Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam

Từ những năm cuối thế kỉ trước, khi ngành Thông tin - Thư viện (TT-TV) thế giới ứng

dụng triệt để công nghệ thông tin (CNTT) để tự động hoá thư viện và phát triển nguồn tài

nguyên điện tử thì Thư viện điện tử ra đời. Bắt đầu những năm đầu thế kỉ này,“Sự phát

triển ngành TT-TV là gắn liền với sự phát triển của CNTT” (Rubin, 2010) đã trở thành tư

tưởng chỉ đạo thì ngành TT-TV thế giới đã phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có.

Thế giới bước vào kỉ nguyên số và Thư viện số ra đời. Ngày nay trên thế giới, xu thế phát

triển thư viện số đã trở thành một phần chủ đạo trong toàn cảnh hoạt động TT-TV.

Ngành TT-TV Việt Nam phát triển chậm so với cộng đồng thế giới. Trong khi cả thế

giới đã hoàn thiện và phát triển thư viện số thì nhiều thư viện Việt Nam chưa ứng dụng

máy tính và đại bộ phận bắt đầu xây dựng thư viện điện tử.

Điều này là hệ quả của việc nhận thức về giá trị của CHUẨN HÓA - HỘI NHẬP chưa

đúng, mà điển hình nhất là chương trình và chất lượng đào tạo ngành TT-TV không đáp

ứng được yêu cầu phát triền nguồn nhân lực để xây dựng thư viện hiện đại nhằm bắt kịp

nhịp phát triển với cộng đồng thế giới.

Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 11060
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam

Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 20 - Thaùng 4/2014 
75 
THƯ VIỆN SỐ VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG 
THƯ VIỆN SỐ Ở VIỆT NAM 
NGUYỄN MINH HIỆP (*) 
TÓM TẮT 
Từ những năm cuối thế kỉ trước, khi ngành Thông tin - Thư viện (TT-TV) thế giới ứng 
dụng triệt để công nghệ thông tin (CNTT) để tự động hoá thư viện và phát triển nguồn tài 
nguyên điện tử thì Thư viện điện tử ra đời. Bắt đầu những năm đầu thế kỉ này,“Sự phát 
triển ngành TT-TV là gắn liền với sự phát triển của CNTT” (Rubin, 2010) đã trở thành tư 
tưởng chỉ đạo thì ngành TT-TV thế giới đã phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có. 
Thế giới bước vào kỉ nguyên số và Thư viện số ra đời. Ngày nay trên thế giới, xu thế phát 
triển thư viện số đã trở thành một phần chủ đạo trong toàn cảnh hoạt động TT-TV. 
Ngành TT-TV Việt Nam phát triển chậm so với cộng đồng thế giới. Trong khi cả thế 
giới đã hoàn thiện và phát triển thư viện số thì nhiều thư viện Việt Nam chưa ứng dụng 
máy tính và đại bộ phận bắt đầu xây dựng thư viện điện tử. 
Điều này là hệ quả của việc nhận thức về giá trị của CHUẨN HÓA - HỘI NHẬP chưa 
đúng, mà điển hình nhất là chương trình và chất lượng đào tạo ngành TT-TV không đáp 
ứng được yêu cầu phát triền nguồn nhân lực để xây dựng thư viện hiện đại nhằm bắt kịp 
nhịp phát triển với cộng đồng thế giới. 
Từ khoá: thư viện số, nguồn tài nguyên điện tử, nguồn nhân lực 
ABSTRACT 
It is since the late years of the last century when the world’s Information - Library 
(Information - Library) thoroughly applied information technology (IT) to automate the 
libraries and the electronic resources that the Electronic Library came into being. Since 
the early years of this century when "The development of Information - Library is 
associated with the development of IT" (Rubin, 2010) became the guiding ideology, the 
world’s Information - Library has developed incredibly rapidly. The world entered the 
digital age and the digital library came into being. Nowadays, the trend of developing 
digital libraries has become a key part of Information - Library operations all over the 
world. 
Vietnam’s Information – Library has developed slowly compared with that of the 
world. Meanwhile, the world’s Information – Library has perfected and developed digital 
libraries, not many libraries in Vietnam have had the computer application and the 
majority of them have just started creating electronic libraries. 
This is a consequence of the misrecognition of the values of STANDARDIZATION-
INTEGRATION, the most typical characteristic of which is that the training program and 
training quality of Information – Library professionals do not meet the requirements of 
human resource development in order to build the modern library to keep pace with the 
development of the world’s Information - Library. 
Keywords: digital library, electronic resources, human resources 
76 
 Ngày nay, hoạt động TT-TV được 
thực hiện trong những Cơ quan thông tin 
(Information Agencies) gồm có thư viện, 
trung tâm thông tin, trung tâm tài nguyên, 
trung tâm học liệu, cơ sở lưu trữ, v.v. bao 
gồm trong năm loại hình thư viện: thư viện 
quốc gia, thư viện đại học, thư viện chuyên 
ngành, thư viện công cộng, và thư viện 
trường học. * 
Từ đối tượng vật thể (tài liệu in ấn, tài 
