Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ?

Khi các trung tâm học liệu hay thư viện của các trường đại học

Việt Nam ngày càng vươn xa hơn trong tính chuyên nghiệp và kết nối

sâu rộng, thì hầu hết thế hệ sinh viên tương lai của các bạn vẫn còn quá

xa lạ với những cụm từ thư viện cơ sở dữ liệu, khung phân loại DDC,

đề mục chủ đề, mục lục trực tuyến, Chúng ta đã chú trọng chuẩn bị

nhiều cho ngày hôm nay và ngày mai cho lớp sinh viên hiện tại, nhưng

có lẽ tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta chuẩn bị trước cho khách hàng

tiềm năng của mình. Phải chăng ranh giới trách nhiệm là thuộc về khối

trường phổ thông? Nếu chúng ta chờ đợi sự thăng hoa của việc đầu tư

thư viện trường học thì có lẽ lại có đến vài chục lớp sinh viên mới sẽ

bước vào cánh cửa thư viện đại học với sự chưa chuẩn bị về kỹ năng sử

dụng thông tin và trở thành gánh nặng cho chính các trung tâm thông

tin học liệu. Dĩ nhiên, các trường đại học không thể làm thay nhiệm vụ

của khối trường học, nhưng chúng ta cần phải có giải pháp dù bước đầu

là thử nghiệm để biết được là nguồn học liệu mở chuẩn bị cho trường

đại học có thể chia sẻ được gì cho trường phổ thông nơi đang thiếu

thốn đủ bề từ con người, nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất, cho đến các

hoạt động phục vụ việc dạy và học cho nhà trường. Đừng chờ đợi cho

đến khi các em học sinh thành sinh viên của mình rồi hãy tính. Hãy tạo

sức hút cho các em tin rằng giá trị đầu tự của giáo dục đại học Việt Nam

không phải chỉ cho thì hiện tại mà còn cho thì tương lại của tương lai.

Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ? trang 1

Trang 1

Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ? trang 2

Trang 2

Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ? trang 3

Trang 3

Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ? trang 4

Trang 4

Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ? trang 5

Trang 5

Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ? trang 6

Trang 6

Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ? trang 7

Trang 7

Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ? trang 8

Trang 8

Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ? trang 9

Trang 9

Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ? trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang baonam 11320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ?

