Quản lý nhà nước về hoạt động thông tin - thư viện bằng luật thư viện
Trong những năm gần đây, hoạt động
thông tin - thư viện (TT-TV) ở nước ta chịu
nhiều tác động mạnh mẽ bởi những thành
tựu của KH&CN, thông tin và truyền thông.
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, các thư
viện ở Việt Nam có thêm nhiều cơ hội, nhưng
đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức
mới. Điều đó đã đặt ra những yêu cầu mới
đối với công tác tổ chức quản lý và phương
thức hoạt động trong các thư viện. Đó là đổi
mới mô hình phù hợp, áp dụng có hiệu quả
những thành tựu khoa học, công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin và truyền thông
vào hoạt động thư viện, hình thành một cơ
chế quản lý thư viện hiệu quả trên bình diện
quốc gia và tại mỗi thư viện, đáp ứng và
thích nghi với xu hướng toàn cầu hóa.
Hệ thống văn bản pháp luật quy định về
hoạt động TT-TV còn chồng chéo, quá nhiều
văn bản không cần thiết vẫn còn tồn tại,
trong khi đó lại thiếu những văn bản quản
lý, điều chỉnh trong thời kỳ mới. Pháp lệnh
Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày
28/12/2000 đến nay bộc lộ nhiều bất cập và
không còn phù hợp với thực tiễn. Tình trạng
đó đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng
như khả năng phát huy hoạt động của lĩnh
vực này. Vì vậy, Luật Thư viện được Quốc
hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
21/11/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2020 quy định rõ ràng chức năng
quản lý nhà nước với chức năng sự nghiệp là
một việc làm hết sức có ý nghĩa, thiết thực.
Đây chính là hành lang pháp lý để từng lĩnh
vực tập trung thực thi chức năng, nhiệm vụ
của mình. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước đối với hoạt động TT-TV là vấn đề cần
thiết, góp phần thực hiện thành công nhiệm
vụ trọng tâm về giáo dục và văn hóa trong
giai đoạn hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý nhà nước về hoạt động thông tin - thư viện bằng luật thư viện
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2020 23 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Mở ĐầU Trong những năm gần đây, hoạt động thông tin - thư viện (TT-TV) ở nước ta chịu nhiều tác động mạnh mẽ bởi những thành tựu của KH&CN, thông tin và truyền thông. Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, các thư viện ở Việt Nam có thêm nhiều cơ hội, nhưng đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Điều đó đã đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác tổ chức quản lý và phương thức hoạt động trong các thư viện. Đó là đổi mới mô hình phù hợp, áp dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động thư viện, hình thành một cơ chế quản lý thư viện hiệu quả trên bình diện quốc gia và tại mỗi thư viện, đáp ứng và thích nghi với xu hướng toàn cầu hóa. Hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động TT-TV còn chồng chéo, quá nhiều văn bản không cần thiết vẫn còn tồn tại, trong khi đó lại thiếu những văn bản quản lý, điều chỉnh trong thời kỳ mới. Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 28/12/2000 đến nay bộc lộ nhiều bất cập và không còn phù hợp với thực tiễn. Tình trạng đó đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như khả năng phát huy hoạt động của lĩnh vực này. Vì vậy, Luật Thư viện được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21/11/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020 quy định rõ ràng chức năng quản lý nhà nước với chức năng sự nghiệp là một việc làm hết sức có ý nghĩa, thiết thực. Đây chính là hành lang pháp lý để từng lĩnh vực tập trung thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động TT-TV là vấn đề cần thiết, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục và văn hóa trong giai đoạn hiện nay. quản lý nhà nước về hOạt độnG thônG tin - thư viện bằnG luật thư viện ThS Nguyễn Thị Minh Phượng Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia ● Tóm tắt: Văn bản quy phạm pháp luật cao nhất về hoạt động thông tin - thư viện nước ta trước đây là Pháp lệnh Thư viện do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/12/2000. Đến nay cùng với sự phát triển của xã hội, một số điều khoản của Pháp lệnh không còn phù hợp và chưa cập nhật được những thay đổi của