Tăng cường khả năng tiếp cận của sinh viên với tài nguyên số hóa của trung tâm thông tin thư viện thông qua mạng xã hội Facebook
Hiện nay, Facebook là mạng xã hội có nhiều người sử dụng nhất
thế giới. Có thể nói đây là một trong những công cụ tuyệt vời, là mảnh
đất màu mỡ để các marketers mang sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng
gần nhất. Theo thống kê, tính đến tháng 01/2018, Việt Nam có khoảng
64 triệu người sử dụng Internet, hơn 70 triệu người dùng điện thoại di
động điện thoại thông minh trên tổng số hơn 96 triệu dân. Nền tảng
mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam là Facebook với 55
triệu người sử dụng, trong đó 91% người sử dụng điện thoại để truy cập.
Trong công trình Facebook marketing 4.0 (NXB Thế giới, 2020) của Công
ty Truyền thông MediaZ đã đánh giá: Bước vào thời đại Marketing 4.0,
khi kỷ nguyên công nghệ số đã và đang vươn lên một tầm cao mới, con
người được lấy làm trọng tâm của sự phát triển. Những thách thức mới
đặt ra cho các nhà marketers là làm sao để khiến khách hàng tự tìm đến
sản phẩm, dịch vụ của mình và kết nối họ bằng cảm xúc chân thật nhất
thông qua quá trình tương tác nhằm đưa sản phẩm, thương hiệu đi sâu
vào lòng khách hàng bởi sự chân thành.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường khả năng tiếp cận của sinh viên với tài nguyên số hóa của trung tâm thông tin thư viện thông qua mạng xã hội Facebook
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA SINH VIÊN... VỚI TÀI NGUYÊN SỐ HÓA CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN THÔNG QUA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK Hồ Thị Thương Huyền1* - Trương Thị Hồng Quyên2** Nguyễn Thị Thu Phương3*** Tóm tắt: Trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, vai trò của truyền thông đối với việc tiếp cận nguồn lực thư viện của sinh viên ngày cần phải được chú trọng. Bài viết sau đây sẽ phân tích rõ hơn vai trò của hoạt động truyền thông trong công tác tăng cường khả năng tiếp cận của sinh viên với tài nguyên số hóa của Trung tâm Thông tin – Thư viện thông qua mạng xã hội Facebook. Từ khóa: Trung tâm Thông tin – Thư viện; Truyền thông; Mạng xã hội; Facebook; Tài nguyên số. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, Facebook là mạng xã hội có nhiều người sử dụng nhất thế giới. Có thể nói đây là một trong những công cụ tuyệt vời, là mảnh đất màu mỡ để các marketers mang sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng gần nhất. Theo thống kê, tính đến tháng 01/2018, Việt Nam có khoảng 64 triệu người sử dụng Internet, hơn 70 triệu người dùng điện thoại di động điện thoại thông minh trên tổng số hơn 96 triệu dân. Nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam là Facebook với 55 * Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. ** Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. *** Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. 606 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM triệu người sử dụng, trong đó 91% người sử dụng điện thoại để truy cập. Trong công trình Facebook marketing 4.0 (NXB Thế giới, 2020) của Công ty Truyền thông MediaZ đã đánh giá: Bước vào thời đại Marketing 4.0, khi kỷ nguyên công nghệ số đã và đang vươn lên một tầm cao mới, con người được lấy làm trọng tâm của sự phát triển. Những thách thức mới đặt ra cho các nhà marketers là làm sao để khiến khách hàng tự tìm đến sản phẩm, dịch vụ của mình và kết nối họ bằng cảm xúc chân thật nhất thông qua quá trình tương tác nhằm đưa sản phẩm, thương hiệu đi sâu vào lòng khách hàng bởi sự chân thành. Trong trường