liệu nghe nhìn) mà nói chung là tài liệu đến 
đối tượng đa phương tiện (tài liệu điện tử) 
được mang một tên mới tài nguyên 
(resources) để chỉ tất cả mọi đối tượng 
thông tin truyền thống và hiện đại, ngành 
thông tin thư viện đã trải qua ba giai đoạn 
phát triển: 
• Quản lí tài liệu; 
• Quản lí thông tin; 
• Quản lí tri thức. 
1. BA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN 
NGÀNH KHOA HỌC THÔNG TIN-
THƯ VIỆN 
• Quản lí tài liệu 
Giai đoạn này hiện hữu từ thời xa xưa 
tương ứng với nghề thư viện. Tuy nhiên ta 
chỉ tính mốc thời gian kể từ khi Melvil 
Dewey tổ chức trường dạy nghiệp vụ thư 
viện đầu tiên tại Đại học Columbia, New 
York, Hoa Kỳ vào ngày 01/01/ 1887 khai 
sinh ra ngành Thư viện học (Chan, 2007). 
Thư viện ngày đó chỉ bao gồm tài liệu in ấn 
và chúng ta đã dùng một thuật ngữ quen 
thuộc để gọi là Thư viện truyền thống. 
• Quản lí thông tin 
Thư viện là nơi phản ánh các nền văn 
minh; ý niệm thư viện đã trải qua nhiều 
giai đoạn và luôn luôn tiến triển để được 
thích nghi với mọi tình thế. Nhu cầu tìm 
kiếm thông tin ngày càng cao, thư viện 
(*)
 ThS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 
cũng phải thay đổi để đáp ứng được yêu 
cầu người dùng tin. 
Trước hết, phải thay đổi quan niệm 
quản lí. Từ quản lí tài liệu là quản lí vật 
chất, người thủ thư luôn quan tâm đến kích 
cỡ, quy mô, phạm vi, không gian cho đến 
quản lí thông tin là quản lí phi vật chất, 
người ta chỉ quan tâm đến sự tiện lợi, 
nhanh chóng, hiệu quả và nội dung tài liệu. 
Người quản lí thông tin không phải chỉ 
quan tâm thông tin trong thư viện mình mà 
còn thông tin ở bên ngoài. Giai đọan Quản 
lí thông tin manh nha từ đó. 
Trong giai đoạn này, v ... Resources). Tài 
nguyên số có thể là tài liệu nội sinh mà 
cũng có thể được truy cập từ xa qua mạng 
máy tính. Tiến trình số hoá trong thư viện 
bắt đầu từ hệ thống mục lục, chỉ mục tạp 
chí và d ch vụ tóm tắt tài liệu, đến ấn phẩm 
đ nh kỳ và tài liệu tham khảo, và cuối cùng 
là sách in”. 
Những khái niệm và đ nh nghĩa thư 
viện số như được trình bày ở trên thực chất 
là xuất phát từ một nhận thức cách mạng 
hoá quan niệm về thư viện rất được th nh 
hành ngày nay (Rubin, 2010). Theo đó tất 
 79 
cả những thư viện truyền thống nào có tổ 
chức phục vụ một số lượng đáng kể tài 
nguyên số thì được gọi là thư viện số. 
3.3. Xây dựng Thư viện số 
Để xây dựng hay hình thành thư viện 
số ngoài việc mua sắm tài nguyên số 
thương mại như CSDL trực tuyến, sách 
điện tử, tạp chí điện tử, v.v. cũng như liên 
kết thư viện để chia sẻ tài nguyên số. 
Chuyên viên thư viện phải thực hiện những 
công việc sau: 
• Số hóa tài liệu 
Số hóa là tiến trình chuyển tải tài liệu 
thư viện truyền thống, cụ thể là sách và văn 
bản in ấn sang dạng điện tử và lưu trữ trên 
máy tính. 
Có hai giai đoạn trong tiến trình số hóa. 
 Giai đoạn đầu: Quét hình – Scanning, 
cho ra sản phẩm số hoá dạng hình, thường có 
đ nh dạng Bitmap hoặc TIFF. 
 Giai đoạn hai: Nhận dạng ký tự quang 
học (OCR – Optical Character Recognition). 
Là tiến trình cho ra một sản phẩm dạng số hoá 
văn bản hay là trang web. Cơ bản là các đ nh 
dạng RTF, Word, hoặc HTML. 
Trong nhiều hệ thống thư viện số, tài 
liệu chỉ ở giai đoạn đầu, nghĩa là những gì 
độc giả thấy chỉ là hình ảnh, thường thì 
được chuyển sang dạng PDF (Portable 
