Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp

Chúng ta đang bước vào ngưỡng cửa của thời đại thông tin và tính toán lan tỏa

(Ubiquitous computing) mới, điều này sẽ làm thay đổi mạnh mẽ các môi trường kinh

doanh, các cộng đồng và cá nhân. Hơn một thập kỷ trước đây, Marc Weiser1 đã từng

nhận xét: "Các công nghệ uyên thâm nhất là những cái đã biến mất. Chúng kết lại

thành phần nền trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và lan tỏa dần cho đến khi

không còn có thể phân biệt được chúng". Ông là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ

"Ubiquitous computing" (tính toán lan tỏa) vào năm 1991. Ý tưởng là các giao diện

thông minh có thể làm cho máy tính trở nên đơn giản hơn để sử dụng, trong khi các

mạng thông tin liên lạc sẽ kết nối các thiết bị để có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào và vào

bất kỳ thời điểm nào. Giờ đây trước sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng và sự gia tăng

số người sử dụng Internet và điện thoại di động, hiện thực đang tiến gần hơn đến viễn

cảnh mà ông đã chỉ ra. Mạng kết nối rộng khắp tương lai sẽ biến các vật dụng và các

hoạt động trong thế giới thực thành các vật thể và hoạt động trong thế giới ảo. Những

hình thái ban đầu của các mạng lưới thông tin và truyền thông lan tỏa đã được chứng

thực qua việc sử dụng ngày càng rộng rãi điện thoại di động: số thuê bao điện thoại di

động trên toàn thế giới đã đạt đến con số 4,6 tỷ người tính đến đầu năm 2010 (theo số

liệu của Liên minh Viễn thông quốc tế - International Telecommunication Union). Các

thiết bị di động nhỏ gọn này đã trở thành một bộ phận thiết yếu và không thể thiếu

trong đời sống của nhiều người, thậm chí còn hơn cả Internet.

Ngày nay, sự phát triển đang nhanh chóng diễn ra thúc đẩy nhanh hiện tượng này

tiến thêm một bước quan trọng nữa, bằng cách nhúng các bộ thu phát di động ở phạm

vi gần vào trong một loạt các thiết bị bổ sung và vật dụng hàng ngày, tạo nên các hình

thức liên lạc mới giữa con người và đồ vật, và giữa các đồ vật với nhau. Một khía cạnh

mới đã được bổ sung thêm vào thế giới các công nghệ thông tin và truyền thông

(CNTT-TT): từ chỗ mọi người có thể kết nối vào bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ nơi

nào đến nay chúng ta có khả năng kết nối mọi vật (xem hình 1).

Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp trang 1

Trang 1

Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp trang 2

Trang 2

Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp trang 3

Trang 3

Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp trang 4

Trang 4

Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp trang 5

Trang 5

Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp trang 6

Trang 6

Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp trang 7

Trang 7

Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp trang 8

Trang 8

Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp trang 9

Trang 9

Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 63 trang baonam 11020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp

