Thư viện thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN

4.0) có nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc

và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa

trên ứng dụng công nghệ cao, trong đó

những yếu tố cốt lõi bao gồm: internet kết

nối vạn vật (Internet of Thing - IoT), Trí tuệ

nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và Dữ

liệu lớn (Big Data). Công nghiệp 4.0 dựa

trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất

cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa

quy trình, phương thức sản xuất như công

nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công

nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa,

robot, Mặc dù đang ở giai đoạn khởi phát

nhưng CMCN 4.0 đã tác động đến nhiều

lĩnh vực khác nhau, trong đó có hoạt động

TT-TV. Một trong những xu hướng phát triển

hoạt động TT-TV trên thế giới hiện nay là

xây dựng thư viện thông minh để phục vụ

người sử dụng ngày càng tốt hơn.

Bài viết trình bày sơ lược về tác động

của cuộc CMCN 4.0 tới đời sống con người

nói chung, các quan điểm về thư viện thông

minh trên thế giới, từ đó nêu lên các yếu

tố đặc trưng của một thư viện thông minh

cũng như khả năng ứng dụng các thành

tựu của cuộc CMCN 4.0 trong hoạt động

của loại hình thư viện này.

Thư viện thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Thư viện thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Thư viện thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Thư viện thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Thư viện thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 9540
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Thư viện thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
13THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2019
ThS Nguyễn Văn Hiệp, ThS Nguyễn Tấn Công, 
ThS Nguyễn Phương Duy, ThS Trần Đình Anh Huy
Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Bài viết khái quát một số tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 
tới sự phát triển của sự nghiệp thư viện với sự ra đời của thư viện thông minh. Trình bày 
các quan điểm về thư viện thông minh trên thế giới, các yếu tố cấu thành một thư viện 
thông minh.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; thư viện thông minh. 
Smart library in the Industrial Revolution 4.0
Abstract: The article outlines some of the effects of the 4.0 industrial revolution 
on the development of the library career with the advent of the smart library. Presenting 
perspectives on the world’s smart library, the elements that make up a smart library. 
Keywords: Industrial Revolution 4.0; smart library. 
THƯ VIỆN THÔNG MINH TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Đặt vấn đề
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 
4.0) có nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc 
và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa 
trên ứng dụng công nghệ cao, trong đó 
những yếu tố cốt lõi bao gồm: internet kết 
nối vạn vật (Internet of Thing - IoT), Trí tuệ 
nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và Dữ 
liệu lớn (Big Data). Công nghiệp 4.0 dựa 
trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất 
cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa 
quy trình, phương thức sản xuất như công 
nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công 
nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, 
robot, Mặc dù đang ở giai đoạn khởi phát 
nhưng CMCN 4.0 đã tác động đến nhiều 
