Tài liệu Viêm mũi xoang trẻ em

1. ĐỊNH NGHĨA

Viêm mũi xoang (VMX) là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi,

gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, siêu vi, dị ứng. bệnh thường

hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi. Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang

được chia làm ba thể: viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang

bán cấp kéo dài từ 4 - 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất từ 8 - 12 tuần

bất chấp việc điều trị.

2. NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em, trong đó nguyên nhân do vi sinh

vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, vi nấm) là hay gặp nhất. Vi khuẩn gây bệnh viêm xoang

gặp chủ yếu là một trong các loại Hemophillus influenzae, Streptococcus pneumoniae,

trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella

Các loài vi khuẩn này từ họng, hầu, mũi, phế quản di chuyển ngược dòng lên các xoang

và gây viêm xoang cho trẻ.

Viêm mũi xoang trẻ em thường hay gặp ở các cháu dưới 6 tuổi, bị viêm mũi dị

ứng, viêm VA, viêm amidan. Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh

dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, điều trị

không khỏi dẫn đến viêm mũi xoang.

− Viêm đường hô hấp trên: Chảy mũi, ho, ngạt mũi, sốt nhẹ, thường hay xảy ra,

nhiều khi hết thuốc bệnh lại tái phát, thường dẫn đến biến chứng viêm tai giữa cấp tính.

− Viêm mũi dị ứng: Chảy mũi trong, nhiều em suốt ngày chảy mũi, khò khè, có

kèm theo ran ở phổi. Có khoảng 40% trẻ em bị viêm mũi dị ứng có liên quan đến hen

phế quản.

− Hen phế quản: Viêm phế quản mạn tính, trẻ khó thở từng cơn do phế quản co

thắt, niêm mạc phế quản phù nề và xuất tiết dịch nhầy, khó thở ở thì thở ra. Có khoảng80% trẻ em bị hen phế quản có liên quan đến viêm mũi dị ứng.

− Suy giảm miễn dịch: Ở trẻ có liên quan đến việc cha mẹ bị AIDS.

− Bất thường giải phẫu về hốc mũi: Vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, quá

phát VA vòm, VA vòi.

Các nguyên nhân trên kéo dài dai dẳng dẫn đến niêm mạc mũi bị phù nề, tắc lỗ

thông mũi xoang, ứ đọng dịch trong xoang và viêm xoang.

Tài liệu Viêm mũi xoang trẻ em trang 1

Trang 1

Tài liệu Viêm mũi xoang trẻ em trang 2

Trang 2

Tài liệu Viêm mũi xoang trẻ em trang 3

Trang 3

Tài liệu Viêm mũi xoang trẻ em trang 4

Trang 4

Tài liệu Viêm mũi xoang trẻ em trang 5

Trang 5

Tài liệu Viêm mũi xoang trẻ em trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 10800
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Viêm mũi xoang trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Viêm mũi xoang trẻ em

