Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học

Chức năng chủ yếu của thư viện các trường đại học là thu

thập, xử lý, phổ biến, lưu trữ và sử dụng thông tin cho cộng đồng

người dùng. Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng Công

nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), dữ liệu, thông tin, tri thức, công

nghệ ngày càng phát triển đã tác động đến các thư viện trường

đại học. Thư viện đại học hiện nay phải trở thành Trung tâm Tri

thức số để sáng tạo (tạo ra và nắm bắt), lưu trữ (gìn giữ, tổ chức và

tích hợp), chia sẻ (giao tiếp), ứng dụng (áp dụng) và tái sử dụng

(chuyển đổi) tri thức trong trường đại học, cộng đồng, xã hội

(IFLA, 2012). Sự thành công của thư viện đại học phụ thuộc vào

khả năng đổi mới, sáng tạo, tối ưu hóa nguồn lực nội bộ, cộng

hưởng nguồn lực của trường đại học, xã hội để phục vụ nhanh hơn,

chính xác, tốt hơn nhu cầu của cộng đồng nhà nghiên cứu và người

dùng. Điều này đòi hỏi các thư viện đại học phải đánh giá lại chức

năng, nhiệm vụ, mở rộng vai trò và trách nhiệm, thay đổi mạnh mẽ

để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới. Bài viết gợi ý việc tái cấu

trúc mô hình, cơ cấu thư viện, áp dụng quản trị tri thức, tăng cường

dữ liệu, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tiên tiến, đa dạng, nâng cao,

mở rộng dịch vụ, sản phẩm; phát triển thư viện thành Trung tâm Tri

thức số trong trường đại học.

Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học trang 1

Trang 1

Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học trang 2

Trang 2

Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học trang 3

Trang 3

Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học trang 4

Trang 4

Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học trang 5

Trang 5

Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học trang 6

Trang 6

Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học trang 7

Trang 7

Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học trang 8

Trang 8

Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học trang 9

Trang 9

Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang baonam 11560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học

