Thư viện khoa học với các nguồn tài nguyên thông tin đặc thù

1. Không phải chỉ để hấp dẫn

người sử dụng, mà là để tồn tại trong thể

thống nhất nhưng không thể sáp nhập,

nhằm duy trì tính đa dạng trong khác biệt,

mỗi thư viện khoa học - kể cả thư viện đại

học - cần sở hữu trong mình (những) vốn

tài nguyên thông tin đặc thù, nhằm phục

vụ những nhu cầu tìm kiếm thông tin

chuyên biệt của nghiên cứu khoa học,

giảng dạy và học tập ở bậc đại học và sau

đại học.

Tính đặc thù này có thể được thể

hiện ở vốn sách báo và tài liệu quý hiếm

về một số lĩnh vực, chuyên ngành được

xác định, phù hợp với cơ sở nghiên cứu và

đào tạo (nhờ ưu thế riêng) mà ít nơi có

được, hay những nơi khác cũng có thể có

nhưng thường không đầy đủ, thiếu hệ

thống, không thành bộ, đủ tập

Đương nhiên, vốn tài nguyên thông

tin thu thập không chỉ cần được lưu giữ

tốt, mà còn cần được xử lý nhờ kỹ thuật

hiện đại, sao cho người dùng tin dễ dàng

tiếp cận nhất (chứ không phải chỉ nằm

nguyên trong kho, kể cả kho thông tin điện

tử). Nói cách khác là làm sao để cả các

nguồn tài nguyên thông tin này không chỉ

được thu nhận, bảo quản tốt mà chúng

phải được khai thác có hiệu quả tối đa,

phục vụ cho các các hoạt động đào tạo và

nghiên cứu khoa học.

Thư viện khoa học với các nguồn tài nguyên thông tin đặc thù trang 1

Trang 1

Thư viện khoa học với các nguồn tài nguyên thông tin đặc thù trang 2

Trang 2

Thư viện khoa học với các nguồn tài nguyên thông tin đặc thù trang 3

Trang 3

Thư viện khoa học với các nguồn tài nguyên thông tin đặc thù trang 4

Trang 4

Thư viện khoa học với các nguồn tài nguyên thông tin đặc thù trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 11280
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện khoa học với các nguồn tài nguyên thông tin đặc thù", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện khoa học với các nguồn tài nguyên thông tin đặc thù

