Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ

Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đặt việc dạy và học vào đúng với bản chất của nó, đó là đặt

người học vào vị trí trung tâm của quá trình đào tạo. Người học được rèn thói quen tự học, tự khám phá

kiến thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề, tự chủ động thời gian hoàn thành một môn học, một chương

trình đào tạo, khắc phục được việc học thụ động, thiếu tư duy phê phán. Với chức năng là nơi sưu tầm,

xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng phục vụ

cho công tác đào tạo của nhà trường, thư viện đã và đang đóng một vai trò không nhỏ trong việc hỗ

trợ công tác dạy và học của người dạy, người học. Bài viết giới thiệu, so sánh những đặc điểm cơ bản

của đào tạo theo học chế tín chỉ; phân tích vai trò của thư viện trong việc quá trình đào tạo theo học

chế tín chỉ và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò này của hệ thống thư viện

đại học.

Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ trang 1

Trang 1

Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ trang 2

Trang 2

Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ trang 3

Trang 3

Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ trang 4

Trang 4

Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ trang 5

Trang 5

Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ trang 6

Trang 6

Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ trang 7

Trang 7

Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 7660
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ

Phát huy vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ
64
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
Đặt vấn đề
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại 
học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã khẳng 
định: “Đổi mới giáo dục đại học là sự nghiệp của 
toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản 
lý của Nhà nước” (7). Trong những năm gần đây, 
đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục 
đại học nói riêng, đã và đang được Đảng, Nhà 
nước cũng như các cấp lãnh đạo đặc biệt quan 
tâm. Một trong những sự đổi mới không thể 
không kể đến chính là đổi mới mô hình đào 
tạo: chuyển từ đào tạo theo hình thức niên 
chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Điều 
này đã được thể hiện trong Đề án đổi mới giáo 
dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 
của Chính phủ: “Xây dựng học chế tín chỉ thích 
hợp cho giáo dục đại học ở nước ta và vạch ra 
lộ trình hợp lý để toàn bộ hệ thống giáo dục đại 
học chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ” 
(7). Với phương châm đổi mới giáo dục đại học 
ấy, không thể phủ nhận phương thức đào tạo 
theo học chế tín chỉ là một phương thức đào 
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN TRONG VIỆC 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
 ĐINH THÚY QUỲNH, PHẠM PHƯƠNG LIÊN
Tóm tắt
Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đặt việc dạy và học vào đúng với bản chất của nó, đó là đặt 
người học vào vị trí trung tâm của quá trình đào tạo. Người học được rèn thói quen tự học, tự khám phá 
kiến thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề, tự chủ động thời gian hoàn thành một môn học, một chương 
trình đào tạo, khắc phục được việc học thụ động, thiếu tư duy phê phán. Với chức năng là nơi sưu tầm, 
xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng phục vụ 
cho công tác đào tạo của nhà trường, thư viện đã và đang đóng một vai trò không nhỏ trong việc hỗ 