lĩnh vực khác nhau, trong đó có hoạt động 
TT-TV. Một trong những xu hướng phát triển 
hoạt động TT-TV trên thế giới hiện nay là 
xây dựng thư viện thông minh để phục vụ 
người sử dụng ngày càng tốt hơn.
Bài viết trình bày sơ lược về tác động 
của cuộc CMCN 4.0 tới đời sống con người 
nói chung, các quan điểm về thư viện thông 
minh trên thế giới, từ đó nêu lên các yếu 
tố đặc trưng của một thư viện thông minh 
cũng như khả năng ứng dụng các thành 
tựu của cuộc CMCN 4.0 trong hoạt động 
của loại hình thư viện này.
1. Khái niệm thư viện thông minh 
trong cuộc CMCN 4.0
Giống như những cuộc cách mạng trước 
đó, cuộc CMCN 4.0 có tiềm năng để nâng 
cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất 
lượng cuộc sống cho người dân trên toàn 
thế giới. Cho đến nay, những người được 
hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng 
này là người tiêu dùng có khả năng truy 
cập vào thế giới kỹ thuật số; công nghệ đã 
làm cho các sản phẩm và dịch vụ trở nên 
tiện lợi hơn và mang lại niềm vui trong cuộc 
sống của mỗi chúng ta. Gọi một chiếc taxi, 
đặt một chuyến bay, mua một sản phẩm, 
thực hiện việc thanh toán, nghe nhạc, xem 
một bộ phim, hoặc chơi một trò chơi - bất 
kỳ ai cũng có thể thực hiện từ xa. Do đó, 
phát triển thư viện thông minh với nguồn tài 
nguyên thông minh, những sản phẩm, dịch 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
14 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2019
vụ thân thiện, tiện ích vượt trội, truy cập sử 
dụng mọi nơi, mọi lúc là yêu cầu đặt ra với 
hoạt động thư viện trong cuộc CMCN 4.0 
này.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan 
điểm khác nhau về thư viện thông minh 
nhưng tựu chung lại, thư viện thông minh 
cần được xây dựng trên nền tảng của công 
nghệ thông tin (CNTT). Hội nghị thường 
niên của OCLC (Online Computer Library 
Center) năm 2017 đã đề cập đến khái niệm 
“smart library” (thư viện thông minh), với 
mô hình thư viện do Technical University 
of Denmark (DTU) xây dựng. DTU đã có 
những thay đổi mang tính đột phá trong 
việc xây dựng thư viện trước xu thế của 
cuộc CMCN 4.0. Theo đó, thư viện thông 
minh là nơi sinh viên, nhà nghiên cứu có 
thể phát triển, thử nghiệm và giới thiệu 
các giải pháp công nghệ thông minh; có 
thể truy cập vào nguồn dữ liệu đã được thư 
viện thu thập để phục vụ cho việc nghiên 
cứu định tính và định lượng; được trang bị 
cơ sở hạ tầng thông minh, có khả năng tùy 
biến theo mong muốn của mỗi bạn đọc 
thông qua điện thoại cá nhân; được lắp đặt 
hệ thống cảm biến để thu thập dữ liệu bạn 
đọc (số lượng, vị trí, hướng chuyển động,) 
nhằm nghiên cứu xu hướng người dùng 
và cải thiện chất lượng dịch vụ; đảm bảo 
thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng 
lượng và tối ưu hóa chi phí đầu tư, sử dụng 
[OCLC, 2017].
Thư viện Yantian, Thẩm Quyến, Trung 
Quốc có quan điểm tương tự về thư viện 
thông minh. Thư viện Yantian xây dựng thư 
viện thông minh dựa trên các nền tảng: 
Công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT), 
dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây 
và internet di động. Thư viện này quan 
niệm nền tảng của một thư viện thông 
minh bao gồm: hệ thống tài nguyên thông 
minh, hệ thống nhận thức thông minh, hệ 
thống dịch vụ thông minh và hệ thống quản 
lý thông minh. Trong thư viện thông minh 
“Tất cả thông tin và dữ liệu luôn ở trạng thái 
sẵn sàng để người sử dụng tìm kiếm, truy 
xuất từ xa theo thời gian thực; Dịch vụ thư 
viện được tùy chỉnh và cung cấp theo nhu 
cầu của từng cá nhân người sử dụng; "Thư 