Document Format). Đây là dạng thức dùng 
để mô tả trang giấy trong chương tình trao 
đổi tư liệu Adobe Acrobat – Phần mềm 
Adode Acrobat cần phải được cài đặt ở 
máy nhận để tập tin PDF có thể được hiển 
th và in ra như dạng gốc. Giai đoạn hai đòi 
hỏi phải có phần mềm nhận dạng ký tự 
quang học để chuyển tài liệu dạng hình 
sang dạng văn bản – là dạng có thể cung 
cấp truy cập theo bất kỳ một tổ hợp từ nào 
hay bất kỳ kĩ thuật trích dẫn siêu dữ liệu tự 
động được đ nh trước. Đồng thời chúng ta 
có thể chỉnh sửa trên chính văn bản đó. 
Việc số hóa có thể tự thực hiện trong 
thư viện hay hợp đồng với nhà thầu bên 
ngoài. Số hoá là nhằm tạo lập những bộ 
sưu tập số chuyên ngành. 
• Xây dựng bộ sưu tập số 
Đối với nghiệp vụ biên mục hiện đại, 
để xây dựng những bộ sưu tập số thì 
chuyên viên thư viện phải Tạo lập Siêu dữ 
liệu (Metadata Building) và Gặt hái Siêu 
dữ liệu (Metadata Harvesting): 
o Tạo lập Siêu dữ liệu: Nhằm tạo lập Bộ 
Sưu tập số nội sinh. Nếu trong thư viện 
truyền thống, biên mục viên tạo lập phiếu 
mục lục hay biểu ghi thư t ch cho độc giả 
tra cứu vào vốn tài liệu in ấn trong kho 
sách; thì trong Thư viện số, biên mục viên 
tạo lập Siêu dữ liệu để độc giả truy cập vào 
bộ sưu tập chuyên ngành trongKho số 
(Digital repository) đặt tại máy chủ của thư 
viện – đó được gọi là tài nguyên số nội sinh. 
o Gặt hái Siêu dữ liệu: Nhằm tạo lập 
những Bộ sưu tập ảo. Bằng phần mềm 
chuyên dụng hay phần mềm nguồn mở, 
chuyên viên thư viện tìm kiếm và thu gom 
những siêu dữ liệu của những tài liệu phù 
hợp với đề tài mình tìm kiếm khắp nơi 
trong thế giới mạng để tạo lập những Bộ 
sưu tập chuyên ngành chỉ chứa những siêu 
dữ liệu. 
Đây là hình thức thư viện ảo rất th nh 
hành trong thế giới thư viện số ngày nay, 
đặc biệt là trong những thư viện đại học. 
3.4. Thư viện số với vấn đề bản quyền 
Sưu tầm thông tin và làm cho thông tin 
đó trở nên phổ biến hơn đối với người khác 
là một điều liên quan đến vấn đề xã hội. 
Những người xây dựng thư viện số phải am 
hiểu quyền sở hữu trí tuệ để hành động một 
cách có trách nhiệm và đúng luật xung 
quanh những ứng dụng cụ thể của mình. 
 80 
- Thư viện số có thể làm cho việc truy 
cập trở nên rộng rãi hơn thư viện truyền 
thống. Việc truy cập này mang những đặc 
trưng: 
- Truy cập thông tin trong thư viện số 
nói chung ít b kiểm soát hơn tiếp cận sưu 
tập in ấn trong thư viện truyền thống; 
Đưa thông tin vào thư viện số là có khả 
năng làm cho thông tin đó trở nên phổ biến 
ngay đối với một số lượng độc giả hầu như 
vô hạn. 
Muốn xây dựng thư viện số thì phải số 
hoá tài liệu. Bản quyền chính là yếu tố 
quan trọng nhất mà chúng ta cần chú ý đặc 
biệt. Một số vấn đề cần xem xét trước khi 
quyết đ nh số hoá tài liệu: 
- Nếu tác phẩm được số hóa ở miền 
cộng (không có bản quyền) thì không phải 
xin phép. Dĩ nhiên kết quả số hoá của chúng 
ta cũng không được bảo vệ bản quyền, trừ 
phi kết quả của ta nhiều hơn bản gốc; 
- Nếu tài liệu được tặng cho cơ sở của 
ta để số hóa và người tặng có bản quyền, 
thì chúng ta tiến hành số hoá, tuy nhiên cần 
phải yêu cầu người tặng cung cấp cho mình 
quyền được số hoá – có thể bằng một mẫu 
giấy có ghi “quyền sử dụng tác phẩm với 
bất kỳ mục đích chung của cơ sở, dưới bất 
kỳ phương tiện nào”. 
Nếu muốn số hoá tài liệu mà không rơi 
vào hai trường hợp trên thì ta phải cân nhắc 
