Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện, trường Đại học công nghiệp Hà Nội

Trong những năm gần đây, hoạt động Thông tin - Thư viện đang ngày càng

được coi trọng và phát triển, Thư viện được coi là chìa khóa giúp chúng ta mở

cánh cửa để bước vào kho tàng tri thức của nhân loại. Trong thời kỳ bùng nổ

thông tin đang diễn ra mạnh mẽ, lượng thông tin mới được sản sinh tăng lên

đáng kể, không phải hằng ngày mà hằng giờ. Cũng như vậy số lượng tài liệu mới

được xuất bản cũng tăng lên rất nhiều, không những đa dạng về nội dung, môn

loại mà còn phong phú về hình thức. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các thư viện là phải

định hướng đúng trong công tác phát triển nguồn lực thông tin, nhằm làm cho

nguồn lực thông tin được phong phú, cập nhật và đáp ứng được nhanh chóng,

kịp thời và đúng đắn yêu cầu thông tin của người dùng tin trong thư viện. Trong

bài báo này, nhóm tác giả trình bày nghiên cứu về thực trạng công tác phát triển

nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội. Đánh giá công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm,

trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Trung

tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện, trường Đại học công nghiệp Hà Nội trang 1

Trang 1

Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện, trường Đại học công nghiệp Hà Nội trang 2

Trang 2

Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện, trường Đại học công nghiệp Hà Nội trang 3

Trang 3

Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện, trường Đại học công nghiệp Hà Nội trang 4

Trang 4

Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện, trường Đại học công nghiệp Hà Nội trang 5

Trang 5

Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện, trường Đại học công nghiệp Hà Nội trang 6

Trang 6

Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện, trường Đại học công nghiệp Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 10840
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện, trường Đại học công nghiệp Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện, trường Đại học công nghiệp Hà Nội

Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện, trường Đại học công nghiệp Hà Nội
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số4 (8/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 154
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 
PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM 
THÔNG TIN THƯ VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 
DEVELOPING INFORMATION RESOURCES AT THE LIBRARY & INFORMATION CENTER 
OF THE HANOI UNIVERSITY OF INDUSTRY 
Nguyễn Thị Thanh Thủy*, Trần Thị Anh Đào, 
Đặng Quang Thạch, Nguyễn Thị Thu Hường 
TÓM TẮT 
Trong những năm gần đây, hoạt động Thông tin - Thư viện đang ngày càng 
được coi trọng và phát triển, Thư viện được coi là chìa khóa giúp chúng ta mở
cánh cửa để bước vào kho tàng tri thức của nhân loại. Trong thời kỳ bùng nổ
thông tin đang diễn ra mạnh mẽ, lượng thông tin mới được sản sinh tăng lên 
đáng kể, không phải hằng ngày mà hằng giờ. Cũng như vậy số lượng tài liệu mới 
được xuất bản cũng tăng lên rất nhiều, không những đa dạng về nội dung, môn 
loại mà còn phong phú về hình thức. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các thư viện là phải 
định hướng đúng trong công tác phát triển nguồn lực thông tin, nhằm làm cho 
nguồn lực thông tin được phong phú, cập nhật và đáp ứng được nhanh chóng, 
kịp thời và đúng đắn yêu cầu thông tin của người dùng tin trong thư viện. Trong 
bài báo này, nhóm tác giả trình bày nghiên cứu về thực trạng công tác phát triển 
nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công 
nghiệp Hà Nội. Đánh giá công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm, 
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Trung 
tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. 
Từ khóa: Nguồn lực thông tin, thư viện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. 
ABSTRACT 
In recent years, the role of library and information centers have been 
increasingly appreciated and developed. Library is considered the key to open 
the door to enter the knowledge treasure of humanity. During the booming 
period of information explosion, the amount of newly generated information 
increased significantly, not daily but hourly. Also, the number of newly published 
documents has increased dramatically, not only in terms of content and subjects 
but also in various forms. Therefore, the problem for libraries is to have the right 
orientation in the development of information resources, in order to enrich and 
update the information resources, meeting the requirments of users. In this 
article, the authors present a study on the current status of the Library and 
Information Center of the Hanoi University of Industry. We also assess the 
development of information resources at the Center, based on which propose a 
number of solutions to develop information resources at the Library and 
Information Center of the Hanoi University of Industry. 
Keywords: Information resource, library, Ha Noi University of Industry 
Trung tâm Thông tin Thư viện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 
*Email: thanhthuy79.dhcnhn@gmail.com 
Ngày nhận bài: 15/01/2020 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/6/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 18/8/2020 
1. GIỚI THIỆU 
Thông tin là vấn đề trọng tâm của phát triển đất nước. 
Tầm quan trọng của thông tin là ở chỗ nó phục vụ trực tiếp 
cho nền khoa học kỹ thuật quốc gia. Xét trên kía cạnh kinh 
tế, nguồn thông tin khoa học kỹ thuật lấy từ sách báo, các 
loại tạp chí và các loại ấn phẩm khác là giá rẻ nhất và tiện lợi 
nhất. Thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của các cán bộ 
nghiên cứu khoa học, của sinh viên và của tất cả những 
người có quan tâm tới khoa học kỹ thuật mà không có điều 
kiện trực tiếp ra nước ngoài. Nguồn thông tin quốc tế là con 
đường nhanh nhất, ít tốn kém nhất cho các nhà khoa học 
Việt Nam tiếp cận và có thể đuổi kịp nền khoa học thế giới. 
Bên cạnh đó, những thông tin trong nước cũng có giá trị to 
lớn: nhờ có nó mà các nhà khoa học tránh được những 
nghiên cứu trùng lặp, tiết kiệm được công sức và tiền của. 
