Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp

Văn hóa đọc trong môi trường giáo dục là yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển nhân

cách cho sinh viên nói chung. Văn hóa đọc giúp tăng khả năng nghiên cứu, tự học, nhận xét, đánh

giá, tư duy tích cực và tư duy phản biện cho sinh viên. Đó là một trong những yếu tố góp phần nâng

cao chất lượng giáo dục và đào tạo cho nhà trường. Thông qua công việc thực tiễn, đáp ứng nhu

cầu phục vụ sinh viên ngày càng tốt hơn, chúng tôi đã đề xuất và thực hiện đề tài “Phát triển văn

hóa đọc cho sinh viên”. Đây còn là cơ sở cho việc vận dụng các giải pháp đề xuất vào thực tiễn tại

Trung tâm Thông tin Thư viện Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp. Bài viết này tác giả trình

bày các nội dung như sau: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lí luận về phát triển văn hóa đọc; thực

trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp; qua đó đề xuất một số giải pháp cho

vấn đề nghiên cứu.

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp trang 7

Trang 7

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp trang 8

Trang 8

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 10360
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học Đồng Tháp - thực trạng và giải pháp
15
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 2, 2020, 15-23
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Thị Như Quyến1* 
1Trường Đại học Đồng Tháp
*Tác giả liên hệ: ntnquyen@dthu.edu.vn
Lịch sử bài báo
Ngày nhận: 08/01/2020; Ngày nhận chỉnh sửa: 03/3/2020; Ngày duyệt đăng: 09/3/2020.
Tóm tắt
Văn hóa đọc trong môi trường giáo dục là yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển nhân 
cách cho sinh viên nói chung. Văn hóa đọc giúp tăng khả năng nghiên cứu, tự học, nhận xét, đánh 
giá, tư duy tích cực và tư duy phản biện cho sinh viên. Đó là một trong những yếu tố góp phần nâng 
cao chất lượng giáo dục và đào tạo cho nhà trường. Thông qua công việc thực tiễn, đáp ứng nhu 
cầu phục vụ sinh viên ngày càng tốt hơn, chúng tôi đã đề xuất và thực hiện đề tài “Phát triển văn 
hóa đọc cho sinh viên”. Đây còn là cơ sở cho việc vận dụng các giải pháp đề xuất vào thực tiễn tại 
Trung tâm Thông tin Thư viện Lê Vũ Hùng, Trường Đại học Đồng Tháp. Bài viết này tác giả trình 
bày các nội dung như sau: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lí luận về phát triển văn hóa đọc; thực 
trạng văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp; qua đó đề xuất một số giải pháp cho 
vấn đề nghiên cứu. 
Từ khóa: Sinh viên, văn hóa đọc, phát triển văn hóa đọc.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
READING CULTURE DEVELOPMENT FOR STUDENTS OF 
DONG THAP UNIVERSITY - SITUATION AND SOLUTIONS
Nguyen Thi Nhu Quyen1*
1Dong Thap University
*Corresponding author: ntnquyen@dthu.edu.vn
Article history
Received: 08/01/2020; Received in revised form: 03/3/2020; Accepted: 09/3/2020
Abstract
Reading culture is an important element in the educational environment for constructing and 