Tài liệu Viêm mũi xoang trẻ em
VIÊM MŨI XOANG TRẺ EM
1. ĐỊNH NGHĨA
Viêm mũi xoang (VMX) là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi,
gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, siêu vi, dị ứng... bệnh thường
hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi. Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang
được chia làm ba thể: viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang
bán cấp kéo dài từ 4 - 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất từ 8 - 12 tuần
bất chấp việc điều trị.
2. NGUYÊN NHÂN
Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em, trong đó nguyên nhân do vi sinh
vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, vi nấm) là hay gặp nhất. Vi khuẩn gây bệnh viêm xoang
gặp chủ yếu là một trong các loại Hemophillus influenzae, Streptococcus pneumoniae,
trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella
Các loài vi khuẩn này từ họng, hầu, mũi, phế quản di chuyển ngược dòng lên các xoang
và gây viêm xoang cho trẻ.
Viêm mũi xoang trẻ em thường hay gặp ở các cháu dưới 6 tuổi, bị viêm mũi dị
ứng, viêm VA, viêm amidan. Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh
dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, điều trị
không khỏi dẫn đến viêm mũi xoang.
− Viêm đường hô hấp trên: Chảy mũi, ho, ngạt mũi, sốt nhẹ, thường hay xảy ra,
nhiều khi hết thuốc bệnh lại tái phát, thường dẫn đến biến chứng viêm tai giữa cấp tính.
− Viêm mũi dị ứng: Chảy mũi trong, nhiều em suốt ngày chảy mũi, khò khè, có
kèm theo ran ở phổi. Có khoảng 40% trẻ em bị viêm mũi dị ứng có liên quan đến hen
phế quản.
− Hen phế quản: Viêm phế quản mạn tính, trẻ khó thở từng cơn do phế quản co
thắt, niêm mạc phế quản phù nề và xuất tiết dịch nhầy, khó thở ở thì thở ra. Có khoảng
80% trẻ em bị hen phế quản có liên quan đến viêm mũi dị ứng.
− Suy giảm miễn dịch: Ở trẻ có liên quan đến việc cha mẹ bị AIDS.
− Bất thường giải phẫu về hốc mũi: Vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, quá
phát VA vòm, VA vòi.
Các nguyên nhân trên kéo dài dai dẳng dẫn đến niêm mạc mũi bị phù nề, tắc lỗ
thông mũi xoang, ứ đọng dịch trong xoang và viêm xoang. 
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
3.1.1. Lâm sàng
Những triệu chứng sau đây có thể nghĩ đến là xoang bị nhiễm trùng: Sốt nhẹ kéo
dài, sổ mũi, nước mũi có màu vàng-xanh, chảy mũi xuống họng gây đau họng, ho, hơi thở
hôi, nôn ọe, trẻ trên 6 tuổi thì luôn luôn có triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi khó chịu, phù
nề quanh mắt. Ở trẻ dưới 2 tuổi, viêm mũi xoang thường đi kèm với viêm tai giữa và
nguyên nhân là do nhiễm siêu vi và dị ứng bởi những yếu tố môi trường như khói thuốc lá,
thời gian ở nhà trẻ quá nhiều và đặc biệt là bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản.
3.1.2. Cận lâm sàng
− Khám nội soi mũi: Các khe mũi hai bên hốc mũi nhiều dịch nhầy, đặc, chảy
từ cửa mũi sau xuống họng, niêm mạc cuốn mũi giữa, cuốn mũi dưới phù nề. Vòm mũi
họng VA quá phát che kín cửa mũi sau, có khi chèn ép vào lỗ vòi Eustache.
− Chụp X quang thông thường tư thế Blondeau và Hirtz có thể thấy hình ảnh
các xoang bị mờ, dày niêm mạc xoang, mức khí - dịch trong xoang.
− Chụp CT Scan đối với những bệnh nhi bị viêm mũi xoang mạn tính sẽ thấy rõ
ràng hình ảnh tổn thương niêm mạc xoang, những biến đổi về cấu trúc giải phẫu mũi
xoang, giúp thầy thuốc quyết định phẫu thuật chính xác.
− Chụp cộng hưởng từ (MRI) có giá trị chẩn đoán các bệnh lý u xoang (u nấm
hoặc u ác tính).
− Siêu âm xoang chỉ có giá trị chẩn đoán bệnh lý xoang ở trẻ trên 4 tuổi, chủ
yếu là xoang hàm và xoang trán.
− Nuôi cấy vi khuẩn trong dịch mũi xoang, lấy từ vòm mũi họng, để phân lập vi
khuẩn và làm kháng sinh đồ.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
− Viêm mũi xoang và viêm đường hô hấp trên:
Viêm đường hô hấp trên cấp tính thì trong một năm trẻ có thể mắc từ 6 - 8 lần, sau
một đợt viêm mũi họng cấp kéo dài trên 1 tuần, viêm nhiễm đường hô hấp trên chỉ kéo
dài trung bình 5 – 7 ngày là hết. Trong khi đó bệnh viêm mũi xoang ở trẻ nhỏ thì triệu
chứng lâm sàng, diễn biến và biểu hiện bệnh kéo dài dai dẳng rất lâu sau đó và có thể
trở thành viêm mũi xoang mạn tính.
− Viêm mũi xoang và viêm mũi dị ứng:
Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ chẩn đoán, có thể căn cứ vào một số triệu chứng
sau: ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được, với trẻ bị
viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc
khi thời tiết thay đổi. Chảy nước mũi cả hai bên, dịch màu trong suốt, không có mùi.
Ngạt mũi từng bên, có khi ngạt cả hai bên, trẻ mắc bệnh phải thở bằng miệng. Chụp
Xquang không cho hình ảnh rõ rệt, khác với bệnh viêm xoang mạn tính sẽ có hình ảnh
các hốc xoang chứa mủ. Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường phát bệnh theo từng cơn, vào
thời điểm chịu tác động của các tác nhân gây dị ứng. Ngoài cơn trẻ có thể cảm thấy
hoàn toàn bình thường.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
− Làm giảm các triệu chứng lâm sàng.
− Kiểm soát nguyên nhân nhiễm trùng: siêu vi, vi khuẩn, nấm
− Phòng tránh các yếu tố gây dị ứng: khói thuốc lá, bụi nhà, lông vũ, phấn hoa
− Điều trị các bệnh nền nếu có như: trào ngược dạ dày thực quản, suy giảm miễn dịch
− Điều trị các bất thường về giải phẫu mũi xoang nếu có.
4.2. Sơ đồ điều trị
4.2.1. Viêm mũi xoang cấp tính
Điều trị nội khoa là chính, bao gồm:
− Thuốc kháng sinh nhóm Bêta - lactam, Cephalosporin, thế hệ 1, 2, Macrolide
dài từ 7 đến 14 ngày.
− Thuốc chống sung huyết mũi giúp thông thoáng mũi và các lỗ thông xoang
như Oxymethazolone 0,05%, Xylomethazoline 0,05%...
− Xịt Corticoid tại chỗ để giảm phù nề niêm mạc mũi xoang.
− Các loại thuốc làm ẩm mũi, loãng dịch tiết mũi như nước muối sinh lý
− Điều trị hỗ trợ như rửa mũi, hút mũi để đỡ nghẹt mũi.
Lưu ý những loại thuốc chống sung huyết mũi và các loại kháng histamin thận
trọng dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
4.2.2. Viêm mũi xoang mạn tính
Nếu trẻ vẫn bị một hay nhiều triệu chứng lâm sàng như đã nói ở trên kéo dài quá
12 tuần thì coi như viêm mũi xoang mạn tính. Viêm mũi xoang mạn tính hoặc những
thời kỳ tái phát của viêm mũi xoang cấp tính nhiều hơn 4-6 lần trong một năm thì phải
đưa trẻ đi khám bệnh ở bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để quyết định điều trị nội khoa
tiếp tục hoặc phải can thiệp phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Cần áp dụng những phẫu thuật bảo tồn hơn là phẫu thuật tiệt căn, chỉ định phẫu
thuật trong các trường hợp sau:
− Viêm mũi xoang tái phát hơn 6 lần/1 năm.
− Chảy máu mũi, nghẹt mũi, không ngửi được mùi. 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ TAI MŨI HỌNG
84
− Mũi ứ đọng mủ nhầy, mủ hoặc chảy xuống thành sau họng.
− Nhức đầu, ù tai, chảy mủ tai.
− Khám mũi thấy có những biến dạng về cấu trúc giải phẫu, có polyp, VA phì đại
− Hình ảnh trên phim CT Scan có dấu hiệu viêm xoang mạn tính.
Chú ý: Trong quá trình phẫu thuật, nếu phát hiện thấy VA viêm, quá phát thì nên
xử lý luôn.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không hợp lý, viêm mũi xoang có thể gây
những biến chứng thường gặp sau đây và có thể nguy hiểm đến tính mạng:
− Viêm họng mạn tính
− Polyp mũi
− Viêm tai giữa ứ dịch
− Viêm phế quản mạn tính, hen suyễn
− Nhức đầu dai dẳng
− Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu
− Viêm tấy ổ mắt - viêm mí mắt - viêm túi lệ
− Viêm cốt - tủy xương, áp xe dưới cốt mạc xương trán
− Viêm màng não
− Viêm tắc tĩnh mạch hang
− Áp xe não, viêm não
6. PHÒNG BỆNH
 Một số biện pháp để phòng bệnh viêm mũi xoang cho trẻ em gồm:
− Điều trị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng tức thì. Như vậy có thể ngăn cản
sự nhiễm khuẩn ở các xoang đang phát triển.
− Tránh tiếp xúc với những người bị cảm hoặc đang nhiễm khuẩn đường hô
hấp trên do siêu vi. Nếu phải tiếp xúc với những người này thì phải rửa tay thường
xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc thì phải rửa tay ngay lập tức.
− Tránh xa khói thuốc lá trong nhà hoặc ở những nơi vui chơi công cộng, vì
khói thuốc kích thích làm cho niêm mạc mũi xoang bị viêm nặng hơn.
− Nếu đã có cơ địa dị ứng thì tránh những tác nhân gây bộc phát dị ứng, nên nói
cho bác sĩ biết trẻ có đang điều trị bằng phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu hay không.
− Tránh hít thở không khí khô khan. Nên dùng máy tạo ẩm trong nhà hoặc nơi
trẻ học tập để làm ẩm không khí.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_viem_mui_xoang_tre_em.pdf