đại học, marketing trong hoạt động thư viện là một tiến trình mà trong đó cơ quan thông tin - thư viện hướng mọi nỗ lực vào việc thoả mãn mong muốn và nhu cầu tin của sinh viên, giảng viên một cách chủ động, từ đó đáp ứng được mục tiêu phát triển của cơ quan thông tin - thư viện. Mục tiêu chung của marketing trong hoạt động thông tin - thư viện ở trường đại học đều hướng đến thu hút khai thác, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhiều nhất. Có thể thấy rằng, marketing thư viện qua trang Facebook là quá trình sử dụng truyền thông xã hội nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông tin, đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động thư viện - thông tin. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu cơ bản đó là: 1) Nghiên cứu tài liệu và 2) Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng nhằm tổng quan tình hình nghiên cứu, hệ thống hóa tài liệu hiện có để khái quát thành những kinh nghiệm, tri thức phục vụ cho việc nghiên cứu. Các tư liệu được sử dụng chủ yếu là sách, tạp chí và báo cáo có liên quan đến nội dung đề tài. - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Mục đích của phương pháp này là thu thập ý kiến của sinh viên về các hình thức truyền thông hiện có; xin ý kiến sinh viên về những ý tưởng truyền thông tài nguyên số hóa qua Facebook. 607 TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA SINH VIÊN... Đối tượng khảo sát được giới hạn là: sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN. Mẫu khảo sát là 256 sinh viên của các ngành Khoa học quản lý, Khoa học Chính trị và Quản trị văn phòng. Mỗi ngành 100 sinh viên. Hình thức khảo sát là bằng bảng hỏi online. Kết quả thu về được xử lý bằng phần mềm tính toán thống kê excel. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tầm quan trọng của truyền thông đối với việc tiếp cận nguồn lực thư viện của sinh viên Trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, thông tin thư viện có tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động, kết quả học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Thư viện là cầu nối giữa thông tin và người học, là một yếu tố căn bản và quan trọng, là thước đo đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả đào tạo của giáo dục. Bên cạnh đó, trong thời đại của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, vai trò của truyền thông đối với việc tiếp cận nguồn lực thư viện của sinh viên ngày cần phải được chú trọng bởi: 1) giúp sinh viên nhận diện rõ được vai trò, có ấn tượng tốt và dẫn tới việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện; 2) giúp sinh viên kết nối với các nguồn tài nguyên thông tin mới, dưới định dạng mới, với các thiết bị và công cụ mới hỗ trợ khả năng tiếp cận thông tin trong một môi trường tài nguyên số hóa không ngừng được mở rộng một cách nhanh chóng. Truyền thông hiệu quả sẽ tạo kênh c ... Đại học Quốc gia Hà Nội; giới thiệu trên Cổng thông tin các cơ sở dữ liệu, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu, sách; Liên hệ với phòng truyền thông của Đại học Quốc gia Hà Nội, các thư viện các trường đại học để kịp thời đăng tải những thông tin nổi bật của Trung tâm. Hiện nay, Trung tâm Thông tin – Thư viện có 01 fanpage chính thức tại địa chỉ https://www.Facebook.com/trungtamthongtin thuviendhqghn được tạo từ năm 2014 với gần 12.000 lượt thích hoạt động khá hiệu quả và đạt được những kết quả tích cực. Tiến hành khảo sát 256 sinh viên (SV) đang theo học các chương trình đào tạo tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 609 TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA SINH VIÊN... ĐHQGHN, có 100% SV có tài khoản Facebook, trong đó có 175 SV (chiếm 68.36%) trả lời đã từng sử dụng các dịch vụ của Thư viện và đã tương tác với trang fanpage của TT TTTV. Theo ghi nhận của 175 trường hợp trên, công tác truyền thông của TT TTTV đã giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tài nguyên số hóa. Cụ thể: (1) Công tác tiếp nhận và phản hồi các ý kiến góp ý của SV được giải đáp nhanh chóng. Cùng với sự cải thiện trong giao tiếp online thông qua trả lời bình luận, tin nhắn trên fanpage, hình ảnh thân thiện và phong cách làm việc chuyên nghiệp của thư viện đã được quảng bá rộng rãi tới SV. Có 68,57% (120/175) SV trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý về mức độ tiếp nhận và giải đáp thông tin nhanh chóng của các cán bộ. Bên cạnh đó, thông qua chức năng “đánh giá” trên Facebook, fanpage của TT TTTV đã nhận được đánh giá với mức 5/5 của người dùng với những bình luận tích cực. (2) Các tin tức, sự kiện, của thư viện được công bố nhanh chóng trên fanpage, thu hút sự chú ý của SV mới, đồng thời lan tỏa thông tin đến người dùng nhanh nhất. Có 51,43% (90/175) SV trả lời biết đến các tin tức, sự kiện của TT TTTV qua kênh mạng xã hội Facebook (36,57% trả lời Website, 6,29% youtobe, 5,71% Google+). Cùng với đó, các thông tin về nguồn lực thông tin thư viện, những dịch vụ thư viện hiện cung cấp, các khóa học về kỹ năng thông tin, hướng dẫn sử dụng thư viện, sử dụng các cơ sở dữ liệu trực tuyến.... được cập nhật nhanh chóng và sâu rộng, nâng cao hiệu quả tích cực của hình thức tiếp thị truyền miệng. (3) Công tác truyền thông thư viện thông qua mạng xã hội Facebook đã góp phần tiết kiệm thời gian và giờ làm việc của cán bộ thư viện, giúp thư viện cung cấp cập nhật nhanh chóng các thông tin. (4) Bước đầu xây dựng quan hệ cộng đồng thư viện, là nơi để kết nối và giao lưu trực tuyến giữa các thư viện với thư viện, giữa thư viện với cơ quan khác, giữa thư viện với SV; là nơi cho phép SV sáng tạo, kết nối, lưu trữ và chia sẻ thông tin, giúp thư viện tiếp cận gần hơn với SV, 610 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM hỗ trợ việc học tập từ xa, giúp SV chia sẻ và định vị thông tin. Công tác truyền thông thư viện thông qua mạng xã hội Facebook đã trở thành giao diện nền không thể thiếu để truyền bá thông tin, tăng cường sự tiếp cận của SV đối với nguồn tài liệu số hóa, đồng thời là nơi mà sự sáng tạo và ý tưởng của con người có thể được trình bày trước công chúng, là diễn đàn để trao đổi, phản hồi, nghiên cứu và quảng bá. Bảng 1: Tổng hợp ý kiến của SV về hiệu quả truyền thông qua Facebook thư viện Nội dung Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Công tác tiếp nhận và phản hồi các ý kiến góp ý của SV được giải đáp nhanh chóng N 25 30 45 75 % 14.29 17.14 25.71 42.86 Thái độ trả lời bình luận, tin nhắn,... của cán bộ thư viện thân thiện, cởi mở N 15 26 54 80 % 8.57 14.86 30.86 45.71 Facebook thư viện góp phần kéo gần khoảng cách giao tiếp giữa SV với cán bộ thư viện N 20 28 50 77 % 11.43 16.00 28.57 44.00 Hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được khi triển khai ứng dụng Facebook trong truyền thông thư viện, sự tiếp cận của SV đối với nguồn tài nguyên số hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: (1) Nội dung các bài viết chưa sáng tạo và thu hút sự chú ý của SV. Theo đó, có 85,14% ý kiến SV đồng ý với nhận định trên (chi tiết xem bảng 2). Để tiếp cận được với SV nói riêng và người dùng tin khác nói chung cần bắt đầu với những nội dung chất lượng tốt. Nội dung bài viết trên là