Thư viện đa điểm - trung tâm tri thức 4.0 của một số trường đại học Singapore: Bài học kinh nghiệm để phát triển thư viện đại học Việt Nam

Singapore là một quốc đảo có diện tích

và dân số khá nhỏ nhưng là một đất nước có

hệ thống giáo dục được thừa hưởng và phát

triển từ hệ thống giáo dục lâu đời của Anh

quốc. Singapore đặt nền giáo dục là yếu tố

chủ chốt trong sự lớn mạnh và phát triển

xã hội. Hệ thống giáo dục Singapore, đặc

biệt là giáo dục đại học- một trong những

điểm mạnh nổi bật giúp cho đất nước này

trở thành điểm đến của rất nhiều du học

sinh trên thế giới trong đó có nhiều học

sinh, sinh viên Việt Nam.

Thuộc khu vực Đông Nam Á, nhưng

các trường đại học ở Singapore mà trọng

tâm là Đại học Quốc gia và Đại học Công

nghệ Nanyang những năm gần đây thường

xuyên là “đối thủ” cạnh tranh vị trí xếp hạng

với các trường đại học Anh, Mỹ, luôn đứng

trong nhóm đầu của các bảng xếp hạng đại

học trên thế giới và NTU giữ vị trí số 1 châu

Á trong bảng xếp hạng QS2018 [5].

Tham quan học tập kinh nghiệm trong

lĩnh vực quản trị đại học và xây dựng, phát

triển thư viện hỗ trợ cho đào tạo và nghiên

cứu của các đại học này nhằm mục tiêu

hiện đại hóa các thư viện đại học Việt Nam

là rất cần thiết cho Đại học Quốc gia Hà Nội

(ĐHQGHN) nói riêng và các đại học khác

nói chung. Nhóm nghiên cứu khảo sát của

ĐHQGHN đã chọn hệ thống thư viện của

Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại

học Công nghệ Nanyang (NTU) để xem

xét, đánh giá, phân tích các yếu tố của thư

viện tác động ra sao đến kết quả, vị thế của

2 đại học trên.

Thư viện đa điểm - trung tâm tri thức 4.0 của một số trường đại học Singapore: Bài học kinh nghiệm để phát triển thư viện đại học Việt Nam trang 1

Trang 1

Thư viện đa điểm - trung tâm tri thức 4.0 của một số trường đại học Singapore: Bài học kinh nghiệm để phát triển thư viện đại học Việt Nam trang 2

Trang 2

Thư viện đa điểm - trung tâm tri thức 4.0 của một số trường đại học Singapore: Bài học kinh nghiệm để phát triển thư viện đại học Việt Nam trang 3

Trang 3

Thư viện đa điểm - trung tâm tri thức 4.0 của một số trường đại học Singapore: Bài học kinh nghiệm để phát triển thư viện đại học Việt Nam trang 4

Trang 4

Thư viện đa điểm - trung tâm tri thức 4.0 của một số trường đại học Singapore: Bài học kinh nghiệm để phát triển thư viện đại học Việt Nam trang 5

Trang 5

Thư viện đa điểm - trung tâm tri thức 4.0 của một số trường đại học Singapore: Bài học kinh nghiệm để phát triển thư viện đại học Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 9720
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện đa điểm - trung tâm tri thức 4.0 của một số trường đại học Singapore: Bài học kinh nghiệm để phát triển thư viện đại học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện đa điểm - trung tâm tri thức 4.0 của một số trường đại học Singapore: Bài học kinh nghiệm để phát triển thư viện đại học Việt Nam

