin để chèn hình ảnh động và video kèm âm thanh, ánh sáng 
sắc nét. Mặt khác, nhà trường có tiến hành kiểm tra, đánh giá việc sử dụng phương tiện học tập theo quy chế quản lí 
tài sản của Nhà nước, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra 1 lần/học kì và có hệ thống sổ sách quản lí mượn trả phương 
tiện học tập theo định kì nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của GV. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 31-37 ISSN: 2354-0753 
35 
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp học tập, nâng cao chất lượng giáo dục và để đảm bảo sự 
phát triển lâu dài cũng như các yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Bộ GD-ĐT, 2018), các 
trường cần có kế hoạch sử dụng và bảo quản và bổ sung, nâng cấp phương tiện, điều kiện thiết bị dạy - học hợp lí 
hơn nữa. 
2.2.6. Thực trạng về quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 
Bảng 7. Thực trạng quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 
STT Nội dung 
CBQL GV 
ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB 
1 
Phổ biến các văn bản về quy định kiểm tra, đánh giá 
năng lực HS đến GV 
3,58 1,22 1 3,27 0,70 1 
2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá cho GV 3,58 1,06 1 3,20 0,65 2 
3 
Chỉ đạo thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả 
học tập 
3,58 1,22 1 3,19 0,66 3 
4 
Kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc đánh giá bằng 
nhận xét và điểm số của HS 
3,08 0,62 2 2,78 0,55 4 
Bảng 7 cho thấy, CBQL và GV đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở mức khá, tốt; trong đó, 
nội dung “Chỉ đạo thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập” ở mức tốt (ĐTB: CBQL: 3,58; GV: 3,27, 
xếp thứ 1); Bên cạnh đó, nội dung “Kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc đánh giá bằng nhận xét và điểm số của 
HS” được đánh giá ở mức khá (ĐTB: CBQL: 3,08; GV: 2,78) xếp thứ 4. 
Trong đầu năm học, hiệu trưởng đã phổ biến cho GV các văn bản về quy định kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm 
chất cho HS, tổ chức bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá cho GV. Ngoài ra, các trường tổ chức bồi dưỡng năng 
lực kiểm tra, đánh giá cho GV trong các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn trường và định kì hàng tháng, 
đồng thời có kiểm tra tập vở HS để xem cách đánh giá của GV, duyệt các đề kiểm tra định kì trong năm đạt hiệu quả. 
Qua trao đổi, cô H.T.X. L - Hiệu trưởng Trường Tiểu học TQT cho biết: “việc kiểm tra, đánh giá hiện nay chủ 
yếu mới chỉ tập trung vào đánh giá kết quả học tập để xếp loại HS GV cũng gặp rất nhiều khó khăn khi phải đánh 
giá các hoạt động giáo dục khác (đánh giá các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đánh giá năng lực, phẩm chất, 
kĩ năng sống)”. 
Mức độ quản lí công tác kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng bước đầu có chuyển biến khá, song kết quả đạt được 
vẫn chưa cao, chưa thực sự hướng đến việc đánh giá bằng nhận xét và điểm số của HS, nhất là khâu ra đề kiểm tra, 
chấm, trả bài kiểm tra định kì cho HS theo quy định. Qua việc xem một số bài kiểm tra của HS Trường Tiểu học 
A.L, chúng tôi nhận thấy, việc chấm, trả bài định kì cho HS được tuân theo quy định và có sự phản hồi kết quả bằng 
đánh giá mang tính xây dựng, giúp HS biết mình đã tiến bộ như thế nào, những mảng kiến thức/kĩ năng nào có sự 
tiến bộ. Để quản lí tốt hơn công tác này, hiệu trưởng cần có kế hoạch, phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên, 
định kì và đột xuất các tập, vở bài tập, phiếu bài tập, các bài làm kiểm tra của HS mà GV đã đánh giá và nhận xét 
theo Văn bản hợp nhất 03/2016/VBHN-BGDĐT Ban hành Quy định đánh giá HS tiểu học (Bộ GD-ĐT, 2016). 