Cũng nhờ vào nguồn lực thông tin trong nước mà người làm 
công tác khoa học có những phán đoán cụ thể cho hướng 
nghiên cứu tiếp tục. Tuy nhiên, nó nảy sinh một mâu thuẫn 
đó là mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin trên thế giới ngày 
càng nhiều và rất có giá trị với nhu cầu trong nước ngày càng 
lớn nhưng không được thỏa mãn. Từ đó đặt ra vấn đề cần 
thiết phải có một biện pháp để giải quyết mâu thuẫn này. 
Cần một cơ sở làm cầu nối tiếp nhận nguồn thông tin to lớn 
và đồ sộ ấy, chọn lựa và sắp xếp sao cho có thể thỏa mãn 
đúng, trúng và đủ những nhu cầu của nền khoa học kỹ thuật 
Việt Nam. Đó chính là công tác phát triển nguồn lực thông 
tin - biện pháp để giải quyết tối đa và hiệu quả. 
Xét trên bình diện xã hội, công tác phát triển nguồn lực 
thông tin của thư viện là biện pháp để thỏa mãn nhu cầu 
thông tin khi xem xét cụ thể trong lĩnh vực Thông tin - Thư 
viện. Không chỉ có vai trò to lớn, phát triển nguồn lực thông 
tin còn là yếu tố tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của 
thư viện. Việc đảm bảo nguồn lực thông ti ... o với Học viện Công nghệ Nam Úc; Đại học Hồ Nam 
Trung Quốc; Đại học Ilan - Đài Loan; Tập đoàn Hồng Hải 
(Trung Quốc); Dự án Jica (Nhật Bản) do vậy, nhu cầu sử 
dụng tiếng nước ngoài cũng như tài liệu nước ngoài ngày 
càng cao. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Anh vẫn 
chiếm đa số. Điều này là do xu thế hiện nay, tiếng Anh được 
sử dụng rộng rãi hơn trong giao lưu quốc tế, số lượng 
người dùng tin có thể sử dụng được tiếng Anh cũng nhiều 
hơn so với các ngôn ngữ khác. Một nguyên nhân nữa là tài 
liệu Tiếng Anh thường cập nhật thông tin hơn các tài liệu 
sử dụng ngôn ngữ khác, điều này đặc biệt cần thiết cho 
người dùng tin trong các chuyên ngành như: Công nghệ 
thông tin; Kinh tế; Tài chính; Du lịch,... 
Theo xu hướng của thời đại, việc sử dụng ngôn ngữ 
tiếng Anh trở nên phổ biến hơn. Vì vậy nhu cầu sử dụng các 
dạng tài liệu tiếng Anh phục vụ học tập, giải trí ngày càng 
phát triển. Ngoài ra Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường 
ĐHCNHN còn cố gắng cập nhật bổ sung các dạng tài liệu 
có ngôn ngữ khác nhau như: Trung Quốc; Nhật Bản để 
phục vụ người dùng tin trong toàn Trường. 
Bảng 4. Cơ cấu sách phân theo ngôn ngữ 
Ngôn ngữ Số đầu tên sách 
Tỷ lệ 
% 
Số bản 
sách 
Tỷ lệ 
% 
Tiếng Việt 10.562 76,1 114.747 94,7 
Tiếng Anh, Nhật, Trung 3.316 23,9 6.494 5,3 
Tổng 13.878 100% 121.241 100% 
 Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu tại Trung tâm, năm 2019 
So sánh số liệu bảng 3 giữa nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu 
với thực tế kho tài liệu hiện Trung tâm đang lưu giữ và phục 
vụ ta thấy, ngôn ngữ tài liệu tiếng Việt đã đáp ứng được 
nhu cầu người dùng tin. Hay nói cách khác là phù hợp với 
nhu cầu của họ. Nhưng tài liệu được xuất bản bằng ngôn 
ngữ tiếng Anh, và các ngôn ngữ khác... thì còn hạn chế. 
Nhu cầu thì nhiều mà thực tế kho tài liệu có lại ít chiếm 
5,3% tổng số vốn tài liệu trong kho, như vậy trên thực tế 
Trung tâm Thư viện bổ sung quá ít loại tài liệu này. Mặt 
khác sách sách tiếng nước ngoài có giá thành cao nên với 
kinh phí hạn chế, Trung tâm chỉ có thể bổ sung số lượng 
nhỏ tài liệu in màu, đảm bảo chất lượng thực sự của sách 
nhập ngoại, đồng thời đảm bảo yêu cầu cho công tác 
giảng dạy của giảng viên trong Nhà trường. Đây là một hạn 
chế trong công tác phát triển tài liệu tiếng nước ngoài tại 
Trung tâm. 
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 4 (Aug 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 159
3.4. Đánh giá công tác phát triển nguồn lực thông tin tại 
Trung tâm 
Những mặt tích cực 
Thứ nhất, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ lãnh 
đạo Nhà trường, Trung tâm đã có những bước tiến đáng kể 
trong quá trình phát triển của mình. Trung tâm đã xây 
dựng được nguồn tài liệu phong phú về các lĩnh vực Khoa 
học - Công nghệ, Kinh tế - Xã hội; Chính trị - Văn hóa. 
Nguồn tài liệu truyền thống ngày càng được mở rộng, khối 
lượng tài liệu tương đối lớn, về cơ bản nguồn lực thông tin 
đã đáp ứng được nhu cầu dạy và học của cán bộ, giảng 