Tài liệu Xu thế công nghệ kết nối và các phương án chính sách cho một xã hội kết nối Internet rộng khắp
 1 
TỔNG LUẬN SỐ 7/2011 
XU THẾ CÔNG NGHỆ KẾT NỐI 
VÀ CÁC PHƢƠNG ÁN CHÍNH SÁCH 
CHO MỘT XÃ HỘI KẾT NỐI 
INTERNET RỘNG KHẮP 
 2 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Địa chỉ: 24, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: (04)38262718, Fax: (04)39349127 
Ban Biên tập: TS Tạ Bá Hƣng (Trưởng ban), ThS Cao Minh Kiểm (Phó trưởng ban), 
ThS Đặng Bảo Hà, Nguyễn Mạnh Quân, ThS Nguyễn Phương Anh, 
Phùng Anh Tiến. 
MỤC LỤC 
 Trang 
 LỜI GIỚI THIỆU 1 
I. PHÂN TÍCH VỀ CÁC XU THẾ CÔNG NGHỆ KẾT NỐI 2 
1. Khái niệm về Xã hội kết nối rộng khắp (Ubiquitous Network Society) 2 
2. Các công nghệ hỗ trợ "Internet of things" 5 
3. Các xu thế công nghệ từ nay đến năm 2020 8 
II. DỰ ĐOÁN TƢƠNG LAI: CÁC KỊCH BẢN VỀ XU THẾ PHÁT 
TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 
24 
1. Các kịch bản về xu thế phát triển công nghệ 24 
2. Tác động của các xu thế công nghệ theo các kịch bản 31 
3. Đánh giá các tác động kinh tế, xã hội và mô hình kinh doanh 32 
III. SO SÁNH QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH ICT VÀ CÁC VẤN ĐỀ 
CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN XÃ HỘI KẾT NỐI INTERNET 
Ở KHẮP NƠI 
37 
1. So sánh chính sách ICT quốc tế giữa các nước Mỹ, Nhật Bản, Canađa, 
Hàn Quốc và OECD 
37 
2. Các vấn đề chính sách liên quan đến xã hội kết nối rộng khắp 48 
 Kết luận: Khuôn khổ chính sách tiến tới một Xã hội kết nối rộng khắp 55 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 
 3 
Lời giới thiệu 
Xã hội kết nối Internet ở khắp nơi hay còn gọi là Xã hội kết nối rộng khắp 
(Ubiquitous Network Society) là khái niệm về mạng Internet kết nối mọi vật, mọi dịch 
vụ và kết nối mọi người. Đó là một thế giới nơi mọi người, các vật dụng và máy móc 
có thể liên lạc với nhau một cách trơn tru, không vết nối, sự phân biệt giữa con người - 
máy móc trở nên mờ nhạt và các môi trường xung quanh được nội hàm bằng năng lực 
tính toán, tạo nên các môi trường thông minh, được hỗ trợ bằng các cơ sở hạ tầng hội 
tụ. Sự phát triển các ứng dụng của mạng kết nối rộng khắp tương lai được cho là sẽ 
đóng góp mạnh mẽ cho việc giải quyết các vấn đề xã hội ngày nay, như các hệ thống 
theo dõi sức khỏe giúp đáp ứng các thách thức của một xã hội già hóa; cây cối liên 
thông với nhau sẽ giúp chống nạn phá rừng; các phương tiện xe cộ liên thông sẽ giúp 
giảm tắc nghẽn giao thông và nâng cao khả năng tái tuần hoàn của chúng, qua đó làm 
giảm được phát thải cacbon do các phương tiện giao thông. Sự tương kết giữa các vật 
dụng được cho là sẽ làm tăng mạnh mẽ các ảnh hưởng sâu rộng mà các mạng lưới 
thông tin liên lạc hiện đang tạo ra đối với xã hội chúng ta, và được dự báo sẽ dẫn đến 
một sự thay đổi mang tính cách mạng. 
Tổng hợp các tài liệu của Liên minh Viễn thông quốc tế và Báo cáo về "Các 
phương án chính sách cho một Xã hội kết nối Internet rộng khắp" của Ủy ban truyền 
thông và xã hội thông tin Liên minh châu Âu, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên 
soạn tổng quan: “XU THẾ CÔNG NGHỆ KẾT NỐI VÀ CÁC PHƢƠNG ÁN CHÍNH SÁCH 
CHO MỘT XÃ HỘI KẾT NỐI INTERNET RỘNG KHẮP” với mục đích giới thiệu khái 
quát về các xu thế công nghệ kết nối trong một xã hội kết nối rộng khắp và xác định 
những cơ chế tồn tại nào tạo nên các tác động kinh tế xã hội trong giai đoạn từ nay đến 
