Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số

Thế giới đang thay đổi trong môi trường của nền kinh tế tri thức

và thời đại kỹ thuật số, thư viện tất yếu cũng biến đổi mạnh. Trong lịch

sử, thư viện đã từng là nơi lưu giữ sách được sử dụng làm tài liệu, bây

giờ thư viện là cổng thông tin toàn cầu liên quan đến giáo dục, nghiên

cứu, cá nhân, cộng đồng và phát triển quốc gia. Vai trò mới của thư

viện trong thế kỷ XXI không chỉ là nơi học tập, nghiên cứu mà là trung

tâm tri thức cho toàn xã hội. Thư viện, như một đường dẫn thông tin,

phục vụ nhiều đối tượng tìm kiếm thông tin, đóng vai trò quan trọng

trong việc tạo ra tri thức. Tri thức trong thư viện được hệ thống hóa

dưới dạng dữ liệu, công thức khoa học, v.v. được định nghĩa là thông

tin đã được hiểu và đánh giá qua kinh nghiệm kết hợp với nhận thức

về lĩnh vực đó. Thư viện cần chuyển thành một trung tâm tri thức được

điều khiển bởi công nghệ sử dụng các nguyên tắc của thư viện truyền

thống để tổ chức kiến thức và giao tiếp với khách hàng trong cộng

đồng toàn cầu bằng các phương tiện điện tử.

Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số trang 1

Trang 1

Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số trang 2

Trang 2

Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số trang 3

Trang 3

Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số trang 4

Trang 4

Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số trang 5

Trang 5

Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số trang 6

Trang 6

Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số trang 7

Trang 7

Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số trang 8

Trang 8

Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số trang 9

Trang 9

Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 8200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số