2.2.7. Thực trạng quản lí chủ thể hoạt động học tập 
Bảng 8. Thực trạng quản lí chủ thể HĐHT 
STT Nội dung 
CBQL GV 
ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB 
1 
Lập kế hoạch phát huy vai trò chủ thể tích cực học tập 
của HS 
3,17 1,02 2 3,05 0,62 3 
2 
Triển khai thực hiện phát huy được vai trò chủ thể tích 
cực học tập của HS 
3,08 1,15 3 3,13 0,59 2 
3 
Chỉ đạo thực hiện phát huy vai trò của chủ thể tích cực 
học tập của HS 
3,58 1,22 1 3,32 0,78 1 
4 Kiểm tra, đánh giá vai trò chủ thể tích cực của HS 3,00 1,02 4 2,90 0,65 4 
Bảng 8 cho thấy, hiệu trưởng các trường đã chỉ đạo GV hướng dẫn HS thực hiện học tập, giúp các em phát huy 
được vai trò của chủ thể tích cực trong học tập đạt hiệu quả cao, nội dung này được đánh giá ở mức tốt “Chỉ đạo 
thực hiện phát huy vai trò của chủ thể tích cực học tập của HS” (ĐTB: CBQL: 3,58; GV: 3,32 xếp thứ 1). Nội dung 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 31-37 ISSN: 2354-0753 
36 
“Triển khai thực hiện phát huy được vai trò chủ thể tích cực học tập của HS” được CBQL và GV đánh giá cao với 
điểm trung bình lần lượt là 3,08, xếp thứ 3 và 3,13, xếp thứ 2. Bên cạnh đó, nội dung “Kiểm tra, đánh giá vai trò chủ 
thể tích cực của HS” được CBQL và GV đánh giá chưa cao, đều xếp thứ bậc 4 (CBQL 3,00 điểm, GV: 2,90). Điều 
này cho thấy, hiệu trưởng các trường chưa thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá vai trò chủ thể tích cực 
trong học tập của HS, điều này có thể hạn chế tính tích cực chủ động tự học trong học tập của HS. 
Trao đổi với cô N.T.N.P - tổ trưởng chuyên môn Trường Tiểu học NH, cô cho biết: “Kết quả học tập các em 
không cao là do GV chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá, nêu rõ điểm mạnh cũng như hạn chế của HS để phát huy 
khả năng, nỗ lực của các em trong học tập”. 
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá vai trò chủ thể tích cực của HS chưa đạt hiệu 
quả. Vì vậy, để quản lí tốt nội dung này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ hiệu trưởng trong việc chỉ đạo sát sao, tổ chức 
kiểm tra, đánh giá nhiều hơn về vai trò phát huy chủ thể trong học tập của GV và HS để đạt được mục tiêu của 
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với cấp tiểu học. 
2.2.8. Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh 
Bảng 9. Mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lí HĐHT của HS 
TT Nội dung 
CBQL GV 
ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB 
1 Các chủ trương, chính sách về GD-ĐT 2,83 0,41 5 2,71 0,52 9 
2 Sự quan tâm của chính quyền địa phương 2,25 0,62 6 2,28 0,46 10 
3 Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL, GV 3,75 1,23 1 3,72 1,29 1 
4 
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lí của hiệu 
trưởng 
3,17 0,62 3 3,08 0,75 4 
5 Mục tiêu, nội dung học tập 2,83 0,89 5 2,93 0,73 7 
6 
Việc lựa chọn, phối hợp các phương pháp, hình thức tổ 
chức dạy - học 
3,50 0,89 2 3,58 1,08 3 
7 
Cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện, kinh phí phục vụ 
cho học tập 
2,83 0,89 5 2,76 0,41 7 
8 
Chủ thể tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học 
tập của HS 
3,75 1,39 1 3,62 1,15 2 
9 Thực hiện đánh giá kết quả học tập cho HS 3,00 0,73 4 2,95 0,55 5 
10 Sự quan tâm, hỗ trợ của cha mẹ HS 3,00 0,76 4 3,02 0,77 6 
Bảng 9 cho thấy, tất cả các nguyên nhân đều ảnh hưởng khá lớn đến quản lí HĐHT của HS, trong đó, các nguyên 
nhân ảnh hưởng nhiều nhất là “Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL, GV” (ĐTB của CBQL: là 3,75; GV: 3,72) 
và “Chủ thể tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập” (CBQL: 3,75; GV: 3,62). Điều này cho thấy, hiệu 
quả công tác quản lí nhà trường phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực, phẩm chất của hiệu trưởng. Đồng thời, tính 
tích cực chủ động học tập của HS có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của HS. 