Thế hệ bạn đọc tương lai đối với nguồn học liệu mở của các trường đại học - Họ là ai, họ cần gì và chúng ta có thể làm gì cho họ?
396 Nguyễn Tấn Thanh Trúc
THẾ HỆ BẠN ĐỌC TƯƠNG LAI ĐỐI VỚI NGUỒN 
HỌC LIỆU MỞ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC- HỌ LÀ AI, 
HỌ CẦN GÌ VÀ CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ CHO HỌ?
Nguyễn Tấn Thanh Trúc*1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Khi các trung tâm học liệu hay thư viện của các trường đại học 
Việt Nam ngày càng vươn xa hơn trong tính chuyên nghiệp và kết nối 
sâu rộng, thì hầu hết thế hệ sinh viên tương lai của các bạn vẫn còn quá 
xa lạ với những cụm từ thư viện cơ sở dữ liệu, khung phân loại DDC, 
đề mục chủ đề, mục lục trực tuyến, Chúng ta đã chú trọng chuẩn bị 
nhiều cho ngày hôm nay và ngày mai cho lớp sinh viên hiện tại, nhưng 
có lẽ tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta chuẩn bị trước cho khách hàng 
tiềm năng của mình. Phải chăng ranh giới trách nhiệm là thuộc về khối 
trường phổ thông? Nếu chúng ta chờ đợi sự thăng hoa của việc đầu tư 
thư viện trường học thì có lẽ lại có đến vài chục lớp sinh viên mới sẽ 
bước vào cánh cửa thư viện đại học với sự chưa chuẩn bị về kỹ năng sử 
dụng thông tin và trở thành gánh nặng cho chính các trung tâm thông 
tin học liệu. Dĩ nhiên, các trường đại học không thể làm thay nhiệm vụ 
của khối trường học, nhưng chúng ta cần phải có giải pháp dù bước đầu 
*1 Thư viện Trường Quốc tế Anh Việt (BVIS, HCMC).
397THẾ HỆ BẠN ĐỌC TƯƠNG LAI ĐỐI VỚI NGUỒN HỌC LIỆU MỞ...
là thử nghiệm để biết được là nguồn học liệu mở chuẩn bị cho trường 
đại học có thể chia sẻ được gì cho trường phổ thông nơi đang thiếu 
thốn đủ bề từ con người, nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất, cho đến các 
hoạt động phục vụ việc dạy và học cho nhà trường. Đừng chờ đợi cho 
đến khi các em học sinh thành sinh viên của mình rồi hãy tính. Hãy tạo 
sức hút cho các em tin rằng giá trị đầu tự của giáo dục đại học Việt Nam 
không phải chỉ cho thì hiện tại mà còn cho thì tương lại của tương lai.
1. HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN, DỊCH VỤ, HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO 
BẠN ĐỌC THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC 
Thư viện trường học được xác định có vị trí quan trọng ví như là 
trái tim của nhà trường, với chức năng giáo dục, thông tin, văn hóa. 
Tuy nhiên, theo số liệu 2012 của trường Đại học Văn hóa Hà Nội công 
bố, hầu hết 24.746 trường có thư viện trên ba miền Nam, Trung, Bắc 
chỉ đạt tỷ lệ dưới 55% thư viện chuẩn. May mắn kể từ đó đến nay, việc 
chú trọng hơn vào công tác đầu tư nâng cấp để đạt chuẩn của các thư 
viện trường học đang được chuyển biến và nâng cao. Tuy nhiên, vấn 
đề cần suy ngẫm thêm là Chuẩn 01 dùng để xét chuẩn thư viện của Bộ 
được ra đời cách đây 13 năm. Trong khi nhu cầu phát triển thông tin, 
văn hóa, giáo dục của ngành giáo dục đổi mới không ngừng, cùng với 
sự bùng nổ thông tin, đi đôi với sự phân hóa đa dạng hóa thị trường 
xuất bản phẩm ngày càng rõ nét, nhịp đập của các thư viện trường học 
dường như vẫn chưa chuyển tải kịp luồng lưu thông và trao đổi thông 
tin giữa xuất bản và khai thác. Có nhiều lý do để có thể giải thích cho 
một nhịp cầu dang dở này, ví dụ như kinh phí, con người, quy hoạch 
cơ sở vật chất thư viện, chất lượng đào tạo, chế độ tiền lương, hình thức 
hoat động và dịch vụ,
Theo Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến 2010 và 