năm 2020. Các cơ chế này được mô tả như những chiều của một không gian trong đó 
các yếu tố công nghệ, quản trị, thị trường sẽ phác họa ra những kịch bản xã hội kết nối 
tương lai. Phần cuối của tổng quan này đề cập đến sự so sánh quốc tế về các chính 
sách công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia hướng đến xã hội kết nối lan tỏa, để 
từ đó đưa ra phương án về khuôn khổ chính sách quốc gia đối phó với những thách 
thức tương lai của một Xã hội kết nối Internet ở khắp mọi nơi. 
Xin trân trọng giới thiệu. 
CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA 
 4 
I. PHÂN TÍCH VỀ CÁC XU THẾ CÔNG NGHỆ KẾT NỐI 
1. Khái niệm về Xã hội kết nối rộng khắp (Ubiquitous Network Society) 
Chúng ta đang bước vào ngưỡng cửa của thời đại thông tin và tính toán lan tỏa 
(Ubiquitous computing) mới, điều này sẽ làm thay đổi mạnh mẽ các môi trường kinh 
doanh, các cộng đồng và cá nhân. Hơn một thập kỷ trước đây, Marc Weiser1 đã từng 
nhận xét: "Các công nghệ uyên thâm nhất là những cái đã biến mất. Chúng kết lại 
thành phần nền trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và lan tỏa dần cho đến khi 
không còn có thể phân biệt được chúng". Ông là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ 
"Ubiquitous computing" (tính toán lan tỏa) vào năm 1991. Ý tưởng là các giao diện 
thông minh có thể làm cho máy tính trở nên đơn giản hơn để sử dụng, trong khi các 
mạng thông tin liên lạc sẽ kết nối các thiết bị để có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào và vào 
bất kỳ thời điểm nào. Giờ đây trước sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng và sự gia tăng 
số người sử dụng Internet và điện thoại di động, hiện thực đang tiến gần hơn đến viễn 
cảnh mà ông đã chỉ ra. Mạng kết nối rộng khắp tương lai sẽ biến các vật dụng và các 
hoạt động trong thế giới thực thành các vật thể và hoạt động trong thế giới ảo. Những 
hình thái ban đầu của các mạng lưới thông tin và truyền thôn ... ng này mang lại, biện hộ mạnh mẽ cho các tiến bộ của một 
khuôn khổ chính sách xung quanh các khuyến nghị chính sách cụ thể. Tính phức tạp này 
gây ra sự khó khăn cho việc dự báo và kiểm soát. Ngay cả tương lai trung hạn cũng chứa 
đựng nhiều khả năng có thể xảy ra, nhưng những điều đó không phân bổ đồng đều, tính bất 
định trong tiến trình sẽ tạo nên những tác động khác nhau, ảnh hưởng đến hành vi của các 
bên thứ ba và vì thế phạm vi về sự can thiệp chính sách. Trong một hệ thống như vậy, 
những hậu quả không được dự tính trước cần được bảo đảm, và để chi phối các yêu cầu mới 
đối với chính sách. Một khuôn khổ logic là cần thiết để chỉ đạo sự giám sát, đánh giá chính 
sách và điều phối chính sách. Cùng lúc, nó không cung cấp một sự chỉ dẫn tổng thể đáng tin 
cậy cho chính sách, cấu trúc của Internet of things đan xen với các cấu trúc kinh tế, xã hội 
và đó là một bức tranh phân cấp không thể nắm bắt một cách chính xác sự phong phú của 
hệ thống. Như vậy một khuôn khổ được dự tính một cách chính xác có thể coi như một 
cách tiếp cận chính sách, một cách thức để quyết định những khía cạnh nào là thích hợp và 
liên quan đến cơ sở cho những quyết định hiện tại và tương lai. 
Để có được một cách tiếp cận linh hoạt cần phải tuân theo bốn khía cạnh quan trọng của 
hệ thống như sau: 
 Cấu trúc kết nối - hành động của các bên liên quan (bao gồm cả chính sách) có thể 
ảnh hưởng đến nhiều bên một cách gián tiếp và dẫn đến những phản ứng thông qua 
