Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan

Mục tiêu: Mô tả sự hài lòng của người chăm sóc chính bệnh nhân nhi từ 0-6 tuổi và một số yếu tố liên

quan tại Khoa Nhi, BV đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 2020.

Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích, phát vấn điều tra trên 360 người chăm sóc

chính bệnh nhi, sử dụng bộ công cụ đo lường sự hài lòng do Bộ Y tế.

Kết quả: Sự hài lòng chung của đối tượng là 67,6%, nội dung cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ

có tỉ lệ hài lòng thấp nhất với 63,2%. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng gồm hoàn cảnh kinh tế; Tình

trạng hôn nhân; Độ tuổi; Trình độ học vấn; Sử dụng thẻ BHYT; Số lần KCB trong 12 tháng qua và thời

gian nằm viện.

Kết luận: Để nâng cao hơn nữa sự hài lòng của người chăm sóc chính, bệnh viện cần nâng cao tinh thần

thái độ phục vụ cho tất cả NVYT; Rà soát, duy tu sửa chửa, nâng cấp cơ sở vật chất của Khoa Nhi; nâng

cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT.

Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 1

Trang 1

Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 2

Trang 2

Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 3

Trang 3

Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 4

Trang 4

Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 5

Trang 5

Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 6

Trang 6

Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 7

Trang 7

Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 15500
Bạn đang xem tài liệu "Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan

Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan
32
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Nguyễn Phương Hà và cộng sự
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đánh 
giá sự hài lòng của NB, chủ yếu dựa trên 
các yếu tố, đó là: Cơ sở vật chất, trang thiết 
bị phục vụ NB; Thái độ giao tiếp, trình độ 
chuyên môn của NVYT; Khả năng tiếp cận; 
Chi phí KCB và Kết quả cung cấp dịch vụ 
(1-3). BV đa khoa Khu vực Cai Lậy là BV đa 
khoa hạng II với 495 giường bệnh, 6 phòng 
chức năng và 16 khoa. Khoa Nhi là một trong 
những khoa chuyên môn lớn của BV với 120 
giường bệnh. Khoa luôn trong tình trạng đông 
bệnh nhân, phòng khám chật chội, công suất 
sử dụng giường bệnh vượt 135% (năm 2018); 
Hàng năm, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai 
Lậy đều thực hiện khảo sát sự hài lòng của 
người bệnh, với cỡ mẫu nhỏ, trung bình 150 
người/quý cho cả bệnh viện. Tuy nhiên hoạt 
động này chỉ tập trung vào NB nói chung, tỉ 
lệ người chăm sóc chính thường ít được khảo 
sát, đặc biệt là tỉ lệ khảo sát khá thấp đối với 
người chăm sóc chính trên bệnh nhân nhi 0-6 
tuổi. Từ thực tế đó, tôi thiết nghĩ cần một 
nghiên cứu có chiều sâu, để giải quyết các câu 
hỏi về tỉ lệ hài lòng của người chăm sóc chính 
bệnh nhi, đâu là những tồn tại hạn chế của BV 
ở lĩnh vực chăm sóc Nhi khoa, đâu là những 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả sự hài lòng của người chăm sóc chính bệnh nhân nhi từ 0-6 tuổi và một số yếu tố liên 
quan tại Khoa Nhi, BV đa khoa khu vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 2020. 
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích, phát vấn điều tra trên 360 người chăm sóc 
chính bệnh nhi, sử dụng bộ công cụ đo lường sự hài lòng do Bộ Y tế.
Kết quả: Sự hài lòng chung của đối tượng là 67,6%, nội dung cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ 
có tỉ lệ hài lòng thấp nhất với 63,2%. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng gồm hoàn cảnh kinh tế; Tình 
trạng hôn nhân; Độ tuổi; Trình độ học vấn; Sử dụng thẻ BHYT; Số lần KCB trong 12 tháng qua và thời 
gian nằm viện. 
Kết luận: Để nâng cao hơn nữa sự hài lòng của người chăm sóc chính, bệnh viện cần nâng cao tinh thần 
thái độ phục vụ cho tất cả NVYT; Rà soát, duy tu sửa chửa, nâng cấp cơ sở vật chất của Khoa Nhi; nâng 
cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT. 
Từ khoá: Sự hài lòng; Người chăm sóc chính; nội trú; bệnh nhân nhi.
*Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Phương Hà
Email: mph1831024@studenthuph.edu.vn
1Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy
2Trường Đại học Y tế công cộng
3Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang
Sự hài lòng của người chăm sóc bệnh nhi 0-6 tuổi điều trị nội trú với 
dịch vụ khám chữa bệnh tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực 
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang năm 2020 và một số yếu tố liên quan 
Nguyễn Phương Hà1*, Bùi Thị Mỹ Anh2, Nguyễn Hùng Vĩ3
BÀI BÁO NGHIÊN CỨU GỐC
Ngày nhận bài: 10/8/2020
Ngày phản biện: 26/8/2020
Ngày đăng bài: 29/12/2020
33
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
yếu tố liên quan đến sự hài lòng,? Với 
mong muốn hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu (1) Mô 
tả sự hài lòng của người chăm sóc chính bệnh 
nhân nhi từ 0-6 tuổi và (2) Xác định một số 
yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa khu 
vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 2020.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có 
phân tích
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên 
cứu thực hiện tại Khoa Nhi, BVĐK Khu 
vực Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang từ 2/2020 đến 
7/2020.
Đối tượng nghiên cứu: Người chăm sóc chính 
bệnh nhân nhi điều trị nội trú tại Khoa Nhi.
Tiêu chuẩn lựa chọn: người từ 18 tuổi, trực 
tiếp chăm sóc bệnh nhi trên 02 ngày và đã làm 
xong thủ tục ra viện, có đủ năng lực để trả lời 
các câu hỏi điều tra và đồng ý tham gia. 
Cỡ mẫu, chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức 1 tỷ lệ:
Z2
(1 - a/2)
p(1-p)
d2
Trong đó: N: cỡ mẫu nghiên cứu,α: mức ý 
nghĩa, chọn α=0,05 với độ tin cậy 95% thì Z
1-
α/2
 = 1,96; d: sai số tối đa cho phép, dự kiến 
5% sai số, d = 0,05 (KTC 95%); p: tỷ lệ hài 
lòng được tham khảo từ nghiên cứu Võ Kim 
Phượng (2017), p=62,3% (4), cỡ mẫu tính 
được là 354 người, làm tròn 360 người.
Biến số nghiên cứu
Thông tin người chăm sóc chính và người 
bệnh: Giới, tuổi, sử dụng thẻ BHYT cho lần 
khám bệnh này, Nghề nghiệp, Trình độ học 
vấn, Dân tộc, Kinh tế, BHYT.
Nhóm biến số về sự hài lòng của người 
bệnh: Khả năng tiếp cận, Minh bạch thông 
tin điều trị, Cơ sở vật chất và phương tiện 
phục vụ NB, Thái độ ứng xử, năng lực 
chuyên môn của NVYT, Kết quả cung cấp 
dịch vụ.
Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập 
số liệu
Phát vấn bằng bộ câu hỏi có cấu trúc lấy từ 
Mẫu số 1 của Quyết định 3869/QĐ-BYT ngày 
28/8/2019, gồm 5 yếu tố: Khả năng tiếp cận; 
Sự minh bạch của thông tin và thủ tục khám 
bệnh, điều trị; Cơ sở vật chất và phương tiện 
phục vụ người bệnh; Thái độ ứng xử, năng 
lực chuyên môn của NVYT; và kết quả cung 
cấ ...  24,7% đã 
học đến THCS, 11,7% trong số họ đã học 
đến THPT và 20,3% có trình độ học vấn sau 
THPT. Về nghề nghiệp, có khoảng 1/3 đối 
tượng nghiên cứu là nông dân, tiếp đó là 
nhóm lao động tự do (29,2%), đứng thứ ba 
là nhóm cán bộ công chức, viên chức khoảng 
20%, còn lại là công nhân 13,9%. Đa số các 
đối tượng nghiên cứu có thu nhập trung bình 
trên 6 triệu đồng/tháng (64,2%).Phần lớn 
các bệnh nhi trong nghiên cứu có bảo hiểm 
y tế, tỉ lệ này là 77,8%; Có 58,1% bệnh nhân 
nhi phải điều trị nội trú trên 5 ngày và 41,9% 
nằm viện từ 2-5 ngày. Trong 12 tháng qua, 
đa số bệnh nhân nhi đã từng khám chữa bệnh 
trên 3 lần (65,6%), trong khi đó tỉ lệ khám 
chữa bệnh từ 1-3 lần là 34,4%.
Sự hài lòng của người chăm sóc chính về 
dịch vụ của Khoa Nhi
Bảng 1. Kết quả sự hài lòng của người chăm sóc chính bệnh nhi với dịch vụ KCB
Các yếu tố đánh giá ĐTB (SD)
Tần số, (%)
Hài lòng từng 
nội dung
Khả năng tiếp cận
Sơ đồ, biển báo chỉ dẫn rõ ràng, dễ hiểu 3,8 (0,6) 271 (75,3)
Thời gian thăm bệnh được thông báo rõ 3,7 (0,7) 235 (65,3)
Khối nhà, cầu thang, buồng bệnh đánh số rõ ràng 3,8 (0,8) 250 (69,4)
Lối đi trong bệnh viện dễ đi, 3,8 (0,6) 238 (66,1)
Người bệnh hỏi và gọi được NVYT khi cần 3,7 (0,7) 219 (60,8)
Sự minh bạch thông tin và thủ tục 
Quy trình, thủ tục nhập viện rõ ràng, công khai 3,7 (0,7) 221 (61,3)
Được phổ biến thông tin khi nằm viện 3,8 (0,7) 242 (67,2)
Được giải thích tình trạng, phương pháp, thời gian điều trị 3,8 (0,6) 244 (67,8)
Được tư vấn trước khi yêu cầu làm các xét nghiệm 3,8 (0,7) 239 (66,3)