định hướng đến 2020, thư viện trường học cũng là một trong những hệ 
thống mấu chốt được chú trọng thay đổi. Nhưng soi kỹ vào những yếu 
398 Nguyễn Tấn Thanh Trúc
tố được gọi là quy hoạch phát triển này, thì không khác mấy so với các 
khái niệm cơ bản trước đây khi nói về định nghĩa của thư viện trường 
học. Mặt khác, những yêu cầu thay đổi trong chiến lược với các cụm từ 
quen thuộc “từng bước” hay “phấn đấu” chưa đề ra cụ thể trong bao lâu 
bao nhiêu phần trăm mục tiêu đạt được cái gì cụ thể. Hơn thế nữa, đây 
lại là quy hoạch từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì có mối tác động 
gì đến quy hoạch của Bộ Giáo dục với các chiến lược song hành trong 
cùng thời gian đó. Quan trọng hơn hết, các nội dung thay đổi này bằng 
những mục tiêu phát triển quá sơ lược như phát triển tủ sách giáo khoa, 
tủ sách bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, tin học hóa thư viện, đảm 
bảo biên chế thư viện, thì có đủ sức để chúng ta được thuyết phục 
là thư viện trường học sẽ làm tốt hơn công tác bồi dưỡng kỹ năng học 
tập cho học sinh hay phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. Thực sự, 
những việc cơ bản nhất lẽ ra phải kiện toàn ít nhất từ ba thập niên về 
trước để chuẩn bị đạt chuẩn cho một thư viện trường học phải có thì 
bây giờ chỉ mới đưa vào quy hoạch. 
Nói đến sự thiệt thòi trong ngành thư viện, thư viện trường học là 
một điển hình tiêu biểu. Bốn yếu tố theo định nghĩa truyền thống để 
cấu thành thư viện, thì thư viện nhà trường đều yếu và thiếu đủ cả bốn: 
cơ sở vật chất và kinh phí, con người, hoạt động và dịch vụ và nguồn 
tài nguyên thông tin. Xét về tính truyền thống và hiện đại trên chuẩn 
nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin, thư viện trường học không 
đủ cả truyền thống nói chi đến hiện đại và cập nhật. Trong khi các thư 
viện công cộng và trường đại học dung đủ loại phần mềm quản lý cơ sở 
dữ liệu, bộ sưu tập số, chế tác thư mục điện tử, c ... g, giáo viên và học sinh. Còn rất nhiều mối lo ngại khác mà 
các thư viện trường học cần phải rút kinh nghiệm trước khi tiếp nhận 
dự án tài trợ đầu tư, đặc biệt về cam kết nội dung đổi mới chuyên môn 
của thư viện mà thiếu sự cố vấn chuyên ngành thư viện trường học. 
Trong khi đó, nếu thư viện trường đại học tham gia khởi xướng 
chương trình hỗ trợ thư viện trường học thì khả năng thành công và 
hiệu quả sẽ là điều khác biệt. Thư viện trường đại học có nhiều thế 
mạnh hơn trong vươn mình ra các dự án này. Đầu tiên có thể nói là 
xuất phát điểm tâm lý chung của các trường phổ thông đều bị ảnh 
hưởng từ danh tiếng của trường đại học nên khi trường đại học đặt vấn 
đề tiếp cận hỗ trợ thì trường phổ thông cũng cảm thấy đây sẽ là chương 
trình uy tín. Mặt khác, vì cả hai phía đều nghiêng về phía học thuật nên 
trường học cũng yên tâm hơn vì biết rõ là chương trình dạy và học của 
họ sẽ được hỗ trợ phù hợp qua nguồn học liệu hỗ trợ hay cách thức tiếp 
cận tập huấn. Lợi thế thư ba, các trường đại học đều biết rõ yêu cầu để 
thành công ở trường đại học thì các em học sinh cần phải trang bị cho 
mình kiến thức kỹ năng thông tin thế nào. Lợi thế thứ tư cho thư viện 
trường đại học có nguồn cán bộ thư viện trẻ sẽ phù hợp để hướng dẫn 
tập huấn một cách thân thiện hơn cho học sinh cũng như chỉ dẫn tiếp 
cận dần cho cán bộ thư viện trường học. 
Trong báo cáo nghiên cứu của M. Delores Carlito với nhan đề 