Phát triển trung tâm tri thức – thư viện trong trường Đại học
 PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN 
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Hoàng Văn Dưỡng1*
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu sự cần thiết phát triển thư viện số 
thành Trung tâm Tri thức số; nghiên cứu các mô hình Trung tâm 
Tri thức số trên thế giới; phân tích đặc điểm, chức năng và đề xuất 
tên gọi Trung tâm tri thức – Thư viện trong trường đại học. Các 
thành phần, trụ cột cơ bản của Trung tâm tri thức bao gồm (i) dữ 
liệu; (ii) công nghệ; (iii) nhân lực; (iv) sản phẩm, dịch vụ; (v) quản 
lý; trong đó nhấn mạnh đến tái cấu trúc cơ cấu, áp dụng quản trị 
tri thức, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Tổng hợp so sánh /diễn 
giải /mô hình Trung tâm thông tin – thư viện và Trung tâm tri 
thức trong trường đại học.
Từ khóa: Trung tâm tri thức; Trung tâm Tri thức số; Trung tâm tri 
thức – Thư viện; Quản trị tri thức; Thư viện số; Thư viện đại học; 
Thư viện di động; Dịch vụ nghiên cứu; học thuật.
Chức năng chủ yếu của thư viện các trường đại học là thu 
thập, xử lý, phổ biến, lưu trữ và sử dụng thông tin cho cộng đồng 
người dùng. Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng Công 
nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), dữ liệu, thông tin, tri thức, công 
nghệ ngày càng phát triển đã tác động đến các thư viện trường 
đại học. Thư viện đại học hiện nay phải trở thành Trung tâm Tri 
thức số để sáng tạo (tạo ra và nắm bắt), lưu trữ (gìn giữ, tổ chức và 
tích hợp), chia sẻ (giao tiếp), ứng dụng (áp dụng) và tái sử dụng 
(chuyển đổi) tri thức trong trường đại học, cộng đồng, xã hội 
* Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
41
 PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
(IFLA, 2012). Sự thành công của thư viện đại học phụ thuộc vào 
khả năng đổi mới, sáng tạo, tối ưu hóa nguồn lực nội bộ, cộng 
hưởng nguồn lực của trường đại học, xã hội để phục vụ nhanh hơn, 
chính xác, tốt hơn nhu cầu của cộng đồng nhà nghiên cứu và người 
dùng. Điều này đòi hỏi các thư viện đại học phải đánh giá lại chức 
năng, nhiệm vụ, mở rộng vai trò và trách nhiệm, thay đổi mạnh mẽ 
để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới. Bài viết gợi ý việc tái cấu 
trúc mô hình, cơ cấu thư viện, áp dụng quản trị tri thức, tăng cường 
dữ liệu, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tiên tiến, đa dạng, nâng cao, 
mở rộng dịch vụ, sản phẩm; phát triển thư viện thành Trung tâm Tri 
thức số trong trường đại học.
1. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN THÀNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ 
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Yếu tố tác động mạnh mẽ của sự chuyển đổi giáo dục đại học 
 Nhân loại đang bước vào thời đại của cuộc Cách mạng công 
nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế tri thức (Knowledge economy), xã hội 
thông tin (Information society) và toàn cầu hóa. Giáo dục, đặc biệt là 
giáo dục đại học phải thay đổi mạnh mẽ để thích ứng và phát triển với 
bối cảnh mới: 
- Việc học diễn ra mọi nơi, mọi lúc với các công cụ học trực tuyến 
(e-Learning), triết lý học giáo dục kết hợp (Blended Education). Việc 
học mang tính cá thể hóa, phù hợp với từng cá nhân. Với nền tảng 
của cuộc CMCN 4.0, mô hình giáo dục 4.0, mô hình đại học 4.0 /đại 
học thông minh đổi mới /sáng tạo được xây dựng, phát triển dựa trên 
mô hình quản trị chia sẻ (shared govermence), mô hình 3A (AI - Trí tuệ 
nhân tạo, Automation - Tự động hóa và Analytics - Phân tích). 
- Xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục dẫn đến thay đổi về 
phương pháp giảng dạy, thiết lập lại quá trình học tập với các ứng 
dụng đã, đang phát triển như: sử dụng thực tế ảo (VR), thực tế tăng 
cường (AR), lớp học ảo, thí nghiệm ảo, mô phỏng, lớp học 3D, khóa học 
trực tuyến quy mô lớn – MOOCs (Massive Open Online Courses) 
42
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
- Thay đổi đối tượng học “thế hệ Z” (gen Z, iGen) được sinh ra trong 
giai đoạn 1996 – 2010, thế hệ này lớn lên, giáo dục cùng sự phát triển của 