xương sống của fanpage Facebook, do vậy cần đầu tư và chú trọng để tạo ra chúng. SV có đóng góp ý kiến cụ thể như sau: “Trang Facebook của thư viện hiện nay chưa phong phú và thu hút sự chú ý của em. Các bài viết mới chỉ đơn thuần là đăng tin bài với các nội dung về tổng hợp học liệu số theo lĩnh vực, các tin tức xoay quanh hoạt 611 TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA SINH VIÊN... động của TT TTTV, Thư viện cần đổi mới và sáng tạo nội dung hơn nữa để tránh sự nhàm chán cho người đọc”. (2) Thiếu các hoạt động tương tác người dùng trên Facebook như phát trực tiếp, tổ chức các mini game, Đồng ý với quan điểm này có 70,86% ý kiến SV lựa chọn phương án không đồng ý và phân vân (chi tiết xem bảng 2). Ngoài những nội dung thiết yếu liên quan đến tài nguyên số, kênh Facebook của TT TTTV cần có các hoạt động khác để tăng tương tác với người dùng, thu hút sự chú ý của SV. Một số ý kiến SV cho rằng: Facebook của TT TTTV cần cải thiện cách thức hoạt động để tăng cường thu hút bạn đọc, đồng thời tôn vinh văn hóa đọc; cần bổ sung các hoạt động như tặng sách, notebook, giao lưu trực tuyến với các tác giả, thầy cô về sách, (3) Đăng bài viết học liệu số trong một ngày với tần suất dày đặc, có 62,29% SV đồng tình với ý kiến này. Theo một số chuyên gia, đây được coi là cách nhanh nhất để giảm tương tác, lựa chọn một tần suất phù hợp nhất để đăng bài, có thể là từ 1-2 bài/ngày. SV cho rằng: việc đăng bài viết về học liệu số theo lĩnh vực rất bổ ích cho SV, giúp SV các trường/khoa dễ dàng tiếp cận với nguồn tài liệu; tuy nhiên các bài đăng trong một ngày quá nhiều dẫn đến “loãng thông tin”, mỗi lần muốn xem lại thì SV phải “lướt” khá lâu; Thư viện có thể đăng các bài viết về học liệu số theo lĩnh vực phân theo các ngày trong tuần, lập các album riêng cho từng lĩnh vực để dễ dàng trong việc tìm kiếm, Bảng 2: Tổng hợp ý kiến của SV về hiệu quả truyền thông qua Facebook thư viện Nội dung Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Nội dung các bài viết sáng tạo và hấp dẫn N 46 68 27 34 % 26.29 38.86 15.43 19.43 Tần suất đăng tin bài của fanpage hợp lý N 50 59 31 35 % 28.57 33.71 17.71 20.00 Các hoạt động tương tác (đặt câu hỏi, mini game, giao lưu trực tuyến,...) phong phú, đa dạng, tạo sự tương tác với SV. N 57 67 21 30 % 32.57 38.29 12.00 17.14 612 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Việc truyền thông thư viện thông qua mạng xã hội Facebook còn gặp những hạn chế trên bởi các nguyên nhân sau: Chưa có cán bộ thư viện chuyên trách và đủ năng lực, kiến thức và hiểu biết về marketing online để quản lý và sử dụng công cụ mạng xã hội Facebook; Thư viện số hóa là một sản phẩm đặc thù, không đơn thuần là sản phẩm có thể cầm nắm và mua bán bình thường như các sản phẩm khác, vì vậy nội dung và cách tiếp cận khách hàng là SV cũng khó khăn hơn; Thiếu nguồn tài chính để đầu tư. 3.3. Đề xuất một số biện pháp Để tăng cường sự tiếp cận của sinh viên đối với nguồn tài nguyên số hóa thông qua hoạt động truyền thông qua mạng xã hội Facebook được hiệu quả, thời gian tới Trung tâm Thông tin – Thư viện cần chú trọng các giải pháp sau: Thứ nhất, bố trí nhân sự chuyên trách, có hiểu biết sâu rộng về thư viện và marketing truyền thông Đào tạo hoặc tuyển dụng cán bộ thư viện sử dụng thành thạo các chức năng của Facebook, hoạt động dưới sự hướng dẫn của người quản trị chính. Cán bộ thư viện phụ trách quản lý Facebook đóng vai trò như đại sứ của thư viện. Để hoàn thành tốt công tác này, đòi hỏi cán bộ không những phải có kiến thức chuyên môn, mà cần đóng vai trò như bộ phận dịch vụ khách hàng