Urban Academic Library Outreach to Secondary School Students 
and Teachers: cho biết để chia sẻ thế mạnh như nguồn nhân sự được 
đào tạo chuyên nghiệp và có kinh nghiệm hướng dẫn bạn đọc của nhân 
viên, một số trường đại học chủ động viết thư gửi đến các hiệu trưởng, 
cán bộ thư viện của các trường phổ thông ở các vùng lân cận. Họ mời 
tham gia trường học đến tham dự chương trình tham quan giới thiệu 
thư viện trường đại học, chương trình tập huấn cho cán bộ thư viện 
trường học, mời gọi các trường đưa học sinh đến tham quan và tập sử 
405THẾ HỆ BẠN ĐỌC TƯƠNG LAI ĐỐI VỚI NGUỒN HỌC LIỆU MỞ...
dụng các nguồn tài nguyên. Qua chương trình này, giám đốc và đội 
ngũ cán bộ thư viện trường đại học mong muốn các em học sinh phổ 
thông được trang bị kiến thức thông tin thành thạo trước khi các em 
bước chân vào trường đại học. Kết quả này sẽ giúp thu hẹp khoảng 
cách bỡ ngỡ xa lạ của các em học sinh trung học khi chuyển cấp vào 
đại học và quan trọng nhất là tập cho em kỹ năng tư học và tự nghiên 
cứu một cách hiệu quả hơn. Lợi ích mà trường đại học có được là thế 
hệ sinh viên mới sẽ tự tin và tự chủ động tìm kiếm thông tin mà không 
cần phải lệ thuộc vào sự hướng dẫn của cán bộ thư viện. Xu hướng này 
không phải là điều mới mẻ mà đã được nhiều nghiên cứu nhắc đến 
từ năm 1991 đến nay và được trải nghiệm đánh giá qua nhiều kinh 
nghiệm thực tế của các trường đại học ở các nước trên thế giới. 
Báo cáo này cũng đề cập rất chi tiết đến những vấn đề cần quan 
tâm, việc tập huấn cho học sinh phổ thông thì các trường phải có thống 
nhất thỏa thuận theo chương trình dài hạn với các trường để đưa học 
sinh đến trường đại học, chọn lọc nguồn học liệu mở nào phù hợp với 
các em học sinh phổ thông. Đối với chương trình tập huấn cho thư 
viện trường phổ thông, các trường đại học cần lưu ý đảm bảo mang 
tính thông tin, hướng dẫn và truyền cảm hứng muốn thay đổi và được 
thay đổi. Để thực hiện chương trình thông tin giới thiệu về các dịch 
vụ thư viện không phải chỉ để một buổi “cưỡi ngựa xem hoa”mà cần 
phải triển khai chi tiết, qua một số buổi nhất định chia thành nhiều 
nội dung nhỏ, và phải tạo được không khí thú vị. Bên cạnh đó, chương 
trình hướng dẫn cũng không phải một lần là các em biết, có thể tự làm 
và có thói quen làm, các hoạt động này cần phải đạt được tính truyền 
cảm hứng. Một buổi nói chuyện, hay một buổi sinh hoạt vui chơi có 
thể đủ sức mạnh để kéo dài nuôi dưỡng và duy trì thành thói quen và 
có kỹ năng tự sử dụng khai thác thông tin cho các học sinh? Một điểm 
khác cần lưu ý, trước khi hướng dẫn tác nghiệp với thư viện trường học, 
trường đại học cần khảo sát nhu cầu và tìm hiểu chương trình giảng dạy 
của trường phổ thông để xem tính chất phối hợp cần có điểm chú trọng 
406 Nguyễn Tấn Thanh Trúc
nào và cũng cần chú ý đến tính hiện đại và xu hướng phát triển mới 
của thư viện trường học ở các nước khác. Đặc biệt đây là cơ hội để các 
trường đại học quảng bá giới thiệu các dịch vụ để chia sẻ và ghi nhận ý 
kiến đóng góp của các cán bộ thư viện trường học và họ nhận thấy dịch 
vụ nào là hữu ích và hợp với học sinh, giáo viên hay phụ huynh trong 
vấn đề nuôi dưỡng con cái.
4. TẠO LẬP CHIA SẺ CÁC NGUỒN HỌC LIỆU MỞ MIỄN PHÍ CHO 
CÁC TRƯỜNG 
Ngoài các hoạt động tương tác trực tiếp, thư viện trường đại học 
còn có thể hỗ trợ cho thư viện trường học qua dịch vụ tiếp cận từ xa, 
thông qua việc chia sẻ các nguồn học liệu mở. Một cách hỗ trợ khác là 
