Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh

Trong xã hội hiện đại, tri thức trở thành một loại

sức mạnh, một loại quyền lực đặc biệt mà nhiều

tác giả gọi là “nguồn lực vô hình”, “nguồn vốn vô

hình” (Drucker, 1995), “quyền lực mềm”, “quyền

lực thông minh” (Nye, 2010). Trong giáo dục, tri

thức dưới dạng sách là nhà giáo thứ hai, sau nhà

giáo thứ nhất là thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng

dạy mặt đối mặt với người học (Hùng, 2019b).

Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp

lần thứ Tư (Cách mạng 4.0), tri thức được “số hóa”.

Loại “tri thức số hóa” này trở thành “tài nguyên số”,

“tư bản số” (digital capital) có sức mạnh của loại

quyền lực giải thích thế giới và trở thành lực lượng

biến đổi thế giới một cách nhanh chóng, khó lường.

Vấn đề đặt ra là trong bối cảnh như vậy, quản lý

giáo dục được số hóa như thế nào và liên quan thế

nào với thư viện trường học thông minh?

Luận điểm cơ bản của bài viết này là tri thức

được số hóa làm thay đổi căn bản cả mục tiêu, nội

dung, hình thức, phương pháp quản lý giáo dục nói

chung và quản trị trường học nói riêng. Tuy nhiên,

trong thực tế quản lý giáo dục vẫn chủ yếu được

nghiên cứu và triển khai theo cách tiếp cận lý thuyết

quản lý dựa vào tri thức chưa số hóa của thế kỷ

trước. Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục đòi hỏi quản lý giáo dục phải đi đầu áp dụng các

thành tựu của số hóa tri thức khoa học để đảm bảo

nâng cao chất lượng giáo dục (Hùng, 2019a). Tình

hình này đặt ra vấn đề cấp thiết phải nghiên cứu về

tri thức số hóa, thể hiện tập trung nhất ở thư viện

số của trường học thông minh và ảnh hưởng của nó

đến quản lý giáo dục tạo thành xu thế “quản lý giáo

dục số hóa”.

Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh trang 1

Trang 1

Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh trang 2

Trang 2

Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh trang 3

Trang 3

Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh trang 4

Trang 4

Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh trang 5

Trang 5

Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh trang 6

Trang 6

Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh trang 7

Trang 7

Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 8960
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh

Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường học thông minh
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 
52 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ HÓA: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP 
THƯ VIỆN SỐ CỦA TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH
Lê Ngọc Hùnga
Bùi Thị Phươngb
a Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Email: lengochung.vnu@gmail.com
b Đại học Y tế Công cộng Hà Nội
Email: phuongbui.sociology@gmail.com
Ngày nhận bài: 20/5/2020 
Ngày phản biện: 25/5/2020
Ngày tác giả sửa: 27/5/2020
Ngày duyệt đăng: 8/6/2020
Ngày phát hành: 21/6/2020
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/418
Nghiên cứu trường hợp biến đổi vị thế, vai trò của thư viện trường học thông minh cho thấy, trên thế giới đã 
xuất hiện “thời đại số hóa” với các loại thư viện số, thư viện 
thông minh và cả trường học thông minh, lớp học thông minh 
với đặc trưng là nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ 
truyền thông hiện đại trên nền tảng mạng. Ở Việt Nam, quản lý 
giáo dục nói chung và quản trị đại học nói riêng đang đổi mới 
căn bản, toàn diện, trong đó thư viện được số hóa để trở thành 
thư viện số cho quản lý giáo dục số hóa. Những đổi mới này 
giúp đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của người học, người dạy, 
người quản lý và những người quan tâm tới nghiên cứu, phát 
triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 
Từ khóa: Thư viện số; Trường học thông minh; Quản lý 
giáo dục số hóa.
1. Mở đầu
Trong xã hội hiện đại, tri thức trở thành một loại 
sức mạnh, một loại quyền lực đặc biệt mà nhiều 
tác giả gọi là “nguồn lực vô hình”, “nguồn vốn vô 
hình” (Drucker, 1995), “quyền lực mềm”, “quyền 
lực thông minh” (Nye, 2010). Trong giáo dục, tri 
thức dưới dạng sách là nhà giáo thứ hai, sau nhà 
giáo thứ nhất là thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng 
dạy mặt đối mặt với người học (Hùng, 2019b). 
Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 
lần thứ Tư (Cách mạng 4.0), tri thức được “số hóa”. 
Loại “tri thức số hóa” này trở thành “tài nguyên số”, 
“tư bản số” (digital capital) có sức mạnh của loại 
quyền lực giải thích thế giới và trở thành lực lượng 
biến đổi thế giới một cách nhanh chóng, khó lường. 
Vấn đề đặt ra là trong bối cảnh như vậy, quản lý 
giáo dục được số hóa như thế nào và liên quan thế 
nào với thư viện trường học thông minh?
Luận điểm cơ bản của bài viết này là tri thức 
được số hóa làm thay đổi căn bản cả mục tiêu, nội 
dung, hình thức, phương pháp quản lý giáo dục nói 
chung và quản trị trường học nói riêng. Tuy nhiên, 
trong thực tế quản lý giáo dục vẫn chủ yếu được 
nghiên cứu và triển khai theo cách tiếp cận lý thuyết 
quản lý dựa vào tri thức chưa số hóa của thế kỷ 
trước. Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục đòi hỏi quản lý giáo dục phải đi đầu áp dụng các 
thành tựu của số hóa tri thức khoa học để đảm bảo 
nâng cao chất lượng giáo dục (Hùng, 2019a). Tình 
hình này đặt ra vấn đề cấp thiết phải nghiên cứu về 
tri thức số hóa, thể hiện tập trung nhất ở thư viện 
số của trường học thông minh và ảnh hưởng của nó 
đến quản lý giáo dục tạo thành xu thế “quản lý giáo 
dục số hóa”. 
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Trường học thông minh và thư viện trường 
học thông minh
Trường học thông minh bao gồm cả trường đại 
học thông minh là thiết chế giáo dục, giảng dạy và 