Thư viện đa điểm - trung tâm tri thức 4.0 của một số trường đại học Singapore: Bài học kinh nghiệm để phát triển thư viện đại học Việt Nam
NHÌN RA THẾ GIỚI
32 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
TS Nguyễn Hoàng Sơn, ThS Lê Bá Lâm, ThS Hoàng Văn Dưỡng
 Trung tâm Thông tin-Thư viện, ĐHQG Hà Nội
Tóm tắt: Trên cơ sở kết quả khảo sát mô hình tổ chức, quản lý, vận hành, kiến trúc, trang thiết 
bị, hạ tầng công nghệ, tài nguyên thông tin, các dịch vụ thư viện của Đại học Quốc gia Singapore và 
Đại học Công nghệ Nanyang, đề xuất xây dựng, phát triển Thư viện đa điểm - Trung tâm Tri thức 4.0 
cho các thư viện đại học Việt Nam.
Từ khóa: Thư viện hiện đại; thư viện đa điểm; trung tâm tri thức; thư viện Việt Nam
THƯ VIỆN ĐA ĐIỂM - TRUNG TÂM TRI THỨC 4.0 CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SINGAPORE: 
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM 
Đặt vấn đề
Singapore là một quốc đảo có diện tích 
và dân số khá nhỏ nhưng là một đất nước có 
hệ thống giáo dục được thừa hưởng và phát 
triển từ hệ thống giáo dục lâu đời của Anh 
quốc. Singapore đặt nền giáo dục là yếu tố 
chủ chốt trong sự lớn mạnh và phát triển 
xã hội. Hệ thống giáo dục Singapore, đặc 
biệt là giáo dục đại học- một trong những 
điểm mạnh nổi bật giúp cho đất nước này 
trở thành điểm đến của rất nhiều du học 
sinh trên thế giới trong đó có nhiều học 
sinh, sinh viên Việt Nam.
Thuộc khu vực Đông Nam Á, nhưng 
các trường đại học ở Singapore mà trọng 
tâm là Đại học Quốc gia và Đại học Công 
nghệ Nanyang những năm gần đây thường 
xuyên là “đối thủ” cạnh tranh vị trí xếp hạng 
với các trường đại học Anh, Mỹ, luôn đứng 
trong nhóm đầu của các bảng xếp hạng đại 
học trên thế giới và NTU giữ vị trí số 1 châu 
Á trong bảng xếp hạng QS2018 [5].
Tham quan học tập kinh nghiệm trong 
lĩnh vực quản trị đại học và xây dựng, phát 
triển thư viện hỗ trợ cho đào tạo và nghiên 
cứu của các đại học này nhằm mục tiêu 
hiện đại hóa các thư viện đại học Việt Nam 
là rất cần thiết cho Đại học Quốc gia Hà Nội 
(ĐHQGHN) nói riêng và các đại học khác 
nói chung. Nhóm nghiên cứu khảo sát của 
ĐHQGHN đã chọn hệ thống thư viện của 
Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại 
học Công nghệ Nanyang (NTU) để xem 
xét, đánh giá, phân tích các yếu tố của thư 
viện tác động ra sao đến kết quả, vị thế của 
2 đại học trên.
1. Mục đích khảo sát
Theo bảng xếp hạng đại học thế giới 
(QS), NUS và NTU trong những năm gần 
đây luôn là 2 trường đại học xếp hạng trong 
Top 20 thế giới [5].
QS rangking 2018 2017 2016
NTU 11 13 13
NUS 15 12 12
Để có vị trí xếp hạng đại học hàng đầu 
thế giới và số lượng công bố quốc tế cao như 
vậy, bên cạnh nguồn đầu tư tài chính lớn 
cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh 
viên; cơ sở vật chất hiện đại và hạ tầng 
công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến hàng 
đầu thế giới, hệ thống phòng thí nghiệm,
NHÌN RA THẾ GIỚI
33THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
và đặc biệt đầu tư cho hệ thống thư viện 
hiện đại - thư viện số nghiên cứu với học 
liệu và cơ sở dữ liệu (CSDL) dồi dào, là 
những yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy và 
đảm bảo chất lượng nghiên cứu và đào tạo 
của hai trường đại học này.
Nhóm nghiên cứu đã chọn thư viện của 
hai trường này để tham quan và khảo sát, 
làm rõ những yếu tố nào của thư viện đã tác 
động đến nghiên cứu - đào tạo và xếp hạng 
của hai trường ra sao và thống nhất xem xét 
các nhóm yếu tố sau:
- Mô hình tổ chức, quản lý, vận hành;
- Kiến trúc, trang thiết bị thư viện;
- Hạ tầng công nghệ;
- Tài nguyên thông tin;
- Các dịch vụ thư viện.
Nhóm đã làm việc với ban giám đốc và 
các cán bộ quản lý về phát triển học liệu và 
CSDL; quản trị CNTT; phục vụ bạn đọc, 
đưa ra các câu hỏi, thảo luận và thu được 
các kết quả quan trọng.
2. Kết quả khảo sát
2.1. Nguồn lực thư viện
Nhóm khảo sát đã tìm hiểu nguồn lực thư 
viện của hai trường đại học hàng đầu của 
Singapore, gồm: NUS và NTU. Những khía 
cạnh khảo sát bao gồm số lượng giảng viên, 
nguồn lực (số tên sách, tạp chí, CSDL,). Kết 
quả khảo sát được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Bảng thống kê các nguồn lực thư viện của NUS và NTU 
năm 2016-2017 [3,4,5] 
STT NỘI DUNG
THƯ VIỆN
NUS NTU
1 Xếp hạng thế giới 2018 (Bảng QS) 12 13
2 Giảng viên 5.106 4.338
3 Sinh viên 33.000 26.000
4 Bài báo ISI (’97-‘17) 114.286 78.140
5 Bài báo Scopus (’97-‘17) 109.504 82.564
6 Slogan của Thư viện Trung tâm tri thức Kết nối-Giao lưu - Hợp tác
7 Số lượng thư viện chính và thư viện cơ sở 8 8
8 Tên sách in 2.900.000 854.200
9 Tạp chí in 4.236 351
10 Cơ sở dữ liệu 327 238
11 Luận án, luận văn 106.000 43.000
12 Lượt đến thư viện 2.500.000 1.600.000
13 Lượt tìm kiếm 1.450.000 153.000.000
14 Truy cập/tải về tài liệu số 10.000.000 8.000.000
15 Lượt mượn 256.000 203.000
16 Công cụ tìm tin (Discovery) Summon Ebsco
17 Phần mềm thư viện số nội sinh Dspace Dspace
18 Quản lý tài liệu RFID 100% 100%
NHÌN RA THẾ GIỚI
34 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
2.2. Nhận xét, đánh giá
2.2.1. Về mô hình tổ chức, quản lý, 
vận hành
Cả 2 hệ thống thư viện thuộc Đại học 
NUS và Đại học NTU đều được tổ chức 
theo mô hình đa điểm, có thư viện hạt 
nhân/trung tâm và các thư viện chi nhánh 
tại các cơ sở đào tạo (Đại học NUS có Thư 
viện Trung tâm và 7 thư viện chi nhánh). 
Thư viện chi nhánh phục vụ các đại học 
thành viên. 
Đặc biệt, mô hình Trung tâm Tri thức 4.0 
(ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản trị tri 
thức) đã được thư viện hai trường ứng dụng 
rộng rãi với các công nghệ mobi, điện toán 
đám mây, dữ liệu lớn, Tổ hợp CSDL học 
thuật phong phú, đa dạng bao quát mọi 
loại hình tri thức học thuật của nhân loại, 
mọi loại hình nhu cầu tin phức tạp, từ cao 
cấp đến phổ thông, đều được thư viện 
của hai trường đáp ứng tối đa cho bạn đọc. 
