Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số

 Quản trị tri thức là quản lý hệ thống tài sản trí tuệ của

một tổ chức, là sự phối hợp có chủ đích và có hệ thống của con

người với công nghệ và những quy trình quản lý nhằm thúc đẩy

việc nắm bắt, sáng tạo, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả các tri

thức cá nhân cũng như tri thức của tổ chức. Trong kỷ nguyên

của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), quản

trị tri thức đã và đang được thực hiện theo chu trình “vòng tròn

khép kín” dưới tác động của ứng dụng công nghệ chuyển đổi

số. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra,

nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch.

và tác động tới tất cả các khía cạnh của một tổ chức. Nếu đạt

hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation)

cách thức mà một tổ chức hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối

ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị to lớn. Có lẽ đây là

xu thế tất yếu của một Trung tâm Tri thức số của Việt Nam nói

chung và Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà

Nội (ĐHQGHN) nói riêng nhằm phát triển thành hệ sinh thái lý

tưởng để con người và dữ liệu khoa học được kết nối, tích hợp,

sáng tạo tri thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số trang 1

Trang 1

Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số trang 2

Trang 2

Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số trang 3

Trang 3

Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số trang 4

Trang 4

Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số trang 5

Trang 5

Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số trang 6

Trang 6

Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số trang 7

Trang 7

Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số trang 8

Trang 8

Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số trang 9

Trang 9

Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 10100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số

Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức - Xu thế phát triển của trung tâm tri thức số
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
- XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
Nguyễn Đăng Khoa*, Lê Đình Bình**1, 
Nguyễn Thị Thúy Hà***2, Nguyễn Thị Hiền****3
Tóm tắt: Quản trị tri thức là quản lý hệ thống tài sản trí tuệ của 
một tổ chức, là sự phối hợp có chủ đích và có hệ thống của con 
người với công nghệ và những quy trình quản lý nhằm thúc đẩy 
việc nắm bắt, sáng tạo, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả các tri 
thức cá nhân cũng như tri thức của tổ chức. Trong kỷ nguyên 
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), quản 
trị tri thức đã và đang được thực hiện theo chu trình “vòng tròn 
khép kín” dưới tác động của ứng dụng công nghệ chuyển đổi 
số. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, 
nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch... 
và tác động tới tất cả các khía cạnh của một tổ chức. Nếu đạt 
hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation) 
cách thức mà một tổ chức hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối 
ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị to lớn. Có lẽ đây là 
xu thế tất yếu của một Trung tâm Tri thức số của Việt Nam nói 
chung và Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà 
Nội (ĐHQGHN) nói riêng nhằm phát triển thành hệ sinh thái lý 
tưởng để con người và dữ liệu khoa học được kết nối, tích hợp, 
sáng tạo tri thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Từ khóa: Quản trị tri thức; Chuyển đổi số; Trung tâm Tri thức số.
* Thạc sĩ, Ban Tổ chức Cán bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
** Thạc sĩ, Ban Tổ chức Cán bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
*** Thạc sĩ, Văn phòng Đảng ủy, Đại học Quốc gia Hà Nội.
*** Thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
270
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Tri thức theo cách hiểu chung nhất là “hiểu biết”. Ngày nay, chúng 
ta thường nghe đến tri thức đang trở nên tiềm lực cạnh tranh, tri thức 
là sức mạnh và tài nguyên, tri thức là nâng cao dân trí. Nói đến tri thức 
còn phải kể đến kinh tế tri thức. Ngân hàng Thế giới (WB, 2000) đánh 
giá “Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế thế giới, cán 
cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức. 
Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức 
sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố 
lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự 
đã dựa vào tri thức”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản trị tri thức và 
dùng phương pháp nào để quản trị tri thức hiệu quả nhất. Phương pháp 
quản trị tri thức hiện nay thường thể hiện mối quan hệ liên kết hữu cơ 
giữa dữ liệu, thông tin và tri thức và được diễn ra theo chu trình khép 
kín trong quá trình chuyển đổi số. Vậy trước hết, chúng ta cần làm rõ 
một số khái niệm về dữ liệu thông tin tri thức và quản trị tri thức.
1. KHÁI NIỆM VỀ DỮ LIỆU, THÔNG TIN, TRI THỨC VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHÚNG
1.1. Khái niệm "dữ liệu"
Theo Điều 4 Luật Giao dịch điện tử ban hành ngày 29 tháng 11 
năm 2005, dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình 
ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. Nói dễ hiểu, dữ liệu (data) bao gồm 
những mệnh đề phản ánh thực tại. Một phân loại lớn của các mệnh đề 
quan trọng trong thực tiễn là các đo đạc hay quan sát về một đại lượng 
biến đổi. Các mệnh đề đó có thể bao gồm các số, từ hoặc hình ảnh [Luật 
Giao dịch điện tử, 2005,1]. 
Theo nghĩa rộng, dữ liệu thô là các số, ký tự, hình ảnh hay các kết 
quả khác của các thiết bị chuyển đổi các lượng vật lý thành các ký hiệu. 
Các dữ liệu thuộc loại này thường được xử lý tiếp bởi người hoặc đưa vào 
máy tính. Trong máy tính, dữ liệu được lưu trữ và xử lý tại đó hoặc được 
chuyển (output) cho một người hoặc một máy tính khác. Dữ liệu thô là 
một thuật ngữ tương đối. Việc xử lý dữ liệu thường được thực hiện theo 
từng bước. “Dữ liệu đã được xử lý” tại bước này có thể được coi là “dữ liệu 