viện thông minh" có thể cảm nhận độc giả 
với vòng đeo tay thông minh, hoặc một ứng 
dụng trên điện thoại.v.v. hệ thống có thể 
tiến hành khai thác dữ liệu, phân tích lịch 
sử đọc và khuynh hướng đọc của người 
sử dụng, và quảng bá dịch vụ thư viện và 
tài nguyên theo vị trí hiện tại của người sử 
dụng.; Thiết lập và điều chỉnh được các 
điều kiện vật lý như thông gió, ánh sáng, 
nhiệt độ, phù hợp với số lượng người sử 
dụng trong từng không gian của thư viện” 
[Shanghai Library].
Trong bài viết “Electrokic Library: 
Genesis, Trends. From Electronic library 
to Smart Library” trên tạp chí Journal of 
Siberian Dederal University, Humanities & 
Social Sciences 6 (2015), có đề cập đến 
việc xây dựng thư viện thông minh dựa trên 
nền tảng của công nghệ thông tin - truyền 
thông, công nghệ thư viện cho một thư viện 
điện tử. Các tác giả tập trung vào 4 yếu 
tố của thư viện thông minh: Công nghệ 
thông minh, phát triển nội dung và tổ chức 
nguồn tin; Tương tác thông minh; Dịch vụ 
thông minh; Ứng dụng di động [Baryshev 
A, Ruslan, 2015]. 
Tại Singapore, Chính phủ đã bắt đầu 
triển khai việc xây dựng các thư viện thông 
minh để thay thế cho các thư viện truyền 
thống nhằm làm cho thư viện không chỉ 
dừng lại ở chức năng lưu trữ và cho phép 
mượn sách theo phương pháp truyền thống 
mà được tích hợp hàng loạt những khu vực 
chuyên dụng khác như phòng thí nghiệm 
công nghệ số, studio nấu ăn, các phòng 
trưng bày nghệ thuật, sân bóng kích cỡ tiêu 
chuẩn, bể bơi, khu ăn uống, các khu vực 
dành riêng cho sự sáng tạo, sáng chế, phát 
minh, áp dụng các công nghệ tiên tiến, trí 
tuệ nhân tạo, tự động hóa [PCWorld, 2018].
Ở Việt Nam, chưa có khái niệm rõ ràng 
về thư viện thông minh nhưng đã có sự nhận 
thức tương đối và triển khai thực tế các ứng 
dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thư 
viện. Ví dụ như: dự án thư viện thông minh 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
15THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2019
do Samsung tài trợ tại hơn 100 thư viện 
công cộng và trường học tại Việt Nam với 
quan điểm một thư viện thông minh bao 
gồm 04 yếu tố: phần mềm quản lý thông 
minh; sách và nguồn tài nguyên đa phương 
tiện thông minh (tài nguyên thông minh); 
thiết bị nghe nhìn hiện đại (cơ sở vật chất 
thông minh); và đào tạo thủ thư (cán bộ thư 
viện thông minh) [Samsung VINA]. Hay 
việc xây dựng các thư viện điện tử, thư viện 
số tại các trường cao đẳng, đại học trong 
phạm vi cả nước với việc ứng dụng các tiến 
bộ của CNTT và truyền thông trong hoạt 
động như việc kiểm soát, quản lý tài liệu, 
mượn trả thanh toán tự động, thiết bị quản 
lý tự động theo công nghệ nhận dạng qua 
tần số vô tuyến (RFID), hệ thống phân loại 
tài liệu sau khi người đọc trả sách; máy 
làm sạch, diệt khuẩn cho tài liệu; hệ thống 
máy mượn - trả sách tự động; cổng an ninh 
tài liệu; hệ thống kiểm soát ra vào, máy 
in đa chức năng, cùng với đó là các phần 
mềm quản lý hoạt động thư viện hàng đầu 
[Trường Đại học Tôn Đức Thắng].
Tóm lại, các quan điểm trên đều có một 
điểm chung khi cho rằng xây dựng thư viện 
thông minh chính là việc ứng dụng các 
công nghệ tiên tiến vào hoạt động thư viện 
nhằm hỗ trợ bạn đọc sử dụng thư viện một 
cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Thư viện 
thông minh nghĩa là thư viện có tài nguyên 
thông minh, dịch vụ thông minh, quản lý 
thông minh và cán bộ thông minh.
2. Tác động của cuộc Cách mạng 
công nghiệp 4.0 trong việc xây dựng 
 thư viện thông minh
Trong tương lai, các thành tựu của cuộc 