để giao tiếp với sinh viên. Bên cạnh kiến thức chuyên môn vững vàng giúp cán bộ thư viện làm tốt được nội dung cần quảng bá và tạo được ấn tượng chuyên nghiệp trong các câu trả lời, bình luận; yêu cầu giao tiếp tốt với sinh viên cũng được coi trọng hàng đầu bởi trong thời đại thông tin phát triển vượt bậc, thư viện không còn là trung tâm thông tin duy nhất. Truyền thông qua Facebook yêu cầu sự tương tác hai chiều, các bình luận, thắc mắc của sinh viên trên các mạng xã hội đòi hỏi phải được phản hồi nhanh chóng và tích cực. Bên cạnh đó, người quản trị nội dung chính cần lên kế hoạch cập nhật thông tin định kỳ và tổ chức những buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm quản lý fanpage để tất cả nhân viên thư viện cùng tham gia hoạt động truyền thông. Việc này sẽ giảm tải lượng công việc cho mỗi cá nhân cũng như thu thập được nhiều ý tưởng truyền thông sáng tạo từ các cán bộ thư viện khác. 613 TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA SINH VIÊN... Thứ hai, xây dựng kế hoạch marketing và hướng phát triển dịch vụ truyền thông qua mạng xã hội Facebook Trung tâm Thông tin – Thư viện cần có kế hoạch marketing cụ thể, xác định chiến lược phát triển công tác truyền thông Facebook để tiếp thị, phổ biến nguồn tài nguyên số hóa tới sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm và đầu tư thời gian, nguồn lực để thực hiện. Có chiến lược và kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng, duy trì, mở rộng các hoạt động trên Facebook. Cũng giống như việc bán một món hàng, các thư viện cần có những bài viết với nội dung và hình thức trình bày thông tin sao cho hấp dẫn. Các hoạt động như đăng bài mới, chia sẻ các đường liên kết tới địa chỉ bài viết hay, tạo sự kiện và mời sinh viên tham gia, đăng video, hình ảnh đều cần làm hàng ngày, hàng tuần với tần suất thích hợp từ 1 – 2 bài/ngày. Thứ ba, đổi mới cách thức và nội dung truyền thông trên trang mạng xã hội Facebook Đổi mới cách thức truyền thông thông qua đầu tư các bài viết với nội dung bằng hình ảnh hoặc video nhằm tăng sự tương tác cũng như kích thích trí tò mò của người xem. Đây là cách quảng bá hình ảnh, các sản phẩm, dịch vụ của thư viện một cách trực quan, sinh động và mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, các sự kiện hay thông báo của thư viện cũng cần được tạo thường xuyên trên mục “sự kiện” của Facebook nhằm thúc đẩy sinh viên quan tâm, chia sẻ nội dung của thư viện trên các mạng xã hội. Với cách này, bài đăng của thư viện sẽ được nhiều người nhìn thấy hơn, qua đó, thương hiệu và sản phẩm thông tin tài nguyên số hóa của thư viện cũng được nhận diện hiệu quả hơn. Cùng với các công cụ và đặc tính tương tác cao, Facebook đã tạo ra một không gian đa dạng, các hình thức lôi cuốn như các bài tập trực tuyến, bài kiểm tra trắc nghiệm, trò chơi, hỏi đáp, v.v. Thư viện cũng có thể gửi những tin nhắn nhắc nhở người sử dụng biết những dịch vụ họ có thể cần vào thời điểm thích hợp, ví dụ như vào đầu các học 614 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM kỳ có thể gửi thông báo về lịch học của các lớp học kiến thức thông tin. Tuy nhiên, thư viện cần xác định Facebook chỉ là một công cụ hỗ trợ và quảng bá trong việc đưa người dùng tiếp cận dễ dàng với tài nguyên số hóa, nó không thể thay thế cho các hoạt động đào tạo truyền thống cũng như đào tạo thông qua trang Web của thư viện. Phối hợp với các đơn vị thành viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các trường và khoa để xây dựng nội dung quảng bá học liệu theo lĩnh vực, theo khối ngành, chú trọng phân loại sinh viên theo