học tập có ý thức tự giác, tích cực, chủ động và 
trí tuệ với việc sử dụng công nghệ truyền thông 
hiện đại nhằm phát triển các năng lực thông minh ở 
người học (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018; Hùng, 
2019b, 2019a; Hùng & Phương, 2019). Một yếu tố 
đặc trưng của trường học thông minh là thư viện 
số, thư viện thông minh đảm bảo tài nguyên số 
cho giảng dạy và học tập. Tài nguyên giáo dục số 
là tất cả các tài nguyên số được sản xuất, lưu giữ, 
truy cập, phổ biến, sử dụng thông qua công nghệ 
số trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu, quản lý và 
các hoạt động khác của lĩnh vực giáo dục. Quản lý 
trường học thông minh là quản lý hoạt động giảng 
dạy thông minh nhằm vào hoạt động học tập thông 
minh để phát triển các phẩm chất, năng lực và kỹ 
năng thông minh ở người học. Học tập thông minh 
là học tập tự giác, tự chỉ đạo, có chủ đích, thích ứng, 
sáng tạo và sử dụng công nghệ truyền thông hiện 
đại. Một đặc trưng cơ bản hữu hình của trường học 
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
53Volume 9, Issue 2
thông minh là việc các phương tiện truyền thông 
hiện đại được nối mạng và công nghệ số hóa được 
sử dụng phổ biến trong các bộ phận cấu thành của 
nhà trường bao gồm thư viện thông minh và quản lý 
thông minh. Có lẽ do tầm quan trọng ngày càng tăng 
lên của yếu tố công nghệ số hóa nên “số hóa” và 
“số” có thể được sử dụng thay thế cho “thông minh” 
trừ những trường hợp cụ thể được nêu rõ (Anh & 
Quang, 2018; Borgman, 1999, 2000; Đại học Quốc 
gia Hà Nội, 2018; Giới, 2018; Hà & Nhiên, 2018; 
Hùng, 2015; Hùng & Phương, 2019)
2.2. Số hóa, giáo dục số và quản lý giáo dục 
số hóa
Số hóa (digitalisation) là quá trình biến đổi số 
(digital transformation) đặc trưng bởi việc sử dụng 
công nghệ số và thông tin số trong hoạt động của 
con người (Anh & Quang, 201 ... ụ giáo dục và đào tạo, khoa 
học và công nghệ.
Từ góc độ quản lý giáo dục số hóa cần đánh giá 
cao việc phát triển các loại ứng dụng và dịch vụ 
kiểm tra sự trùng lặp trong các văn bản tài liệu học 
tập, nghiên cứu. Ví dụ cụ thể ở đây là Công cụ cải 
thiện tài liệu (Document Improvement Tool, DoIT, 
Hệ thống trực tuyến hỗ trợ kiểm tra lỗi chính tả và 
kiểm tra trùng lặp của các văn bản) (Hiếu & Lâm, 
2018). Việc sử dụng công cụ này có vai trò bảo vệ 
người học và người dạy khỏi vi phạm quyền sở hữu 
trí tuệ và hỗ trợ rèn luyện được phẩm chất trung 
thực, nghiêm túc, trách nhiệm trong giáo dục và 
nghiên cứu khoa học. 
Cần nhấn mạnh rằng, cách tiếp cận quản lý giáo 
dục đại học kiểu truyền thống, “kinh điển” của Việt 
Nam thường xếp thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới 
là: (i) đào tạo, (ii) nghiên cứu khoa học và (iii) phục 
vụ cộng đồng, trong đó đào tạo chiếm trên 70-80% 
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
57Volume 9, Issue 2
tổng quỹ thời gian. Cách tiếp cận quản trị đại học 
kiểu số hóa, thông minh xếp thứ tự ưu tiên là (i) 
nghiên cứu khoa học, (ii) phục vụ cộng đồng và 
(iii) đào tạo, trong đó tỉ trọng nghiên cứu khoa học 
có lẽ chiếm 80%, bởi vì đào tạo và phục vụ cộng 
đồng đều phải dựa vào khoa học công nghệ (Hùng, 
2019a) . Cách tiếp cận quản lý giáo dục kiểu cũ, 
chưa số hóa trước đây luôn xem nhẹ thư viện và 
thông tin khoa học. Cách tiếp cận quản lý giáo dục 
hiện đại theo xu thế số hóa đòi hỏi phải coi trọng 
phát triển thư viện số, thư viện thông minh. 
Việc nâng cao vị trí, vai trò của thư viện số, 