các kết nối của họ. Những cơ chế tác động mở rộng này khó có thể mô tả, lập mô hình 
và kiểm soát; Hơn nữa, tác dụng thực của chính sách phụ thuộc nhiều vào động lực 
học (người phản ứng đầu tiên) cũng như vào việc những ích lợi của chúng tác động 
như thế nào. 
 Mở cửa - do ranh giới của các nhóm có hiệu lực trong xã hội kết nối lan tỏa không 
trùng hợp với các ranh giới quyền hạn, thị trường, công nghệ, ... nên các hành động và 
phản ứng của các bên liên quan có thể bỏ qua hay trù tính các hiệu ứng lan tỏa một 
cách không phù hợp hoặc có thể đánh giá quá cao mức độ kiểm soát. 
 Sự nổi lên và tính đồng thời - cũng giống như tất cả các hệ thống phức hợp khác, 
Internet of things tạo nên sự nổi bật, "sự nổi lên của các cấu trúc mới lạ và kết hợp, 
các mẫu hình và các đặc tính trong quá trình tự sắp xếp trong các hệ thống phức hợp". 
 59 
Tính phức tạp nổi lên từ sự tương kết của hệ thống và nó thường không thể giảm bớt, 
nó không thể dự đoán hay suy diễn từ các bộ phận thành phần khác. Các đặc tính nổi 
lên này (trong đó bao gồm cả các kết quả liên quan chính sách như sự bao gồm 
(inclusion), cạnh tranh, tin tưởng,...) có thể đồng bộ hóa một cách có hiệu quả, trong 
đó những thay đổi có thể nảy sinh đồng thời trên một phạm vi rộng mà không có bất 
cứ một sự phổ biến hiển nhiên nào. Kết quả đạt được vì thế có thể phụ thuộc nhiều 
hơn vào việc lựa chọn đúng thời điểm và kết hợp với các xu thế khác hơn là vào một 
sự can thiệp theo thể tích đủ để tạo nên khối lượng tới hạn. 
 Lock-in - nhiều khía cạnh quan trọng nhất của xã hội kết nối lan tỏa phụ thuộc vào 
tính tương kết và sự thỏa thuận. Kết quả là các lựa chọn công nghệ, các cấu trúc thị 
trường và xã hội và các chuẩn mực hành vi có thể củng cố dần lên đến một phạm vi 
mà chúng có thể trụ được thậm chí là trước những thay đổi cấp cao hơn. Cũng với 
biểu hiện đó, những lựa chọn cấp cao mà những ích lợi tập thể của chúng cần có thời 
gian để trở thành hiện thực có thể được duy trì so với các lựa chọn cấp dưới, nhưng 
hấp dẫn hơn về ngắn hạn so với những lựa chọn thay thế bằng sự cố kết. Khả năng 
này có thể gây khó khăn cho hình thành chính sách. Ví dụ điển hình đó là việc cân 
nhắc chính sách nhằm kìm hãm hay khắc phục việc các thị trường Internet có xu thế 
dẫn đến độc quyền. Hành vi chống cạnh tranh không phải lúc nào cũng có thể phát 
hiện hay ngăn cản trước, nhưng những biện pháp sửa chữa sau đó (sau khi lock-in 
xuất hiện) có thể là đã quá muộn, và ở đây có thể không có bằng chứng về sự trái 
ngược với thực tế để chứng minh rằng các biện pháp thay thế khả thi nếu lock-in trở 
nên phổ biến. Các chính sách chống độc quyền thông thường có thể trở nên kém hiệu 
quả hơn chính sách bảo vệ người dùng hay hỗ trợ cho các hoạt động tạo khả năng cho 
người dùng và sự tham gia tự điều chỉnh có thể hiệu quả hơn chính sách IPR trong 
việc ngăn cản hay khắc phục nạn "trộm lén sáng chế" (stealth patents) trong các tiêu 
chuẩn công. 
Mặc dù có tính phức tạp về thực hiện ở cấp cao, các mục tiêu chính sách dường như là rõ 
ràng và phù hợp với các mục tiêu thuộc các lĩnh vực chính sách khác. Nhưng tính đơn giản 
này chỉ thuận lợi ở một mức độ là nó cho phép các bên tham gia khác nhau có thể đành phải 
chấp nhận sự bất đồng (agree to disagree) hoặc để tránh những lập luận không có lợi về các 
chi tiết cụ thể. Cần thiết bắt đầu bằng việc nhận thức được rằng, nhìn từ triển vọng chính 