viên và sinh viên trong toàn Trường. Trung tâm đã thực sự 
phát huy được vai trò và tác dụng của một Trung tâm khoa 
học chuyên ngành, là nơi cung cấp các tài liệu thuộc các 
lĩnh vực đào tạo của Nhà trường. 
Thứ hai, Trung tâm cũng góp phần quan trọng trong 
việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ để thực 
hiện tốt nhiệm vụ của mình trong công tác phát triển vốn 
tài liệu nói chung và số hóa tài liệu nói riêng. Đây là nguồn 
nhân lực chuyên gia về lĩnh vực phát triển tài nguyên số để 
phổ biến tới bạn đọc, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan 
thư viện trong và ngoài hệ thống giáo dục đại học. Vì vậy, 
nguồn nhân lực của Trung tâm cơ bản đáp ứng được yêu 
cầu phát triển nguồn lực thông tin. Đây là những yếu tố 
quan trọng tác động tới hoạt động phát triển vốn tài liệu 
của Trung tâm. 
Những mặt hạn chế 
Thứ nhất, mặc dù Trung tâm đã có nhiều nỗ lực trong 
việc phát triển nguồn lực thông tin song chưa đảm bảo phục 
vụ tối đa nhu cầu của người dùng tin. Trong thời đại “bùng 
nổ thông tin” như hiện nay thì: Vấn đề cập nhật thông tin 
của tài liệu còn chưa kịp thời. Nhiều tài liệu đã xuất hiện trên 
thị trường nhưng Trung tâm lại chưa có để phục vụ bạn đọc. 
Lựa chọn nguồn tài liệu bổ sung vẫn còn nhiều hạn chế, 
nhiều tài liệu vẫn chưa thực sự sát với chương trình học, vẫn 
còn xảy ra hiện tượng: Có tên sách rất cần cho bạn đọc thì số 
lượng ít, trong khi có sách nhu cầu đọc không nhiều thì bổ 
sung nhiều. Loại hình tài liệu của trung tâm còn thiên lệch, 
dạng tài liệu truyền thống/tài liệu trên giấy chiếm tỷ lệ chủ 
yếu trong cơ cấu thành phần vốn tài liệu; trong khi đó, tài 
liệu điện tử chưa đáng kể để phục vụ bạn đọc. 
Thứ hai, việc ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin 
vào hoạt động phát triển nguồn lực thông tin của Trung 
tâm triển khai tương đối chậm. Đó là lựa chọn những 
phương án, phần mềm tiện ích, quy trình công nghệ, 
phương tiện kỹ thuật phù hợp nhất để phát triển nguồn lực 
thông tin. Hiện đại hóa mọi hoạt động nghiệp vụ của Trung 
tâm hiện nay đang trong giai đoạn thử nghiệm. 
Nguyên nhân 
Trung tâm chưa xây dựng được chính sách phát triển 
nguồn tin. Đối với công tác phát triển nguồn lực thông tin 
việc lựa chọn tài liệu thường mang tính chủ quan, chưa nhận 
thức đúng tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn lực 
thông tin, chưa coi đó là một công việc lao động khoa học 
thực sự, vì thế vốn tài liệu của Trung tâm thường chưa thực 
sự hợp lý giữa các loại. Đây cũng là một vấn đề nổi cộm 
trong công tác phát triển nguồn lực thông tin của Trung 
tâm, rất cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới. 
4. KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 
Giải pháp thứ nhất, xây dựng chính sách phát triển 
nguồn lực thông tin 
Bất kỳ một cơ quan Thông tin - Thư viện nào muốn 
hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, muốn đạt 
hiệu quả cao trong công tác phục vụ, thỏa mãn nhu cầu tin 
cho người dùng tin, trước hết phải xây dựng cho mình 
được một nguồn lực thông tin đủ lớn về số lượng, phong 
phú về chủng loại và chất lượng tốt. Tuy nhiên, để làm 
được điều này thì các cơ quan Thông tin - Thư viện phải xây 
dựng cho mình một chính sách phát triển nguồn tin. Nhiều 
năm qua, cán bộ của Trung tâm chủ yếu dựa vào kinh 
nghiệm để tiến hành công việc phát triển nguồn lực thông 
tin. Do đó, công tác này chưa đảm bảo tính khoa học và 
chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Yêu cầu cấp thiết hiện 
nay của Trung tâm là cần sớm xây dựng một chính sách 
phát triển nguồn lực thông tin, Trung tâm sẽ xác định mục 
tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài để xây dựng và phát triển 
nguồn lực thông tin trong từng giai đoạn cụ thể. Chính 
sách phát triển nguồn lực thông tin của Trung tâm cần phải 
bao quát được các nội dung sau: 
Một là, khái quát về chức năng, nhiệm vụ, định hướng 
phát triển của Trung tâm, nêu lên bản chất và phạm vi của 
nguồn tin, tư liệu mà cơ quan có ý định xây dựng; 
Hai là, chỉ rõ phương hướng bổ sung ưu tiên cũng như 
mức độ bổ sung đối với từng chuyên ngành cụ thể; 
Ba là, đưa ra các tiêu chuẩn chọn lựa các loại hình tài 