developing student characters. Reading culture helps increase their capabilities to research, self-
study, evaluate, think positively and critically. It is one of the elements contributing to the quality 
of education and training. We have conducted the project titled “Developing reading culture for 
students”. Thereby, the relevant solutions are applied to Le Vu Hung Center of Information and 
Library, Dong Thap University. In this paper, we will address research methods and theoretical 
framework for developing reading culture; the realities of reading culture among students of Dong 
Thap University and then some solutions recommended. 
Keywords: Student, reading culture, developing reading culture.
16
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
1. Đặt vấn đề
Văn hóa đọc giúp nâng cao dân trí, nâng 
cao hiệu quả trong hoạt động dạy và học, nghiên 
cứu khoa học, góp phần kiến tạo nên nét văn 
hóa và nhân cách riêng biệt, đặc biệt của mỗi cá 
nhân. Hiện nay còn tồn tại những hạn chế của 
sinh viên (SV) về lối sống, tác phong, thái độ 
thể hiện sự thiếu hụt một phần trong văn hóa 
ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa giao thông 
và văn hóa đọc. Vì vậy, các cơ quan quản lý đã 
ban hành một số văn bản nhằm nâng cao hiệu 
quả, giá trị của văn hoá đọc, cụ thể như: Quyết 
định số 1166/QĐ-BVHTTDL, của Bộ Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch đã chọn ngày 23/4 hàng năm 
là ngày “Hội sách Việt Nam”; Bộ Thông tin và 
Truyền thông đề nghị ngày 21/4 hàng năm là 
ngày “Sách Việt Nam”; Đề án “Phát triển văn 
hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011-2020 
tầm nhìn 2030” để góp phần phát triển văn hoá 
đọc nói chung. Hơn thế nữa, kỳ họp thứ 8 khóa 
XIV vào ngày 21 tháng 11 năm 2019 Quốc hội 
đã thông qua Luật Thư viện 2019, có hiệu lực 
vào ngày 01 tháng 7 năm 2020, tại Điều 29 
Khoản 1 quy định ngày 21 tháng 4 hàng năm là 
Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (Dự thảo 
Luật Thư viện). Phát triển văn hoá đọc giúp 
cho SV có khả năng tự hiểu mình, để quản lí 
tốt bản thân, thích nghi với những đổi mới của 
cộng đồng, xã hội; Tự tin phản biện để bảo vệ 
những luận chứng của bản thân và những giá 
trị chân lý; Biết nhận xét, đánh giá khách quan, 
bình đẳng trong các vấn đề của cuộc sống; Biết 
cống hiến, biết phụng sự và biết sống tử tế 
Giá trị của văn hoá đọc luôn tiệm cận đến những 
ý tưởng tích cực, nhằm phục vụ tốt cho nghiên 
cứu, vận dụng những nghiên cứu vào thực tiễn 
một cách phù hợp, khoa học và hiệu quả. 
2. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lí 
luận phát triển văn hóa đọc
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
Phương pháp quan sát thông qua công việc 
thực tiễn ở thư viện về hoạt động đọc và nhu cầu 
đọc của sinh viên;
Phương pháp khảo sát thông tin về hoạt động 
đọc của SV bằng bảng hỏi ankét;
Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân 
tích số liệu. 
2.2. Cơ sở lí luận phát triển văn hóa đọc
2.2.1. Một số khái niệm
Từ đọc trong từ điển tiếng Việt là phát ra 
tiếng, thành lời theo bản viết có sẵn. Đọc to, đọc 