trợ công tác dạy và học của người dạy, người học. Bài viết giới thiệu, so sánh những đặc điểm cơ bản 
của đào tạo theo học chế tín chỉ; phân tích vai trò của thư viện trong việc quá trình đào tạo theo học 
chế tín chỉ và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò này của hệ thống thư viện 
đại học.
Từ khóa: Thư viện, đào tạo tín chỉ
Abstract
Credit-based training is the way to put teaching and learning into its essence, which is to place 
learners at the center of the training process. Learners learn how to exercise the habit of self-learning, 
self-discovery of knowledge, skills of problem solving, self-initiative in completing a subject, a training 
program, overcoming passive learning and lack of critical thinking. With the function of collecting, 
processing, storing and disseminating information, providing quality products and services of 
information which serve the training of the university, the library has been playing an important role 
in supporting the teaching and learning activities of teachers and learners. The article introduces and 
compares the basic characteristics of training under credit system; analyzing the role of the library 
in the credit-based training process and proposing solutions to strengthen this role of the university 
library system.
Keywords: Library, credit-base training
65Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
 thành lập Trường ĐHVHHN
tạo được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới 
áp dụng, bởi đây là phương thức đào tạo theo 
triết lý “Tôn trọng người học, xem người học 
làm trung tâm của quá trình đào tạo”. Phương 
thức đào tạo chuyển đổi làm ảnh hướng tới vai 
trò và chức năng của nhiều thành tố trong hệ 
thống giáo dục đại học trong đó có thư viện.
1. Khái quát về đào tạo theo học chế tín chỉ
1.1. Những điểm khác biệt cơ bản giữa 
đào tạo theo niên chế và theo học chế tín chỉ
- Mục tiêu đào tạo: Nếu như đào tạo theo 
niên chế có xu hướng đào tạo mang tính hàn 
lâm và chuyên sâu, mong muốn cung cấp cho 
xã hội nguồn nhân lực có trình độ cao và các 
phẩm chất cần thiết thì đào tạo theo học chế 
tín chỉ lại thiên về việc đào tạo nguồn nhân lực 
có năng lực và tính thích nghi cao, khả năng 
học tập suốt đời trên cơ sở phát huy tính tự 
chủ của người học, đáp ứng yêu cầu toàn 
cầu hóa trong liên thông đào tạo và sử dụng 
lao động. Mục tiêu của đào tạo theo học chế 
tín chỉ hướng đến bốn trụ cột giáo dục mà 
UNESCO đã đề ra năm 1996 đó là: Học để biết, 
Học để làm, Học để chung sống, Học để khẳng 
định mình.
- Chương trình đào tạo: Chương trình đào 
tạo theo niên chế được thiết kế theo cấu trúc 
môn học và theo mục tiêu đào tạo của ngành, 
các môn học cơ bản được xây dựng theo 
hướng đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo, 
cho cùng một đầu ra và chủ yếu dựa trên năng 
lực của đội ngũ giảng viên. Số lượng các môn 
học tự chọn khá hạn chế. Chương trình học tập 
được tính theo đơn vị học trình (thông thường 
là 192 đơn vị học trình) và khối lượng học tập 
tính theo năm học (2 học kỳ/năm). Chương 
trình đào tạo cứng nhắc, sinh viên khó chuyển 
ngành học, chuyển  ... g 3 - 2019
có thư viện, luôn có nhu cầu sử dụng thư viện. 
Thư viện là môi trường lý tưởng giúp sinh viên 
có thể tiếp cận nguồn tài liệu học tập, tham 
khảo một cách hiệu quả nhất. Thư viện là nơi 
cung cấp các tài liệu đã được chọn lọc phù 
hợp với chương trình đào tạo, là không gian 
học tập yên tĩnh, nghiêm túc và là nơi tư vấn 
thông tin giúp cho sinh viên có thể tự học và 
tự nghiên cứu.
2.2. Thư viện góp phần đổi mới phương 
pháp dạy - học
Phương pháp dạy và học mới đòi hỏi một 