sách, Internet of things là một mục tiêu hay một đích cuối ở chính bản chất của nó và đồng 
thời là một phương tiện để đạt được các mục tiêu khác. Về phương diện chính sách, Internet 
được coi là: 
 Một tập hợp các cơ sở hạ tầng vật chất hữu hình (có thể mô tả về mặt kỹ thuật) và 
các thiết bị, dịch vụ, và ứng dụng; 
 Việc sử dụng các nguồn lực này để cung cấp các dịch vụ thay thế và người dùng đầu 
cuối cho xã hội dân sự, khu vực nhà nước và khu vực tư nhân; 
 Các giao dịch (bao gồm truyền thông, thương mại và hợp tác chung) diễn ra thông 
qua Internet bằng cách áp dụng các dịch vụ trên; 
 Các mẫu hình kết nối, tương tác và chia sẻ lợi ích, nhận dạng và giá trị giữa các cá 
nhân, nhóm người và tổ chức nảy sinh từ sự cung cấp và sử dụng các dịch vụ trên; 
 60 
 Tiềm năng của mạng lưới để phát triển hơn nữa và để phản ứng trước các kinh 
nghiệm, các thách thức mới và phát triển các công nghệ, thị trường và các hình thái 
xã hội; 
 Các khuyến khích và chướng ngại đối với đổi mới, tăng trưởng và sự phát triển 
(kinh tế, kỹ thuật, cá nhân và xã hội) được tạo nên bởi các yếu tố trên. 
Vì những lý do trên mà xã hội kết nối lan tỏa: 
 Bị tác động bởi một loạt các chính sách, mỗi một chính sách có các mục đích, công 
cụ, hạn chế và số người ủng hộ riêng của mình; 
 Nó mang lại một phạm vi rộng các tác động trong các lĩnh vực khác nhau (như kỹ 
thuật, kinh tế, xã hội, môi trường) mà việc đo lường các tác động là điều phức tạp, 
khó khăn hoặc khó có thể diễn giải hay mô tả thuộc tính; 
 Nó tạo nên những tác động này thông qua việc làm thay đổi hỗn hợp nhiều kênh liên 
quan đến những phối hợp khác nhau giữa các tác nhân thuộc xã hội dân sự, khu vực 
công và khu vực tư nhân; 
 Là đối tượng của sự không chắc chắn ở mỗi một cấp bậc. 
Trên đây là những yếu tố cần cân nhắc khi hình thành một khuôn khổ chính sách cho 
một xã hội kết nối lan tỏa. Chính sách về Internet tương lai là một lĩnh vực chính sách mới, 
các nhà hoạch định cần tính đến một xu thế đang trở thành hiện thực rằng thế giới đang 
ngày càng trở nên bị ảnh hưởng mạnh bởi CNTT-TT và hiện đang phụ thuộc nhiều nhất 
vào Internet. Các chính phủ sẽ phải đối phó với các hiện tượng mới liên quan đến tính kết 
nối và tính phức tạp phát sinh bởi các mạng lưới toàn cầu để giải quyết các vấn đề thuộc 
lĩnh vực chính sách mới cũng như trong mối liên quan đến hầu như tất cả các lĩnh vực chính 
sách hiện tại. 
Các chính sách về một xã hội kết nối mạng tương lai có thể phân loại thành các dạng 
khác nhau như sau: 
 Quy định: 
- Các hình thức quy định cụ thể trước và sau thực hiện khác nhau, ví dụ như: sự tuân thủ 
về mặt kỹ thuật, li xăng và sự giao thoa; phân phối và sử dụng phổ; quy định về cạnh tranh, 
định giá viễn thông, sự tương kết; quy định về nội dung; quy định cạnh tranh công bằng và 
hợp nhất; bảo vệ người tiêu dùng, tính riêng tư, chữ ký số, thương mại điện tử; các cơ sở dữ 
liệu, bản quyền, điều kiện lao động,... Nó còn bao gồm các quy định trọn gói, đáng chú ý là 
khuôn khổ luật pháp quy định đối với các dịch vụ truyền thông điện tử. 
- Các quy định về IPR có thể chứng minh những hoàn trả công bằng từ các hoạt động 
sáng tạo (mang nhiều rủi ro) và đưa ra những tín hiệu cho thấy ý tưởng được áp dụng tốt 
nhất ở đâu và những lĩnh vực nào cần sự phát triển hơn nữa. 
 Tiêu chuẩn hóa - thách thức chủ yếu là duy trì sự mở cửa của các tiêu chuẩn, làm 