Thư viện khoa học với các nguồn tài nguyên thông tin đặc thù
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
9
THƯ VIỆN KHOA HỌC VỚI CÁC NGUỒN 
TÀI NGUYÊN THÔNG TIN ĐẶC THÙ 
PGS. TS. VƯƠNG TOÀN 
Phòng Nghiệp vụ Thư viện, 
Viện Thông tin Khoa học Xã hội 
1. Không phải chỉ để hấp dẫn 
người sử dụng, mà là để tồn tại trong thể 
thống nhất nhưng không thể sáp nhập, 
nhằm duy trì tính đa dạng trong khác biệt, 
mỗi thư viện khoa học - kể cả thư viện đại 
học - cần sở hữu trong mình (những) vốn 
tài nguyên thông tin đặc thù, nhằm phục 
vụ những nhu cầu tìm kiếm thông tin 
chuyên biệt của nghiên cứu khoa học, 
giảng dạy và học tập ở bậc đại học và sau 
đại học. 
Tính đặc thù này có thể được thể 
hiện ở vốn sách báo và tài liệu quý hiếm 
về một số lĩnh vực, chuyên ngành được 
xác định, phù hợp với cơ sở nghiên cứu và 
đào tạo (nhờ ưu thế riêng) mà ít nơi có 
được, hay những nơi khác cũng có thể có 
nhưng thường không đầy đủ, thiếu hệ 
thống, không thành bộ, đủ tập  
Đương nhiên, vốn tài nguyên thông 
tin thu thập không chỉ cần được lưu giữ 
tốt, mà còn cần được xử lý nhờ kỹ thuật 
hiện đại, sao cho người dùng tin dễ dàng 
tiếp cận nhất (chứ không phải chỉ nằm 
nguyên trong kho, kể cả kho thông tin điện 
tử). Nói cách khác là làm sao để cả các 
nguồn tài nguyên thông tin này không chỉ 
được thu nhận, bảo quản tốt mà chúng 
phải được khai thác có hiệu quả tối đa, 
phục vụ cho các các hoạt động đào tạo và 
nghiên cứu khoa học. 
Chúng tôi đã có dịp nói đến vấn 
đề này1. Ở đây, chúng tôi xin được đi 
sâu phân tích các nguồn tài nguyên 
thông tin đặc thù ở một thư viện khoa 
học. 
2. Tài nguyên thông tin đặc thù 
của một thư viện có thể hình thành từ ba 
nguồn chính: kế thừa, mua và trao đổi, 
và các sản phẩm nội sinh. 
2. 1. Nguồn tài nguyên đặc thù do 
kế thừa thì không phải thư viện nào 
cũng may mắn có được. Đó là những 
tài liệu đươc chuyển giao lại từ những tổ 
chức tiền thân hoặc tiếp quản, chẳng hạn 
như vốn sách báo, tư liệu khoa học về 
phương Đông mà thư viện của Trường 
Viễn Đông Bác cổ Pháp - EFEO (có trụ 
sở tại Hà Nội từ năm 1902) bàn giao lại 
cho Việt Nam năm 1957, hiện còn được 
lưu giữ tại Thư viện Khoa học Xã hội . 
Hẳn không phải là tất cả các tài 
liệu được lưu giữ ở đây đều có giá trị 
như nhau. Để đánh giá mức độ quý 
hiếm, cần thấy được giá trị khoa học 
(đương thời và cho đến nay) của những 
1 Vương Toàn.- Thư viện đại học với tài 
nguyên thông tin đặc thù. Kỷ yếu 
Hội thảo "Xây dựng và phát triển 
nguồn học liệu phục vụ đào tạo và 
nghiên cứu khoa học", do Liên hiệp 
Thư viện Đại học Khu vực phía Bắc 
– Trung tâm Thông tin – Thư viện 
ĐHQG Hà Nội tổ chức, Đà Lạt, 
2007, tr. 23-28. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
10
nghiên cứu đã được công bố, và thời gian 
xuất bản đã khiến cho một số công trình 
nghiên cứu có giá trị đi tiên phong hoặc 
ghi thành mốc lịch sử mà người đi sau 
không thể không nhắc tới, đó là giá trị lịch 
sử. 
Xin nói đến tính đặc thù của những 
thông tin ở hai kho OCTO và QTO do 
EFEO để lại làm ví dụ. Đáng mừng là cho 
đến nay, bước đầu bạn đọc đã có thể khai 
thác tài liệu nhờ việc tra cứu CSDL mới 