Được công khai thông tin thuốc và chi phí, 3,9 (0,7) 252 (70,0)
Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ
Buồng bệnh sạch sẽ, có thiết bị điều chỉnh nhiệt độ 4,0 (0,7) 257 (71,4)
Giường bệnh, ga, gối đầy đủ 3,8 (0,8) 220 (61,1)
Nhà vệ sinh sạch sẽ, sử dụng tốt, 3,8 (0,8) 214 (59,4)
Được bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự 3,8 (0,8) 211 (55,6)
Nguyễn Phương Hà và cộng sự
35
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Được cung cấp quần áo đầy đủ, sạch sẽ 3,8 (0,7) 208 (57,9)
Được cung cấp đầy đủ nước nóng, lạnh 3,8 (0,9) 225 (62,5)
Được bảo đảm sự riêng tư khi nằm viện 3,7 (0,8) 204 (56,7)
Căn-tin phục vụ ăn uống và sinh hoạt 3,6 (0,8) 207 (57,4)
Môi trường khuôn viên BV xanh, sạch, đẹp 4,2 (0,8) 278 (77,2)
Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn
Bác sỹ, điều dưỡng giao tiếp đúng mực 3,9 (0,8) 245 (68,1)
Nhân viên phục vụ có giao tiếp đúng mực 3,9 (0,7) 245 (68,1)
Được NVYT tôn trọng, công bằng, giúp đỡ 3,8 (0,7) 258 (71,6)
Bác sỹ, điều dưỡng hợp tác tốt và xử lý công việc 4,1 (0,7) 284 (78,9)
Bác sỹ thăm khám, động viên tại phòng điều trị 3,8 (0,7) 238 (66,2)
Tư vấn chế độ ăn, vận động và ngừa biến chứng 3,8 (0,8) 238 (66,2)
NVYT không có gợi ý bồi dưỡng 3,6 (1,0) 239 (66,4)
Kết quả cung cấp dịch vụ
Phát và hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ 3,9 (0,7) 248 (68,9)
Trang thiết bị, vật tư đáp ứng nguyện vọng 3,7 (0,9) 221 (61,4)
Kết quả điều trị đáp ứng nguyện vọng 3,8 (0,7) 243 (67,5)
Mức độ tin tưởng về dịch vụ khám chữa bệnh 3,8 (0,7) 251 (69,7)
Mức độ hài lòng về giá cả dịch vụ 3,8 (0,7) 243 (67,5)
Về khả năng tiếp cận dịch vụ, đạt tỉ lệ hài lòng 
cao nhất ở khía cạnh “Sơ đồ, biển báo chỉ dẫn 
rõ ràng, dễ hiểu” với 73,5%. Thấp nhất là 
60,8% ở khía cạnh “Người bệnh hỏi và gọi 
được NVYT khi cần”. Về minh bạch thông 
tin và thủ tục khám bệnh: có tỉ lệ hài lòng thấp 
nhất là 61,4% ở nội dung “Quy trình, thủ tục 
nhập viện rõ ràng, công khai” và cao nhất ở 
“Được công khai thông tin thuốc và chi phí” 
với 70%. Về Cơ sở vật chất và phương tiện 
phục vụ NB, nhiều nội dung đạt tỉ lệ hài lòng 
khá thấp và đều dưới 60%, như: điều kiện 
nhà vệ sinh 59,4%. Vấn đề an toàn, an ninh, 
trật tự 58,6%; chất lượng dịch vụ căn tin với 
57,5% và thấp nhất là đảm bảo sự riêng tư 
khi nằm viện với 56,7%. Về giao tiếp ứng xử 
của NVYT, kết quả cho thấy tiểu mục “Bác 
sỹ, điều dưỡng hợp tác và xử lý công việc 
thành thạo với 78,9%. Các nội dung còn lại 
ghi nhận tỉ lệ hài lòng khá thấp là 66,1% ở hai 
tiểu mục “tư vấn chế độ ăn, vận động và ngừa 
biến chứng” và tiểu mục “Bác sỹ thăm khám, 
động viên”, tiếp theo là 67,8% ở tiểu mục về 
giao tiếp đúng mực của Bác sỹ, điều dưỡng 
và 68,1% ở tiểu mục nhân viên phục vụ có 
lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực. Sự hài 
lòng về kết quả cung cấp dịch vụ đều đạt dưới 
70%. Trong đó, khía cạnh thấp nhất là trang 
thiết bị, vật tư y tế với 61,4%.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng 
của người chăm sóc chính 
Nguyễn Phương Hà và cộng sự
36
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Bảng 2. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân của đối tượng và đặc điểm KCB của bệnh 
nhi với sự hài lòng về dịch vụ KCB của người chăm sóc chính
Các yếu tố 
Sự hài lòng của NCSC
OR
(95%CI)
p_
valueHài lòng
n, (%)