Thư viện quản trị tri thức trong kỷ nguyên số
THƯ VIỆN QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
 Nguyễn Huy Chương1*
Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động mạnh 
mẽ và sâu sắc đến toàn bộ mọi lĩnh vực, ngành nghề trong xã 
hội. Là thiết chế được thụ hưởng nhiều nhất và cũng chịu nhiều 
thách thức nhất của cuộc cách mạng này, thư viện đang trong 
quá trình cải tổ toàn diện để chuyển sang mô hình Trung tâm Tri 
thức số nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tiếp nhận, kết nối, sáng 
tạo, chia sẻ, tương tác thông tin/tri thức ngày càng cao của 
người dùng tin. Bài viết phân tích một số đặc điểm, chức năng 
của Trung tâm Tri thức số.
Từ khóa: Thư viện số; Thư viện số xã hội; Trung tâm Tri thức số; 
Chuyển đổi số; Quản trị tri thức.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thế giới đang thay đổi trong môi trường của nền kinh tế tri thức 
và thời đại kỹ thuật số, thư viện tất yếu cũng biến đổi mạnh. Trong lịch 
sử, thư viện đã từng là nơi lưu giữ sách được sử dụng làm tài liệu, bây 
giờ thư viện là cổng thông tin toàn cầu liên quan đến giáo dục, nghiên 
cứu, cá nhân, cộng đồng và phát triển quốc gia. Vai trò mới của thư 
viện trong thế kỷ XXI không chỉ là nơi học tập, nghiên cứu mà là trung 
tâm tri thức cho toàn xã hội. Thư viện, như một đường dẫn thông tin, 
phục vụ nhiều đối tượng tìm kiếm thông tin, đóng vai trò quan trọng 
trong việc tạo ra tri thức. Tri thức trong thư viện được hệ thống hóa 
dưới dạng dữ liệu, công thức khoa học, v.v... được định nghĩa là thông 
tin đã được hiểu và đánh giá qua kinh nghiệm kết hợp với nhận thức 
* Tiến sĩ, Chủ tịch Liên Chi hội Thư viện Đại học Khu vực phía Bắc.
30
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
về lĩnh vực đó. Thư viện cần chuyển thành một trung tâm tri thức được 
điều khiển bởi công nghệ sử dụng các nguyên tắc của thư viện truyền 
thống để tổ chức kiến thức và giao tiếp với khách hàng trong cộng 
đồng toàn cầu bằng các phương tiện điện tử.
2. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM TRI THỨC (SỐ)
Trung tâm tri thức là một khái niệm khá mới mẻ trong cộng đồng 
học thuật ngành thông tin – thư viện. Nhiều tổ chức khoa học, chuyên 
gia đã có những phân tích, luận giải về khái niệm, nội hàm, đặc điểm 
của thiết chế này. Theo các nhà nghiên cứu tại Scotland, trung tâm tri 
thức là một công cụ cộng tác đơn giản và được sử dụng rộng rãi, được 
thiết kế để hỗ trợ sự hợp tác giữa chính phủ, chính quyền địa phương, 
khu vực công và các khu vực khác.
Trung tâm tri thức có các tính năng sau:
 - Trung tâm tri thức khuyến khích chia sẻ kiến thức, chia sẻ ý 
tưởng và chia sẻ tài liệu;
 - Nó là giải pháp hữu hiệu cho kết nối và tìm kiếm những người 
cùng lĩnh vực chủ đề của bạn;
 - Có rất nhiều tài liệu hữu ích trong kho thư viện;
 - Bạn có được trang tổng quan hoặc trang chủ của riêng mình 
sau khi đăng ký;
 - Bạn có thể xem và tham gia các nhóm khác trong khu vực làm 
việc hoặc sở thích của mình (Danh mục Nhóm);
 - Bạn có thể tham gia nhóm kín (chỉ dành cho thành viên nhóm) 
hoặc nhóm mở (dành cho tất cả Kiến thức Thành viên trung tâm);
 - Bạn có thể thiết lập một nhóm trong một khoảng thời gian nhất 
định hoặc vô thời hạn;
 - Bạn có thể chia sẻ tài liệu và các tệp đa phương tiện nhỏ;
 - Không có giới hạn kích thước về số lượng dữ liệu có thể được 
thêm vào tùy theo từng cá nhân tài liệu và tệp phương tiện không 