thầm để thấu hiểu nội dung của bản vẽ, nội dung 
văn bản Thuật ngữ văn hoá đọc cho đến nay 
chưa có trong từ điển, chưa có một khái niệm 
hoàn chỉnh và t ... u sâu 35,29 60,84 51,12 41,25 47,13
Chọn 
tài liệu 
Tiêu đề, nội dung tài liệu 54,90 76,22 86,67 98,18 78,99
Nguồn gốc của tài liệu 34,06 64,11 55,00 54,55 51,93
Phương 
tiện,dịch 
vụ thư 
viện
Cập nhật thông tin trên internet 52,94 72,34 66,67 67,27 64,81
Sử dụng dịch vụ thư viện hàng ngày 35,29 35,11 43,33 41,82 38,89
Đọc trên máy tính của thư viện 39,22 58,01 33,33 56,36 46,73
Bảng số liệu ở trên cho thấy SV có phương 
pháp đọc chỉ ở mức khá. Đọc hiểu sâu đạt 
47,13%, đọc phân tích chiếm 62,09% và đọc 
lướt chiếm 54,86%. SV đọc tài liệu có sự lựa 
chọn theo mục tiêu của cá nhân. SV quan tâm 
đến nguồn gốc của tài liệu chiếm 51,93% và đọc 
sách theo tiêu đề, nội dung tài liệu là 78,99%. 
Ngoài ra SV cũng chọn lựa phương tiện và dịch 
vụ thư viện để cập nhật thông tin ở mức trung 
bình, trong đó có nội dung SV đến thư viện hàng 
ngày chỉ chiếm 38,89%, SV cập nhật thông tin 
trên internet chiếm 64,81%, đọc trên máy tính 
của thư viện chỉ đạt 46,73%. Điều đó cho thấy 
cần phải đổi mới một số hoạt động của thư viện. 
20
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
3.2.2. Năng lực lĩnh hội nội dung đọc
Năng lực lĩnh hội nội dung đọc được hình 
thành từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có khả 
năng học, khả năng phát hiện vấn đề. Từ đó xác 
định mục tiêu và nội dung tài liệu sẽ đọc để giải 
quyết vấn đề. Các yếu tố này được minh họa ở 
Bảng 3 bên dưới: 
Bảng 3. Năng lực lĩnh hội nội dung đọc của SV
Yếu tố thể hiện SV có năng lực
lĩnh hội nội dung đọc 
Tỷ lệ các tiêu chí (%) Trung bình 
chung (%)SV1 SV2 SV3 SV4
Sử dụng
tài liệu 
Cho nhu cầu học tập 56,86 76,57 98,33 96,36 82,03
Nghiên cứu khoa học 39,22 60,32 55,00 52,73 51,82
Tiếng Việt 54,90 78,34 98,33 98,45 82,51
Tiếng Anh 43,14 64,41 43,33 45,45 49,08
Tiếng Trung 35,29 54,15 33,33 36,36 39,79
Đọc tài liệu 
hiệu quả khi
Hiểu đúng nội dung 45,10 66,15 58,33 60,00 57,40
Ghi nhớ nội dung 33,33 56,32 50,00 50,91 47,64
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn 47,06 72,81 71,67 85,45 69,25
Trong các yếu tố đó có: Sử dụng tài liệu cho 
nhu cầu học tập chiếm 82,03% và SV sử dụng tài 
liệu bằng tiếng Việt là cao nhất, chiếm 82,51%, 
SV ít đọc tài liệu bằng sách ngoại văn. Vì yêu 
cầu môn học, vi mô đáp ứng nhu cầu bạn đọc ở 
thư viện và một phần năng lực ngoại ngữ của SV. 
Đây là cơ sở cho việc bổ sung tài liệu ngoại văn; 
và SV cần thiết nâng cao khả năng học, học ngoại 
ngữ và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực 
tiễn. Yếu tố này chiếm 69,25% và đọc để hiểu 
đúng nội dung chiếm ít hơn 11,85%. Do đó, SV 
cần thiết được hướng dẫn cách đọc sách, cách 
thu thập thông tin nói chung để hoạt động đọc 
của SV đạt được hiệu quả cao. 
3.3. Năng lực ứng xử với tài liệu
Năng lực ứng xử với tài liệu thể hiện một 
vài yếu tố nhân cách cá nhân của SV. Qua đó cho 
thấy thái độ của SV đối với tác giả, người khai 
sinh ra nguồn tư liệu - kho tàng tri thức của nhân 