CMCN 4.0 sẽ được áp dụng ở hầu hết các 
lĩnh vực của cuộc sống như kinh doanh, 
vận tải, khoa học, giải trí và cả cuộc sống 
hàng ngày của con người và nó cũng mở 
ra những triển vọng mới cho ngành TT-TV. 
Thư viện sẽ trở nên thân thiện hơn, dễ sử 
dụng hơn, đáp ứng nhu cầu của người sử 
dụng tốt hơn. CMCN 4.0 sẽ góp phần quan 
trọng trong việc xây dựng thư viện thông 
minh với các yếu tố: quản lý thông minh, tài 
nguyên thông minh, dịch vụ thông minh và 
cán bộ thư viện thông minh.
2.1. Quản lý thông minh 
Một thư viện thông minh trước hết phải 
có một hệ thống quản lý thông minh, để 
có thể quản lý, khai thác một cách tốt nhất 
cơ sở vật chất, nguồn tài nguyên thông tin 
cũng như các sản phẩm dịch vụ mà thư 
viện cung cấp. Quản lý thông minh nghĩa 
là phải ứng dụng đồng bộ các giải pháp 
công nghệ mới trong quản lý, vận hành, 
khai thác và phát triển.
CMCN 4.0, đặc biệt là công nghệ 
intetnet kết nối vạn vật (IoT - Internet of 
Thing) sẽ giúp cho việc quản lý vốn tài liệu 
của thư viện được hiệu quả hơn. Các phần 
mềm quản trị thư viện tích hợp (integrated 
library system - ILS) sẽ được tích hợp với 
các công nghệ quản lý tự động khác như 
RFID. Với RFID cho phép các thư viện 
quản lý vốn tài liệu của mình một cách 
hiệu quả, Sự kết hợp giữa công nghệ RFID 
và IoT sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động lưu 
thông tài liệu trong thư viện, giảm thiểu rủi 
ro mất mát, thất lạc cũng như giúp thư viện 
dễ dàng xác định được các tài liệu bị xếp 
nhầm vị trí [Pujar, S.M and Satyanarayana 
K.V, 2015].
IoT cũng giúp cho việc quản lý và sử 
dụng các trang thiết bị trong thư viện dễ 
dàng hơn, giúp thư viện và người dùng 
biết được tình trạng của các máy in, máy 
photocopy, máy scan, máy tính, máy chiếu, 
phòng đọc, phòng multimedia, số lượng 
chỗ ngồi còn trống và thậm chí kiểm soát 
ánh sáng của đèn hoặc máy điều hòa nhiệt 
độ, từ đó giúp thư viện hướng dẫn người 
dùng lựa chọn các thiết bị có sẵn cho nhu 
cầu của họ. Các ứng dụng còn có thể giúp 
bạn đọc khiếm thị hoặc khuyết tật tìm thấy 
các khu vực có các trang thiết bị và tiện ích 
chuyên biệt dành cho họ [Porter, N 2014].
2.2. Tài nguyên thông minh
Tài nguyên thông minh là nguồn tài 
nguyên thông tin thân thiện và mang lại 
nhiều giá trị đối với người sử dụng: “Giá 
trị thư viện không ở chỗ thư viện có bao 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
16 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2019
nhiêu tài nguyên thông tin mà ở chỗ thư 
viện có thể đáp ứng nhu cầu thông tin 
cho người dùng tin một cách có hiệu quả 
như thế nào từ nhiều nguồn tin ở khắp nơi 
thông qua công nghệ mới” [Baryshev A, 
Ruslan, 2015]. Các thư viện và cơ quan 
thông tin sẽ hướng tới việc hợp tác chia sẻ 
thông tin/học liệu nhằm phát huy tối đa sức 
mạnh của các nguồn tài nguyên thư viện 
đang nắm giữ. Với CMCN 4.0 đặc biệt là 
IoT, quá trình hợp tác, chia sẻ này sẽ diễn 
ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, sẽ có 
nhiều cơ sở dữ liệu dùng chung hơn, người 
sử dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận 
và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin 
cũng như các sản phẩm - dịch vụ thông 
tin thư viện. Thông qua IoT, các thiết bị di 
động, máy tính bảng kết hợp với điện toán 
đám mây sẽ tạo ra mô hình “điện toán đám 
mây di động” (mobile cloud computing - 
MCC). MCC lại kết hợp với “yếu tố địa lý” 
tạo ra một mô hình mới là “điện toán đám 
mây di động phân bố theo địa lý” (Geo-
Distributed Cloud Computing - GMCC). 