cân bằng những lợi thế về tính tương kết của tiêu chuẩn hóa đối lập với sự tổn hại 
tiềm năng của tính đa dạng và sự ngăn cản đổi mới và đảm bảo rằng tiêu chuẩn hóa 
làm tăng cường tính đổi mới và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. 
 61 
 Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ và thao diễn (RTD) - thông qua các chương 
trình nghiên cứu, với sự tham gia của các viện nghiên cứu và các tác nhân thuộc hệ 
thống đổi mới quốc gia. Điều đó có thể đóng góp cho việc quản trị liên kết và các 
vấn đề chính sách khác liên quan đến xã hội kết nối lan tỏa theo nhiều cách khác 
nhau; bằng cách khai thác một cách trực tiếp các nghiên cứu có khả năng ứng dụng 
với phạm vi rộng, từ nghiên cứu công nghệ đến nghiên cứu kinh tế xã hội; bằng cách 
liên kết các tác nhân thuộc các lĩnh vực, ở phạm vi quốc gia và cộng đồng chung lợi 
ích (cấu trúc mạng); bằng cách cung cấp luồng tri thức hữu ích, nguồn vốn nhân lực 
và xã hội cho các hoạt động phát triển và triển khai và đẩy mạnh khu vực nghiên cứu. 
 Hỗ trợ phát triển và triển khai - nhằm chuyển hóa các phát minh và các thành quả 
nghiên cứu thành hàng hóa và các dịch vụ hữu dụng cần thiết cho sự phát triển hơn 
nữa các công trình kỹ thuật. Sự hỗ trợ công cho phát triển định hướng thị trường 
thường hay gây tranh cãi, bởi vì nó có khả năng gia tăng lợi ích của một số thực thể 
thương mại trong khi làm tổn hại đến một số khác. Tuy nhiên, một khi công nghệ 
chứng tỏ được tính khả thi của chúng, lập luận độc lập dựa trên sự cần thiết phải 
cung cấp các dịch vụ công chất lượng cao và các dịch vụ khác vì lợi ích kinh tế 
chung, một lần nữa biện minh cho sự tham gia công. Sự hỗ trợ này được tiến hành 
dưới nhiều hình thức, từ sự tham gia của vốn mạo hiểm đến tài trợ trực tiếp. Gần đây, 
một điều được lập luận rằng, chính sự phát triển các công nghệ phổ biến và có tính 
tương kết sẽ tạo nên một loại hàng hóa công bằng cách thiết lập một cơ sở chung 
cho sự sản sinh ra các nhóm tương kết mở. 
 Mua sắm - điều đã trở thành phổ biến hiện nay là để thúc đẩy tăng trưởng nhờ vào 
đổi mới, biện pháp kéo cầu (demand-pull) cũng quan trọng không kém việc đẩy 
cung (supply-push). Điều này đặc biệt đúng trong mối liên quan đến Internet of 
things; từ lúc bắt đầu sớm hình thành từ mạng DARPANET đến lúc triển khai rộng 
quy mô lớn dẫn đến sự phát triển và khai thác các công nghệ nhận dạng số (e-
identity), khu vực công không chỉ đóng vai trò bơm mồi cho sự phát triển internet 
mà còn đóng góp mạnh mẽ cho sự cất cánh đúng thời điểm và cho con đường phát 
triển phục vụ cho cả lợi ích công cũng như tư nhân. Tuy nhiên, tình hình chung trên 
thế giới đó là đóng góp của mua sắm công đối với đổi mới vẫn còn khiêm tốn và là 
biện pháp cần đẩy mạnh. Một khái niệm mới hình thành hiện nay đó là mua sắm đổi 
mới tiền cạnh tranh (pre-competitive procurement of innovations), điều này được 
thực hiện trước khi việc mua sắm các loại hàng hóa và dịch vụ có bao hàm những 
đổi mới đó mang lại triển vọng hơn nữa, cùng với các thực tiễn liên quan khác như 
công trình giá trị (value engineering), hợp tác chiến lược, cạnh tranh thiết kế và đa 
nguồn. 
 Cung cấp dịch vụ công - ngoài việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ, các cơ quan công 
cộng còn đảm nhận vai trò cung cấp các dịch vụ công. Việc cung cấp các dịch vụ 
công liên quan đến việc sử dụng cơ sở hạ tầng hội tụ, điện toán tiện ích (theo nghĩa 