được lớn hơn 100Mb;
31
THƯ VIỆN QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
 - Bạn có thể tải lên tài liệu ở bất kỳ định dạng nào, Word, Excel, 
pdf, video [8].
Hai Giáo sư Agnes Mainka và Sviatlana Khveshchanka tại Đại học 
Heinrich-Heine-University Düsseldorf đưa ra thuật ngữ thành phố 
thông tin và cho rằng đây sẽ là tương lai của các đô thị trên thế giới. 
Theo họ, tri thức là động lực chính của tăng trưởng kinh tế đánh dấu 
bước ngoặt quan trọng của sự phát triển của xã hội tri thức. Các thành 
phố thông tin dựa trên tri thức; và các thể chế tổ chức, lưu trữ và phổ 
biến tri thức truyền thống (thư viện). Các thiết chế quản trị tri thức 
(như thư viện kỹ thuật số) cung cấp cho xã hội thông tin trên toàn thế 
giới và thiết lập văn hóa học tập suốt đời. Tại các thành phố thông tin, 
thư viện sẽ biến đổi thành trung tâm tri thức. Trên cơ sở hạ tầng công 
nghệ thông tin – truyền thông phát triển cao của một thành phố thông 
tin, trung tâm tri thức có tài nguyên thông tin số phong phú cũng như 
không gian hấp dẫn cho hội họp, làm việc và học tập. Ở các thành phố 
thông tin, thư viện đóng một vai trò cơ bản trong xã hội kiến thức và 
có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì chúng cung cấp và chuyển giao kiến 
thức đến tất cả công dân, doanh nghiệp và tổ chức. Thư viện là một bộ 
phận của cơ sở hạ tầng nhận thức trong thành phố thế giới thông tin 
và được tích hợp vào thành phố tri thức [1].
Trung tâm tri thức kỹ thuật số được xây dựng tại Các tiểu vương 
quốc Ả Rập thống nhất (UAE) có mục đích làm phong phú thêm khối 
lượng nội dung trực tuyến bằng tiếng Ả Rập cũng như thúc đẩy việc sử 
dụng ngôn ngữ Ả Rập đồng thời cung cấp kiến thức một cách nhanh 
chóng, phù h ...  mãn nhu cầu tiếp nhận và sáng tạo thông tin/
kiến thức ngày càng cao của họ bằng những giải pháp công nghệ thông 
tin và truyền thông tiên tiến nhất. Trung tâm Tri thức số thu thập, quản 
trị và phân phối mọi loại hình, mọi định dạng dữ liệu lớn (Big Data) trên 
33
THƯ VIỆN QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
toàn cầu và hỗ trợ tương tác/giao tiếp dựa trên đa nền tảng công nghệ 
(cho phép tương tác kết hợp giữa người với người, người với thiết bị và 
thiết bị với thiết bị - VD: Xe hơi không người lái nói chuyện với nhau), 
đây chính là đặc trưng “kết nối vạn vật - Internet of things”.
3. CHUYỂN ĐỔI THƯ VIỆN SỐ SANG TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn dưới đây cho thấy quá trình 
chuyển đổi từ thư viện số sang Trung tâm Tri thức số đã, đang và sẽ 
được thực hiện trong toàn xã hội.
3.1. Thư viện quản lý tri thức
Về lý thuyết, con người và ý tưởng phải tương tác trong cả môi 
trường thực và ảo để mở rộng học tập và tạo điều kiện để tạo ra kiến 
thức mới. Dưới góc độ tổ chức, thư viện phải đảm nhiệm vai trò quản 
lý tri thức. Tầm quan trọng của thư viện đối với việc quản lý tri thức có 
thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, đó là:
 - Quản lý tài nguyên tri thức: là kết quả của sự phát triển theo cấp 
số nhân trong tri thức của con người ở nhiều dạng thức khác nhau, các 
thư viện phải phát triển các chiến lược truy cập và chia sẻ tài nguyên 
tri thức từ in sang điện tử và tài nguyên kỹ thuật số.
 - Chia sẻ tài nguyên và kết nối mạng: các thư viện đã có truyền 
thống lâu đời về chia sẻ tài nguyên và mạng. Hoạt động này đã được mở 