được xây dựng cho kho tài nguyên thông 
tin đặc thù này. 
Trước hết, có thể tìm thấy ở đây 
những nghiên cứu mang tính mở đầu 
nhưng không kém phần sâu sắc của một số 
tác giả mà các thế hệ đi sau thường nhắc 
tới, như: Bonifacy, R. P. Cadière, R. P. 
Jean Cassaigne, G. Coedès, Gustave 
Dumoutier, A. G. Haudricourt, L. Sabatier, 
F. M. Savina,  
Phần khá lớn tài liệu ở hai kho này 
có liên quan đến 5 xứ Đông Dương thuộc 
Pháp trước đây, theo cách gọi tiếng Việt 
đương thời là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, 
Ai Lao và Cao Mên. 
 Về nội dung các chuyên ngành mà 
tài liệu có liên quan tới thì thật đa dạng: 
Không chỉ có những nhận xét phân tích sự 
phát triển kinh tế qua các thời kỳ, về giáo 
dục ở Việt Nam xưa và sự tiếp nhận học 
thức phương Tây ở ta đầu thế kỷ XX, tình 
hình sinh viên Việt Nam vào giữa thế kỷ 
XX, mà còn có những khảo cứu - đôi khi 
rất công phu -, về lịch sử, khảo cổ học, 
pháp luât và luật lệ làng xã, về văn hoá vật 
thể : trang phục, nhà ở, và văn hoá phi 
vật thể : phong tục, tập quán, lễ hội, nghi 
lễ tôn giáo, về địa lý y học, về quân sự, 
bao gồm cả nhật ký chiến sự, về nhân học 
và dân tộc học, và ngôn ngữ các tộc 
người miền Bắc như: Mường, Tày, Nùng, 
Thái, Mèo,... và các tộc người ở Tây 
Nguyên như : Bana, Kơ Ho, Pnong ... 
Có thể xem đây như tài nguyên 
thông tin đặc thù còn vì đó là những tài 
liệu ít nơi còn lưu giữ được, nếu không 
nói có những tài liệu thuôc loại là độc 
nhất vô nhị, do vậy không chỉ bạn đọc là 
các nhà nghiên cứu trong nước mà bạn 
đọc nước ngoài như Nhật Bản, Pháp, 
Thuỵ Điển, Nga, Mỹ, Hàn Quốccũng 
tìm đến khai thác (theo tư liệu của 
Phòng Công tác bạn đọc, từ đầu 
04/3/2003 đến 30/1/2007, đã có 466 tài 
liệu về lịch sử, văn học cổ cận đại, ngôn 
ngữ, tôn giáo, thuộc hai kho này được 
đưa ra phục vụ bạn đọc tại chỗ). 
2. 2. Nguồn tài nguyên thông tin 
đặc thù thứ hai là do mua đươc bằng 
việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp, 
và trao đổi hoặc biếu tặng mà có, bao 
gồm cả những địa chỉ truy cập miễn phí 
hay có thu phí, chẳng hạn như các 
CSDL và tạp chí trực tuyến dưới đây 
( 
• Cơ sở dữ liệu trực tuyến EBSCO 
(Chương trình PERI) 
Bạn đọc có thể truy cập 6 CSDL 
toàn văn bao gồm nhiều loại tạp 
chí, sách, báo, ảnh, bản đồ ... 
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau 
của nhà cung cấp thông tin hàng 
đầu trên thế giới EBSCO 
• Tạp chí khoa học do Dự án JDP 
tài trợ 
Bạn đọc có thể đọc bản in của 
gần 70 tạp chí tiếng Anh về Khoa 
học xã hội tại Phòng Báo - Tạp 
chí của Thư viện KHXH, 26 Lý 
Thường Kiệt Hà Nội 
• Tạp chí trực tuyến truy cập mở - 
DOAJ 
Bạn đọc có thể truy cập miễn phí 
toàn văn 2662 tạp chí khoa học 
của nhiều trường đại học, viện 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
11
nghiên cứu và các cơ quan tổ chức 
khác trên thế giới. 
• Tạp chí trực tuyến xuất bản tại 
Châu Phi 
Bạn đọc có thể truy cập CSDL về 
các tạp chí khoa học được xuất bản 
ở các nước Châu Phi. 
Mỗi thư viện cần có những kho tài 
nguyên thông tin về một số chủ đề then 
chốt nhất định. Chẳng hạn như thư viên 
khoa học xã hội không thể thiếu những 
công trình khoa học xã hội tiêu biểu và nổi 