xã hội. Luật Thư viện được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020 góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động thông tin - thư viện nước ta. ● Từ khóa: Luật Thư viện; thông tin - thư viện; quản lý nhà nước. state manaGement Of infOrmatiOn and library activities thrOuGh library law ● Abstract: The highest regulatory document on information and library activities of our country was formerly the Library Ordinance issued by the Standing Committee of the National Assembly on December 28, 2000. Up to now, along with the development of the society, some provisions of the Ordinance are no longer suitable and have not updated the changes of society. The Library Law was passed by the National Assembly and takes effect from July 1, 2020 to contribute significantly to improving the efficiency of state management of information and library activities in our country. ● Keywords: Library Law; Information - Library; State management. THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/202024 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. VAI TRò CủA qUẢN Lý NHÀ NƯớC ĐỐI VớI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” [1]. Quản lý nhà nước không chỉ thuộc thẩm quyền của cơ quan hành pháp mà bao gồm tất cả các hoạt động từ việc xây dựng thể chế, chính sách đến tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, Quản lý nhà nước về hoạt động TT-TV là sự tác động có chủ đích, có định hướng của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động liên quan đến công tác thư viện bằng quyền lực của nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính trên tất cả các mặt hoạt động của công tác thư viện. Hoạt động thư viện được đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước; chủ động dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của các loại hình thư viện trong mối liên kết chặt chẽ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Ở Việt Nam, Nhà nước luôn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng, lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thư viện. Đây là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Nhờ có nguyên tắc này, Nhà nước có thể thực hiện tính thống nhất trong toàn bộ công tác thư viện, tạo điều kiện cho sự nghiệp thư viện phát triển ổn định, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện. Nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia. Vì thế, ... ơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng Theo quy định của Luật Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi cả nước với các trách nhiệm, như: Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện; Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong hoạt động thư viện; Ban hành quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện; Chỉ đạo thực hiện liên thông thư viện; Chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thư viện, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thư viện; Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thư viện; Xây dựng và hướng dẫn hoạt động phát triển văn hóa đọc; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thư viện theo thẩm quyền và hợp tác quốc tế về thư viện. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về thư viện. Như vậy, Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách để lãnh đạo sự nghiệp thư viện, thu hút các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương vào công tác lãnh đạo thư viện. Để tăng cường sự chỉ đạo thống nhất các hệ thống thư viện trong cả nước, tăng cường giám sát việc thi hành các Nghị quyết về công tác văn hóa nói chung và thư viện nói riêng, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch thành lập Vụ Thư viện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thư viện. Vụ này có chức năng giúp Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch giám sát các hoạt động thư viện và hướng dẫn phát triển sự nghiệp thư viện trong cả nước theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước. Vụ Thư viện có một số nhiệm vụ, chức năng, như: Soạn thảo các văn bản pháp quy, chế độ chính sách cho ngành thư viện; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm cho hoạt động phát triển sự nghiệp thư viện