271
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
thô” cho bước tiếp theo. Dữ liệu (Data): là âm thanh, hình ảnh, con số, chữ 
viết thu nhận được từ việc quan sát hay đo lường [Dalkir, K. (2005), 2].
1.2. Khái niệm về thông tin
Thông tin là những mô hình hay tập hợp dữ liệu đã được tổ chức 
lại và diễn giải đặt trong bối cảnh và nhằm một mục đích cụ thể. Thông 
tin là những thông điệp thường được thể hiện theo dạng văn bản hoặc 
giao tiếp có thể thấy được hoặc không thấy được... nhằm mục đích 
thay đổi cách nhận thức của người nhận thông tin về vấn đề cụ thể, và 
gây ảnh hưởng đến sự đánh giá và hành vi của người nhận. Vì thông 
tin là những dữ liệu được tổ chức lại vì một mục đích nào đó, vì vậy mà 
nó sẽ giảm bớt sự không chắc chắn. Đó cũng chính là sự khác biệt của 
thông tin với dữ liệu. Tương tự như dữ liệu, thông tin được mã hóa và 
tương đối dễ dàng truyền tải [Nguyễn Vinh (theo TVGroup), 3].
1.3. Khái niệm về tri thức
Tri thức là thông tin được cấu trúc hóa, được kiểm nghiệm và có 
thể sử dụng được vào mục  ... hính, bao gồm: i) Nắm bắt hoặc/ và sáng tạo tri thức; 
ii) Chia sẻ và phân phối tri thức; iii) Thu nhập và áp dụng tri thức. Trong quá 
trình chuyển đổi từ nắm bắt/ sáng tạo sang giai đoạn chia sẻ và phân 
phối, tri thức được đánh giá, phân tích. Tri thức sau đó được đặt vào 
trong ngữ cảnh để có thể hiểu được (thu nhận) và sử dụng được (áp 
dụng). Giai đoạn này sau đó được quay vòng ngược lại giai đoạn đầu 
để cập nhật những nội dung tri thức mới. Chu trình quản trị tri thức 
được phác họa ở trong Hình 3.
Hình 3. Chu trình quản trị tri thức 
(Nguồn: Đặng Thị Việt Đức và Nguyễn Thu Hương (2016), 10)
275
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
4. LỢI ÍCH CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN 
TRỊ TRI THỨC LÀ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
4.1. Lợi ích của chuyển đổi số trong quản trị dịch vụ công
Chuyển đối số sử dụng dữ liệu và hệ thống công nghệ số nhằm 
thay đổi trải nghiệm người sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước 
cung cấp. Việc thay đổi hệ thống công nghệ cũng làm thay đổi nghiệp 
vụ, mô hình và phương thức hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước.
Chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi nhận thức của những nhà 
lãnh đạo, những người đứng đầu các quốc gia, tổ chức, có khả năng 
quyết định hướng đi và sự thành công của quốc gia và tổ chức. Hiện nay, 
các quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng công 
nghệ thông tin nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi số trước những 
lợi ích mà nó đem lại. Chính phủ các nước dần ứng dụng chuyển đổi số 
vào công tác xây dựng “Nhà nước số”, “Chính phủ điện tử”. Đồng thời 
cũng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp áp 
dụng những thành tựu của chuyển đổi số vào quá trình vận hành kinh 
doanh doanh nghiệp. Đối với hoạt động nhằm đảm bảo an ninh quốc 
gia, các bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia đã ngay lập tức áp dụng 
chuyển đổi số khi nhận thức được tầm quan trọng của nó.
Trước xu hướng đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang từng bước áp 
dụng vào công tác quản lý và xây dựng chính phủ điện tử với các chính 
sách - pháp luật đang được sửa đổi nhằm có hệ thống pháp lý phù hợp 
với xu hướng hiện nay. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam còn khuyến 
khích các ngành/ nghề, doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số trong 
tất cả lĩnh vực, như: chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong 
lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, trong công 
tác truyền thông,
Tuy vậy, Chính phủ cũng cần phải hoạch định lại các chiến lược 
chuyển đổi số quốc gia cho phù hợp và nhất quán nhằm định hướng phát 
triển kinh tế - xã hội số. Trên cơ sở đó, xây dựng các chiến lược chuyển đổi 
số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp, đảm bảo quá 
trình công nghiệp hóa, chuyển đổi hóa và tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó 
276