tiếng. 
 Câu chuyện tưởng như đơn giản 
nhưng không dễ thực hiện trong cơ chế 
hoạt động hiện nay, khi mà nền kinh tế thị 
trường len lỏi vào khắp ngõ ngách của 
cuộc sống, có thể chế ngự mọi thứ, kể cả 
khâu bổ sung sách báo cho một thư viện. 
Khó khăn (và cũng có những thuận 
lợi nhất định cho việc mua sách báo) của 
thời bao cấp không còn, song kinh nghiệm 
cho thấy rằng việc tiếp cận và triển khai 
thực hiện để sao cho có được đầy đủ - và 
kịp thời - các bộ sưu tập bằng giấy hay 
điện tử không phải lúc nào cũng dễ dàng, 
cho dù có đủ nguồn tài chính, nhưng một 
khi người chăm lo “đầu vào” lại không có 
những hiểu biết tối thiểu về những thông 
tin khoa học chuyên ngành nhất thiết cần 
bổ sung cho được, và/hoặc thiếu lòng yêu 
nghề (và rồi chẳng may, làm gì người ta 
cũng chỉ mong trục lợi!). 
Biết tập trung theo một chiến lược 
bổ sung phục vụ tối ưu cho nghiên cứu và 
đào tạo, vốn tài nguyên thông tin ở một số 
thư viện chuyên ngành thuộc Viện Khoa 
học Xã hội Việt Nam không chỉ hết sức 
phong phú, mà thậm chí là các thư viện 
này có thể sở hữu không ít tài liệu quý 
hiếm, kể cả tài liệu xuất bản ngay trong 
nước, mà hai thư viện lớn nhất của Viện 
Khoa học Xã hội Việt Nam 2 – trong đó 
Thư viện Khoa học Xã hội – lẽ ra cần có 
mà lại không có được. Theo dõi vốn tài 
liệu thông qua CSDL sách mới nhập về 
các thư viện thuộc Viện Khoa học Xã 
hội Việt Nam (được xây dựng từ 1998, 
đến tháng 9/2007 đã tích hợp được 
63.585 biểu ghi) thì thấy ngay điều này. 
Tuy nhiên, về nguồn tài nguyên 
đặc thù chủ yếu là do trao đổi và biếu 
tặng, còn có thể kể đến kho sách tiếng 
Nga ở Thư viện Khoa học Xã hội – là 
nguồn bổ sung chính và mỗi năm một 
tăng, trong khoảng thời gian từ 1970 
đến 1989 – và cho đến nay, bao gồm 
75.333 tên, 62.648 đơn vị sách. Ngoài 
các tác phẩm kinh điển chủ nghĩa Mác – 
Lênin cần cho tham khảo là những 
nghiên cứu khoa học tổng hợp, chuyên 
khảo về một bộ môn khoa học riêng 
biệt, tuyển tập các công trình nghiên 
cứu. Và theo Đào Duy Tân, nguồn tài 
nguyên này “cho chúng ta thấy bức 
tranh toàn cảnh về hệ thống các cơ quan 
nghiên cứu khoa học, các trường đại học 
, về quy mô nghiên cứu, về lực lượng 
hùng mạnh của đội ngũ các nhà khoa 
học, đồng thời khẳng định trường 
phái khoa học Xô viết trong gần một thế 
kỷ tồn tại”3. Có lần, một học giả nước 
ngoài nói với chúng tôi rằng đây quả là 
2 Hiện nay, Viện Khoa học Xã hội Việt 
Nam có một hệ thống 25 thư viện, 
trong đó có 23 thư viện chuyên 
ngành và 2 thư viện lớn, tổng hợp, 
đa ngành là Thư viện Khoa học Xã 
hội, thuộc Viện Thông tin Khoa học 
Xã hội và Viện Khoa học Xã hội 
vùng Nam Bộ. 
(
ulieu/) 
3 Vốn tài liệu tiếng Nga tại Thư viện Khoa 
học Xã hội. Thông tin KHXH, số 
8/2007, tr. 39-44. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
12
một kho thông tin rất quý, cho những ai 
muốn tìm hiểu về Liên Xô cũ. 
2. 3. Mỗi thư viện khoa học còn có 
thể tạo cho mình nguồn tài nguyên thông 
tin đặc thù là các sản phẩm nội sinh từ 
chính cơ sở nghiên cứu và đào tạo . 
Tài nguyên thông tin nội sinh nói 
đến ở đây được hiểu là từ nguồn thông tin 
khoa học do các thành viên thuộc một tổ 