liệu cụ thể cũng như các tiêu chí thanh lọc và loại bỏ các tài 
liệu không còn phù hợp ra khỏi tư liệu; 
Bốn là, đảm bảo tính nhất quán và tính liên tục trong 
các giai đoạn phát triển nguồn lực thông tin (kể cả trong 
trường hợp có biến động hay thay đổi về nhân sự làm công 
tác bổ sung); 
Năm là, đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các loại hình 
tư liệu như: sách, ấn phẩm định kỳ, tài liệu điện tử, tài liệu 
không công bố; 
Sáu là, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý ngân 
sách một cách có hiệu quả. 
Để đảm bảo thông tin phục vụ đào tạo theo học chế tín 
chỉ, Trung tâm cần phải nỗ lực, khẩn trương xây dựng chính 
sách phát triển nguồn lực thông tin. 
Giải pháp thứ hai, tăng cường bổ sung tài liệu điện tử, 
tiếng nước ngoài 
Hiện nay, thông tin khoa học và công nghệ phần lớn là 
bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh. Người dùng tin 
có thể tiếp cận lĩnh vực thông tin này chủ yếu bằng ngôn 
ngữ nước ngoài. Thực tế hiện nay cho thấy, tại các thư viện 
đại học, ngày càng có nhiều người dùng tin tìm kiếm và sử 
dụng các nguồn thông tin bằng ngoại ngữ. 
Trong bối cảnh Internet đã phát triển mạnh mẽ, việc lựa 
chọn thông tin điện tử và xác định giá trị của chúng để 
phục vụ người dùng là một thách thức lớn đặt ra đối với 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số4 (8/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 160
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 
Trung tâm. Bởi vì Internet chính là kho thông tin điện tử vô 
cùng phong phú và đa dạng. 
Như vậy, trước sự xuất hiện của các nguồn tài nguyên 
điện tử và khả năng truy cập đến các nguồn tài nguyên này 
đang tăng mạnh mẽ, để thoả mãn nhu cầu của người dùng 
tin (nhất là phục vụ đào tạo theo tín chỉ), trung tâm cần: 
Thứ nhất, tăng cường bổ sung loại hình tài liệu điện tử như: 
đĩa CD-ROM, sách điện tử,... Sau đó từng bước tiến hành số 
hoá các giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo của 
từng môn học; vì đây là nguồn tin không thể thiếu cho một 
khoá học trực tuyến khi tiến hành đào tạo theo tín chỉ. 
Như vậy, trình độ của người dùng tin tại Trung tâm ngày 
càng cao hơn, chuyên sâu hơn (so với trình độ đào tạo cao 
đẳng trước đây); nhu cầu về thông tin của họ cũng đa dạng 
về nhiều lĩnh vực (ngoài các ngành đào tạo Cơ khí truyền 
thống của trường còn xuất hiện thêm các ngành đào tạo mới 
khác); do vậy, nguồn lực thông tin phải đảm bảo đầy đủ về 
nội dung, đa dạng về loại hình, phù hợp với xu thế phát triển 
của khoa học và công nghệ hiện đại. Để phục vụ đòi hỏi 
ngày càng cao của người dùng tin; đồng thời góp phần nâng 
cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà 
trường, Trung tâm cần phải có chiến lược bổ sung cụ thể, 
hợp lý, khoa học hơn; đặc biệt cần đa dạng hoá các loại hình 
tài liệu nhất là tài liệu điện tử, tài liệu tiếng nước ngoài. 
Giải pháp thứ ba, tăng cường thu thập nguồn tài liệu 
xám trong trường 
Nguồn tài liệu xám bao gồm các công trình nghiên cứu 
khoa học, luận án, luận văn, khoá kuận tốt nghiệp, tập bài 
giảng, tài liệu hội nghị, hội thảo... là nguồn thông tin rất có 
giá trị, phục vụ đắc lực cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu 
khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường đại 
học. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các thư 
viện trường đại học là tiến hành thu thập được đầy đủ, 
kiểm soát và khai thác có hiệu quả nguồn thông tin đặc 
biệt này phục vụ nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. 
Trong thời gian này, việc thu thập nguồn tài liệu này là 
cực kỳ cần thiết để Trung tâm có thể phát triển nguồn lực 
thông tin nói chung, tăng cường nguồn tài liệu xám nói riêng. 
Để tăng cường thu thập nguồn tài liệu xám, trước hết, 
Trung tâm cần thu thập nguồn tài liệu nội sinh (trong phạm vi 
nhà trường) một cách chủ động, tích cực. Cụ thể: Thư viện cần 
đề xuất, tham mưu với Ban lãnh đạo Nhà trường để bổ sung 
quy định việc nộp tài liệu nội sinh (công trình nghiên cứu khoa 
học, tập bài giảng, luận án, luận văn, khoá luận tốt nghiệp của 
cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường). Cụ thể là quy định 
cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường nộp cho Trung tâm 
01 bản tài liệu trên giấy nộp kèm theo 01 bản trên đĩa CD-
ROM (theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật). 
Thư viện phải thường xuyên có mối liên hệ mật thiết với 
các khoa đào bởi đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của 
các khoa vừa là nơi có nhu cầu thông tin cao, vừa là nơi tập 
trung những sản phẩm thông tin có giá trị. Tài liệu thu thập 
được từ các khoa đào tạo có tính chuyên môn sâu bao gồm 
đề cương chi tiết môn học, tập bài giảng lưu hành nội bộ, 
các công trình khoa học, bài tham luận của các giảng viên 
tại các hội nghị khoa học,... 
5. KẾT LUẬN 
Nguồn lực thông tin là cơ sở để vận hành thư viện và cơ 
quan thông tin, không có nguồn lực thông tin thì thư viện và 
cơ quan thông tin không thể hoạt động được. Đó là tài sản 
quý giá, là tiềm lực, là niềm tự hào của mỗi thư viện, cơ quan 
thông tin. Nguồn lực thông tin càng phong phú thì khả năng 
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và càng có sức lôi cuốn 
người sử dụng. Nguồn lực thông tin là đối tượng làm việc 
hàng ngày trong thư viện. Cán bộ thư viện tiến hành bổ 
sung, xử lý, tổ chức chúng thành những kho phù hợp để 
tuyên truyền, thông báo thành tựu kinh tế, khoa học, kỹ 
thuật, văn hóa của đất nước cũng như trên thế giới, tình hình 
chính trị xã hội. Người đọc sử dụng nguồn lực thông tin để 
thu thập kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, 
nghiên cứu khoa học, tự học, giải trí... Do đó nếu thiếu nguồn 
lực thông tin thì Thư viện không thể phát triển được. 
Hiện nay khi thư viện điện tử đã chính thức đi vào hoạt 
động thì công tác nghiệp vụ trong Trung tâm phải nâng 
cao hơn, trình độ cán bộ tại Trung tâm cũng phải được 
nâng cao hơn cả về chất và lượng, chất lượng phục vụ 
người dùng tin cũng hiệu quả hơn. Thực tế đã cho thấy vai 
trò hết sức quan trọng không thể thiếu được của Trung tâm 
trong chiến lược dạy và học của Nhà trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Công Trứ, 2013. Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm 
thông tin thư viện trường Đại học An ninh nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Luận 
văn tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà 
Nội, 2013, 99 tr. 
[2]. Nguyễn Mai Chi, 2011. Hoàn thiện công tác tổ chức nguồn tài liệu nội sinh 
đáp ứng phương thức đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 
Luận văn bảo vệ tại Trường Đại học Văn hóa Hà nội, 95 tr. 
[3]. Nguyễn Tiến Đức, 2010. Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công tác 
đào tạo tín chỉ tại trung tâm thông tin thư viện trường Đại học lao động - Xã hội. 
Luận văn bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 98 tr. 
[4]. Trần Thị Quý, 2009. Chia sẻ nguồn lực thông tin - Yếu tố quan trọng để các 
cơ quan Thông tin - Thư viện đại học phát triển bền vững. Kỷ yếu Hội thảo khoa học 
do Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2009. 
[5]. Đỗ Thị Thanh Lương, 2007. Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin 
cho người dùng tin tại trung tầm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp 
Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 72tr. 
[6]. Nguyễn Thị Tuyết, 2006. Tìm hiểu tổ chức hoạt động của Trung tâm Thông 
tin - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Niên luận, Đại học Khoa học Xã 
hội và Nhân văn, 23tr. 
[7]. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vũ Thị Thu Hiền, 2017. Thực trạng và giải pháp 
phát triển văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Tạp chí Khoa 
học & Công nghệ, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội số 38, 2/2017, tr147-151. 
[8]. Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019 của Trung tâm Thông tin - Thư 
viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. 
AUTHORS INFORMATION 
Nguyen Thi Thanh Thuy, Tran Thi Anh Dao, 
Dang Quang Thach, Nguyen Thi Thu Huong 
Library and Information Center, Hanoi University of Industry

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nguon_luc_thong_tin_tai_trung_tam_thong_tin_thu_v.pdf