thư viện trường học thông minh phụ thuộc vào 
các giải pháp tạo các điều kiện thuận lợi để phát 
triển thư viện số trong trường. Một số tác giả đã 
nêu ra năm điều kiện để phát triển thư viện: (i) tư 
duy không gian đồng bộ thư viện từ nguồn thông 
tin đến tổ chức các dịch vụ thư viện; (ii) cơ sở hạ 
tầng thông tin với các phần cứng như hệ thống máy 
chủ, hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn; (iii) đường truyền 
Internet; (iv) hệ thống phần mềm xử lý, khai thác 
thông tin; (v) nguồn tài nguyên số (Nhiên & Hà, 
2018). Một số tác giả khác nhấn mạnh sáu điều kiện 
gồm: (i) chính sách đầu tư thích đáng cho thư viện, 
(ii) lựa chọn ứng dụng công nghệ phù hợp, (iii) phát 
triển nguồn nhân lực thư viện có chất lượng, (iv) ưu 
tiên phát triển nguồn tài liệu điện tử song song với 
các giải pháp số hoá và xây dựng các bộ sưu tập số 
trong thư viện, (v) đổi mới cách thức tổ chức, giới 
thiệu và quảng bá các dịch vụ thông tin thư viện tiện 
ích đến bạn đọc, (vi) xây dựng hành lang pháp lý 
đặc thù cho Dữ liệu lớn (big data) (Quyên & Thu, 
2018).
5. Thảo luận 
Về các từ ngữ và khái niệm, nghiên cứu này phát 
hiện thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa khái niệm 
“số” khái niệm “thông minh” đến mức những từ 
ngữ như “thư viện số” và “thư viện thông minh” 
có thể được dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, 
trong một số trường hợp cụ thể khi nói đến “số” là 
nói đến mặt công nghệ truyền thông hiện đại để số 
hóa hình thức và phương pháp tiếp cận, xử lý, lưu 
giữ, truy cập dữ liệu, thông tin, tri thức. Trong khi 
đó, nói đến “thông minh” là nhấn mạnh đến năng 
lực trí tuệ phong phú, đa dạng, phức tạp trong việc 
xác định vấn đề và ra quyết định giải quyết vấn đề 
trong những tình huống khác nhau. Một đặc trưng 
mới, hiện đại của “thông minh” là việc sử dụng dữ 
liệu số, phương tiện số, công nghệ số và quá trình 
số hóa. Do vậy, trường học thông minh không thể 
thiếu thư viện số và một thư viện số được quản lý 
một cách thông minh chắc chắn tạo ra nền tảng, cơ 
sở hạ tầng bền vững cho sự vận hành và phát triển 
trường học thông minh. 
Về mối quan hệ giữa thư viện số và quản lý giáo 
dục số hóa, nghiên cứu này phát hiện thấy các điều 
kiện để phát triển thư viện số trên thế giới có thể 
rất phù hợp với thực tế biến đổi thư viện từ truyền 
thống sang hiện đại nói chung và từ thư viện của 
cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang 
thư viện của cơ chế quản lý kinh tế thị trường nói 
riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu đổi mới căn 
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải ưu 
tiên đổi mới tư duy quản lý giáo dục theo hướng 
số hóa với vai trò đặc biệt của thư viện số. Phương 
châm của đổi mới ở đây là hãy “trả lại thư viện cho 
trường học”. Thư viện trường học thông minh phải 
là “thư viện số của trường học, do trường học và vì 
trường học”. Đặc trưng của thư viện này là nghiên 
cứu và phát triển các công nghệ truyền thông số 
hóa để hỗ trợ các hoạt động của nhà trường nhằm 
phát triển các đầu ra sáng tạo bao gồm cả phẩm chất 
và năng lực sáng tạo ở người học. Từ trường hợp 
nghiên cứu thư viện trường học thông minh có thể 
phát hiện một số xu hướng đổi mới quản lý giáo dục 
từ “không số” sang quản lý giáo dục “số hóa” với 
trường hợp cụ thể là quản trị đại học theo hướng số 
hóa như sau. 
Thứ nhất là đổi mới quản trị đầu vào của đào 
tạo theo xu hướng số hóa. Quản lý giáo dục nhất là 