rộng rất nhiều bởi sự phát triển nhanh chóng của máy tính, viễn thông, 
mạng và công nghệ kỹ thuật số. Sự thành công phần lớn là kết quả của 
sự hợp tác và tham gia đầy đủ của tất cả các thư viện thành viên.
 - Phát triển công nghệ thông tin: để tạo điều kiện thuận lợi cho 
việc triển khai quản lý tri thức, cần thiết kế và vận hành tốt hệ thống 
quản lý. Công nghệ thông tin mới nhất được sử dụng như một công 
cụ hỗ trợ đắc lực.
 - Dịch vụ người dùng: Mục tiêu cao nhất của quản lý tri thức là 
cung cấp cho người dùng nhiều dịch vụ chất lượng cao và đa dạng để 
cải thiện giao tiếp, sử dụng và sáng tạo tri thức.
34
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
 - Quản lý nguồn nhân lực: Một lượng lớn kiến thức chuyên sâu 
phong phú luôn tiềm tàng trong chính nhân viên thư viện và người sử 
dụng... Khối kiến thức này cần được thu thập, xử lý để tạo thành các cơ 
sở dữ liệu điện tử và cập nhật thường xuyên phục vụ việc tìm kiếm, truy 
cập, khai thác của cộng đồng. Đồng thời, khuyến khích chuyên gia/nhân 
viên giỏi chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm đến nhân viên mới.
Tóm lại, thư viện có trách nhiệm bảo tồn để tri thức không bị mất 
đi; tổ chức, quản trị để tri thức không bị lãng phí và cung cấp, chia sẻ 
để tất cả mọi người đều được khai thác, sử dụng tri thức trong thời đại 
thông tin. [6]
Ngày nay, thông tin vô cùng phong phú và dễ tiếp cận nên nhu 
cầu về chuyên gia biết cách quản lý nó vì lợi ích của những người khác 
trong thời đại kỹ thuật số là rất lớn. Để định vị và điều hướng lượng 
thông tin khổng lồ trên Web cần một loại chuyên gia thông tin hoàn 
toàn mới có kỹ năng quản lý dữ liệu, hỗ trợ nhà nghiên cứu, quản lý 
dự án, kiến thức chủ đề và mạng.
Bảng 3.1 dưới đây tóm tắt một số vai trò và kỹ năng quan trọng đối 
với thư viện, thủ thư và chuyên gia thông tin trong kỷ nguyên số. [4]
Bảng 3.1. Vai trò, kỹ năng của thư viện, thủ thư và chuyên gia thông tin
Thư viện Thủ thư và chuyên gia thông tin
•	 Cung cấp không gian - học tập, xã hội, hội nghị
•	 Cung cấp công nghệ truy cập (thiết bị đầu 
cuối cục bộ)
•	 Lựa chọn và giới thiệu - tài liệu liên quan 
đến người dùng
•	 Phát triển và áp dụng siêu dữ liệu chuẩn
•	 Tiếp cận từ xa hoặc kỹ thuật số cho cộng 
đồng yếu thế
•	 Dịch vụ đào tạo và nâng cao năng lực tìm 
kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin 
•	 Lãnh đạo và thiết lập chương trình hoạt 
động của các liên hợp
•	 Vận động chia sẻ kiến thức 
- tại cơ quan và cấp quốc gia
•	 Quản lý dữ liệu nghiên cứu
•	 Quản lý dự án
•	 Phát triển nhu cầu và đẩy mạnh tiếp thu tri 
thức nghiên cứu đào tạo
•	 Theo dõi và phân tích mạng xã hội
•	 Tư vấn về bản quyền, cấp phép, quyền riêng tư 
an toàn dữ liệu
•	 Kiến thức chủ đề và kỹ năng tổng hợp
•	 Xây dựng nền tảng và cơ sở hạ tầng cho sáng 
tạo, xuất bản và chia sẻ kiến thức
35
THƯ VIỆN QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
3.2. Thư viện thúc đẩy tiếp cận tri thức 
Thư viện có nhiệm vụ thúc đẩy tiếp cận thông tin để xóa bỏ tình 
trạng nghịch lý của sự khan hiếm thông tin trong thời đại bùng nổ 
thông tin. Tri thức là nền tảng cho tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và 
quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Nó được tạo ra khi thông 
tin được tiếp nhận, được xử lý và cá nhân hóa. Các thư viện, với tư cách 
là nhà cung cấp/phân phối thông tin, có vai trò quan trọng trong việc 