Nền tảng GMCC này cho phép kết nối đến 
các trung tâm dữ liệu dùng chung và tài 
nguyên đám mây phân bố theo khu vực địa 
lý trở nên dễ dàng hơn, đáp ứng cho nhu 
cầu kết nối cùng lúc của nhiều người sử 
dụng di động trong một khu vực rộng lớn 
[Delicato F.C. et al, 2017].
2.3. Dịch vụ thông minh
Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial 
Intelligence) và khả năng phân tích dữ liệu 
lớn (big data) cũng mang lại tiềm năng to 
lớn trong việc phát triển các sản phẩm và 
dịch vụ thông minh cho các thư viện và cơ 
quan thông tin. Thông qua việc phân tích 
dữ liệu như: thông tin của người sử dụng, 
lịch sử tìm kiếm, lịch sử sử dụng thư viện, 
thư viện có thể xây dựng một danh sách 
các chủ đề, tài liệu, dịch vụ mà bạn đọc 
quan tâm để tổ chức tìm, tổng hợp và cung 
cấp thông tin, dữ liệu đúng với nhu cầu của 
người dùng - đây chính là khả năng nhận 
thức thông minh mà các mô hình thư viện 
thông minh trên thế giới đang hướng tới. 
Bên cạnh đó, nếu không có nguồn thông 
tin, dữ liệu phù hợp, thư viện có thể tư vấn 
cho người đọc chuyển sang chọn lựa các 
nguồn tài liệu thay thế khác. IoT còn giúp 
các thư viện giới thiệu danh mục tài liệu 
mới, các dịch vụ mới.
Với công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân 
tạo- AI, các thư viện có thể hướng dẫn 
cho người sử dụng trải nghiệm các “tour tự 
hướng dẫn ảo” (self-guided virtual tours). 
Thư viện sẽ lắp đặt các đèn báo hiệu 
(beacons) ở một số điểm chính xung quanh 
thư viện, khi họ đến từng vị trí cụ thể, điện 
thoại của họ sẽ tự động phát ra các đoạn 
video, hình ảnh hoặc âm thanh, cung cấp 
thêm thông tin để họ biết và tận dụng tối 
đa các tiện ích mà khu vực đó mang lại. 
Công nghệ thực tế ảo cũng làm phong 
phú thêm các trải nghiệm thú vị khác khi 
người sử dụng muốn tiếp xúc với các bộ 
sưu tập đặc biệt, bị hạn chế tiếp cận như: 
các bản thảo chép tay, tài liệu cổ độc bản, 
các tác phẩm, tranh ảnh quý hiếm, được 
trưng bày và bảo quản trong các hộp kính. 
Khi bạn đọc đến gần, toàn bộ nội dung của 
bộ sưu tập này sẽ hiển thị trên màn hình 
smartphone, hoặc máy tính bảng dưới định 
dạng số để họ tham khảo và trải nghiệm 
[Porter, N 2014]. 
Trong các thư viện thông minh, các 
ứng dụng di động cũng sẽ được chú trọng 
phát triển nhằm đáp ứng nhanh nhất nhu 
cầu của người sử dụng. Một trong các ứng 
dụng mà thư viện có thể xây dựng đó là 
kết nối với hệ thống định vị toàn cầu GPS 
(Global Positioning System) để giúp 
người sử dụng có thể tìm kiếm vị trí các tòa 
nhà thư viện gần nhất với mình. Cùng với 
đó, thư viện có thể tạo ra các thẻ thư viện 
ảo cho phép người sử dụng thư viện truy 
cập vào các dịch vụ và tài nguyên thông 
tin đã được tạo sẵn [Hahn, J, 2017]. Hơn 
nữa, các ứng dụng di động kết hợp với các 
kệ sách thông minh (smart digital shelves), 
công nghệ RFID và GPS có thể giúp người 
sử dụng dễ dàng tìm kiếm tài liệu trong thư 
viện và giúp xác định một cách chính xác 
các tài liệu đó đang được xếp ở đâu trên 
kệ. Do đó, cả người dùng và thư viện sẽ 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
17THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2019
tiết kiệm được thời gian, chi phí và xa hơn 
là thư viện cải thiện được dịch vụ để phục 
vụ tốt hơn cho người dùng tin [Pujar, S.M 
and Satyanarayana K.V, 2015].
2.4. Cán bộ thông minh
Trong cuộc CMCN 4.0, chúng ta sẽ phải 
đối mặt với xu thế bùng nổ thông tin. Xu thế 
này đòi hỏi người cán bộ thư viện không chỉ 
giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà họ còn phải 
có năng lực thông tin để nắm bắt nhu cầu 