chọn lọc các nguồn thông tin phù hợp để giới thiệu cho thư viện trường 
học, hoặc triển khai các đề tài nghiên cứu của sinh viên hoặc các dự án 
để chế tác các nguồn học liệu mở vừa phù hợp tính lứa tuổi, vừa phù 
hợp với chương trình giáo dục phổ thông. Đây là điểm yếu nhất trong 
việc tạo lập nguồn thông tin sẵn sàng cho nhu cầu của thị trường người 
sử dụng ở Việt Nam. Khi hướng dẫn các em tìm kiếm thông tin bằng 
tiếng Anh, chúng ta có vô vàn bể thông tin hay, thú vị và phù hợp dễ 
hiểu cho các em học sinh. Tuy nhiên, nếu dùng từ khóa tìm bằng tiếng 
Việt thì ngoài sử dụng Google, các em sẽ không có cơ hội có bể thông 
tin sạch nào khác để khám phá và tìm hiểu. Ví dụ, các bạn cùng trải 
nghiệm với cụm từ “prehistoric people” và người tiền sử thì sẽ có nhận 
định nhanh chóng về vấn đề tính xác thực và dễ hiểu được nêu trên. 
Tạo bể thông tin học liệu mở - hy vọng sẽ là hướng đi mới mà các 
thư viện trường đại học sẽ chọn trong những nghiên cứu thực hành để 
có nhiều sản phẩm học liệu mở phục vụ cho các em học sinh phổ thông. 
Có thể tham khảo từ TechEd có giao diện sinh động để chia sẻ thư viện 
bài giảng được tập hợp phục vụ hướng đến nhiều phân môn của các cấp 
lớp khác nhau. K-12 Tech Tools, đây là trang web tập hợp các nguồn 
407THẾ HỆ BẠN ĐỌC TƯƠNG LAI ĐỐI VỚI NGUỒN HỌC LIỆU MỞ...
tin hỗ trợ học sinh có thêm thông tin miễn phí, an toàn và được tạo 
lập chia theo chủ đề từ toán, khoa học, tiếng Anh, văn chương, nghệ 
thuật, máy tính, khoa học xã hội và phân theo cấp lớp mẫu giáo, tiểu 
học, và phổ thông. Tham khảo xem Kids Click, tập hợp các trang web 
thiết kế thân thiện dành riêng cho thiếu nhi và thanh thiếu niên có nội 
dung hữu ích được phân loại nội dung theo DDC do các cán bộ thư 
viện thực hiện. Hay nguồn học liệu mở của trường đại học MIT thiết 
kế dành cho các trường học, MIT OpenCourseWare chia sẻ bài giảng, 
thực hành, bài kiểm tra cho các môn của các cấp lớp trung học, hoặc 
OpenEd hay 200 Free Kids Educational Resources: Video Lessons, 
Apps, Books, Websites & More hoặc Edutopia để chia sẻ bài giảng, 
thực hành, bài kiểm tra cho các môn của các cấp lớp khác nhau từ mẫu 
giáo đến trung học. Chỉ cần dùng từ khóa “Open resources for schools” từ 
trang tìm kiếm Google, bạn sẽ có thể tiếp cận hơn 100 kết quả chính 
xác giới thiệu các nguồn địa chỉ quan trọng và hữu ích trong số 520,000 
kết quả tìm được. Chúng ta có thể được dẫn đến các nguồn học liệu mở 
tổng hợp tất cả môn và chủ đề, hoặc có thể có các bể dành riêng cho 
một chủ đề nào đó phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh.
Có một hướng đi trong việc tiếp cận hỗ trợ thư viện trường học ở 
California là chia sẻ miễn phí nội dung sách giáo khoa số hóa cho các trường 
trung học. Bài viết của Helen Szeto, Trường Đại học British Columbia, 
cũng chỉ rõ ra các lợi ích như có thể được chia sẻ từ nhiều tác giả đóng 
góp bài giảng và giáo viên có thể điều chỉnh bài dạy theo tính địa 
phương và phù hợp hơn với khả năng của học sinh. Chương trình này 
giúp giáo viên linh động kết cấu bài giảng vừa sử dụng nội dung sách 
vừa kết hợp với các nội dung từ phim ảnh để bài giảng sinh động hơn 
là lệ thuộc vào sách giáo khoa đọc truyền thống. Vài bất cập lo ngại 
trong kinh nghiệm thực hành này cũng được nói đến, ví dụ, ai cũng 
có thể đóng góp chia sẻ làm cho việc kiểm soát tính trùng lắp và tính 
chính xác tính mạch lạc của sắp đặt kiến thức không rõ ràng, bên cạnh 
đó. Việc kiểm soát chất lượng bài đóng góp cũng trở nên quá tải đối với 