Không HL
n, (%)
Giới
Nam
68
(43,9)
87
(56,1) 0,98
(0,65 – 1,49)
0,9
Nữ
89
(43,4)
116
(56,6)
Nhóm tuổi
> 32 tuổi
68
(50,4)
67
(49,6) 1,6
(1,008 – 2,38)
0,045*
17 – 32 tuổi
89
(39,6)
136
(60,4)
Tình trạng 
hôn nhân
Khác
71
(51,40)
67
(48,6) 1,68
(1,68 – 2,56)
0,018*
Đã lập gia đình
86
(38,7)
136
(61,3)
Thu nhập 
hàng tháng
6 triệu trở xuống
96
(74,4)
33
(25,6) 8,1
(4,96 – 13,26)
<0,001*
Trên 6 triệu
61
(26,4)
170
(73,6)
Nghề nghiệp
Thu nhập không ổn định
115
(50,4)
113
(49,6) 2,18
(1,39 – 3,42)
0,001*
Thu nhập ổn định
42
(31,8)
90
(68,2)
Trình độ 
học vấn
THCS trở xuống
114
(50)
114
(50,0) 2,07
(1,32 – 3,24)
0,001*
Trên THCS
43
(32,6)
89
(67,4)
BHYT 
Có
132
(47,1)
148
(52,9) 1,96
(1,16 – 3,33)
0,011*
Không
25
(31,3)
55
(68,8)
Số lần KCB
1-3 lần
63
(50,8)
61
(49,2) 1,56
(1,007 – 2,42)
0,046*
Trên 3 lần
94
(39,8)
142
(60,2)
Số ngày 
nằm viện
Trên 5 ngày
101
(48,3)
108
(51,7) 1,6
(1,03-2,43)
0,034*
≤ 5 ngày
56
(37,1)
95
(62,9)
(*Có ý nghĩa thống kê với mức p<0,05)
Nguyễn Phương Hà và cộng sự
37
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Kết quả bảng trên cho thấy Nhóm tuổi, Tình 
trạng hôn nhân, Thu nhập hàng tháng, Nghề 
nghiệp, Trình độ học vấn, BHYT, Số lần 
KCB, Số ngày nằm viện của bệnh nhi có mối 
liên quan đến sự hài lòng của người chăm sóc 
chính. Nhóm tuổi trên 32 tuổi có khả năng 
hài lòng hài lòng cao gấp 1,6 lần nhóm từ 32 
tuổi trở xuống, (p=0,045). Những người chưa 
lập gia đình/người không còn sống với vợ, 
chồng sẽ có khả năng hài lòng cao hơn 1,7 lần 
nhóm còn lại, (p=0,018); Về thu nhập, người 
chăm sóc chính có thu nhập dưới 6 triệu sẽ 
có khả năng hài lòng cao hơn 8,1 lần so với 
nhóm còn lại, p<0,001. Những người thuộc 
nhóm nghề không có thu nhập ổn định sẽ có 
khả năng hài lòng cao hơn 2,18 lần những 
người thuộc nhóm nghề có thu nhập ổn định, 
(p = 0,001). Trình độ học vấn cũng có ảnh 
hưởng đến sự hài lòng của đối tượng, nhóm 
có học vấn THCS trở xuống sẽ có khả năng 
hài lòng cao hơn 2,07 lần nhóm học vấn trên 
THCS, (p=0,001). Ngoài ra, những bệnh nhi 
khám chữa bệnh BHYT thì người chăm sóc 
chính sẽ có khả năng hài lòng cao hơn 1,96 
lần so với đối tượng khám chữa bệnh dịch 
vụ, (p=0,011). Nhóm người chăm sóc chính 
có bệnh nhi chỉ khám bệnh 1-3 lần trong 12 
tháng qua sẽ có khả năng hài lòng cao hơn 
1,56 lần so với nhóm đã khám chữa bệnh trên 
3 lần, (p=0,046). Một yếu tố nữa là thời gian 
nằm viện của bệnh nhi, nhóm có bệnh nhi 
nằm viện từ 5 ngày trở xuống có khả năng hài 
lòng cao gấp 1,5 lần nhóm có bệnh nhi nằm 
viện trên 5 ngày, (p=0,034).
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 67,6% thân 
nhân bệnh nhi hài lòng với dịch vụ y tế của 
Khoa Nhi. Kết quả này khá thấp khi so sánh 
với nhiều nghiên cứu trên cùng đối tượng. 
Sự khác biệt này có thể là do quy mô bệnh 
viện, số lượng NVYT của Khoa Nhi không 
đầy đủ như các bệnh viện khác (4-6). Ở 
nghiên cứu của chúng tôi, điểm trung bình 
hài lòng về thái độ ứng xử của NVYT khá 
cao so với các tiêu chí còn lại, kết quả này 
cũng tương tự nhiều nghiên cứu thực hiện 
trong 3 năm gần đây (1, 4). Lý do có thể là 
do sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Y 
tế, khi đã ban hành và yêu cầu các BV thực 
hiện tốt qui định giao tiếp, ứng xử. Về cơ sở 
vật chất của Khoa Nhi, người bệnh chưa hài 
lòng về sự sạch sẽ, tiện lợi của nhà vệ sinh 