tạo ra tri thức mới, làm bàn đạp cho sự đổi mới và là chất xúc tác cho 
sự phát triển quốc gia và những thành tựu cá nhân. Như một tổ chức 
quản trị tri thức, thư viện cung cấp không gian và phương tiện để chia 
sẻ thông tin và hỗ trợ học tập, nghiên cứu và hoạt động cho mọi lứa 
tuổi, giới tính, sắc tộc 
Một số phương thức chủ yếu cho phép tiếp cận tri thức qua các 
thư viện và thủ thư là:
- Các thư viện và thủ thư phải trở nên hướng tới người dùng hơn 
bằng cách đưa thư viện và tài nguyên thông tin của họ cho người dùng; 
trao quyền cho người dùng thông qua hiểu biết về thông tin, mạng xã 
hội, cho phép truy cập thông tin và tạo điều kiện cho mọi người dân 
tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội;
- Tích cực vận động chính sách bằng cách tích cực quảng bá thư 
viện thông qua giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan về thư viện và 
các vấn đề xã hội, tạo điều kiện và hỗ trợ truy cập mở cho mọi người, 
thư viện trở thành cơ quan thông tin thúc đẩy sáng tạo;
- Tạo quan hệ đối tác và thúc đẩy cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp 
thương mại /tư nhân, tổ chức văn hóa, các bên liên quan trong xã hội 
như nhân viên y tế, giáo viên;
- Thư viện như một không gian và địa điểm nuôi dưỡng thông tin 
cho tất cả mọi người; là không gian tri thức cộng đồng; người mở cổng 
thông tin, an toàn và công khai, đáng tin cậy; 
- Cung cấp nội dung thông tin dưới nhiều định dạng thu hút 
các bạn đọc trẻ và các nhóm người dùng khác nhau ở bất kỳ thư 
viện nào.
36
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Marketing là một cách tiếp cận có kế hoạch nhằm đáp ứng tốt nhu 
cầu của người dùng với tài nguyên và dịch vụ thông tin. Mục tiêu cuối 
cùng của hoạt động này là nâng cao nhận thức của khách hàng về các 
dịch vụ thông tin bằng cách điều chỉnh dịch vụ để đáp ứng nhu cầu 
của khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả, thư viện thực hiện các nỗ lực 
tiếp thị tích cực liên quan đến sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm cải 
thiện khả năng sử dụng trang Web, cung cấp các hình thức tham chiếu 
kỹ thuật số khác nhau, xuất bản các video hoặc các tài liệu hướng dẫn 
trực tuyến... Khi làm như vậy, các thư viện đóng góp vào việc định 
hình “công dân tri thức”.
 Cuối cùng, việc sử dụng hợp tác liên thư viện và chia sẻ tài 
nguyên thông tin qua mạng cung cấp thêm khả năng tiếp cận kiến 
thức. Hợp tác được thực hiện dưới hình thức liên kết công nghệ thư 
viện. Thư viện vận hành các hệ thống thư viện tự động để chia sẻ các 
phương tiện và tài nguyên. 
3.3. Thư viện đóng vai trò là Trung tâm Tri thức số
Một thách thức đối với các thư viện và thủ thư là làm thế nào để 
giúp người dùng tin dễ dàng tìm kiếm và khai thác tài liệu có giá trị mà 
không làm gián đoạn việc truy cập của họ trong một thế giới mà nhiều 
nguồn thông tin độc lập về địa điểm và luôn đổi mới, cập nhật.
Mặc dù công nghệ thông tin và truyền thông đã cách mạng hóa 
việc cung cấp thông tin và kiến thức cho toàn dân, thư viện sẽ tiếp tục 
duy trì vị trí hàng đầu, là trung tâm của các thiết chế thông tin phổ thông 
và học thuật. Thư viện sẽ tiếp tục tồn tại với tư cách là trung tâm thông 
tin, liên lạc, giao lưu văn hóa và di sản văn hóa. Thực hiện chuyển đổi số 
(Digital Transformation), thư viện đã thay đổi hầu hết các phương thức 
xử lý thông tin và dịch vụ truyền thống cho phù hợp với những thay đổi 