các khóa để quảng bá. Thứ tư, chú trọng lấy ý kiến phản hồi của sinh viên thông qua mạng xã hội Facebook Sử dụng chức năng “tạo bảng hỏi”, Trung tâm Thông tin – Thư viện có thể tạo nên những cuộc điều tra khảo sát nhỏ về các hoạt động của thư viện như: Thời gian hoạt động, nhu cầu sử dụng tài liệu, các hoạt động ngoại khoá, các sản phẩm và dịch vụ của thư viện. Hoạt động này sẽ tạo lập được sự chủ động, có sự phản hồi nhanh chóng từ người sử dụng bằng cách nhấn nút like, bình luận các ý kiến hoặc trả lời vào bảng hỏi được tạo sẵn. Qua những cuộc khảo sát trực tuyến này giúp thư viện nắm rõ hơn về quan điểm của người sử dụng thuộc các nhóm khác nhau, từ đó làm tăng tính dân chủ trong việc bày tỏ ý kiến, quan điểm của họ. Nếu hoạt động này được diễn ra thường xuyên và liên tục thì thư viện sẽ hiểu sâu hơn về nhu cầu của người sử dụng, trên cơ sở đó có những chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, từ đó tạo một hiệu ứng tốt trong việc sử dụng thư viện và vai trò của thư viện sẽ ngày một nâng cao. Thứ năm, tăng cường bảo mật và chống giả mạo fanpage Để tránh trường hợp bị nhiều tài khoản giả mạo danh tính nhằm mục đích vụ lợi cá nhân và gây ảnh hưởng xấu cho cộng đồng hoặc đánh cắp fanpage. Trung tâm Thông tin – Thư viện cần có các phương án khẳng định bản quyền với fanpage như đăng ký trực tiếp với công ty Facebook (có mất phí), quảng cáo chéo trên trang Web và các phương 615 TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA SINH VIÊN... tiện truyền thông khác, chèn thêm thông tin về fanpage của thư viện trong các bài viết đăng trên báo giấy, báo điện tử quảng bá thông tin trang Facebook của thư viện trên các trang cá nhân của các cán bộ thư viện, kêu gọi người quan tâm chia sẻ thông tin về fanpage chính thức. 4. KẾT LUẬN Tăng cường sự tiếp cận của sinh viên với nguồn tài nguyên số hóa thông qua mạng xã hội Facebook là hướng đi tích cực và đúng đắn, là cách tiếp cận sinh viên hiện đại, củng cố sự hiệu quả và năng lực của các kênh truyền thông giao tiếp chính thống hiện có. Để ứng dụng truyền thông xã hội thành công thì từ nguồn nhân lực, các khâu xử lý nghiệp vụ, cách thức phục vụ, hệ thống các dịch vụ thư viện đến công tác phát triển các nguồn tài nguyên số hóa của thư viện cần phải được hoàn thiện, cải tiến và đầu tư nâng cao chất lượng thường xuyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hải Hà lược dịch, "Sử dụng Facebook cho dịch vụ quảng bá và tham khảo: Trải nghiệm của thư viện đại học Philippines Diliman", Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 5 (61), 2016, tr. 61-63, 34. 2. Bùi Thị Thu Hà, "Mạng xã hội Facebook phương tiện hữu ích hỗ trợ hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện Việt Nam hiện nay", Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 5 (49)., 2016, tr. 24-28. 3. Chu Vân Khánh, "Marketing qua mạng xã hội Facebook trong hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1 (75), 2019, tr.35-41. 4. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Lan Hương, Facebook trong hoạt động Thông tin – Thư viện, https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/ VNU_123/17726/1/23-Nguy%E1%BB%85n%20Th%E1%BB%8B%20 N g % E 1 % B B % 8 D c % 2 0 L a n % 2 C % 2 0 N g u y % E 1 % B B % 8 5 n % 2 0 Th%E1%BB%8B%20Lan%20H%C6%B0%C6%A1ng.pdf. 5. MediaZ, Facebook Marketting 4.0, NXB Thế giới, Hà Nội, 2020. 6. Hoàng Thị Thục, "Thư viện đại học: Thực trạng và phát triển", Truy cập tại: https://lib.haui.edu.vn/Home/GetArticleByID/10446.
File đính kèm:
- tang_cuong_kha_nang_tiep_can_cua_sinh_vien_voi_tai_nguyen_so.pdf