thử việc số hóa của chúng ta có phải là một 
việc làm có lợi ích chung mà không xâm 
phạm lợi ích của người khác. Đây là một 
điều khó về mặt pháp lí. Cuối cùng nếu 
chúng ta không chắc chắn với điều cân 
nhắc trên thì ta phải tiến hành xin phép để 
được cấp phép thực hiện số hóa. 
Tóm lại, để tiến hành xây dựng thư 
viện số, ta phải lưu ý đến vấn đề bản 
quyền. Những người thực hiện phải cam 
kết hiểu biết đầy đủ về bản quyền và nhận 
thức sâu sắc rằng giấy phép là rất cần thiết 
để chuyển đổi tài liệu không thuộc miền 
công cộng. 
4. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG THƯ VIỆN SỐ 
Ở VIỆT NAM 
Việc đánh giá “Sự phát triển ngành TT-
TV là gắn liền với sự phát triển của CNTT” 
đã trở thành tư tưởng chỉ đạo đối với cộng 
đồng thư viện thế giới trong việc nhanh 
chóng phát triền ngành TT-TV nói chung và 
hình thành thư viện số nói riêng. Từ đó, rất 
nhiều đổi mới trong ngành TT-TV được 
thực hiện, mà đổi mới cơ bản nhất là đào 
tạo. Hầu hết những cơ sở đào tạo ngành TT-
TV đều được chuyển sang giảng dạy trong 
môi trường CNTT hay kĩ thuật. Chẳng hạn 
như ĐH Tin học Brighton, Anh Quốc; ĐH 
Kĩ thuật Nangyang, Singapore, ĐH Thương 
mại điện tử Victoria, New ealand, v.v. 
Ở Hoa Kỳ thì người ta đưa CNTT vào 
trường TT-TV. Nói chung chương trình đào 
tạo ngành TT-TV phải đặt nặng CNTT 
nhằm đào tạo đội ngũ chuyên viên thư viện 
am hiểu CNTT để đảm đương vai trò 
“Đứng giữa lãnh đạo và nhà thầu” trong 
công việc hiện đại hoá thư viện. 
Ở Việt Nam, việc phát triển ngành TT-
TV nói chung và thư viện số nói riêng gặp 
nhiều khó khăn. Những khó khăn cơ bản 
như sau: 
4.1. Chậm đổi mới 
Theo nhà thư viện học người Nga danh 
tiếng v.v. Xcvortxov, trong giáo trình “Thư 
viện học đại cương”, được giảng dạy tại 
Nga, thì nền Thư viện học thế giới được 
chia thành 5 giai đoạn. Theo đó, ở giai 
đoạn (4) bước sang thế kỉ XX đã hình 
thành một sự phân đôi giữa thư viện học 
Xã hội chủ nghĩa và thư viện học Tư bản 
chủ nghĩa; đến nay (thế kỉ XXI) là giai 
đoạn hợp nhất (5) – Giai đoạn của sự phát 
triển thư viện như một môn khoa học thống 
 81 
nhất gắn liền với công nghệ thông tin. 
Ngành TT-TV Việt Nam đã từng phát 
triển theo hướng thư viện Xã hội chủ 
nghĩa, cụ thể là theo Liên Xô cũ, thì trong 
giai đoạn hợp nhất hiện nay gặp nhiều khó 
khăn trong vấn đề nhận thức về sự chuẩn 
hoá và đổi mới nghiệp vụ do đó chậm phát 
triển. Bản thân ngành TT-TV Nga đã 
nhanh chóng thay đổi và hội nhập với công 
đồng thư viện thế giới. 
Công đồng thế giới ngày nay đang phát 
triển theo khuynh hướng toàn cầu hoá. 
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là mở 
cửa. Nếu chúng ta không hội nhập thì chúng 
ta sẽ b đào thải hoặc chậm phát triển. Khoa 
học kĩ thuật và những ngành tác động trực 
tiếp đến đời sống xã hội như Ngân hàng, 
Kinh tế, Kiểm toán, vv thì chúng ta thấy 
ngay sự cần thiết của chuẩn hóa. 
Ngành TT-TV ít được quan tâm và bản 
thân những người trong ngành, thậm chí 
đầu ngành không nhận thức sâu sắc rằng 
“Sự phát triển ngành TT-TV là gắn liền với 
sự phát triển của CNTT”, mà chỉ xem 
CNTT như là một ứng dụng bình thường 
như những ngành nghề khác. Điều này 
được thể hiện trong chương trình đào tạo 
ngành TT-TV là ít chú trọng đến CNTT - 
đây là điều cần thiết để hình thành “Tư duy 
công nghệ mới ngành nghề” và trang b 