408 Nguyễn Tấn Thanh Trúc
chủ quản trang web. Thêm một trở ngại nữa mỗi người đóng góp bài lại 
có khả năng thiết kết định dạng ở trình độ khác nhau nên tổng hòa các 
nguồn hợp thành bức tranh rối mắt cho người xem. Vấn đề lớn nữa là 
kinh phí và tình nguyện viên đủ để đảm bảo từ khâu thiết lập ban đầu, 
và duy trì tiếp tục bền vững các nguồn học liệu chia sẻ mở này cho các 
trường hoặc giữa các trường. Một chuyện khác để đáng lo nghĩ đến là 
không phải trường nào cũng đủ máy tính và các công cụ khác để phục 
vụ được nhu cầu của đông đảo học sinh. 
5. CẦN CÓ CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN CHIA SẺ NGUỒN HỌC LIỆU MỞ 
MIỄN PHÍ CHO TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Một hướng mới trong thiết kế mới chương trình đào đạo của 
ngành thư viện 
Trong chương trình đào tạo ngành thông tin thư viện, có một thực 
tế là thư viện trường học là môn tự chọn với vỏn vẹn 15 tiết, chỉ riêng 
trường đại học Sài Gòn là 45 tiết. Nhưng với thời lượng đó thì chưa 
đáp ứng đủ về nội dung cho sinh viên. Khác hẳn môi trường thư viện 
công cộng hay đại học, một cán bộ thư viện mới toanh vẫn có sự dìu 
dắt, hỗ trợ tiếp sức từ các đồng nghiệp hay quản lý. Ở môi trường thư 
viện trường học, từ các khâu họ đều phải tự làm một mình, chưa kể 
phải kiêm thêm các việc vô danh khác. Thiết nghĩ, các trường có ngành 
thư viện nghĩ đến thiết kế hẳn một chương trình đào tạo nâng cấp cho 
đội ngũ cán bộ thư viện trường học dựa trên một nghiên cứu phân tích 
độ chênh giữa khả năng con người thực tế, điều kiện làm việc thực tế và 
nhu cầu thực tế của môi trường giáo dục phổ thông đòi hỏi và hướng 
đến. Vì thực tế chưa đến 50% trường học có cán bộ thư viện công tác 
toàn thời gian, đó là chưa kể đến việc họ chưa đủ chuẩn nghiệp vụ để 
đảm đương công tác. Đó là nhu cầu lớn để các trường có ngành thư 
viện nghĩ đến thị trường đào tạo này. Tuy nhiên khi thiết kế chương 
trình này, các trường phải nên lồng ghép xu hướng phát triển quốc tế 
409THẾ HỆ BẠN ĐỌC TƯƠNG LAI ĐỐI VỚI NGUỒN HỌC LIỆU MỞ...
của các hệ thống thư viện trường học. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và 
Đào tạo cần có kế hoạch nâng cấp đổi mới ngành thư viện trường học 
bằng dự án lớn cho toàn bộ hệ thống thư viện trường học để tránh tình 
trạng bị chênh lệch quá lớn hiện nay giữa hệ thống này với các hệ thống 
khác như thư viện công cộng, thư viện đại học, và chuyên ngành. Giả 
sử nếu có được dự án đầu tư lớn từ Bộ hay từ các tổ chức phi lợi nhuận 
lớn như Bill Melinda Gtes thì phần đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư tài 
liệu, đầu tư công nghệ thông tin và chương trình tập huấn, sẽ có nhiều 
đột phá để cải cách hệ thống thư viện trường học phát huy đúng cách 
và đúng yêu cầu. Nhưng khi thiết lập dự án tập huấn cũng cần căn cứ 
dựa vào tính mới của xu hướng phát triển cả về nội dung lẫn công nghệ 
cùng với chương trình giáo dục phổ thông. Trên diễn đàn thế giới hiện 
nay có Tổ chức hiệp hội các thư viện trường học hay các nhánh chương 
trình thư viện trường học của các tổ chức nghề nghiệp thư viện lớn mà 
Việt Nam chưa có đăng ký làm thành viên. Thiết nghĩ đây là cơ hội tốt 
để chúng ta có nhiều dịp gặp gỡ diễn giả, trao đổi với các đồng nghiệp 
trên thế giới tại các diễn đàn hội nghị của họ diễn ra hằng năm.
Một hướng nghiên cứu mới là các trường đại học nên có các dự án 
nghiên cứu hoặc các cuộc thi để thiết kế các phần mềm quản lý nguồn 