loại. Năng lực này được thể hiện qua các yếu tố 
ở Bảng 4 như sau:
Bảng 4. Yếu tố thể hiện năng lực ứng xử với tài liệu của SV
Yếu tố thể hiện năng lực ứng xử với tài liệu 
Các mức độ (%)
Hài lòng Không hài lòng
Không
quan tâm 
Đánh dấu vào tài liệu bảng in 24,54 51,39 24,07
Ký tên viết nháp vào tài liệu bảng in 21,30 52,31 26,39
Xếp gốc trang sách để làm dấu 25,46 55,56 18,98
Cắt, xé các trang có nội dung yêu thích 20,37 50,00 29,63
Lấy sách, tài liệu để kê hay che chắn 21,30 56,02 22,69
Mức độ đánh giá số liệu ở Bảng 4 có ba 
mức độ. Trong đó, yếu tố đánh dấu vào tài liệu, 
ký tên, xếp gốc, cắt, xé, lấy sách kê hay che chắn 
đều được SV chọn mức không hài lòng là trung 
bình, ở mức độ hài lòng và không quan tâm thì 
đạt mức dưới trung bình. Điều đó cho thấy SV có 
thái độ tích cực với tài liệu, tuy chưa cao nhưng 
cũng nói lên được mức độ tôn trọng tác giả quyển 
sách. Đây là nhân cách cá nhân tích cực, có ý 
thức và biết bảo quản, giữ gìn tài liệu sách nói 
21
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 2, 2020, 15-23
chung. Tuy nhiên, SV cần được giảng viên, cán 
bộ thư viện hỗ trợ về việc nâng cao ý thức trách 
nhiệm đối với tài liệu thông qua các yêu cầu của 
môn học và sử dụng dịch vụ của thư viện, giao 
tiếp tại thư viện giữa cán bộ thư viện với SV. Để 
nâng cao ý thức cũng như thái độ của SV nhiều 
hơn nữa đối với tài liệu, sách, tài nguyên thư viện. 
3.4. Nhận xét chung về văn hóa đọc của SV
3.4.1. Những ưu điểm
SV có thói quen đọc sách, có năng lực lĩnh 
hội nội dung tài liệu, có phương pháp đọc sách 
hiệu quả và năng lực ứng xử với tài liệu. Tuy 
không đạt đến mức cao nhất, nhưng vẫn cho thấy 
ý thức trách nhiệm của SV, biết tôn trọng sách, 
tôn trọng tác giả và tôn trọng những giá trị do 
tri thức mang lại từ sách hay thông tin trên các 
trang mạng xã hội. Ngoài ra, SV đọc sách, học 
tập có được tri thức và biết vận dụng tri thức vào 
cuộc sống. 
3.4.2. Những hạn chế
Văn hoá đọc cấu thành từ nhiều yếu tố cá 
nhân khác nhau, trong đó ứng xử với tài liệu là 
một trong những yếu tố quan trọng mang tính 
quyết định đến văn hoá đọc và phát triển văn 
hoá đọc. Nếu SV có thói quen đọc tốt, có phương 
pháp đọc tốt, có khả năng lĩnh hội nội dung đọc 
nhưng thiếu khả năng ứng xử tích cực với tài liệu 
thì phát triển văn hoá đọc chỉ là câu chuyện được 
nói trên lý thuyết. Qua thực tiễn cho thấy SV có 
năng lực cũng như thái độ ứng xử với tài liệu chưa 
cao. Vì vậy, SV cần thiết phải được hướng dẫn, 
phổ biến vấn đề này trong các hoạt động của thư 
viện, hay được giảng viên lồng ghép ở các môn 
học hay chuyên đề của khoa đào tạo. 
3.4.3. Nguyên nhân
Văn hoá đọc chịu sự chi phối và ảnh hưởng 
bởi các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau:
+ Yếu tố khách quan: Chính trị; Kinh tế; Văn 
hóa-xã hội; Khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Nề 
nếp gia đình; Phương thức tổ chức giáo dục, tầm 
nhìn, sứ mạng của nhà trường; Lĩnh vực du lịch; 
Thư viện trường học; Công tác phát hành, in ấn 
và xuất bản; Phương tiện thông tin đại chúng; Xu 
hướng giáo dục và xu thế phát triển của xã hội 