cả nước; Xây dựng phương hướng hợp tác với nước ngoài, các tổ chức quốc tế về thư viện; Tham gia các tổ chức, chương trình, dự án, các hoạt động quốc tế liên quan đến thư viện; Tổ chức hội nghị, hội thảo, các lớp học chuyên đề theo khu vực hoặc toàn quốc về lĩnh vực công tác thư viện; Phối hợp với các ngành các cấp, các tổ chức chỉ đạo phong trào đọc sách báo và xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở; Thanh tra, kiểm tra các hoạt động thư viện; Đề xuất khen thưởng và xử lý các vi phạm trong hoạt động thư viện,... UBND các cấp quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi địa phương của mình theo sự phân cấp của Chính phủ. Sở Văn THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/202026 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trong việc lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp mạng lưới các cơ quan văn hóa trong đó có các thư viện trong địa bàn quận, huyện. Các thư viện xã thuộc Ban văn hóa xã quản lý. Bên cạnh đó, Luật Thư viện còn quy định các cơ quan chỉ đạo nghiệp vụ cho các thư viện. Đối với hệ thống thư viện công cộng, Thư viện Quốc gia là trung tâm chỉ đạo nghiệp vụ lớn nhất, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho hệ thống thư viện công cộng và các thư viện trong cả nước. 3. NHữNG yếU TỐ ẢNH HƯởNG ĐếN qUẢN Lý NHÀ NƯớC Về HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN 3.1. yếu tố khách quan - Luật pháp và chính sách với hoạt động thông tin - thư viện Cũng như các loại hình hoạt động xã hội khác, quản lý thư viện bằng pháp luật là một đặc trưng chung của các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, luật pháp được coi là công cụ dùng để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và mọi tầng lớp xã hội. Để luật pháp trở thành công cụ sắc bén đối với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp và trở thành ý chí chung cho mọi người tự giác chấp hành nội dung của nó, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cũng như hình thành ý thức chấp hành pháp luật trong mọi lĩnh vực cho công dân. Quản lý hành chính nhà nước về hoạt động thông tin - thư viện được thực hiện khi chủ thể biết dựa vào nội dung của các văn bản pháp quy để giải quyết các nhiệm vụ quản lý. Do đó, cần phát huy vai trò tích cực của yếu tố luật pháp, chính sách đồng thời hạn chế mọi sự vận dụng sai lệch luật pháp, chính sách vào hoạt động quản lý trong thực tiễn, biết tạo ra đầy đủ những cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, và định hướng mục tiêu phát triển của thư viện. - Cơ chế quản lý nhà nước về hoạt động thông tin - thư viện Cơ chế quản lý được coi là nhân tố khách quan quy định nội dung của các mối quan hệ giữa các cấp quản lý hành chính nhà nước về hoạt động TT-TV. Theo cơ chế quản lý thì phân cấp quản lý được thực hiện là nhằm mục đích làm cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả tối đa và có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm cho chính người quản lý. Nếu sự phân cấp quản lý không được xác định rõ ràng thì sẽ dẫn đến tình trạng vô trách nhiệm và khi thực hiện sẽ không biết rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công việc. Đổi mới cơ chế quản lý nhằm mục đích phát huy tác dụng tích cực, đồng thời tháo gỡ được mặt kìm hãm của cơ chế quản lý cũ, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thực hiện mọi nhiệm vụ của hoạt động quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy sức mạnh của tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể cũng như đối tượng trong quản lý hoạt động thông tin - thư viện. - Sự phát triển của khoa học và công nghệ đối với hoạt động thông tin - thư viện Khoa học và công nghệ có tác động không nhỏ đối với sự phát triển trong lĩnh vực thư viện. Việc ứng dụng được những thành tựu của KH&CN sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động TT-TV. Mục 3 Điều 4 Luật Thư viện đã nêu: “Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện”. Việc hiện đại hóa thư viện sẽ giúp cho việc xây dựng vốn tài liệu (tài liệu truyền thống, tài liệu số), và việc cung cấp thông tin đạt hiệu quả cao góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động TT-TV. 3.2. Các yếu tố chủ quan đối với hoạt động thông tin - thư viện - Chất lượng nguồn nhân lực thư viện Đội ngũ cán bộ quản lý và người làm thư viện giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động TT- TV. Vì vậy, đội ngũ này phải thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Mục 1 Điều 5 Luật Thư viện đã nêu: “Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực và phát triển nguồn nhân lực thư viện”. Chỉ khi đội ngũ quản lý và thư viện THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2020 27 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI viên có đầy đủ những phẩm chất, năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý thì việc giải quyết nhiệm vụ của hoạt động quản lý và chất lượng hoạt động của thư viện mới đạt hiệu quả cao. Do đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng trình độ chính trị cho đội ngũ này cần được quan tâm và tiến hành thường xuyên. - Chiến lược xây dựng và phát triển hoạt động thông tin - thư viện Mỗi một thư viện dù có lịch sử phát triển lâu đời hay mới được thành lập, thì việc xây dựng chiến lược phát triển thư viện có vai trò hết sức quan trọng. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng và phát triển thư viện, thì mỗi đơn vị trong hệ thống phải xây dựng kế hoạch công tác trong từng năm và chiến lược phát triển của đơn vị phù hợp với chiến lược phát triển dài và ngắn hạn của thư viện mình. Trên cơ sở đó, ngành cũng phải xây dựng chiến lược và đưa ra tầm nhìn dự báo. - Điều kiện cơ sở vật chất và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin - thư viện. Để xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động TT-TV, chúng ta cần phải biết huy động mọi nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý, thực hiện quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa thư viện. Từng bước phải tiến hành trang bị đồng bộ và đầy đủ các phương tiện vật chất và kỹ thuật, bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiệp vụ và quản lý. Từ đó, có thể sử dụng tối ưu sức mạnh của chúng để đảm bảo chất lượng thư viện và nâng cao hiệu quả quản lý. - Vốn tài nguyên thông tin Vốn tài nguyên thông tin là bộ sưu tập có hệ thống các tài liệu phù hợp với chức năng, loại hình và đặc điểm của từng loại hình thư viện, nhằm phục vụ cho người đọc của chính thư viện hoặc các thư viện khác, được phản ánh toàn diện trong bộ máy tra cứu, cũng như để bảo quản lâu dài trong suốt thời gian được người đọc quan tâm. Xu hướng xây dựng thư viện điện tử, thư viện số kết hợp với thư viện truyền thống là xu hướng quan trọng nhất trong việc phát triển hiện đại và tự động hóa của hoạt động TT-TV hiện nay. 4. NHữNG THUẬN LợI TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN KHI LUẬT THƯ VIỆN Có HIỆU LựC THI HÀNH Luật Thư viện ra đời, được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thư viện hoặc có liên quan đến hoạt động thư viện trên lãnh thổ Việt Nam đã góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động TT-TV trong bối cảnh mới. Cụ thể là: - Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp thư viện, đổi mới cơ bản và đồng bộ về tổ chức và cơ chế quản lý (Điều 48). Sự nghiệp thư viện Việt Nam được xây dựng và phát triển ổn định, hình thành một mạng lưới thư viện rộng khắp với nhiều hệ thống. Bằng hiệu quả phục vụ xã hội, hoạt động TT-TV ngày càng được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho các thư viện phát triển. Pháp lệnh Thư viện trước đây quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện thì trong Luật Thư viện đã bổ sung chi tiết trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực này. - Hoàn thiện văn bản pháp quy về hoạt động TT-TV, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thư viện phát triển theo hướng hiện đại hóa, khai thác tối đa lợi ích của công nghệ thông tin và truyền thông (chương III, Luật Thư viện). Tăng cường đổi mới hoạt động tại mỗi thư viện, mỗi hệ thống thư viện trong toàn mạng lưới. Luật quy định cụ thể về liên thông thư viện; quy định trách nhiệm Nhà nước đầu tư cho hoạt động liên thông (Điều 29). Vấn đề liên thông các thư viện được đề cập là một bước tiến mới mở ra những khả năng hợp tác, liên kết, chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện, các trường đại học với nhau, các quốc gia, tổ chức trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động, trong đó có hoạt động TT-TV. THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/202028 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI - Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách tài chính, chính sách đầu tư cho thư viện (Điều 5). Các chính sách liên quan đến hoạt động thư viện đã được cụ thể hóa, áp dụng một cách thuận lợi. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tăng cường xã hội hóa hoạt động thư viện, tăng cường nghiên cứu về lĩnh vực khoa học thư viện và tăng cường hợp tác quốc tế về thư viện. Trong Điều 4 Pháp lệnh Thư viện chỉ quy định Nhà nước đầu tư ngân sách để phát triển thư viện, vốn tài liệu, mở rộng liên thông giữa các thư viện thì trong Luật Thư viện quy định chi tiết chính sách đầu tư cho thư viện công lập, trong đó có sự đổi mới về cơ chế như chính sách đầu tư cho việc hiện đại hóa thư viện, xây dựng thư viện số. Bên cạnh chính sách đổi mới, đa dạng hóa các phương thức phục vụ, triển khai các dịch vụ mới, Luật đưa thêm chính sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư cước vận chuyển tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (mục 2 Điều 5) nhằm tạo điều kiện để tài liệu đến được với bạn đọc trên mọi miền đất nước. - Khuyến khích các cá nhân tự tổ chức các hình thức phục vụ sách báo cho cộng đồng (Điều 16, 17). Luật Thư viện đã khắc phục được nhiều hạn chế của Pháp lệnh Thư viện. Trước đây, tủ sách cá nhân chưa phát huy được vai trò của mình thì đến nay, khi Luật Thư viện đã đời, với việc lấy người sử dụng thư viện làm trung tâm, nhà nước đã quan tâm, khuyến khích để các tổ chức, cá nhân có thể góp phần đưa văn hóa đọc đến mọi tầng lớp người dân một cách hợp pháp. - Một điểm mới của Luật Thư viện so với Pháp lệnh cũ là việc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện hằng năm đối với tất cả các loại hình thư viện (Điều 37). Việc đánh giá này sẽ giúp cho công tác quản lý thư viện được tốt hơn và nâng cao chất lượng hoạt động thư viện. Đối với các trường đại học, việc xếp hạng thư viện là một tiêu chuẩn khi đánh giá, xếp hạng các trường đại học nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của thư viện trong hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Việc ban hành Luật Thư viện đã trở thành việc làm vô cùng cần thiết do chính yêu cầu quản lý nhà nước về công tác thư viện và do chính yêu cầu phát triển của xã hội về nâng cao trình độ dân trí, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,... là những yêu cầu thôi thúc để Luật Thư viện sớm được ban hành. Luật đã bám sát tình hình thực tế, phản ánh chính xác đường lối chính sách của Đảng, thể hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành thư viện trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm tính dự báo về hướng phát triển của ngành phù hợp với công ước quốc tế về Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bản quyền tác giả,... KếT LUẬN Vai trò chỉ đạo, định hướng của Luật Thư viện đặc biệt có ý nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để hoạt động thư viện nước ta có thể theo kịp hoạt động thư viện của các nước trên thế giới. Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công tác thư viện ở nước ta đang trong quá trình hoàn thiện. Khung pháp lý về công tác thư viện đã góp phần quan trọng vào việc đưa tri thức và thông tin đến với người dân, xây dựng và hình thành văn hóa đọc. Vì vậy, cần phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thư viện thông qua việc xây dựng, hoàn thiện và tăng cường hiệu lực để Nhà nước sử dụng như một công cụ đắc lực trong việc quản lý hoạt động TT-TV ở nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Học viện Hành chính (2010). Lý luận Hành chính nhà nước (Giáo trình đại học), NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 2. Quốc hội (2019). Luật Thư viện, Luật số 46/2019/QH14. 3. Quốc hội (2013). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 4. Võ Kim Sơn (2004). Phân cấp quản lý nhà nước - lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 12-3- 2020; Ngày phản biện đánh giá: 15-4-2020; Ngày chấp nhận đăng: 15-7-2020).
File đính kèm:
- quan_ly_nha_nuoc_ve_hoat_dong_thong_tin_thu_vien_bang_luat_t.pdf