Đây là mô hình nên tham khảo và nghiên 
cứu áp dụng cho các thư viện đại học Việt 
Nam để thúc đẩy nghiên cứu đào tạo trong 
bối cảnh công nghệ 4.0 đang tạo ra những 
bứt phá, phát triển cho giáo dục đào tạo, 
đặc biệt gia tăng công bố khoa học và tăng 
xếp hạng đại học thế giới,...
2.2.2. Về kiến trúc, trang thiết bị thư viện
Thư viện NUS và NTU đều toạ lạc tại 
vị trí trung tâm của hai trường đại học 
trên; liên thông, gắn kết với các khu giảng 
đường, khu giải trí, tiện ích... với không 
gian, cảnh quan thoáng, rộng rãi. Thư viện 
chính/trung tâm (Thư viện Lee Wee Nam 
của NTU) có kiến trúc hiện đại, hình khối 
của một thư viện đại học kỹ thuật, công 
nghệ. Diện tích dành cho Thư viện tại Đại 
học NTU là 15.200m2 với khoảng gần 2000 
chỗ ngồi, được thiết kế với các tiểu không 
gian theo phong cách hiện đại, tiện ích, phá 
cách nhằm đáp ứng yêu cầu của bạn đọc 
như không gian các phòng học nhóm/thảo 
luận (nhóm 8-10 người, nhóm 3-5, không 
gian cá nhân,...) không gian cho sáng tạo, 
phòng chiếu phim,...
Thư viện Đại học NUS chịu ảnh hưởng 
bởi kiến trúc truyền thống với các tầng riêng 
biệt. Để đáp ứng nhu cầu hiện tại, không 
gian thư viện đã được chỉnh sửa để ngoài 
không gian dùng cho kho sách, thư viện ưu 
tiên không gian tự học, học nhóm, thuyết 
trình, không gian sáng tạo tri thức. Thư viện 
NUS có 40 phòng đặc biệt dành cho các cá 
nhân; các phòng đa phương tiện giới thiệu, 
thực hành các công nghệ mới 4.0 như máy 
in 3D, công nghệ mô phỏng ảo,... Thư viện 
còn có khu vực mở cửa phục vụ 24/24 trong 
các thời điểm ôn thi.
Hệ thống thư viện NTU và NUS 
đều được trang bị các hệ thống thiết 
bị chuyên dùng được thiết kế đồng bộ 
(màu sắc, kích thước, kiểu dáng) dành 
cho thư viện như hệ thống giá sách, 
hệ thống các vách ngăn (kính/gỗ...), 
hệ thống điều hòa tổng, hệ thống công 
nghệ thông tin (máy chủ, máy trạm...), 
máy chiếu, giá sách thông minh... Nội thất 
và thiết kế của thư viện NTU hướng đến 
các không gian học nhóm, học cá nhân...
đảm bảo tối ưu cho việc đọc, học, nghiên 
cứu,... Đặc biệt, thư viện NUS chú trọng 
việc đưa không gian xanh đến gần với thư 
viện, toàn bộ toà nhà thư viện NUS được 
bao phủ bởi rừng cây (được trồng như rừng 
nguyên sinh) đem đến cảm giác tươi mát, 
xanh sạch, dễ chịu cho tâm hồn bạn đọc, 
tạo cảm hứng thích thú cho văn hoá đọc, 
văn hoá sáng tạo...của bạn đọc. Ngoài ra, 
toàn bộ không gian của NUS và NTU được 
bao phủ tối đa bởi màu xanh của cỏ cây, 
địa hình đồi núi với các con đường đi lên 
các khu học xá xuyên qua các không gian 
xanh, tạo cảm hứng yêu thiên nhiên, hấp 
dẫn mọi người đến học - nghiên cứu - sáng 
tạo, thư giãn.
2.2.3. Về hạ tầng công nghệ
Một điểm chung là cả hai thư viện đều 
sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin hiện 
đại dạng khám phá, tìm kiếm một lệnh 
One Search (Discovery) của các hãng nổi 
tiếng và sử dụng phần mềm mã nguồn mở 
Dspace để quản lý tài nguyên số nội sinh.
NHÌN RA THẾ GIỚI
35THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
NUS và NTU đang dùng phần mềm thư 
viện tích hợp có thể quản lý thư viện đa 
điểm (một phần mềm quản lý đa tác vụ: 
quản trị chu trình nghiệp vụ thư viện đa 
điểm. Các thư viện đều sử dụng công nghệ 
RFID để quản lý tài liệu in).
2.2.4. Về tài nguyên thông tin 
Thư viện của hai trường đặc biệt chú 
trọng đầu tư và bổ sung học liệu in vào 
CSDL để tăng số lượng và chất lượng tri 
thức đầu vào nhằm gia tăng số lượng và 
chất lượng tri thức đầu ra.
Tên tài liệu in: NUS= 2.900.000; NTU= 
854.200 [3,4] ;
Cơ sở dữ liệu: NUS=327; NTU= 238 
[3,4].
Nhờ đầu tư cho bổ sung CSDL, nhà 
trường đã góp phần vào việc thúc đẩy gia 
tăng công bố bài báo trên ISI/Scopus, thúc 
đẩy nghiên cứu đào tạo của hai trường. Số 
lượng các bài báo khoa học của hai trường 
được trình bày ở Hình 1.
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
Bài báo ISI (’97-‘17) Bài báo Scopus (’97-‘17) Luận án, luận văn
NUS
NTU
Hình 1. Thống kê bài báo trên ISI/Scopus của 2 trường (1997-2017) [6,7]
2.2.5. Các dịch vụ thư viện
Ngoài các dịch vụ thư viện truyền thống 
thì NUS và NTU đã sử dụng nhiều dịch 
vụ thư viện hiện đại, như: kỹ năng thông 
tin, hướng dẫn học tập và nghiên cứu theo 
chủ đề, hỗ trợ xuất bản, quản lý thông tin, 
blogpost,...
NUS và NTU chia các dịch vụ thư viện 
thành các nhóm:
- Nhóm dịch vụ cao cấp (học thuật): 
+ Tổ chức seminar, workshop.
+ Cung cấp công cụ/phương pháp 
nghiên cứu.
+ Đặt lịch gặp giáo sư/trao đổi học 
thuật/tạo dựng ý tưởng.
+ Hướng dẫn chủ đề.
+ Cách viết một công trình khoa học.
+ Phòng tránh đạo văn.
- Nhóm dịch vụ truyền thống: Mượn tài 
liệu in; Photocopy; Gia hạn; Đặt chỗ; Báo 
mất.
- Nhóm dịch vụ tương tác trực tuyến:
+ Hỏi đáp qua điện thoại, email, online 
chat.
+ Đặt chỗ (phòng học nhóm, không gian 
cá nhân, sử dụng máy tính).
+ Đề xuất tài liệu mới/cơ sở dữ liệu.
- Nhóm dịch vụ phục vụ tài liệu ngoài 
thư viện: Cung cấp tài liệu ngoài thư viện 
theo yêu cầu bạn đọc.
- Nhóm dịch vụ khác: Đổi mật khẩu truy 
cập; Dịch tài liệu,...
NHÌN RA THẾ GIỚI
36 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
 3. Đề xuất cho các thư viện đại học 
Việt Nam
Qua khảo sát và nghiên cứu, nhóm 
nghiên cứu đề xuất 5 điểm quan trọng cho 
các thư viện Việt Nam tham khảo khi có 
kế hoạch đầu tư và phát triển thư viện của 
mình nhằm tạo động lực thúc đẩy nghiên 
cứu-đào tạo của trường, đó là: 
3.1. Mô hình tổ chức, quản lý, vận 
hành theo hướng Thư viện đa điểm 
Các khoa, các trường thành viên của 
những đại học lớn (Đại học Quốc gia) luôn 
có xu hướng tổ chức 1 đơn vị thư viện riêng 
(thư viện khoa, thư viện trường) để phục 
vụ trực tiếp cho sinh viên, địa điểm gần và 
tiện lợi cho bạn đọc đi lại, kho học liệu có 
các chủ đề sát hợp với nhu cầu bạn đọc 
(luận văn, luận án, giáo trình, sách tham 
khảo). Do vậy, mô hình thư viện đa điểm 
(ứng dụng phần mềm quản trị thư viện đa 
điểm, các thư viện hoạt động độc lập nhau 