công nghệ, Internet, truyền thông xã hội nên đặc điểm của đối tượng sáng 
tạo hơn, năng động hơn, thực dụng hơn, tự tin hơn. Đối với nhóm đối 
tượng này, việc học không có ranh giới, học ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, 
không giới hạn quyền truy cập và các thông tin, tri thức mới. [1]
Giáo dục trở thành hệ sinh thái mà mọi người có thể cùng học tập 
mọi nơi, mọi lúc với các thiết bị được kết nối. Đầu ra của hệ sinh thái 
này là những sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể, với kiến thức và 
năng lực đổi mới, sáng tạo. Thư viện đại học là “trái tim”, là trung tâm 
tri thức, văn hóa của các trường đại học. Bất cứ điều gì tác động, ảnh 
hưởng đến các trường đại học đều có tác động đến thư viện, thư viện 
phải thay đổi mạnh mẽ, đổi mới để thích ứng và đáp ứng yêu cầu của 
người dùng.
1.2. Yếu tố tác động mạnh mẽ của sự chuyển đổi trong hệ thống thư viện
- Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra “đã tăng tốc gần đây 
với sự gia tăng to lớn của dữ liệu, sự phổ biến của các giao diện di động 
và sức mạnh ngày càng tăng của trí tuệ nhân tạo (AI)” [8]. Báo cáo Xu 
hướng của Liên đoàn các Hiệp hội và Tổ chức Thư viện Quốc tế (IFLA) 
phiên bản Thư viện cũng xác đ ... n thông 
tin, tri thức thư viện, tích hợp các tiện ích qua điện thoại thông minh, 
56
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Kindles, iPAD và các thiết bị đầu cuối di động khác” (Wei và Yang, 
2017). Việc thiết kế thư viện di động phụ thuộc nhiều vào nền tảng di 
động của người dùng và các dịch vụ bắt nguồn từ nhu cầu của người 
dùng. Dịch vụ phản ánh tinh thần hướng tới người dùng trong quá 
trình thiết kế và phục vụ thư viện. Điều này có nghĩa là quyền truy cập 
vào thư viện di động nằm dưới sự kiểm soát của người dùng và được 
thiết kế dựa trên các nền tảng kỹ thuật của thiết bị di động của người 
dùng. Hơn nữa, các nội dung và dịch vụ được cung cấp phải hoàn toàn 
phù hợp với nhu cầu của người sử dụng thư viện. Nói một cách đơn 
giản, các dịch vụ thư viện di động có tính lan tỏa và hướng đến người 
dùng. Nghiên cứu dịch vụ thư viện di động đã tập trung vào ứng dụng 
thực tế của công nghệ WAP, nền tảng Android, nền tảng IOS hoặc tích 
hợp các công nghệ và nền tảng khác nhau trong việc xây dựng nền 
tảng dịch vụ thư viện di động, ứng dụng mã QR, RSS và các công nghệ 
trong thiết kế, xây dựng dịch vụ thư viện di động.
Có khoảng 30 dịch vụ /ứng dụng trong thư viện di động như: 
Tìm kiếm (Search), tìm kiếm bằng quét mã vạch (barcode), tìm kiếm 
bằng quét mã QR (QR code), hướng dẫn (Tutorial), hỏi thủ thư (Ask a 
librarian), sách mới (New books), cơ sở dữ liệu (Databases), tìm kiếm 
địa phương (Local search), đặt mượn (Order), mượn (Browse), gia hạn 
và lưu thông (Renew and circulation), tham quan qua giọng nói (Audio 
tours), tham quan ảo (Virtual tours), trích dẫn (Citation), sách nói 
(Audio books), phổ biến thông tin có chọn lọc (Selective dissemination 
of information), nhân viên (Employees), giờ mở cửa (Hours), bản đồ 
thư viện (Library maps), Google Maps, sự kiện (Events), thư viện của 
tôi (My Library), trợ giúp (Help), liên lạc với chúng tôi (Contact us), câu 
hỏi thường gặp (FAQ), phản hồi (Feedback)... như hình 2a,2b.
Theo nghiên cứu, thống kê trên thế giới hiện đang có khoảng hơn 
50 thư viện đại học và thư viện công cộng đang ứng dụng dịch vụ thư 
viện di động [19] như một số thư viện của các Đại học Sydney, Đại học 
Liverpool, Đại học UCLA, Đại học Hồng Kông, Trung tâm Thông tin – 
Thư viện, ĐHQGHN1... 
1 Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN ứng dụng dịch vụ thư viện di động 
có tên VNU – LIC bookworm, người dùng có thể tra cứu, mượn, trả tài liệu số 
trên các thiết bị di động như: điện thoại thông minh, máy tính bảng...
57
 PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
Hình 2a. Các ứng dụng (app.) dịch vụ thư viện di động (Mansouri, 2019)
58
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Hình 2b. Các ứng dụng (app.) dịch vụ thư viện di động (Mansouri, 2019)
- Dịch vụ nghiên cứu, học thuật: Thư viện học thuật ở các nước như 