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
các cơ quan nhà nước - doanh nghiệp - trường đại học, viện nghiên cứu 
giữ vai trò nòng cốt [Nguyễn Thị Phương Dung, 2020, 11].
4.2. Tác động của chuyển đổi số trong quản trị tri thức
Với lợi ích của chuyển đổi số trong quản trị dịch vụ công như đã 
trình bày ở mục 4.1, chuyển đổi số còn được biết đến qua quá trình quản 
trị tri thức theo một chu trình khép kín, cụ thể theo hình dưới đây:
Hình 4. Chu trình quản trị tri thức và tác động của chuyển đổi số
(Nguồn: Hồ Tú Bảo, 2017, 4) 
5. VAI TRÒ CỦA TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC 
 Từ xu thế phát triển, định hướng của Đảng, Chính phủ, có thể 
thấy, chuyển đổi số ở trường đại học là những vấn đề mà trường đại 
học cần phải thay đổi nhìn từ phía người học để đáp ứng nhu cầu của 
mô hình đại học số trong quá trình phát triển của CMCN 4.0. Đại học 
số hóa được hiểu là hầu hết mọi hoạt động của đại học đều được thực 
hiện trên môi trường số. Các nguồn tài nguyên học tập như hệ thống 
bài giảng, giáo trình, thư viện, hệ thống quản lý đào tạo, các công trình 
và kết quả nghiên cứu, các nguồn thông tin dữ liệu đều được số hóa. 
Tương tự, các hoạt động có liên quan như hỗ trợ sinh viên, dịch vụ về 
hạ tầng, chuyển giao công nghệ, xúc tiến việc làm,... cũng đều được 
thực hiện trên môi trường điện tử [Trần Quốc Bình, 2020, 12]. 
277
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
5.1. Quá trình phát triển thành công Thư viện số
Để xây dựng và phát triển Đại học số - Đại học thông minh, 
ĐHQGHN (Hệ sinh thái số thống nhất trong đa dạng One VNU) thì 
phải đòi hỏi tất cả các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN cùng 
đồng bộ thực hiện cũng giống như các “Tế bào: Các đơn vị” trong một 
“Cơ thể: ĐHQGHN” phải “Chuyển đổi số” nhanh và mạnh mẽ trên 
nền tảng công nghệ 4.0. Hệ thống dữ liệu số - thông tin số - tri thức số 
ĐHQGHN (hay nói cách khác là quản trị tri thức dưới tác động chuyển 
đổi số) sẽ được vận hành trên nền tảng công nghệ thống nhất và đồng 
bộ giúp ĐHQGHN có thể chỉ đạo, quản lý, giám sát, vận hành nhanh 
chóng, chính xác, hiệu quả, theo thời gian thực mọi hoạt động nghiên 
cứu, đào tạo, giảng dạy, học tập của các đơn vị và cũng giúp chính 
các đơn vị này chỉ đạo, quản lý, giám sát mọi hoạt động của cấp dưới 
mình đồng bộ với chỉ đạo của ĐHQGHN. Các mối quan hệ, liên kết, 
kết nối trong ĐHQGHN sẽ là không gian số đa chiều, đa dạng nhưng 
được thống nhất và phát triển trong hệ sinh thái số, thúc đẩy nghiên 
cứu số, đào tạo số hiệu quả nhất, chất lượng cao nhất, sáng tạo nhất, 
tốc độ nhanh nhất và mọi lúc, mọi nơi. Một mô hình thư viện số đang 
được lãnh đạo ĐHQGHN quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện các 
giải pháp đột phá phấn đấu trở thành Trung tâm Tri thức số hiện đại ở 
Việt Nam nói chung và ĐHQGHN nói riêng phải kể đến đó là Trung tâm 
Thông tin - Thư viện, ĐQHGHN (VNU-LIC). Quá trình phát triển thành 
công thư viện số VNU-LIC nổi bật nhất là giai đoạn 2014-2019: i) Năm 
2014: Thư viện số 1.0 (Digital Library 1.0): Số hoá và quản trị tài nguyên 
nội sinh ĐHQGHN; ii) Năm 2018: Thư viện số nghiên cứu 2.0 (Digital 
Research Library 2.0): Tích hợp tri thức số nội sinh ĐHQGHN với hệ tri 
thức học thuật toàn cầu qua hệ thống tìm kiếm thông minh URD2; iii) Năm 
2019: Thư viện Thông minh 4.0 (Smart Library 4.0): Phát triển công nghệ 
di động, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật, truy cập và sử dụng tài nguyên số 
thư viện số Bookworm qua smartphone [Nguyễn Hoàng Sơn, 2020,13].
5.2. Chuyển đổi Thư viện số thành Trung tâm Tri thức số VNU-LIC (Digital Knowledge Hub)
Trong giai đoạn 2020-2025: Trung tâm Tri thức số VNU-LIC (Digital 
Knowledge Hub): Người dùng tin ĐHQGHN hoàn toàn có khả năng 
278
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
truy cập, tìm kiếm, sử dụng và đọc toàn bộ tri thức số của nhân loại, 
tạo nên hệ sinh thái nghiên cứu – đào tạo ĐHQGHN đồng bộ hoá 
với hệ sinh thái nghiên cứu của nhân loại. Thư Viện Đa điểm (Multi– 
Location Library để phát triển mạng lưới thư viện chi nhánh tới toàn 