số điều kiện tiên quyết cho phép người học 
“phát huy nội lực” và người dạy “dạy cách phát 
huy nội lực”. Phương pháp dạy - học mới sẽ rút 
ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết trên cơ sở 
sinh viên được cung cấp nguồn thông tin dồi 
dào trước khi lên lớp, tăng thời gian tự học của 
sinh viên với sự trợ giúp của thư viện. 
Thay vì lên lớp giảng giải, trình bày các bài 
giảng đã soạn sẵn một cách đơn điệu, giảng 
viên sẽ nêu ra vấn đề cùng với các nguồn học 
liệu tham khảo phong phú sẵn có tại thư viện 
để hướng dẫn sinh viên tự sưu tầm, tự tìm 
hiểu, nghiên cứu. Trên cơ sở các thông tin sinh 
viên thu thập được, giảng viên sẽ cùng sinh 
viên trao đổi, thảo luận và tìm ra lời giải. Vai trò 
của giảng viên ở đây chỉ là người hướng dẫn, 
người trọng tài đánh giá hoạt động tiếp nhận 
tri thức một cách sáng tạo của sinh viên. Mặt 
khác, để chuẩn bị cho hướng dẫn về “nguồn 
học liệu”, giảng viên cũng là những người sử 
dụng thư viện. Các nhu cầu xuất phát từ việc 
nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy của 
giảng viên có thể được đáp ứng nhờ việc sử 
dụng tài liệu và thông tin của thư viện.
Về phía người học, sinh viên phải chủ động 
đến thư viện tìm kiếm tài liệu tham khảo liên 
quan đến các vấn đề đặt ra trong bài học, chứ 
không chỉ thụ động học qua các bài giảng, 
giáo trình do giáo viên cung cấp. Từ nhiều 
nguồn tài liệu, nguồn thông tin khác nhau, 
sinh viên sẽ phải làm công việc chọn lựa, phân 
tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp những thông 
tin tri thức này để đưa ra nhận xét cũng như 
kết luận riêng của mình. Việc sử dụng thư viện 
sẽ tạo lập cho sinh viên những phẩm chất học 
tập độc lập, có khả năng lý giải các thông tin và 
biến chúng thành những kiến thức tự có của 
mình. Thông qua việc học, sinh viên phản hồi 
những kiến thức thu nhận được. Những hiểu 
biết mới sẽ đề xuất những vấn đề mới để sinh 
viên lại tiếp tục tìm hiểu.
Việc đào tạo theo học chế tín chỉ chỉ thực sự 
có chất lượng khi hoạt động học tập của sinh 
viên được thực hiện trong cả bốn môi trường: 
lớp học, thư viện, cơ sở thực nghiệm và môi 
trường thực tế. Trong đó, thư viện có vai trò 
quan trọng trong việc rèn luyện tính độc lập, 
sáng tạo của sinh viên. Sinh viên phải học một 
cách tư duy hơn, chủ động hơn qua việc phân 
tích, tổng luận những tài liệu tra tìm được ở 
thư viện. Từ đó sẽ xóa bỏ lối học thụ động, 
khuyến khích việc tự học, tự nghiên cứu, kích 
thích sự chủ động của sinh viên.
2.3. Thư viện góp phần làm thay đổi 
phương pháp đánh giá người học
Nếu như trước đây, với phương thức đào 
tạo mang tính thụ động, kết quả học tập của 
sinh viên được đánh giá chủ yếu dựa trên 
điểm số bài kiểm tra cuối khóa, thì hiện nay, sự 
thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập, 
cùng với việc cung cấp nguồn tài liệu tham 
khảo đa dạng và phong phú của thư viện giúp 
giảng viên có thể đánh giá sinh viên suốt cả 
quá trình học thông qua phần trao đổi, thảo 
luận, đóng góp ý kiến trên lớp và các kết quả 
nghiên cứu, tìm hiểu... của sinh viên trong mỗi 
buổi học. Bài thi cuối khóa cũng chỉ là một 
bài kiểm tra nhỏ với số điểm chiếm một tỷ lệ 
không quá lớn trong tổng số điểm đánh giá 
một sinh viên. Kết quả cuối cùng được tính 
trên tổng điểm cả bài thi cuối khóa và cả các 
bài tập sinh viên làm trên lớp trong mỗi buổi 
học. Với cách tính như vậy, giảngviên có thể 
đánh giá đúng thực lực của sinh viên, tránh 
được tình trạng học vẹt, “học tài thi phận” đã 
tồn tại từ lâu trong sinh viên.
69Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
 thành lập Trường ĐHVHHN
3. Giải pháp phát huy vai trò của thư viện 