Hoa Kỳ (Jia và cộng sự, 2017) và Úc (Huang và cộng sự, 2017) hiện đang theo 
đuổi các chiến lược hỗ trợ nghiên cứu, nhằm cung cấp cho các nhà nghiên 
cứu các dịch vụ thông tin sáng tạo trong suốt quá trình nghiên cứu.
Thư viện học thuật của 101 trường đại học được xếp hạng trong 
top 100 (với 4 trường đại học đứng ở vị trí thứ 98) của bảng xếp hạng 
Đại học Thế giới QS1. Trong số sáu chỉ số của bảng xếp hạng, danh 
tiếng học thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất (40%), điều này cho thấy các 
1 www.topuniversities.com.
59
 PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
trường đại học trên rất xuất sắc về văn hóa nghiên cứu và danh tiếng 
học thuật; thư viện của các trường trên có vai trò quan trọng trong 
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của 
nhà nghiên cứu, nhà khoa học. 
Các dịch vụ nghiên cứu, học thuật của Trung tâm tri thức được mở 
rộng, phát triển trên nền tảng dịch vụ của thư viện học thuật, một số 
các dịch vụ cơ bản có thể kể đến là: 
- Dịch vụ quản lý dữ liệu nghiên cứu: Chia sẻ và bảo quản dữ liệu 
nghiên cứu, các phương pháp hay nhất về dữ liệu, nghiên cứu điển 
hình, lưu trữ và sao lưu, tư vấn và đào tạo, có thể hỗ trợ các nhà nghiên 
cứu tổ chức và quản lý dữ liệu nghiên cứu. 
- Nghiên cứu đo lường tác động: Cung cấp cho các nhà nghiên 
cứu các công cụ, phương pháp, hướng dẫn và đào tạo về đo lường tác 
động nghiên cứu. Có thể kể đến như chỉ số H, Web of Science, Scopus, 
Google Scholar và các công cụ altmetrics (ImpactStory, Scholarometer, 
Mendeley). Cung cấp các chỉ số phân định tên và cấp tạp chí, nơi tác giả 
có thể đánh giá một công trình học thuật bằng ORCID. Mã định danh tác 
giả Scopus và ID nhà nghiên cứu, đồng thời lấy dữ liệu yếu tố tác động 
của tạp chí từ Báo cáo trích dẫn tạp chí, trình phân tích tạp chí Scopus, 
Eigenfactor.org, chỉ số Google Scholar, xếp hạng tạp chí Scimago
- Tham vấn nghiên cứu: Các nhà nghiên cứu gặp phải các vấn đề 
trong quá trình hoạt động học thuật, chẳng hạn như đơn xin tài trợ 
nghiên cứu, viết luận án, phương pháp nghiên cứu khoa học, quản lý 
dữ liệu có thể nhờ Trung tâm tri thức tư vấn.
- Đề xuất công cụ nghiên cứu: Với sự phát triển của dữ liệu lớn, 
các nhà nghiên cứu đều phải đối mặt với nhu cầu phân tích, quản lý và 
trình bày dữ liệu. Các công cụ nghiên cứu có thể được chia thành hai loại 
chính như sau: (i) công cụ quản lý và phân tích dữ liệu và (ii) công cụ 
quản lý trích dẫn. Các công cụ nghiên cứu do Trung tâm Tri thức số cung 
cấp bao gồm: EndNote, Zotero, Mendeley RefWorks, DMP Tool... [17] 
và các dịch vụ:
- Truy cập mở;
- Xuất bản học thuật;
- Hướng dẫn nghiên cứu;
- Dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ.
60
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Trung tâm Tri thức số phải thiết lập các bộ phận /trung tâm hỗ trợ 
nghiên cứu chuyên biệt và thiết lập định hướng rõ ràng, tập hợp tất 
cả các dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu để làm cho nó trở nên chuẩn hóa và 
khoa học hơn. [24] 
Qua phân tích, đánh giá các thành phần /trụ cột nền tảng của thư 
viện số, đồng thời phát triển thành nền tảng của Trung tâm Tri thức 
số trong trường đại học, sau đây là khái quát, tổng hợp so sánh, diễn 
giải mô hình Trung tâm Thông tin – Thư viện và Trung tâm Tri thức số 
trong trường đại học tại bảng 1:
Bảng 1. Tổng hợp so sánh /diễn giải mô hình Trung tâm thông tin – 
thư viện và Trung tâm tri thức trong trường đại học
Nội dung Thông tin – Thư viện Trung tâm Tri thức 
Tên gọi Trung tâm Thông tin – Thư viện Trung tâm tri thức – Thư viện 
(Knowledge Hub – Library)
Cơ cấu/tổ chức Phân cấp hành chính (phòng/bộ 
phận/tổ) 
(chức năng, nhiệm vụ)
Luồng / Tuyến công việc / chu trình tri thức 
(Trung tâm / nhóm / Đội)
Quản lý/quản trị Quản lý thông tin (IM) 
Chủ yếu quản lý tri thức “Hiện” 
Đơn tuyến 
Trên – xuống
Quản trị tri thức (KM) 
Quản lý tri thức “Hiện” và “Ẩn” 
Đa tuyến 
Trên – xuống – ngang - chéo
Dữ liệu Cấu trúc (chủ yếu) 
Tài nguyên thông tin; tài liệu nội 
sinh; tài liệu / CSDL ngoại sinh 
Bộ sưu tập nội bộ; chủ yếu kết nối, 