và vấn đề cung cấp nước uống nóng lạnh. 
Kết quả này tương tự như những nghiên cứu 
khác, khi tình trạng cơ sở vật chất là vấn đề 
chung các BV, đặc biệt là tuyến huyện (1, 6, 
7). Những năm gần đây, vấn đề chậm quyết 
toán BHYT nên việc duy tu sửa chữa của 
BV cũng hạn chế, đây là yếu tố khách quan 
mà BV cần chủ động hơn trong thời gian tới. 
Yếu tố minh bạch trong sử dụng thuốc và chi 
phí cũng chưa thực sự làm hài lòng NCSC. 
Theo Luật Khám chữa bệnh (8), việc minh 
bạch thông tin về khám bệnh, điều trị là bắt 
buộc đối với BV, tuy nhiên trong nội dung 
này, tiểu mục có tỉ lệ hài lòng thấp nhất là 
61,4% ở nội dung Quy trình, thủ tục nhập 
viện. Nhìn chung, nội dung này cũng là do 
ảnh hưởng một phần từ thái độ của NVYT, 
do sự giải đáp chưa tận tình. Về kết quả cung 
cấp dịch vụ, 67,0% người nhà hài lòng về 
kết quả cung cấp dịch vụ của BV. Trong đó, 
cao nhất là mức độ tin tưởng về chất lượng 
dịch vụ với 69,4% và khía cạnh thấp nhất là 
trang thiết bị, vật tư y tế với 61,4%. Kết quả 
này phản ánh thực trạng cơ sở vật chất, trang 
thiết bị của Khoa Nhi đã xuống cấp, đây là 
vấn đề đáng quan tâm, ban giám đốc và lãnh 
đạo Khoa nên có kế hoạch can thiệp nhằm 
nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh và 
thân nhân.
Hoàn cảnh kinh tế, tình trạng hôn nhân trình 
độ học vấn, nghề nghiệp có liên quan đến sự 
hài lòng của người chăm sóc chính bệnh nhi. 
Nguyễn Phương Hà và cộng sự
38
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Kết quả này cũng tương tự của Nguyễn Quốc 
Tuấn (2013) (9) hay Tsironi S (2018) tại Hy 
Lạp (10). Kết quả này đặt ra vấn đề phải suy 
ngẫm, do người dân quan niệm sai về chính 
sách BHYT nên việc đánh giá còn duy ý chí 
hay là do thực sự chất lượng khám chữa bệnh 
BHYT tại Khoa Nhi vẫn còn tồn tại những hạn 
chế. Nghiên cứu có hạn chế là các yếu tố liên 
quan chỉ mới tập trung vào một số yếu tố cá 
nhân của người chăm sóc chính và một vài 
đặc điểm khám chữa bệnh của bệnh nhi trong 
khi còn nhiều yếu tố khác. Kết quả điều trị của 
bệnh nhi cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả trả 
lời của người chăm sóc chính, dù nó chỉ là một 
phần trong nội dung nghiên cứu, điều này làm 
giảm giá trị thực tiễn của kết quả.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ hài lòng của người chăm sóc chính với 
dịch vụ của Khoa Nhi, bệnh viện Cai Lậy là 
chưa cao, chỉ đạt 67,6%. Trong đó, thấp nhất 
là hài lòng về cơ sở vật chất và phương tiện 
phục vụ 63,2%. Các yếu tố liên quan đến sự 
hài lòng của đối tượng gồm: hoàn cảnh kinh 
tế; Tình trạng hôn nhân; Độ tuổi; Trình độ 
học vấn; Khám bệnh BHYT hay khám dịch 
vụ; Số lần KCB trong 12 tháng qua của bệnh 
nhi; thời gian nằm viện của bệnh nhi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Thành. Đánh giá sự hài lòng của 
người bệnh nội trú tại các bệnh viện tỉnh Hoà 
Bình. Tạp chí Y học thực hành. 2013;6(873).
2. Nguyễn Ngọc Thảo Trang. Đánh giá sự hài lòng 
của người bệnh nội trú theo các tiêu chí hướng 
đến người bệnh và các yếu tố liên quan tại Bệnh 
viện đa khoa huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hoà 
năm 2014: Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Đại 
học Y tế công cộng, Hà Nội.; 2014.
3. Trương Ngọc Hải và các cộng sự. Kết quả ban 
đầu khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân điều trị 