đối với đại học càng ngày càng phải coi trọng yếu 
tố đầu vào của hệ thống giáo dục, ví dụ cụ thể là 
“tuyển sinh” đại học. Hệ thống tri thức số hóa cần 
được xây dựng để giúp quản trị đại học nắm chắc 
tình hình tuyển sinh để có thể trả lời những câu hỏi 
cần thiết. Chẳng hạn, có thể tiếp cận và phát triển 
được bao nhiêu phần trăm dân số có nhu cầu đào 
tạo đại học? Các thông tin tuyển sinh nhất là thông 
tin tư vấn tuyển sinh có thể bao phủ và thu hút được 
bao nhiêu phần trăm các thí sinh tiềm năng? Có thể 
cập nhật các thông tin về tuyển sinh với tốc độ và 
phạm vi như thế nào? Câu hỏi cơ bản đặt ra từ góc 
độ quản lý giáo dục số hóa ở đây là: thư viện số, 
thư viện thông minh có thể giúp nhà trường quản 
trị tuyển sinh như thế nào để đảm bảo tiếp cận và 
phát triển thị trường tuyển sinh bền vững? Câu trả 
lời là thư viện số không bó hẹp phạm vi phục vụ 
các đối tượng người sử dụng trong nhà trường mà 
cần phải vươn xa, mở rộng để tiếp cận, thu thập, xử 
lý, lưu giữ các dữ liệu số hóa đối với các dữ liệu, 
thông tin liên quan đến tuyển sinh trong các cộng 
đồng xã hội. 
Thứ hai là đổi mới quản trị quá trình đào tạo theo 
hướng số hóa với nghĩa là vừa ứng dụng công nghệ 
số trong giảng dạy và học tập vừa huy động thư viện 
số và tri thức số trong toàn bộ quá trình đào tạo. Câu 
hỏi đặt ra, ví dụ là thư viện số và tri thức số hóa có 
thể đảm bảo được bao nhiêu phần trăm người học 
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 
58 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
tiếp cận được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời 
về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của cả 
ngành, chuyên ngành, học phần, bài học? Bao nhiêu 
phần trăm người học tiếp cận được bao nhiêu phần 
trăm tài nguyên số cần thiết để học tập, nghiên cứu? 
Bao nhiêu phần trăm người học được kết nối theo 
nhiệm vụ học tập qua mạng với nhau và với giảng 
viên, nghiên cứu viên các bên có liên quan của nhà 
trường? Bao nhiêu giảng viên được kết nối với thư 
viện số và sử dụng thư viện số để giảng dạy nghiên 
cứu khoa học? Quản lý giáo dục theo kiểu cũ chỉ bó 
hẹp trong phạm vi một bài giảng, một lớp học, một 
môn học, một học phần. Quản lý giáo dục số hóa 
có thể mở rộng “ngay và luôn” các mạng lưới tương 
tác học hỏi và nghiên cứu giữa người học với nhau, 
với giảng viên và những người liên quan. Quản lý 
giáo dục số hóa đặt ra yêu cầu và tạo điều kiện cho 
thư viện số và giảng viên, nhà khoa học kết nối với 
nhau tạo thành mạng lưới mở phục vụ đào tạo và 
nghiên cứu khoa học. 
Thứ ba là đổi mới quản trị đầu ra của đào tạo 
theo hướng số hóa. Câu hỏi là thư viện số với tri 
thức số hóa và công nghệ số có thể giúp nhà trường 
tiếp cận và nắm bắt được thông tin như thế nào về 
thị trường lao động, việc làm của nhà trường, cụ 
thể là tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp của cựu 
người học. Đây là vấn đề xưa cũ trên thế giới nhưng 
có thể mới đối với quản lý giáo dục ở Việt Nam. 
Một vấn đề đặc biệt mới của quản trị đầu ra đối với 
đào tạo theo hướng số hóa là tìm cách hỗ trợ theo 
hướng “bảo hành” có thời hạn hoặc bảo hành suốt 
đời các kiến thức, năng lực, kỹ năng mà nhà trường 
đào tạo ở người học. 
Thứ tư là đổi mới quản trị nghiên cứu khoa học 
theo hướng số hóa để phục vụ đào tạo và phục vụ 
cộng đồng. Quản lý giáo dục theo kiểu cũ chủ yếu 
quan tâm tới đào tạo và hoạt động học tập của người 
học mà xem nhẹ hoạt động nghiên cứu khoa học 