Trong hoạt động đọc, phát triển văn hoá đọc thì 
SV là chủ thể nhưng lại bị động bởi các yếu tố 
khách quan, đó là những thách thức mà SV phải 
chịu khó thích nghi, chịu khó vượt qua trong quá 
trình giáo dục tự thân thông qua hoạt động đọc để 
phát triển văn hoá đọc đúng với mục tiêu của nó. 
+ Yếu tố chủ quan: Tính chất đặc thù và 
mục tiêu của nghề nghiệp; Tâm lý lứa tuổi khác 
nhau sẽ có những sở trường và nhu cầu đọc là 
không như nhau; Trình độ văn hóa và khả năng 
nhận thức, tư duy tích cực đổi mới hay bảo thủ 
cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của việc 
đọc; Tâm lý giới tính cũng là yếu tố góp phần 
phát triển văn hoá đọc ở những cách thức và mức 
độ khác nhau; Sự am hiểu về các mảng tri thức 
trong xã hội của mỗi cá nhân và khả năng quan 
sát thực tiễn cũng là yếu tố quan trọng góp phần 
nâng cao hiệu quả của việc đọc, tiếp cận tri thức 
thông qua văn hoá đọc.
4. Đề xuất một số giải pháp phát triển văn 
hóa đọc cho SV
Văn hoá đọc chịu sự chi phối bởi các yếu 
tố chủ quan và khách quan. Do đó, để phát triển 
văn hoá đọc cho SV được hiệu quả chúng tôi đề 
xuất một số nội dung như sau:
4.1. Nâng cao nhận thức về phát triển văn 
hóa đọc cho SV 
Nâng cao nhận thức cho SV về văn hoá đọc 
và phát triển văn hoá đọc là yếu tố quan trọng 
mang tính quyết định hiệu quả của phát triển văn 
hoá đọc. Vì vậy cần có nhiều yếu tố tác động tích 
cực đến việc đọc của SV như: giảng viên, cán 
bộ quản lý, cán bộ ở thư viện định hướng để SV 
sớm tiếp cận đến sách, tài liệu đáp ứng kịp thời 
nhu cầu học tập và nghiên cứu của SV. Bằng cách 
hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức về văn hoá đọc 
cho SV. Cần chỉ ra cho SV biết lợi ích của việc 
đọc sách, nghiên cứu tư liệu. Đó là cơ sở để SV 
nhận thức đúng về văn hoá đọc và phát triển văn 
hoá đọc một cách hiệu quả. Tư duy và nhận thức 
tích cực là động cơ để SV thay đổi cách đọc, cách 
học, cách thức nghiên cứu tài liệu để đem lại 
kết quả học tập, rèn luyện như mong đợi. Đổi mới 
trong tư duy về phương pháp, cách thức học tập, 
nghiên cứu là có sự thay đổi nhân cách cá nhân, 
22
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
thái độ ứng xử và giá trị của việc đọc, văn hoá 
đọc theo chiều hướng tích cực. 
4.2. Tạo môi trường đọc thuận lợi cho SV
Tạo môi trường đọc thuận lợi cho SV cần 
sự kết hợp của: thư viện, cán bộ giảng viên, môi 
trường học tập của nhà trường từ cơ sở vật chất, 
tài liệu, thiết bị học tập Cụ thể như sau:
Một là, giảng viên trực tiếp giảng dạy hỗ 
trợ và định hướng, kiến tạo cho SV có niềm đam 
mê đọc sách. Đổi mới cách đánh giá năng lực 
SV một cách linh hoạt, khoa học và phù hợp với 
mỗi SV riêng biệt và khác biệt. Nhân cách, thái 
độ, tư duy và năng lực của mỗi SV là không như 
nhau, nên cần định hướng và đổi mới cách đánh 
giá năng lực SV là con đường gần nhất để đi đến 
quá trình giáo dục tự thân cho SV một cách hiệu 
quả. Mặt khác, chương trình đào tạo thể hiện qua 
mỗi sản phẩm trí tuệ sau khi tốt nghiệp, trong 
đó đặc biệt quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp; 