chia sẻ nội bộ.
Tri thức ‘hiện”
Cấu trúc; bán cấu trúc; phi cấu trúc 
Hồ dữ liệu (Lake data) Dữ liệu lớn (Big Data)
Liên kết dữ liệu; Dữ liệu mở (Open 
Access); Quản lý dữ liệu (DMPs - Data 
management plans); Kết nối/chia sẻ/
liên thông cộng đồng
Tri thức “hiện” và tri thức “ẩn”
Công nghệ Kết nối thông tin, kết nối kiến thức. 
Internet di động; công nghệ ảo và 
phổ biến. 
Phần mềm thư viện tích hợp, tìm kiếm 
tập trung, quản trị tài nguyên số
Kết nối tri thức, kết nối vạn vật, kết nối API 
Khai thác dữ liệu, điện toán đám mây; 
công nghệ AI và IoT. 
Công nghệ Chatbot; Trợ lý ảo 
(Virtual Assistant) 
Nền tảng / đa nền tảng tích hợp. 
Ứng dụng (App) di động
61
 PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
Nội dung Thông tin – Thư viện Trung tâm Tri thức 
Nhân lực Chuyên gia thông tin
Trưởng bộ phận xử lý nghiệp vụ; Dịch 
vụ thông tin; Công nghệ thông tin
Nhân lực thư viện
Chuyên gia tri thức 
Giám đốc tri thức CKO; Giám đốc thông 
tin CIO; Giám đốc dữ liệu CDO
Chuyên viên tri thức (Knowledge 
steward); kĩ sư tri thức (Knowledge 
engineer); biên tập tri thức; phân tích 
tri thức; định hướng tri thức; quản trị 
tri thức; môi giới tri thức và quản lý sở 
hữu trí tuệ.
Nhân lực thư viện + nhân lực công 
tác viên (giảng viên, nhà nghiên cứu, 
người dùng)
Dịch vụ, 
Sản phẩm
Hướng đến đáp ứng người dùng
Đơn ngành, riêng lẻ
Đọc, mượn tài liệu
Dịch vụ thông tin theo yêu cầu
Dịch vụ nâng cao
Dịch vụ lấy người dùng làm trung tâm; 
thích ứng người dùng,
Tiếp cận thông tin / tri thức mọi lúc, 
mọi nơi cho mọi người;
Đa ngành, xuyên ngành.
Dịch vụ thư viện di động.
Không gian tri thức/sáng tạo.
Không gian học tập/nghiên cứu.
Đổi mới tri thức.
Quản lý dữ liệu nghiên cứu (RDM - 
Research data management)
Truy cập mở.
Xuất bản học thuật.
Nghiên cứu đo lường tác động.
Hướng dẫn nghiên cứu.
Tham vấn nghiên cứu.
Đề xuất công cụ nghiên cứu.
Dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ .
Chưa bao giờ các thư viện có nhiều cơ hội để phát triển như ngày 
nay, đồng thời thư viện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Việc 
tự phân tích, đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức đối với các 
thư viện là rất cần thiết để nhìn nhận, đánh giá lại vai trò, chức năng 
62
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
và tương lai thư viện trong bối cảnh mới. Cùng với lịch sử phát triển, 
văn hóa truyền thống của thư viện, với động lực mạnh mẽ, các thư viện 
phải tự đổi mới, sáng tạo hơn trên nền tảng của thư viện số; thư viện 
sẽ phát triển trở thành Trung tâm tri thức – Thư viện trong trường đại 
học, để thích ứng tốt hơn, có sức chống chịu tốt hơn và bền vững hơn; 
đồng thời khẳng định vai trò hỗ trợ đắc lực cho công cuộc đổi mới căn 
bản, toàn diện giáo dục nước nhà. Quá trình chuyển đổi, như người ta 
nói, “một quả trứng bị vỡ từ bên ngoài chỉ có nghĩa là thức ăn và sự hủy 
diệt; nhưng nếu bị phá vỡ từ bên trong, nó có nghĩa là tái sinh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đại học Quốc gia Hà Nội (2020), Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia 
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045 (dự thảo).
2. Hoàng Văn Dưỡng (2018), Dữ liệu lớn – Big Data với thư viện thông minh. 
Thư viện thông minh: Công nghệ - Dữ liệu – Con người., NXB Đại học 
Quốc gia Hà Nội, tr. 102 – 116. 
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Thư 
viện,  
ban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=198547
4. Nguyễn Hoàng Sơn (2019), VNU 4.0 (2020-2025): Phát triển Đại học số - Đại 
học thông minh trên nền tảng Trung tâm Tri thức số - Học tập số - Nghiên cứu số 
VNU – LIC 4.0. Cẩm nang Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN., 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 17 – 33. 
5. Nguyễn Hoàng Sơn (2020), Chuyển đổi thư viện số thành Trung tâm Tri thức 
số: nền tảng phát triển đại học số - đại học thông minh, https://lic.vnu.edu.vn/vi/
content/chuyen-doi-tu-thu-vien-so-thanh-trung-tam-tri-thuc-so.
Tiếng Anh
6. Cao, G.; Liang, M.; Li, X. (2018), How to make the library smart? The 