nhưng trên cùng 1 nền tảng phần mềm, 
người quản trị hệ thống có thể điều phối 
hoạt động của các thư viện thành viên, 
bạn đọc có thể mượn liên thư viện, tối ưu 
hoá nguồn lực thông tin- công nghệ- hệ 
thống máy chủ - phần mềm vì dựa trên nền 
tảng điện toán đám mây. Ví dụ: phần mềm 
Aleph (Exlibris) tiêu biểu cho quản trị thư 
viện đa điểm đã được ứng dụng ở một số 
thư viện Việt Nam. 
3.2. Kiến trúc, trang thiết bị thư viện 
tạo cảm hứng sáng tạo, kết nối và chia 
sẻ tri thức
Toà nhà dành riêng cho thư viện nên 
được thiết kế và toạ lạc trang trọng ngay vị 
trí trung tâm để thuận tiện cho bạn đọc đến 
và tiếp cận tài nguyên thông tin thư viện. 
Kiến trúc thẩm mỹ và tạo hứng khởi cho 
sáng tạo, thúc đẩy văn hoá đọc và học tập 
suốt đời, kết nối và chia sẻ kiến thức. Toà 
nhà thư viện không chỉ là nơi lưu trữ và phổ 
biến thông tin mà ở mức độ cao hơn, phải là 
Trung tâm Tri thức (Knowledge Hub), mọi 
tri thức của nhân loại phải có mặt tại thư 
viện và bạn đọc phải dễ dàng truy cập, tìm 
kiếm và đọc được các tri thức này ở dạng in 
ấn cũng như dạng số, CSDL điện tử...
Ví dụ: Toà nhà thư viện nên được thiết 
kế độc lập dành riêng cho thư viện bao 
gồm 3 phân lớp: 
- Lớp tổ hợp dịch vụ: cafe sách, số hoá 
và photo, rạp chiếu phim khoa học, sân 
khấu trình bày ý tưởng khoa học - hội nghị, 
siêu thị thư viện 24/7,...
- Lớp phòng đọc thư viện: các phòng 
đọc chuyên đề và hỗn hợp, giá sách và 
trang thiết bị công nghệ thư viện,...
- Lớp các phòng học và thảo luận với 
các trang thiết bị công nghệ số thông minh, 
công nghệ 4.0...
3.3. Hạ tầng công nghệ 4.0 tiên tiến 
quản trị Thư viện Đa điểm - Trung tâm 
Tri thức 4.0
Mô hình Thư viện đa điểm - Trung tâm 
Tri thức 4.0 ứng dụng các công nghệ 4.0 
như sau:
- Aleph: là hệ thống phần mềm tiên tiến 
số 1 thế giới được nhiều thư viện đại học 
hàng đầu thế giới sử dụng, chuyên quản 
trị mô hình thư viện đa điểm, thư viện trung 
tâm - chi nhánh kết nối liên thông với nhau, 
chia sẻ và tối ưu hóa sử dụng nguồn học 
liệu in trên nền tảng điện toán đám mây 
và dữ liệu lớn của công nghệ 4.0.
- Rosetta: để quản trị - lưu trữ - sử dụng 
lâu dài tài nguyên số Big Data của thư viện, 
giải pháp phần mềm Rosetta đặc biệt rất 
phù hợp phát triển mô hình Trung tâm Tri 
thức, lưu trữ và quản trị lâu dài các khổ mẫu 
dữ liệu số, đảm bảo sự trường tồn theo thời 
gian kho sưu tập số học thuật Big Data và 
đa dạng khổ mẫu, 
- Online Thesis Submission: Ứng dụng 
nộp và lưu trữ đám mây (Cloud Storage) 
NHÌN RA THẾ GIỚI
37THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
luận văn, luận án, kết quả NCKH sẽ thúc 
đẩy nghiên cứu và học tập số, số hóa toàn 
bộ quy trình nộp và công bố sản phẩm 
NCKH, rút ngắn quá trình từ nghiên cứu 
đến ứng dụng,
- Subject Guide: Hệ thống các sưu tập 
số theo chủ đề đa dạng của các ngành 
học giúp tổng hợp các nguồn học liệu in 
và số theo các dạng: sách, báo khoa học, 