cơ bản của thế giới. Các ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền 
thông trong các thư viện đã làm thay đổi lớn cả phạm vi, phương thức 
và mô hình của các dịch vụ thư viện, buộc các thư viện phải cung cấp 
các định dạng mới về sản phẩm và dịch vụ thư viện. Thư viện tiến hành 
cung cấp nhiều loại cơ sở dữ liệu (CSDL) từ CSDL tóm tắt, CSDL toàn 
37
THƯ VIỆN QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
văn đến các CSDL đa phương tiện; đăng ký khách hàng tự động và 
dịch vụ truy cập, khai thác Internet 24/24; cung cấp các trang Web, dịch 
vụ thông báo qua e-mail và mạng xã hội cho phép người dùng đặt tài 
liệu và đăng ký, truy cập vào cơ sở dữ liệu trực tuyến Cuộc cách mạng 
công nghệ thông tin không chỉ bao gồm các ứng dụng của máy tính mà 
còn bao gồm cả quyền truy cập vào và chia sẻ lượng thông tin khổng lồ.
Cổng thông tin (portal) đã biến thư viện từ kho tư liệu hay kho 
lưu trữ trở thành một cánh cổng dẫn đến tri thức. Số hóa toàn bộ kho 
dữ liệu được thực hiện với tốc độ nhanh, chất lượng cao đã giúp người 
dùng tin sử dụng thuận tiện, dễ dàng. Nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên 
Trung tâm Tri thức số là hướng dẫn khách hàng tìm kiếm thông tin, định 
hướng cho họ tới các nguồn tin hữu ích, giúp họ khai thác thông tin 
khổng lồ trên Web một cách hiệu quả nhất. Dù có công nghệ thông tin 
và truyền thông (ICT) hay không thì trách nhiệm của nhân viên Trung 
tâm Tri thức số là giúp người dùng hình thành các câu hỏi của họ và phát 
triển các tìm kiếm. Nhân viên phải có kiến thức về các nguồn thông tin, 
cách thức định vị thông tin và nhận diện được điểm mạnh, điểm yếu của 
từng loại nguồn tin và các phương pháp để đánh giá chúng.
Với mô hình Trung tâm Tri thức số, thư viện chuyển từ một hệ 
thống tập trung vào nội dung chỉ hỗ trợ tổ chức và cung cấp quyền truy 
cập vào các bộ sưu tập dữ liệu và thông tin cụ thể, sang một hệ thống 
lấy con người làm trung tâm. Người dùng thư viện hiện nay, thông qua 
việc sử dụng thương mại điện tử và các trang mạng xã hội, mong muốn 
truy cập thông tin mọi lúc và mọi nơi, để có thể khám phá nội dung mới 
thông qua các kết nối của họ trên mạng xã hội và để có nội dung được 
chuyển đến họ dựa trên hành vi trong quá khứ hoặc tiêu chí đặt trước.
Trung tâm Tri thức số cần có một không gian để đọc cộng đồng, để 
tham gia sáng tạo và thảo luận về các chủ đề chung. Với biện pháp này, 
Trung tâm sẽ cải thiện được các kỹ năng của công dân như tư duy phản 
biện, sáng tạo và trí tưởng tượng. Trung tâm cũng cung cấp dịch vụ tra 
cứu cho người dùng từ xa qua email, biểu mẫu Web, trò chuyện (nhắn 
tin nhanh) và SMS. Nếu câu trả lời qua SMS quá dài, người dùng sẽ nhận 
được URL nơi thông tin liên quan có thể truy xuất được trên trang mạng. 
Hoặc nếu một câu hỏi có thể được trả lời bằng tài liệu khoa học người 
38
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
dùng sẽ nhận được ấn phẩm có liên quan. Do đó, các dịch vụ tra cứu trực 
tuyến được kết nối trực tiếp với việc phân phối tài liệu số.
Bàn về Thư viện số xã hội (có thể xem như tên gọi khác của Trung 
tâm Tri thức số), nhóm tác giả Jon Gregson, John M. Brownlee, Rachel 
Playforth và Nason Bimbe cho rằng kỷ nguyên kỹ thuật số và hệ sinh 
thái thông tin trực tuyến đang phát triển tất yếu có tác động về bản chất 
của thư viện và thủ thư. Các thư viện cần quản lý sự thay đổi, không 