kiến thức và kĩ năng CNTT cho sinh viên 
vì ngành TT-TV ngày nay là ứng dụng triệt 
để công nghệ mới. Đã có một phát biểu 
được nhắc đến nhiều trong những sách và 
giáo trình cũng như những bài báo về 
chuyên ngành TT-TV hiện nay rằng “Công 
nghệ WEB là công nghệ hiện tại và tương 
lai của ngành TT-TV”. Ngoài ra chính sức 
ì tâm lí và bảo thủ cũng đã tác động đến 
việc nhận thức về chuẩn hoá dẫn đến việc 
chậm đổi mới như hiện nay. Ai cũng biết 
rằng “Đổi mới là khó khăn” nhưng đặc biệt 
trong ngành TT-TV “Đổi mới là chìa khoá 
đi vào tương lai” (Lesli Burger, 2006). 
4.2. Thiếu nguồn nhân lực quản lí 
thư viện số 
Khó khăn ở trên là nguyên nhân dẫn 
đến khó khăn thứ hai. Vì chương trình đào 
tạo ngành TT-TV hiện nay thiếu cập nhật 
và hệ lụy là Chương trình đào tạo này chỉ 
đáp ứng nhu cầu không thay đổi trong một 
xã hội đang thay đổi từng ngày. Chúng ta 
có nhiều cơ sở đào tạo, nhưng vẫn thiếu 
trầm trọng nguồn nhân lực để quản lí thư 
viện số nói riêng và để đáp ứng nhu cầu 
phát triển thư viện theo hướng chuẩn hoá – 
hội nhập nói chung. 
Trong cố gắng để khả dĩ khắc phục 
được tình trạng trên, Khoa Thư viện của 
Trường ĐH Sài Gòn đã xây dựng và giảng 
dạy một chương trình theo phương châm 
“Vừa đáp ứng nhu cầu vừa làm thay đổi 
nhu cầu xã hội”. Chương trình giảng dạy 
này hầu như hoàn toàn đổi mới dựa theo 
những tiêu chí đào tạo như sau: 
• Khoa học thực hành; 
• Gắn liền với Công nghệ thông tin; 
• Chuẩn hoá cao độ. 
Đã có một bài viết để giới thiệu 
chương trình đào tạo này trong Tạp chí Đại 
học Sài Gòn số 1 (9/2009), tr. 129 với tựa 
đề “Một chương trình đào tạo ngành Thư 
viện Thông tin vừa đáp ứng nhu cầu vừa 
làm thay đổi nhu cầu xã hội”. 
4.3. Phát triển thiếu đồng bộ và 
lãng phí 
Rõ ràng khó khăn thứ nhất và khó khăn 
thứ hai đã đưa đến khó khăn trực tiếp trong 
việc hiện đại hoá thư viện Việt Nam hiện nay. 
• Đại bộ phận thư viện chưa có điều 
kiện hiện đại hoá và xây dựng thư viện số 
thì vẫn loay hoay với những giá tr cũ 
(Mục lục phân loại, Phân loại 19 dãy, v.v.). 
Đúng ra thì nên thay đổi những chuẩn thư 
 82 
t ch (bibliographic standards) theo hướng 
chuẩn hóa, hội nhập với những chuẩn quốc 
tế để chuẩn b cho việc tự động hóa với 
những chuẩn đó. 
• Một số thư viện có điều kiện hiện đại 
hoá, trong số đó có những thư viện lớn, 
tiêu tốn rất nhiều tiền trong những dự án 
hiện đại hóa thư viện. Những thư viện này 
hoàn toàn giao phó mọi công việc cho nhà 
thầu và chuyên viên CNTT. Mỗi thư viện 
được xây dựng theo một kiểu khác nhau, 
không hề có ý kiến của chuyên viên thư 
viện về chuẩn nghiệp vụ thư viện. Một 
minh chứng rõ ràng là những phần mềm 
quản lí thư viện mà cụ thể là phần tra cứu 
mục lục trực tuyến (MLTT) của những 
công ty trong nước đã phát triển theo ý đồ 
“cao siêu” của chuyên viên CNTT mà hầu 
như không tuân thủ chuẩn nghiệp vụ cơ 
bản của ngành TT-TV là xây dựng MLTT 
là tự động hoá mục lục thủ công phải dựa 
theo hệ thống mục lục tiêu đề (tác giả, 
nhan đề, chủ đề). Tình trạng này là phổ 
biến. Các thư viện này chủ yếu là mua sắm 
những thiết b hiện đại đắt tiền rồi “trùm 
mền”. Rõ ràng việc làm này chỉ có lợi cho 
nhà thầu và những người có liên quan đến 
dự án hơn là làm lợi cho chính những thư 
viện đó và nhất là sự phát triển ngành TT-
TV nước nhà. 
Trong công việc hiện đại hóa thư viện 
nói chung và xây dựng thư viện số nói 