luận văn, luận án giúp sinh viên và giảng 
viên luôn sẵn có nguồn học liệu chuyên 
ngành của mình, thuận tiện cho nghiên 
cứu và đào tạo,
- Online Publication: Công nghệ xuất 
bản online giúp số hóa quy trình xuất bản 
sách, rút ngắn quy trình công bố và phổ 
biến rộng rãi hệ tri thức học thuật trong 
không gian số,
- Mobi Library: Công nghệ mượn - trả và 
đọc sách số sẽ phát triển các hệ ứng dụng 
dựa trên nền tảng di động như xuất bản số, 
nộp luận văn trực tuyến,
3.4. Cơ sở dữ liệu học thuật theo mô 
hình Trung tâm Tri thức 4.0
Các hệ thống xếp hạng đại học trên thế 
giới dựa tỷ trọng lớn vào tiêu chí công bố 
khoa học, các bài báo trên ISI/Scopus. 
Tuy nhiên, các đại học Việt Nam đóng góp 
rất khiêm tốn các bài báo trên ISI/Scopus. 
Nguyên nhân chính của vấn đề này là sự 
thiếu hụt trầm trọng các CSDL học thuật, 
hạn chế Tri thức đầu vào (Knowledge 
Imput) dẫn đến hạn chế Tri thức đầu ra 
(Knowledge Output). Các nhà nghiên cứu, 
giảng viên, sinh viên, rất khó khăn khi tìm 
CSDL vì trong thư viện không có, nhu cầu 
tin không được đáp ứng do khó khăn về tài 
chính. 
Do vậy, bổ sung CSDL chuyên ngành là 
điều kiện tiên quyết để các khoa và trường 
có công bố khoa học quốc tế, như: Springer, 
Nature, APS, ACS, IOP, SciFinder, Jstor, 
Sage, Taylor & Francis,
3.5. Các dịch vụ thư viện nghiên cứu 
Với mô hình Thư viện đa điểm và Trung 
tâm Tri thức 4.0, Thư viện cần tuyển dụng 
và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để có trình 
độ cao, có thể tư vấn học tập và nghiên 
cứu khoa học; hướng dẫn người học sử 
dụng, khai thác thông tin thành thạo; xây 
dựng các sản phẩm thông tin hiện đại như: 
hướng dẫn học tập/nghiên cứu theo chủ 
đề; hướng dẫn sử dụng công cụ trích dẫn 
và quy tắc đạo đức trong khoa học; tạo 
dựng các không gian vật lý đẹp và khoa 
học nhằm thu hút người học đến thư viện, 
đồng thời phát triển các dịch vụ thư viện 
hiện có tạo thành một hệ thống dịch vụ 
thông tin khoa học, tiên tiến để thư viện là 
điểm đến học tập, giao lưu, giải trí và phát 
triển ý tưởng.
Kết luận
Thư viện đa điểm và Trung tâm Tri thức 
4.0 là mô hình chủ đạo của hai thư viện 
NUS-NTU. Nghiên cứu, học tập và ứng 
dụng hiệu quả các mô hình này để phát triển 
thư viện Việt Nam là điều kiện tiên quyết để 
đảm bảo sự bứt phá về nghiên cứu-đào tạo, 
gia tăng công bố khoa học trên ISI/Scopus 
và đặc biệt, tăng xếp hạng của các đại học 
Việt Nam trên các bảng xếp hạng thế giới 
như: QS, xếp hạng châu Á,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http:/ /www.ntu.edu.sg/Library/Pages/
default.aspx
2. https://libportal.nus.edu.sg/frontend/index
3. https://libportal.nus.edu.sg/frontend/web/
about-nus-libraries/highlights
4. 
stats.aspx
5. https://www.topuniversities.com/qs-world-
university-rankings
6. https://www.scopus.com/home.uri
7. https://webofknowledge.com

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_da_diem_trung_tam_tri_thuc_4_0_cua_mot_so_truong_da.pdf