của người dùng tin, từ đó có những hỗ trợ, 
định hướng cho người sử dụng trong việc 
tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin.
CMCN 4.0 đã đặt ra các yêu cầu buộc 
cán bộ thư viện phải tự hoàn thiện các 
kiến thức và kỹ năng của bản thân mình. 
Bên cạnh việc hiểu rõ nguồn tài nguyên 
thông tin, các sản phẩm dịch vụ thư viện 
cung cấp, cán bộ thư viện còn phải tự trang 
bị cho mình các kiến thức về ngoại ngữ, 
công nghệ để có thể làm chủ được cơ sở 
vật chất, trang thiết bị mà thư viện đang sử 
dụng, cũng như khả năng học tập suốt đời 
để thích ứng với xã hội luôn thay đổi cũng 
như yêu cầu ngày một cao từ người sử 
dụng. Bên cạnh đó, cán bộ thư viện phải có 
khả năng tạo ra các sản phẩm-dịch vụ chất 
lượng cao cho người sử dụng cũng như khả 
năng hỗ trợ học tập, nghiên cứu khi người 
sử dụng cần.
Kết luận
Thư viện thông minh là xu hướng phát 
triển của các thư viện nhằm mục đích phục 
vụ người sử dụng ngày một tốt hơn, cung 
cấp cho người sử dụng các sản phẩm – dịch 
vụ đa dạng và chất lượng hơn, qua đó 
nâng cao vị thế, vai trò của thư viện trong 
xã hội. Thư viện cần những bước chuyển 
mình mạnh mẽ để áp dụng một cách chọn 
lọc các tiến bộ về KH&CN mà cuộc CMCN 
4.0 đem lại. Cùng với đó là việc dự báo 
trước các thách thức có thể gặp phải do 
CMCN 4.0 đem tới như: an toàn dữ liệu, 
bảo mật thông tin cá nhân, năng lực cán 
bộ thư viện, khả năng tài chính, để có sự 
chuẩn bị tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. OCLC (2017). Libraries at the crossroads 
resolving indentities, Berlin 2017.
2. Shanghai Library (2018) China's First 
"Smart Library" Was Born in Yantian 
library.sh.cn/Web/news/2015928/n49352491.
html (Truy cập ngày 20/08/2018).
3. Baryshev, Ruslan A. Babina, Olga I, 
Zakharov, Pavel A, Pikov, Vera P. Kazantseva 
and Nikita O. (2015). Electrokic Library: 
Genesis, Trends. From Electronic library to 
Smart Library, Journal of Siberian Federal 
University. Humanities & Social Sciences 6 
(2015 8) 1043-1051.
4. PC Worl (2018). Thư viện thông 
minh kho tri thức của tương lai (
pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/song-va-
congnghe/2018/05/1256652/thu-vien-thong-
minh-kho-tri-thuc-cua-tuong-lai/ (truy cập ngày 
21/08/2018).
5. Samsung VINA. Mô hình thư viện thông 
minh (
Intromodel (Truy cập ngày 20/08/2018).
6. Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Thư viện 
truyền cảm hứng (
thieu/tong-quan).
7. Pujar, Shamprasad M. and Satyanarayana, 
K. V. (2015). “Internet of Things and Libraries”. 
Annals of Library and Information Studies, tr. 190.
 8. Porter, Ned (2014). “Libraries, Beacons, 
and the Internet of Things”.Ned-Porter. com, 
địa chỉ: https://www.ned-potter.com/blog/2526 
(truy cập ngày 30/08/2018).
9. Hahn, Jim (2017). “Chapter 1: The Internet 
of Things: Mobile Technology and Location 
Services in Libraries”. Library Technology 
Reports, tr. 5.
 10. Delicato, Flávia C. et al. (2017). “Chapter 
5: The Activity of Resource Allocation”. Trong 
Resource Management for Internet of Things. 
NXB Springers.
11. Minh Khoa (2017). Cuộc cách mạng 
công nghiệp 4.0 là gì? Địa chỉ: 
vn/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-la-
gi-d126201.html (truy cập ngày 30/08/2018).
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 12-5-2019; 
Ngày phản biện đánh giá: 26-6-2019; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-8-2019).

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_thong_minh_trong_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0.pdf