Các nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng tiếp theo là “Việc lựa chọn, phối hợp các phương pháp, hình thức tổ 
chức dạy - học, xếp thứ 2, 3 với ĐTB CBQL: 3,50; GV: 3,58 và “Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lí của 
hiệu trưởng” (ĐTB: CBQL: 3,17; GV: 3,08 xếp thứ 3, 4). Như vậy quản lí HĐHT của HS là quá trình tác động có 
định hướng của hiệu trưởng lên chủ thể nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu bằng việc xây dựng kế hoạch, tổ chức 
thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Người hiệu trưởng thực hiện tốt các chức năng quản 
lí thì HĐHT đạt hiệu quả cao và ngược lại. Nội dung “Thực hiện đánh giá kết quả học tập cho HS” được CBQL và 
GV đánh giá ảnh hưởng lớn (ĐTB: CBQL: 3,00; GV: 2,95 xếp thứ 4, 5). 
Như vậy, tất cả các nguyên nhân trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng quản lí HĐHT của hiệu trưởng. Do 
đó, muốn đổi mới, nâng cao chất lượng HT, CBQL cần có những biện pháp tác động vào các nguyên nhân để đạt 
hiệu quả quản lí HĐHT của HS như mong muốn. 
3. Kết luận 
Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lí HĐHT của HS ở các trường tiểu học quận Ninh Kiều cho thấy, phần 
lớn CBQL, GV có nhận thức đúng đắn về HĐHT nhưng hiệu quả thực hiện các mục tiêu học tập chưa cao; việc lựa 
chọn, sử dụng các phối hợp các phương pháp chưa đa dạng, linh hoạt, thiếu kĩ thuật, đa số HS còn học theo kiểu thụ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 488 (Kì 2 - 10/2020), tr 31-37 ISSN: 2354-0753 
37 
động, chưa tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo trong HĐHT. Ngoài ra, phương tiện phục vụ HĐHT và công tác kiểm 
tra, đánh giá kết quả học tập cho HS chưa được quan tâm đúng mức. Các năng lực học tập của HS chưa đạt cao, chỉ 
mức trên trung bình. Hiệu trưởng các trường thực hiện lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá HĐHT của HS còn 
hạn chế, chỉ đạt kết quả trung bình - khá. Các chức năng quản lí được hiệu trưởng thực hiện tương đối tốt, HĐHT 
đạt hiệu quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế như việc chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp học tập hướng 
tới mục tiêu nâng chất lượng, tổ chức triển khai thực hiện đổi mới phương pháp học tập vào thực tiễn đạt hiệu quả 
chưa cao, việc tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng các phần mềm, khai thác thông tin trên Internet chưa được quan 
tâm nhiều. Chính vì vậy, hiệu quả quản lí HĐHT còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện 
giáo dục như hiện nay. 
Thực trạng về quản lí HĐHT nêu trên là cơ sở đề xuất biện pháp quản lí HĐHT của HS nhằm góp phần nâng cao 
chất lượng HĐHT cho HS ở các trường tiểu học quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. 
Tài liệu tham khảo 
Bộ GD-ĐT (2016). Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. 
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 
Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1998). Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. NXB Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
Nguyễn Văn Định (2019). Một số biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường trung học phổ thông 
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Giáo dục, số 454, tr 15-19. 
Nguyễn Văn Tý (2019). Quản lí hoạt động học tập của học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ 
sở huyện hướng hóa, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Giáo dục, số 467, tr 20-26. 
Phạm Minh Hạc (1996). Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo dục. 
Phạm Viết Vượng (1996). Giáo dục học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo 
dục 2011-2020”. 
Vũ Dũng (2008). Từ điển Tâm lí học. NXB Từ điển Bách khoa.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_li_hoat_dong_hoc_tap_cua_hoc_sinh_cac_truong.pdf