chỉ từ bản in sang kỹ thuật số, mà từ đề cương đến các bộ sưu tập được 
cá nhân hóa, từ sở hữu đến cho thuê, từ máy tính để bàn đến thiết bị di 
động, từ lưu trữ đến xuất bản và từ ổ cứng lên đám mây. Những thay 
đổi tiếp theo đối với thư viện số xã hội được thể hiện trong Bảng 3.2 [4].
Bảng 3.2: Chuyển đổi sang thư viện số xã hội 
Tập trung vào các bộ sưu tập => Tập trung vào các cộng đồng và 
 mạng trực tuyến
 Kho lưu trữ => Nền tảng xã hội
Truyền thông theo chiều dọc => Truyền thông theo chiều ngang 
 (từ trên xuống ) 
 Khai thác nội dung => Sáng tạo và phát triển nội dung
 Trang Web chỉ đọc => 
Coi trọng thẩm quyền và tính xác thực => 
 KẾT LUẬN
Thư viện ngày nay là một thiết chế sử dụng các nguyên tắc của 
phương thức thư viện truyền thống để tổ chức, quản trị tri thức và 
giao tiếp với khách hàng trong cộng đồng toàn cầu bằng công nghệ đa 
phương tiện. Những tiền đề và điều kiện để thư viện chuyển sang mô 
hình mới: Trung tâm Tri thức số đã sẵn sàng. Để hoàn tất việc chuyển 
Các kết nối hoạt động để 
khám phá và tương tác
Coi trọng giá trị 
cam kết và phối hợp
39
THƯ VIỆN QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
đổi này, ngoài những yêu cầu về xây dựng dữ liệu lớn, kết nối vạn vật 
và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là nhanh 
chóng nâng cao nhận thức, ý thức, năng lực của đội ngũ cán bộ quản 
lý và nhân viên thư viện. Trong môi trường công cuộc chuyển đổi số 
quốc gia đang triển khai mạnh mẽ, hy vọng các thư viện Việt Nam sớm 
thực sự trở thành địa điểm quan trọng giúp truyền cảm hứng và thúc 
đẩy đổi mới sáng tạo cho toàn xã hội
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agnes Mainka, Sviatlana Khveshchanka (2012), “Digital Libraries as 
Knowledge Hubs in Informational Cities” https://www.researchgate.net
2. Arianne Hartsell-Gundy, Laura Braunstein, and Liorah Golomb (2015), 
“Digital humanities in the library : challenges and opportunities for subject 
specialists”. The Association of College & Research Libraries, a division 
of the American Library Association.
3. “Digital Libraries: Knowledge, Information, and Data in an Open Access 
Society” (2016), 18th International Conference on Asia-Pacific Digital 
Libraries, ICADL 2016 Tsukuba, Japan, Proceedings.
4. Jon Gregson, John M. Brownlee, Rachel Playforth and Nason Bimbe 
(2015). “The Future of Knowledge Sharing in a Digital Age: Exploring 
Impacts and Policy Implications for Development”. Journal of IDS 
Evidence Report, Issue 125. 
5. Matt Burton, Liz Lyon, Chris Erdmann, Bonnie Tijerina (2017), “Shifting 
to Data Savvy: The Future of Data Science In Libraries”. Institute of 
Museum and Library Services, University of Pittsburgh.
6. Olaronke Fagbola, Comfort Uzoigwe, Veronica Olufunmilola 
Ajegbomogun (2011), “Libraries Driving Access to Knowledge in the 21st 
Century in Developing Countries: An Overview” Library Philosophy and 
Practice (e-journal). 566.
7. Peter D. Fernandez and Kelly Tilton (2018), “Applying Library Values 
to Emerging Technology Decision-Making in the Age of Open Access, 
Maker Spaces, and the Ever-Changing Library”. Association of College 
and Research Libraries A division of the American Library Association 
Chicago, Illinois 2018.
8. 
9. https://mbrf.ae/en/education/dubai-digital-library

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_quan_tri_tri_thuc_trong_ky_nguyen_so.pdf