của cả người dạy và người học. Quản lý giáo dục 
số hóa, cụ thể là quản trị trường học thông minh là 
quản trị ưu tiên đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và 
phát triển (R&D, Research & Developmen), nghiên 
cứu và đổi mới (R&I, Research & Inovation) gắn 
với giáo dục và đào tạo với phục vụ cộng đồng phát 
triển bền vững. Một câu hỏi cơ bản có thể đặt ra ở 
đây là: làm thế nào để tất cả các công trình nghiên 
cứu khoa học của nhà trường được số hóa để sẵn 
sàng cho người dạy, người học và các thành viên 
khác của nhà trường có thể tiếp cận và sử dụng 
“ngay và luôn”? Một số cơ sở giáo dục đại học ở 
Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng các 
nhóm nghiên cứu mạnh. Tuy nhiên, vấn đề mới đặt 
ra ở đây là làm thế nào xây dựng được hệ thống các 
mạng lưới khoa học công nghệ bao gồm cả R&D và 
R&I của nhà trường, trong đó các nhóm nghiên cứu 
mạnh là các đầu mối đảm bảo kết nối và tương tác 
“ngay và luôn” với tất cả các thành viên và những 
ai quan tâm trong và ngoài nhà trường. Câu trả lời 
thuộc về quản lý giáo dục số hóa với một nền tảng 
cơ bản, quan trọng là thư viện số, thư viện thông 
minh của trường học thông minh. 
6. Kết luận
Quản lý giáo dục số hóa là một xu hướng trong 
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trước 
tình hình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập thế 
giới và Cách mạng 4.0. Thư viện số trường học 
thông minh là thư viện của trường học coi trọng 
nghiên cứu và triển khai các công nghệ truyền 
thông hiện đại, nhất là công nghệ số hóa thông tin, 
tri thức trong tất cả các hoạt động của nhà trường. 
Quản lý giáo dục số hóa coi thư viện số, thư viện 
thông minh của trường học thông minh vừa là đối 
tượng quản lý và vừa là phương tiện, công cụ quản 
lý. Đối với trường học, quản lý giáo dục số hóa dựa 
vào thư viện số để quản lý các quá trình giảng dạy, 
học tập, nghiên cứu và các hoạt động khác của nhà 
trường nhằm mục tiêu phát triển phẩm chất, năng 
lực thông minh ở người học và góp phần phát triển 
xã hội thông minh.
Tài liệu tham khảo
Anh, V. T. K., & Quang, P. T. (2018). Công nghệ 
RFID trong thư viện - tiền đề cho dịch vụ tự 
phục vụ. In T. tâm T. tin – T. viện Đại học 
Quốc gia Hà Nội (Ed.), Thư viện thông minh 
4.0: Công nghệ - Dữ liệu - Con người. Hà 
Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Berners-Lee, T., Hendler, J., and Lassila, 
O. (2001). The Semantic Web. Scientific 
American, 284(5).
Borgman, C. L. (1999). What are digital libraries? 
Competing visions. Information Processing 
& Management, 35(3), tr.227-243.
Borgman, C. L. (2000). From Gutenberg to the 
Global Information Infrastructure: Access 
to information in the networked world. 
Cambridge: MIT Press.
Đại học Quốc gia Hà Nội, T. tâm T. tin – T. viện. 
(2018). Thư viện thông minh 4.0: Công nghệ 
- Dữ liệu - Con người. Hà Nội: Nxb. Đại học 
Quốc gia Hà Nội.
Drucker, P. (1995). Xã hội hậu tư bản. Hà Nội: 
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
59Volume 9, Issue 2
DIGITALIZED EDUCATION MANAGEMENT: 
THE CASE STUDY OF DIGITAL LIBRARY OF SMART UNIVERSITY
Le Ngoc Hunga
Bui Thi Phuongb
a VNU University of Education 
Email: lengochung.vnu@gmail.com
b Hanoi University of Public Health
Email: phuongbui.sociology@gmail.com
Received: 20/5/2020 
Reviewed: 25/5/2020
Revised: 27/5/2020
Accepted: 08/6/2020
Released: 21/6/2020
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/418