bộ các Trường – Khoa, ĐHQGHN, phát triển văn hoá đọc toàn diện 
mọi lúc – mọi nơi).
Trung tâm học tập số - nghiên cứu số: Tích hợp và đồng bộ hóa 
dữ liệu số, học liệu số và hệ sinh thái học tập, giảng dạy nghiên cứu 
của ĐHQGHN. Tạo hệ sinh thái số lý tưởng cho Tự học suốt đời, Tự 
nghiên cứu suốt đời, thúc đẩy xã hội tự học tập, tự nghiên cứu, tự sáng 
tạo ĐHQGHN
Trên nền tảng công nghệ thư viện số thông minh, Trung tâm 
Tri thức số VNU-LIC (Digital Knowledge Hub) (Hình 5) chính là hệ 
sinh thái lý tưởng để con người và dữ liệu khoa học được kết nối, 
tích hợp và sáng tạo tri thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Không gian 
vật lý và không gian số giúp trí tuệ và trí thông minh của mỗi cá 
nhân được tương tác liên tục theo thời gian thực với trí tuệ của cộng 
đồng khoa học trong nước và trên thế giới ở bất cứ thời gian nào và 
địa điểm nào. Trung tâm Tri thức lý tưởng này đóng vai trò nền tảng, 
là bộ não và trái tim để thúc đẩy nghiên cứu, học tập, sáng tạo của 
Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN (2020-2025), như sau: 
là nơi Hỗ trợ học tập /Nghiên cứu /Đổi mới /Khởi nghiệp (Learn - 
Study /Research /Innovate /StartUp); Phát sinh ý tưởng mới (Ideas); 
Giao lưu, hợp tác, kết nối, chia sẻ học thuật (Collaborate – Connect 
- Sharing); Là nơi truyền cảm hứng nghiên cứu, sáng tạo (Inspire, 
Create); có các dịch vụ thông tin hiện đại như lưu trữ - tìm kiếm – 
phân tích – tổng hợp dữ liệu khoa học cho các nhà nghiên cứu; Định 
hướng thông tin – tri thức – nghiên cứu; Tổ chức Workshop; Hỗ trợ 
xuất bản; Hướng dẫn cách viết báo cáo – công trình khoa học; là nơi 
đưa con người tiếp cận thế giới thông tin – tri thức mở hiện nay; có 
trách nhiệm quốc gia, thể hiện trình độ khoa học và công nghệ trụ 
cột của quốc gia
279
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
Hình 5. Ứng dụng VNU-LIC Knowledge Hub 4.0 
(Nguồn: Nguyễn Hoàng Sơn, 2020, 12)
Hình 6 dưới đây thể hiện Mô hình phát triển Đại học số - Đại học 
thông minh, ĐHQGHN (2020-2025). ĐHQGHN có vai trò chỉ đạo, quản 
lý, điều hành toàn bộ hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu 
của các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN trên nền tảng số 4.0 
(Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Kết nối vạn vật, Điện toán đám mây, Ứng 
dụng di động). Trong đó, Thư viện số của Trung tâm Thông tin – Thư 
viện, ĐHQGHN (VNU-LIC) có vai trò xây dựng và phát triển học liệu 
số phục vụ cho toàn bộ ĐHQGHN. Trong giai đoạn (2020-2025), trên 
nền tảng Thư viện số VNU-LIC 4.0 sẽ định hướng phát triển 3 mô hình 
Trung tâm Tri thức số, Trung tâm học tập số, Trung tâm nghiên cứu số 
để làm nền tảng phát triển Đại học số - Đại học thông minh, ĐHQGHN 
và 3 mô hình này sẽ tác động lớn đến quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, 
học tập, tiếp nhận tri thức của toàn bộ ĐHQGHN trong tương lai. 
Hình 6. Vai trò của VNU-LIC để phát triển Đại học số - Đại học thông minh, 
ĐHQGHN (2020-2025), 
(Nguồn: Nguyễn Hoàng Sơn,2020,13) 
280
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Ngoài ra, với nhiệm vụ Quản trị Tri thức số cho ĐHQGHN, VNU-
LIC sẽ hỗ trợ các nhiệm vụ sau: i) Quản trị quá trình tìm kiếm - khám 
phá - tiếp nhận - bổ sung - xử lý - tổ chức - phân tích - tổng hợp - giao 
tiếp - truyền thông - sử dụng tri thức cho mục đích giải quyết hiệu quả 
học tập, giảng dạy, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, nhà nghiên 
cứu ĐHQGHN; ii) Quản trị sử dụng và tích hợp nền tảng tri thức đã 
có với tri thức mới được tiếp nhận để tối ưu hóa nghiên cứu, đào tạo, 
học tập, quản trị ĐHQGHN; iii) Quản trị tri thức để áp dụng vào 
nghiên cứu, đào tạo, học tập, đạt kết quả cao nhất, tiết kiệm tối đa năng 
lượng - thời gian - tài chính của ĐHQGHN;
Dựa trên nền tảng thư viện số thông minh và hiện đại, Trung tâm 
Tri thức số VNU-LIC sẽ làm nền tảng để phát triển Trung tâm Học tập 
số, Trung tâm Nghiên cứu số thúc đẩy hệ sinh thái số tự học tập, tự 
nghiên cứu – sáng tạo của ĐHQGHN (2020-2025) như hình 7.
Hình 7. Mô hình các nền tảng phát triển Trung tâm Tri thức số - 