conceptualization of the smart library. The Electronic Library; Oxford. Vol. 
36 (5), pp. 811-825.
7. Evers Hans-Dieter, Solvay Gerke and Thomas Menkhoff (2010), Knowledge 
clusters and knowledge hubs: designing epistemic landscapes for development. 
Journal of Knowledge management, Kempston. Vol. 14(5), pp. 678-689.
63
 PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC – THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
8. Gil Press (2017), Salesforce Announces AI Breakthrough, Reducing 
Information Overloa https://www.forbes.com/sites/gilpress/2017/05/11/
salesforce-announces-ai-breakthrough-reducing-information-
overload/#7a8586ea6e07.
9. Huang, H., Jiang, Y. and Qiu, X. (2017),“Study on research plans in Australian 
University Libraries”, Library Development, Vol. 281 No. 4, pp. 77-83.
10. Husain, S. & Nazim, M. (2013), Concepts of knowledge management 
among library & information science professionals. International Journal 
of Information Dissemination and Technology, Vol. 3(4), pp. 264-269.
11. International Federation of Library Associations and Institutions (IFLA) 
(2016),“Advances in artificial intelligence”, https://trends.ifla.org/
12. International Federation of Library Associations and Institutions 
(IFLA) (2014), "The Lyon Declaration on Access to Information and 
Development". https://www.lyondeclaration.org/about/
13. International Federation of Library Associations and Institutions (IFLA) 
(2013), "Building the Trend Report". 
14. International Federation of Library Associations and Institutions (IFLA) 
(2012) KM Section Brochure  
/KM%20brochure%202012.pdf
15. Koenig M.E. (2018), "What is KM? Knowledge management explained". 
Truy cập tại: https://www.kmworld.com/Articles/Editorial/What-Is/
What-is-KM-Knowledge-Management-Explained-122649.aspx
16. Jia, D., Wang, M. and Sun, Q. (2017), “Study on the research support 
services in American University Libraries: based on an analysis on strategic 
plans texts of libraries”, Library Development, Vol. 281 No. 5, pp. 59-65
17. Li, S.; Zeng, Y.; Guo, S.; Zhuang, X. (2019), Investigation and analysis 
of research support services in academic libraries. The Electronic Library; 
Oxford, Vol. 37 (2), pp. 281-301.
18. Lin FR., Lin YC., Luo SM. (2018), Knowledge Hub: A Knowledge 
Service Platform to Facilitate Knowledge Creation Cycle in a University. 
Knowledge Management in Organizations. KMO 2018. Communications 
in Computer and Information Science, vol. 877.
64
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
19. Long Xiao (2020), Innovative application of knowledge management in 
organizational restructuring of academic libraries: A case study of Peking 
University Library, International Federation of Library Associations and 
Institutions, Vol. 46 (1) pp.15–24.
20. Malhan, I.V. & Rao, S. (2005), From library management to knowledge 
management: A conceptual change. Journal of Information & Knowledge 
management, Vol.4 (4), pp. 269-277.
21. Mansouri, A.; Nooshin S. A. (2019), Assessing mobile application 
components in providing library services. The Electronic Library; Oxford. 
Vol. 37 (1), pp. 49-66.
22. Noh, Y.(2015), Imagining library 4.0: creating a model for future libraries, 
The Journal of Academic Librarianship, Vol. 41 No. 6, pp. 786-797.
23. Sarrafzadeh, M., Martin, B. & Hazeri, A. (2010), Knowledge management 
and its potential applicability for libraries. Library Management, Vol. 
31(3), pp. 198-212.
24. Xue, J., Jiao, K., Zhang, X.,et al. (2016), Research support service of foreign 
academic libraries based on research lifecycle. Information Studies: Theory 
and Application, Vol. 39 No. 5, pp. 110-114.
25. Wei, Q. and Yang, Y. (2017), “WeChat library: a new mode of mobile 
library service”, The Electronic Library, Oxford. Vol. 35 No. 1, pp. 198-208
26. Zhu Q. and Bie LQ (2016), Restructuring workflow and organization of 
Peking University Library. Journal of Academic Libraries 2 (2016): pp. 20–27.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_trung_tam_tri_thuc_thu_vien_trong_truong_dai_hoc.pdf