 Abstract
The case study of changing the status and role of smart 
university libraries shows that the “digital age” has appeared 
in the world with digital libraries, smart libraries and smart 
university. Smart classroom characterized by research 
and development, innovation of modern communication 
technology on the network platform. In Vietnam, education 
management in general and university governance in 
particular are undergoing a radical and comprehensive 
renovation in which libraries are digitalized to become 
smart libraries. These changes help to better meet learners’ 
requirements, instructors, managers and people interested in 
research and development of high quality human resources.
Keywords
Digital library; Smart university; Digitalized education 
management.
Giới, N. H. (2018). Thử bàn về “Thư viện thông 
minh trong cuộc cách mạng công nghiêp 4.0: 
Công nghệ-Dữ liệu-Con người” trong tương 
lai ở trường đại học Việt Nam. Hà Nội: Nxb. 
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hà, L. M., & Nhiên, T. T. H. (2018). Xu hướng 
phát triển của thư viện trong xã hội hiện đại. 
Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hiếu, V. Đ., & Lâm, L. B. (2018). DoIT – Hệ 
thống kiểm tra trùng lặp văn bản, nâng cao 
chất lượng tài liệu học tập và nghiên cứu cho 
các trường đại học ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. 
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hùng, L. N. (2015). Hệ thống, cấu trúc & phân 
hóa xã hội. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia 
Hà Nội.
Hùng, L. N. (2019a). Đổi mới quản trị đại học 
ở Việt Nam: lý thuyết hệ thống và kiến tạo 
mô hình hiện đại, chuyên nghiệp. Tạp Chí Lý 
Luận Chính Trị, (Số 3).
Hùng, L. N. (2019b). Quản lý giáo dục số hóa: 
Nghiên cứu trường hợp thư viện số của 
trường đại học. Kỷ Yếu Hội Thảo Quốc Tế 
Lần Thứ Nhất về Đổi Mới Đào Tạo Giáo 
Viên: 20 Năm Phát Triển Mô Hình Đào Tạo 
Giáo Viên Liên Thông. Hà Nội: Nxb. Đại học 
Quốc gia Hà Nội.
Hùng, L. N., & Phương, B. T. (2019). Vị trí, vai 
trò của thư viện số hóa trong đổi mới quản 
trị đại học theo hướng tập đoàn hóa ở Việt 
Nam. In T. tâm T. viện Đại học quốc gia Hà 
Nội (Ed.), Tối ưu hóa quản trị tri thức số: 
Chính phủ - Doanh nghiệp – Thư viện (p. 
tr.187-206). Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia 
Hà Nội.
Jr, J. S. N. (2010). Tương lai của quyền lực. Hà 
Nội: Nxb. Thông tin và Truyền thông.
Nga, K. T., & Thắng, L. Đ. (2018). Trí tuệ nhân 
tạo và tiềm năng ứng dụng trong hoạt động 
thư viện. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà 
Nội.
Nga, T. T. T., & Vân, T. T. A. (2018). Phần mềm 
mượn tài liệu số (BookWorm) dịch vụ tiện ích 
cho thư viện thông minh. Hà Nội: Nxb. Đại 
học Quốc gia Hà Nội.
Nhiên, T. T. H., & Hà, L. M. (2018). Dịch vụ 
phân phối thông tin chọn lọc trước tác động 
của cách mạng công nghiệp 4.0. Hà Nội: 
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quyên, T. T. H., & Thu, P. T. (2018). Tác động 
của Big Data tới hoạt động thư viện tại trung 
tâm thông tin – thư viện ĐHQGHN. Hà Nội: 
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sơn, Đ. T. (2018). Dịch vụ tìm kiếm tập trung 
(Web Scale Discovery - WSD) tại website thư 
viện các trường đại học - Sự lựa chọn cho 
mô hình thư viện thông minh. Hà Nội: Nxb. 
Đại học Quốc gia Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_giao_duc_so_hoa_nghien_cuu_truong_hop_thu_vien_so_cu.pdf