rộng), sự hội tụ máy tính-con người (đặc biệt trong lĩnh vực y tế) và Web Thông 
minh (Intelligent Web). 
 62 
 Chính sách thông tin - ngoài các công cụ trực tiếp, các cơ quan công cộng tham gia 
vào việc liên tục thu thập thông tin, diễn giải và trao đổi. Đôi khi điều này là một bộ 
phận trực tiếp hay bổ sung cho hành động điều tiết hay chính sách kích thích. Trong 
mối quan hệ này, việc cung cấp thông tin liên quan đến Internet of X - tính năng của 
nó và viễn cảnh mà chính sách công thông báo, là một công cụ mạnh mẽ đối với 
việc quản lý tính năng tường thuật chung (shared narrative) của internet. Chức năng 
"tường thuật" này có thể có tác dụng lấp khoảng cách giữa một bên là sự lãnh đạo và 
cam kết trước (pre-commitment) với một bên là sự đáp ứng và thích nghi. Điều này 
đặc biệt đúng xét về khối lượng thông tin đồ sộ với các nguồn khác nhau, phạm vi 
bao phủ và chất lượng; thông tin chính thức và số liệu thống kê chính thức nổi lên 
như là nguồn tham khảo phổ biến chung. Việc sử dụng chúng không chỉ cung cấp 
một cơ sở đáng tin cậy cho các quyết định công, tư nhân và xã hội dân sự, mà còn 
tạo thêm tính nhất quán cho các quyết định của các bên tham gia khác nhau mà nếu 
theo cách khác có thể không đạt được. 
 Đầu tư trực tiếp - Đối với Internet of things, đầu tư mang tính chất đặc biệt với rủi ro 
rất lớn liên quan đến sự hình thành và vận hành các công trình cơ sở hạ tầng lớn, đặc 
trưng riêng về mặt kỹ thuật và có thể là lý do chính đáng để yêu cầu đầu tư công. 
Điều này đặc biệt hợp lý ở những nơi mà cơ sở hạ tầng liên quan đến các xu thế 
công nghệ không phải là trung lập hoặc có thể được làm cho phi trung lập bằng cách 
bao hàm các đặc điểm hạn chế tính tương kết, đây cũng là lý do về đầu tư công. 
 Liên kết ngang - đòn bẩy chính sách có hiệu quả nhất đó là sự nhận thức được những 
liên quan đến kết nối của tổng thể các chính sách hiện tại. Bằng cách làm cho các 
chính sách này "nhận thức về sự kết nối", bằng cách thông qua các chính sách đẩy 
mạnh lợi thế cạnh tranh tích cực. Các chính sách trong các lĩnh vực như y tế, môi 
trường, cạnh tranh,... và bằng cách khuyến khích sự phối hợp xung quanh một 
chương trình nghị sự về kết nối giữa các chính sách này, những cải thiện đáng kể ở 
các kết quả kết nối có thể đạt được mà không cần đến sự thay đổi lớn ở chính sách, 
sự cam kết rộng lớn hay chuyển giao chủ quyền chính sách. 
Biên soạn: Nguyễn Phƣơng Anh 
Đặng Bảo Hà 
Nguyễn Mạnh Quân 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 63 
1. RAND: Trends in connectivity technologies and their socioeconomic impacts - Policy 
Options for the Ubiquitous Internet Society. 2009. 
2. Internet of Things - An action plan for Europe. COMMUNICATION FROM THE 
COMMISSION TO THE EUROPEAN PARLIAMENT, THE COUNCIL, THE 
EUROPEAN ECONOMIC AND SOCIAL COMMITTEE AND THE 
COMMITTEE OF THE REGIONS. Brussels, 6/2009. 
3. ITU Internet Reports 2005: The Internet of Things. International Telecommunication 
Union (ITU), Geneva, 11/2005. 
4. Ubiquitous Network Society. ITU Telecom World Forum, 12/2006. 
5. Ubiquitous Network Society: “Emerging e-Business Opportunities”. Global Business 
Dialogue on Electronic Commerce. 11/2006. 
6. Teruyasu Murakami, Akihisa Fujinuma: "Ubiquitous Networking: Towards a new 
paradigm". Nomura Research Institute, 4/2000. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_xu_the_cong_nghe_ket_noi_va_cac_phuong_an_chinh_sac.pdf