chức tạo ra trong quá trình nghiên cứu, đào 
tạo, tuỳ thuộc tính chất hoạt động của 
mình. Do vậy, hẳn là chúng rất nên được 
xem như một nguồn tài nguyên đặc thù 
cần được quản lý để khai thác. 
Dựa theo loại hình hoạt động, Trần 
Mạnh Tuấn4 chia nguồn thông tin này 
thành 8 nhóm: 
I. Báo cáo triển khai/Thuyết 
minh các đề án/dự án. 
II. Báo cáo kết quả nghiên cứu. 
Bản thảo các đề tài khoa học. 
III. Luận án, luận văn các cấp. 
IV. Báo cáo khoa học. Kỷ yếu 
hội nghị, hội thảo khoa học. 
V. Tư liệu điều tra cơ bản, tư 
liệu điền dã. 
VI. Tài liệu dịch, lược dịch. 
VII. Tài liệu tổng quan, tổng 
thuật, lược thuật. 
VIII. Các loại sản phẩm tra cứu - 
chỉ dẫn thông tin: thư mục, sách dẫn, 
CSDL 
Tuy vậy, khi phân tích thực trạng 
về công tác quản lý nguồn tin này thì tác 
giả bài viết nhận thấy người ta « Chưa xác 
định đây là một loại nguồn lực đặc thù 
phục vụ hoạt động khao học của Viện 
4 Về vấn đề quản lý, khai thác nguồn tin khoa 
học nội sinh. Thông tin KHXH, số 
8/2007, tr. 27-32. 
Khoa học Xã hội Việt Nam » (tr. 209), 
song ta có thể khẳng định rằng năm 
nhóm đầu thật sự thuộc về vốn tài 
nguyên thông tin hoàn toàn đặc thù, mà 
không nơi nào khác có được. 
Thực tế cho thấy các tổ chức 
nghiên cứu và giáo dục ở ta hiện nay 
còn rất tuỳ nghi trong khâu quản lý các 
sản phẩm này, vì nhiều lẽ, mà trước hết 
là chậm có cơ chế, bởi mãi tới gần đây, 
Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết 
quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và 
công nghệ mới được Bộ trưởng Bộ 
Khoa học và Công nghệ ban hành kèm 
theo Quyết định số 03/2007/QĐ-
BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2007. 
Vậy còn các sản phẩm khoa học khác 
thì sao? Và điều không tránh khỏi là tuỳ 
nơi, tuỳ lúc, mà tài nguyên thông tin này 
có đựơc giao cho Thư viện quản lý hay 
chưa (trừ luận án, luận văn, do theo quy 
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
Ngay các sản phẩm đã được công 
bố, thông qua một nhà xuất bản, thì 
ngoài việc nộp theo chế độ lưu chiểu, 
không phải nhà nghiên cứu nào cũng để 
tâm đến việc sản phẩm của mình có 
được lưu giữ ở một thư viện khoa học 
chuyên ngành hay không. Còn nhân 
viên bổ sung thì không đủ sức quan tâm 
hoặc không hấp dẫn khi thiếu chế độ 
“hoa hồng” hợp lý. Việc có một thời, 
Thư viện Khoa học Xã hội không nhập 
về được những công trình do các tác giả 
chính là nhà nghiện cứu của Viện Khoa 
học Xã hội Việt Nam là ví dụ 
Với các cơ sở hoạt động nghiên 
cứu là chính, đó không chỉ là những sản 
phẩm đã công bố mà còn là những tư 
liệu điêù tra điền dã công phu, tốn công 
tốn của, với những số liệu thống kê mà 
những con số có thể cung cấp cho thế hệ 
sau như những chứng cứ lịch sử đáng tin 
cậy. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 
13
Với các cơ sở hoạt động đào tạo là 
chính, đó là không chỉ là những tập bài 
giảng hay bộ giáo trình mà còn là những 
khoá luận (CN), luận văn (ThS), luận án 
(TS). Và đặc biệt là những năm gần đây, 
nhiều đề tài nghiên cứu cấp trường, cấp 
ĐHQG (tương đương cấp Bộ), cấp nhà 
nước đã được thực hiện. Và đương nhiên, 
các đề tài khoa học lớn còn thường luôn có 
sự phối hợp, cộng tác nghiên cứu giữa các 