học liệu mở, hoặc phát động các cuộc thi chế tác các nguồn học liệu 
mở với giao diện, tính tương tác và hình thức cũng như nội dung thông 
tin phù hợp với lứa tuổi học sinh để nhanh chóng có những sản phẩm 
phục vụ cho các trường càng sớm càng tốt. 
Trên đây là một số đề xuất với mong muốn có sự giang tay chung 
sức giúp đỡ hệ thống thư viện trường học một cách chủ động, tích cực 
và đúng cách. Việc làm ấy, không chỉ là đem cái lợi cho ngành giáo dục 
phổ thông mà với thế mạnh nguồn lực và tầm ảnh hưởng mạnh của thư 
viện trường đại học hay các trường đào tạo ngành thư viện, hy vọng các 
dự án sẽ được thực hiện để thay đổi được chất lượng thế hệ sinh viên 
được trang bị tốt hơn trong hành trang kiến thức thông tin số. 
410 Nguyễn Tấn Thanh Trúc
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch (2014), Quy hoạch phát triển 
ngành thư viện Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020. 
Truy cập từ 
Quyet-dinh-10-2007-QD-BVHTT-phe-duyet-quy-hoach-phat-
trien-nganh-thu-vien-Viet-Nam-den-nam-2010-dinh-huong-
den-2020/19631/noi-dung.aspx
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quyết định Số: 01/2003/QĐ-
BGDĐT Về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường 
phổ thông. Truy cập từ 
duc/Quyet-dinh-01-2003-QD-BGDDT-tieu-chuan-thu-vien-
truong-pho-thong-16939.aspx
3. Helen Szeto(2009). Open Source Digital Textbooks for Second-
ary Schools. Access to Knowledge : A Course Journal. Truy cập từ 
4. IFLA. (2015 ). IFLA School Libraries Guidelines Draft.Truy cập từ 
cations/ifla_school_library_guidelines_draft.pdf
5. Nguyễn Tấn Thanh Trúc (2012), Hướng đến thế hệ người sử dụng 
thông tin bước vào cổng thông tin của thư viện trường đại học. 
Bản tin Thư viện - Công nghệ thông tin, Trường Đại học Sài Gòn, 
Tháng 5, 2012. Truy cập từ 
tin/bt512/Bai7.pdf
6. Nguyễn Tấn Thanh Trúc (2014), Tài trợ thư viện - có phải chỉ 
dừng lại ở việc “xin” và “cho”?. Bản tin Thông tin - Tư liệu, Thư 
viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM, 2014. 
7. Phạm Thị Thanh Tâm (2012), Vài nét về hệ thống thư viện trường 
học Việt Nam. Trang web Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Truy 
cập từ 
vien-truong-hoc-Viet-Nam.html
411THẾ HỆ BẠN ĐỌC TƯƠNG LAI ĐỐI VỚI NGUỒN HỌC LIỆU MỞ...
8. Dương Thị Vân (2007), Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống 
thư viện trường học, Truy cập từ 
thu-vien/phat-trien-nguon-nhan-luc-trong-he-thong-thu-vien-
truong-pho-thong.html
9. Keith Curry Lance (1994) The Impact of School Library Media Cent-
ers on Academic Achievement SLMQ Volume 22, Number 3, Spring 
1994. Truy cập từ 
tent/aaslpubsandjournals/slr/edchoice/SLMQ_ImpactofSchoolLi-
braryMediaCentersonAcademicAchievement_InfoPower.pdf
10. R Ramachandran. The “national” role of the National Library 
board of Singapore. 65th IFLA Council and General Conference 
Bangkok, Thailand, August 20 - August 28, 1999. Truy cập từ 
11. M. Delores Carlito (2009). Urban Academic Library Outreach to 
Secondary School Students and Teachers. Urban Librray Journal. 
Truy cập từ 
view/1258/1330
WEBSITES 
1. TechED Lessons Worth Sharing. 
level=3
2. MIT OpenCourseWare. 
3. IASL. 
4. Kids Click. www.kidsclick.org/
5. OpenEd. https://www.opened.com/
6. 200 Free Kids Educational Resources: Video Lessons, Apps, Books, Websites 
& More.  
7. Edutopia.

File đính kèm:

  • pdfthe_he_ban_doc_tuong_lai_doi_voi_nguon_hoc_lieu_mo_cua_cac_t.pdf