Điều này chịu sự ảnh hưởng của nhân cách, đạo 
đức cá nhân trong đó có văn hoá đọc của SV. 
Nhằm từng bước xây dựng và kiến tạo nền tảng 
cho việc đọc tích cực, tạo thói quen đọc và tìm 
kiếm tri thức thông qua việc đọc tư liệu, sách, 
báo, tạp chí
Hai là, thư viện là yếu tố quan trọng hỗ trợ 
cho SV phát huy năng lực tự học, nghiên cứu 
khoa học và phát triển văn hoá đọc. Do đó, cần 
thiết cải tiến một số khâu trong phục vụ bạn đọc 
như: xem SV là khách hàng khi đến thư viện vì 
SV và hoạt động đọc của SV là yếu tố quan trọng 
mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển 
của thư viện; Bổ sung tài liệu kịp thời theo yêu 
cầu của SV; Bổ sung tài liệu phong phú hơn đối 
với những chuyên ngành hẹp và các loại tài liệu 
chuyên khảo; Tăng thêm nhân sự phục vụ bạn 
đọc tại phòng mượn, các thông tin này được thể 
hiện ở bảng 5 như sau:
Bảng 5. Nội dung cần thiết được đổi mới ở thư viện
Nội dung cần đổi mới ở thư viện
Rất 
cần thiết (%)
Cần thiết (%)
Không 
cần thiết (%)
Tăng cường các hoạt động của thư viện 84,26 12,96 2,78
Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của 
thư viện
59,26 40,74 0,00
Tăng thêm máy tính cho phòng tự học của SV 69,91 19,44 10,65
Tăng thêm nhân sự cho các phòng phục vụ bạn đọc 50,00 44,91 5,09
Bổ sung thêm nguồn tài liệu chuyên ngành 45,37 46,76 7,87
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thư viện 44,44 51,85 3,70
Ý kiến khác 0,00 0,00 0,00
Trong đó, mức độ “rất cần thiết” được SV 
chọn nhiều nhất, tiếp đến là mức “cần thiết” 
và mức “không cần thiết” rất ít, cho thấy SV 
rất cần sử dụng các dịch vụ của thư viện. Để 
phát triển văn hoá đọc cho SV một cách hiệu 
quả, trước tiên cần đáp ứng nhu cầu của SV. 
Đây là cách tạo ra môi trường đọc tốt cho SV. 
Thư viện là một trong những yếu tố quan trọng 
trong việc phát triển văn hoá đọc cho SV. Vì 
vậy, đổi mới một số nội dung để phù hợp với 
lợi ích SV là việc làm cấp bách và rất cần thiết 
để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, 
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của 
nhà trường. Nhu cầu của SV đều vượt mức trên 
trung bình và đa số ở mức rất cần thiết. Số phần 
trăm SV chọn ở mức cao nhất là nâng cao các 
hoạt động của thư viện chiếm 84,26%, tiếp đến 
là tăng thêm máy tính cho phòng tự học của 
SV 69,91%. Ngoài ra, thói quen và yếu tố cá 
nhân được rèn luyện từ sớm là một phần ảnh 
hưởng hay cộng hưởng để văn hoá đọc được 
phát triển một cách hiệu quả.
Ba là, SV được hình thành nhân cách cá 
23
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 2, 2020, 15-23
nhân từ nếp sống của gia đình, nhà trường và 
xã hội. SV cần được quan tâm từ gia đình rất 
sớm về các hoạt động học, đọc, giao tiếp ứng 
xử để hình thành nền tảng căn bản cho việc 
phát triển văn hoá đọc. Mặt khác, yếu tố tài 
chính, văn hóa, du lịch, độ tuổi, nghề nghiệp 
cũng làm chi phối đến hiệu quả của văn hoá 
đọc, nên SV cần có một quá trình giáo dục tự 
thân một cách nghiêm túc. SV cần thiết tự học 
thêm nhiều kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau 
để dễ dàng thích nghi với những đổi mới của xã 