nhà khoa học thuộc các đơn vị nghiên cứu 
đào tạo khác nhau, không bị ngăn cách về 
quản lý hành chính. 
Đáng tiếc là do chậm có những quy 
định mang tính pháp lý nên ở nhiều nơi, 
việc thu thập nguồn tài nguyên thông tin 
nội sinh về trung tâm thông tin – thư viện 
cũng chỉ mới được đặt ra gần đây. Ngay 
như ở Đại học Quốc gia Hà Nội thì công 
việc này cũng mới “có những chuyển biến 
đáng khích lệ” từ năm 20005. 
3. Ngày nay. ta hiểu rằng sự phân 
chia khoa học thành khoa học tự nhiên và 
khoa học xã hội không có nghĩa tách biệt 
một cách tuyệt đối hai khối chuyên ngành 
này. Do tính chất liên ngành và đa ngành 
của khoa học hiện đại, bên cạnh những tài 
liệu chuyên ngành, mỗi thư viên khoa học 
còn phải chú ý đến những thông tin liên 
ngành và đa ngành. 
Bên cạnh đó, một thư viện nay được 
xem là quý không hẳn chỉ gồm (những) 
toà nhà đồ sộ có hệ thống điều hoà nhiệt 
độ cho các phòng đọc và tra cứu/tham 
khảo, với số lượng rất lớn tài liệu hiện 
đang lưu giữ, và hàng ngày có nhiều người 
 Diệu Anh.- Trung tâm Thông tin – Thư viện 
với nguồn tin nội sinh. Kỷ yếu Hội 
thảo "Xây dựng và phát triển nguồn 
học liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu 
khoa học", do Liên hiệp Thư viện Đại 
học Khu vực phía Bắc – Trung tâm 
Thông tin – Thư viện ĐHQG Hà Nội 
tổ chức, Đà Lạt, 2007, tr. 76. 
vẫn phải đến tận nơi thì mới khai thác 
được. 
Thống kê số lượt bạn đọc đến tận 
nơi khai thác, trong thời gian khoảng từ 
2003 dến 2006, ở Thư viện Khoa học 
Xã hội - một thư viện có truyền thống 
cho bạn đọc khai thác tại chỗ - người ta 
có phần giật mình khi thấy con số này 
giảm dần dần, bớt từ 1/3 xuống 1/2 rồi 
2/3. Song đúng như Patrick Tucker nhận 
xét: “Người dân ở thế giới phát triển 
ngày càng bớt thời gian đọc sách và 
quan tâm hơn tới các phương tiện nghe 
nhìn hơn”, trong đó có các file tài liệu 
trên mạng (“Kỷ nguyên truyền thông 
mới: Chấm dứt văn hoá đọc?”, Thuyết vị 
lai, 3-4/2007; theo RU tháng 3/2007). 
Cách đánh giá của người sử dụng 
đối với thư viện ngày nay đã có phần 
khác trước. Giờ đây, với các phương 
tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại, thư 
viện truyền thống được gắn với một thư 
viện điện tử mà nhiều người có thể cùng 
sử dụng khai thác, khi thư viện cho phép 
truy cập từ xa, ngay cả vào kho tài 
nguyên thông tin quý hiếm, có thể nói là 
đặc thù. 
Như vậy, mọi thư viện khoa học - 
kể cả thư viện đại học - cần hình thành 
(những) kho tài nguyên thông tin đặc 
thù số hoá, đáp ứng nhu cầu riêng, đồng 
thời phối hợp khai thác các nguồn tài 
nguyên thông tin số hoá của các đơn vị 
bạn (trong và ngoài hệ thống, theo 
những quy định và thoả thuận sử dụng 
hợp lý, ở những mức độ khác nhau). Và 
đương nhiên là thư viện nào có những 
kho tài nguyên thông tin đặc thù phong 
phú và đa dạng, thì chính là nhờ chúng, 
việc chia sẻ thông tin trở nên bình đẳng 
hơn, bởi một khi trong hợp tác thì các 
bên đều phải cùng có lợi, và điều đó phù 
hợp với quy luật của nền kinh tế trong 
thời hội nhập để cùng phát triển. 

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_khoa_hoc_voi_cac_nguon_tai_nguyen_thong_tin_dac_thu.pdf