Học tập số - Nghiên cứu số VNU-LIC (2020-2025),
 (Nguồn: Nguyễn Hoàng Sơn, 2020,13)
Để đáp ứng nhu cầu học liệu số cho hơn 40.000 học sinh, sinh viên, 
học viên, giảng viên, nhà nghiên cứu ĐHQGHN với nhu cầu thông tin 
đa dạng, từ cơ bản đến cao cấp, từ phổ thông đến chuyên sâu, đặc biệt là 
các tài nguyên thông tin học thuật tinh hoa mà chỉ có rất ít các nhà nghiên 
cứu cao cấp có thể đọc và hiểu được thì VNU-LIC phải chuyển nhanh 
281
TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC ...
sang mô hình Trung tâm Tri thức số (Digital Knowledge Hub) để lưu trữ, tổ 
chức và kết nối không giới hạn đến “Vũ trụ dữ liệu lớn” tri thức của nhân 
loại. Chất lượng và số lượng tri thức đầu ra của ĐHQGHN (chất xám, kiến 
thức, kỹ năng, công bố khoa học, sáng chế, phát minh) phụ thuộc rất 
lớn từ nguồn tri thức đầu vào có trong học liệu số, giáo trình, sách tham 
khảo của VNU-LIC. Đặc biệt các CSDL học thuật chất lượng cao như: 
ScienceDirect, Springer Nature, Jstor, Ebsco, OECD, Emerald, Sage, IOP, 
ACSlà nguồn tri thức đầu vào rất cần thiết cho ĐHQGHN [12].
6. KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hướng tới nền 
kinh tế tri thức, các quốc gia đều chú trọng đầu tư đào tạo phát triển 
nguồn nhân lực chất lượng cao. Với Việt Nam, để không tụt hậu xa so 
với trình độ chung của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế 
giới, chúng ta phải thật sự có các chính sách đổi mới công tác đào tạo 
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật số 51/2005/QH11 được Quốc hội Nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua 
ngày 29 tháng 11 năm 2005.
2. Dalkir, K. (2005), Knowledge Management in Theory and racice, Elservier Inc.
3. Tri thức, Quản trị tri thức và kinh tế tri thức, http:// lienhiephoi.soctrang.gov.vn/
index.php/tu-v-n-ph-n-bi-n-va-gdxh/nh-ng-v-n-d-chung-v-tu-v-n-ph-n-bi-n-
va-giam-d-nh-xa-h-i/309-tri-th-c-qu-n-tr-tri-th-c-va-kinh-t-tri-th-c.
4. Hồ Tú Bảo (2017), "Giới thiệu về quản trị tri thức, Trường Khoa học Tri 
thức, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST)", Viện Công 
nghệ Thông tin Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đà Nẵng, ITBC-4, 
5. De Jarnett, L. (1996), “Knowledge the latest thing”, Information Strategy: 
The Executive Journal, Vol. 12 No.pt 2, pp.3-5. 
6. Quintas, P., Lefrere, P., Jones, G. (1997), “Knowledge management: a 
strategic agenda”, Journal of Long Range Planning, Vol. 30 No.3, pp.385-91.
7. Brooking, A. (1997), “The Management of Intellectual Capital,” Journal of 
Long Range Planning, Vol. 30 No.3, pp. 365-366.
282
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
8. Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ - trích dẫn bởi Serban, A. M. 
and Luan, J. (Eds.) (2002), Knowledge Management: Building a Competitive 
Advantage in Higher Education: New Directions for Institutional Research 
#113. San Francisco, CA: Jossey Bass.
9. McAdam, R. & McCreedy, S. (1999), “A critical review of knowledge 
management models,” The Learning Organization, Vol. 6, No. 3, pp. 91–100. 
10. Đặng Thị Việt Đức và Nguyễn Thu Hương (2016), Quản trị tri thức trong 
doanh nghiệp, NXB Thông tin và Truyền Thông, năm 2016.
11. Nguyễn Thị Phương Dung (2020), "Chuyển đổi số và tác động của chuyển 
đổi số trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí công thương (báo điện tử), đăng 
ngày 01/6/2020, 
va-tac-dong-cua-chuyen-doi-so-trong-giai-doan-hien-nay-72075.htm.
12. Trần Quốc Bình (2020), Cải cách hành chính phù hợp với quá trình chuyển đổi số 
tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Tham luận của Chi bộ Văn phòng ĐHQGHN 
tại Đại hội Đại biểu lần thứ VI Đảng bộ ĐHQGHN nhiệm kỳ 2020-2025 
(hội nghị ngày 15/8-16/8/2020).
13. Nguyễn Hoàng Sơn (2020), Phát triển thư viện số Đại học Quốc gia Hà Nội (2020-
2025): chuyển đổi từ thư viện số thành Trung tâm Tri thức số, Tham luận Đảng 
bộ Trung tâm Thông Tin - Thư viện, tại Đại hội Đại biểu lần thứ VI Đảng bộ 
ĐHQGHN nhiệm kỳ 2020-2025 (hội nghị ngày 15/8-16/8/2020).

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_chuyen_doi_so_trong_quan_tri_tri_thuc_xu_the_ph.pdf