hội. Ngày nay sự phát triển của khoa học công 
nghệ đã làm chi phối đến văn hoá đọc của mỗi 
cá nhân trong cộng đồng, yêu cầu về kỹ năng 
STEM (Science-khoa học, Technology-công 
nghệ, Angineering-kỹ thuật, Maths-toán học) 
vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với SV nói 
chung. Vì kiến thức nhà trường là nền tảng căn 
bản cho mọi ngành nghề, việc đào sâu kiến thức 
để tăng thêm sự hiểu biết thì không ai có thể 
học, đọc hay tích lũy thay thế cho SV. 
5. Kết luận
Phát triển văn hoá đọc cho SV là việc làm 
thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình 
giáo dục và đào tạo của bản thân mỗi SV, gia 
đình, nhà trường và xã hội. Vì bốn nhân tố này 
chi phối và ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến 
hành vi, thái độ, thói quen, sở thích của mỗi SV 
khi họ sớm hay muộn tiếp cận đến tư liệu, sách, 
báo, tạp chí và vật mang thông tin hay tiếp cận 
đến văn hoá đọc. Sự làm gương, nêu gương của 
các thế hệ đi trước là một phương thức mang tính 
khả thi cao, cách giáo dục này phù hợp với truyền 
thống, thuần phong mỹ tục của người Á Châu. 
Đọc sách để hướng người đọc đến với mục đích 
cuộc sống tích cực hơn, hướng người đọc đến 
chuỗi giá trị nhân văn “chân-thiện-mỹ”. Vì tác 
giả của mỗi quyển sách luôn gửi gắm những ý 
tưởng mới, chia sẻ những cảm xúc, cảm nhận từ 
thực tiễn ở mỗi góc nhìn trong sự phong phú của 
cuộc sống đến với người đọc. Đọc sách và suy 
ngẫm những giá trị nhân văn trong từng quyển 
sách là cách giáo dục tự thân hiệu quả nhất ở mỗi 
SV nói riêng và người đọc sách nói chung, đó là 
mục tiêu phát triển của văn hoá đọc./. 
Lời cám ơn: Nghiên cứu này được hỗ trợ 
bởi đề tài nghiên cứu khoa học Trường Đại học 
Đồng Tháp, mã số SPD2019.01.05.
Tài liệu tham khảo
[1]. Ban Chấp hành Trung ương (2013), 
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 
2013, Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[2]. Vũ Thị Thu Hà (2013), “Văn hóa đọc ở 
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển”, 
Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2(40)/3-2013, tr. 
20-27. 
[3]. Nguyễn Mạnh Hùng (2017), Những 
câu nói hay về sách và văn hóa đọc, NXB Lao 
động, Hà Nội.
[4]. Trần Thị Minh Nguyệt (2016), “Giáo 
dục văn hóa đọc trong thư viện trường tiểu học ở 
Hà Nội”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 5(61)/9-
2016, tr. 6.-13.
[5]. Nguyễn Công Phúc (2012), “Văn hóa 
đọc và công tác đào tạo hướng dẫn bạn đọc-
người dùng tin”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 
2(34)/3-2012, tr. 7-10.
[6]. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết 
định số 329/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 3 năm 2017, 
Quyết định phê duyệt Đề án phát triển văn hóa 
đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng 
đến năm 2030. 
[7]. Nguyễn Hữu Viêm (2009), “Văn hóa 
đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam”, Tạp 
chí Thư viện Việt Nam, số 1(17)/2009, tr. 19-26.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_van_hoa_doc_cho_sinh_vien_truong_dai_hoc_dong_tha.pdf