tại khoa nội tổng hợp bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp 
chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2011.
4. Phượng VK. Sự hài lòng của thân nhân người 
bệnh điều trị nội trú tại Khoa tiêu hóa Bệnh viện 
Nhi đồng 1: Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện 
-Trường Đại học Y tế công cộng, 2017; 2017.
5. Phạm Thị Ngọc Mai và các cộng sự. Sự hài lòng 
của thân nhân bệnh nhi tại Khoa nội tổng hợp 
Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2009. Y Học TP Hồ 
Chí Minh. 2010;14(4).
6. Hoàng Thị Bích Chà. khảo sát sự hài lòng của 
người bệnh và thân nhân đến khám và điều trị 
nội trú tại Bệnh viện Đa Khoa Huyện Mỹ Lộc, 
Tỉnh Nam Định năm 2016. Nghiên cứu khoa 
học. 2018;Tập 01(3).
7. Nguyễn Ngọc Phước. Đánh giá sự hài lòng của 
người bệnh nội trú và người nhà người bệnh về 
chất lượng dịch vụ y tế tại Viện Tim mạch – 
Bệnh viện Bạch Mai năm 2014,. Đề tài nghiên 
cứu cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch Mai. 2014.
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật 
Khám chữa bệnh. Hà Nội; 2009.
9. Võ Văn Thắng NQT. Thực trạng hoạt động khám 
chữa bệnh và sự hài lòng của bệnh nhân nội trú 
tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh, tỉnh 
Quảng Bình Y học thực hành. 2013;880.
10. Tsironi S, Koulierakis G. Factors associated 
with parents’ levels of stress in pediatric wards. 
J Child Health Care. 2018;22(2):175-85.
Nguyễn Phương Hà và cộng sự
39
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 04-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.04-2020)
Satisfaction of caregivers for under 6 years-old inpatients with treatment 
services and its related factors at Cai Lay district hospital, Tien Giang 
province in 2020 
Nguyen Phuong Ha1, Bui Thi My Anh2, Nguyen Hung Vi3
1Cai Lay district hospital
 2Hanoi University of Public Health
 3Tien Giang Medical College
Objective: Describe the satisfaction of primary caregiver of under 6 years-old inpatients and 
determine some related factors at Cai Lay district hosptial, Tien Giang province in 2020. 
Methods: A cross-sectional study was conducted in 2020 with a total of 360 caregivers for 
under 6 children inpatients. The research measurement utilized a standardized tools developed 
by the Ministry of Health, Vietnam. Results: The main ndings showed that the percentage of 
general satisfaction among caregivers of under 6 years-old inpatients was 67.6%, the satisfaction 
with infrastructure and equipment with a lowest rate with 63.2%. The factors related to patient 
satisfaction include economic situation, marital status, age, education level, health insurance, 
number of medical check-ups in the past 12 months and length of stay in hospital. Conclusion: 
In order to further improve the satisfaction of caregivers for under 6 children inpatients with 
treatment services, the attitude of medical staff with patients should be improving. Moreover, 
strengthening a process of maintain and upgrade infrastructure and equipment in Pediatric 
department and hospital. Also, there is a need of improving the quality of medical examination 
and treatment services covered by health insurance.
Keywords: Satisfaction; primary caregiver; inpatient; pediatric patient,
Nguyễn Phương Hà và cộng sự

File đính kèm:

  • pdfsu_hai_long_cua_nguoi_cham_soc_benh_nhi_0_6_tuoi_dieu_tri_no.pdf