riêng, vai trò người cán bộ thư viện quyết 
đ nh sự thành công chứ không phải chỉ lệ 
thuộc vào công nghệ. Sự phát triển thiếu 
đồng bộ và lãng phí hiện nay là do bản 
thân đội ngũ cán bộ và chuyên viên thư 
viện không phát huy khả năng yêu cầu nhà 
kĩ thuật phục vụ mình tới nơi tới chốn mà 
chỉ lệ thuộc vào nhà thầu. 
5. KẾT LUẬN 
Từ những năm cuối thế kỉ trước, khi 
ngành TT-TV thế giới ứng dụng triệt để 
CNTT để tự động hóa thư viện và phát 
triển nguồn tài nguyên điện tử thì Thư viện 
điện tử ra đời. Bắt đầu những năm đầu thế 
kỉ này, “Sự phát triển ngành TT-TV là gắn 
liền với sự phát triển của CNTT” đã trở 
thành tư tưởng chỉ đạo thì ngành TT-TV 
thế giới đã phát triển với một tốc độ nhanh 
chưa từng có. Thế giới bước vào kỉ nguyên 
số và Thư viện số ra đời. Ngày nay trên thế 
giới, xu thế phát triển thư viện số đã trở 
thành một phần chủ đạo trong toàn cảnh 
hoạt động TT-TV. 
Ngành TT-TV Việt Nam phát triển 
chậm so với cộng đồng thế giới.Trong khi 
cả thế giới đã hoàn thiện và phát triển thư 
viện số thì nhiều thư viện Việt Nam chưa 
ứng dụng máy tính và đại bộ phận bắt đầu 
xây dựng thư viện điện tử. 
Tuy nhiên có một số thư viện đã và 
đang tiến hành phát triển thư viện số. Một 
số thư viện tiến hành nghiêm túc, nhưng đa 
số là phát triển thiếu đồng bộ và lãng phí. 
Công việc trọng đại này đều phó mặt cho 
nhà thầu và chuyên viên CNTT mà không 
có ý kiến của chuyên viên TT-TV. 
Điều này là hệ quả của việc nhận thức 
về giá tr của CHUẨN HÓA - HỘI NHẬP 
chưa đúng, mà điển hình nhất là chương 
trình và chất lượng đào tạo ngành TT-TV 
không đáp ứng được yêu cầu phát triền 
nguồn nhân lực đề xây dựng thư viện hiện 
đại nhằm bắt k p nh p phát triển với cộng 
đồng thế giới. 
 83 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ANDERSON, Elaine, GOSLING, Marry và MORTIMER, Marry (2007), 
Learn Basic Library Skills, 4
th
 edition - Canberra: DocMatrix, Pty Ltd. 
2. CHAN, Lois Mai (2007), Cataloging and Classification: An Introduction, 
4
th
 edition- New York: McGraw-Hill, Inc. 
3. Trường Đại học Sài Gòn, Khoa Thư viện Thông tin - TP HCM (2008), Chương trình 
giáo dục đại học. Ngành đào tạo: Thư viện Thông tin. Trình độ đào tạo: Đại học. 
4. LESK, Michael (2000), Practical Digital Libraries: Books, Bytes, and Bucks, 
San Francisco: Morgan Kaufmann. 
5. Nguyễn Minh Hiệp (2008), Cơ sở khoa học thông tin và thư viện, TP. HCM, 
Nxb Giáo dục. 
6. REITZ, Joan M (2005), Dictionary for Llibrary and Information Science, Westport, 
Connecticut: Libraries Unlimited. 
7. RUBIN, Richard E (2010), Foundations of Llibrary and Information Science, 3rd 
edition. – New York: Neal – Schuman Publishers, Inc. 
8. RHINO, Art (2004), Using Open Source Systems for Digital Libraries, Westport, 
Connecticut: Libraries Unlimited. 
9. WITTEN, IanH. và BAIBRIDGE, David (2003), How to Build a Digital Library - 
New York: Morgan Kaufmann. 
10. Nguyễn Minh Hiệp chủ biên (2013), Thư viện và nghề thư viện, TP HCM: Văn hóa 
Thông tin. 
11. XCVORTXOV, V.V. (2004), Thư viện học đại cương, Phần 1: Những cơ sở lí thuyết 
của Thư viện học / Nguyễn Th Thư d ch, Hà Nội: Văn hóa Thông tin. 
* Ngày nhận bài: 7/1/2014. Biên tập xong: 20/5/2014. Duyệt đăng: 22/5/2014 

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_so_va_van_de_xay_dung_thu_vien_so_o_viet_nam.pdf