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo 
theo học chế tín chỉ
Có thể nhận thấy, thư viện chính là “người 
đồng hành” cùng quá trình học tập theo học 
chế tín chỉ của sinh viên. Để phát huy tốt hơn 
nữa vai trò của thư viện trong việc nâng cao 
chất lượng giáo dục đào tạo đại học đáp ứng 
sự chuẩn hóa và hội nhập quốc tế, các thư viện 
đại học cần có sự thay đổi toàn diện trên mọi 
bình diện từ phương thức tiếp cận người dùng 
tin, nội dung hoạt động, phương thức quản 
lý Trước sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện 
ấy, trên bình diện cá nhân, tác giả xin đề xuất 
một số giải pháp mang tính đồng bộ và hiệu 
quả đối với hệ thống thư viện đại học hiện nay.
3.1. Đổi mới các phương thức tiếp cận 
người sử dụng
Phương thức tiếp cận người sử dụng của 
thư viện trước đây thường mang tính thụ 
động. Thư viện nằm ở một địa chỉ, người đọc, 
người sử dụng muốn tìm kiếm thông tin phải 
tới trụ sở thư viện để sử dụng các dịch vụ thư 
viện. Điều này dường như không còn phù 
hợp trong bối cảnh mọi hoạt động xã hội đều 
đang thay đổi chóng mặt bởi sự gia tăng của 
các thiết bị điện tử và công nghệ thông minh. 
Có thể nhận thấy giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là 
các bạn sinh viên, là những người tiếp cận với 
công nghệ online từ khá sớm, nên hoạt động 
của các sinh viên cũng có sự thay đổi trong đó 
bao hàm cả hoạt động đọc. Thay vì đến thư 
viện, các bạn sẽ chọn sử dụng các nguồn tin 
online chưa được đánh giá về tính tin cậy và 
chính xác khiến cho quá trình học tập trở nên 
bị nhiễu và giảm tính khoa học. Để phát huy 
vai trò to lớn của mình trong việc nâng cao 
chất lượng học tập theo học chế tín chỉ, thư 
viện cần thay đổi phương thức tiếp cận người 
sử dụng từ thụ động sang chủ động. Điều đó 
có nghĩa là thay vì ở trong một trụ sở to lớn, 
nhiều bàn ghế đọc tại chỗ, thư viện cần chủ 
động cung cấp thông tin, tài liệu ở mọi nơi, 
24/7 và đảm bảo tính tin cậy, độ chính xác cao 
nhất của thông tin được cung cấp. Không gian 
đọc cần được thiết kế theo hướng mở, thân 
thiện và hiện đại, chú trọng tới các dịch vụ tư 
vấn cho người dùng mà không cần chạy theo 
thành tích về số lượng thẻ đọc/mượn. Thư viện 
cũng là nơi tổ chức các nhóm học và học trực 
tuyến cho sinh viên. 
3.2. Tăng cường nguồn học liệu và nguồn 
học liệu mở
Học liệu, đặc biệt là học liệu mở, là một 
nhân tố không thể thiếu trong quá trình đào 
tạo theo học chế tín chỉ bởi nó không chỉ cung 
cấp kiến thức và còn góp phần rèn luyện các 
kỹ năng khác nhau cho người học. Các nguồn 
học liệu mở hiện có trong thư viện hiện nay 
khá phong phú về dạng, loại và đều là nguồn 
học liệu thân thiện, dễ sử dụng, bao gồm cả 
học liệu cơ bản và học liệu nâng cao. Tăng 
cường nguồn học liệu/nguồn học liệu mở 
giúp quá trình đào tạo trở nên chủ động hơn, 
tăng cường khả năng sáng tạo cho sinh viên 
và phát huy tính năng động, sáng tạo của sinh 
viên đồng thời giúp thư viện linh hoạt hơn 
trong việc triển khai các dịch vụ đáp ứng tốt 
hơn nhu cầu thông tin của sinh viên. Nguồn 
học liệu mở cũng giúp giảng viên và sinh viên 
có sự kết nối chặt chẽ và dễ dàng chia sẻ tri 
thức, giải quyết các học phần học trực tuyến, 
điều này rất cần thiết trong bối cảnh cần sự 
liên thông giữa các trường và ngành học. Với 
cách thức truyền tải đa dạng, các nguồn học 
liệu mở giúp sinh viên có thêm nhiều kinh 
nghiệm trong việc thích ứng với sự phát triển 
của xã hội, bởi sinh viên không chỉ học trong 
các tài liệu chữ khô cứng mà có thể tiếp cận với 
kiến thức qua video, hoạt động tương tác, các 
dạng tài liệu đa phương tiện. Bên cạnh những 
ưu điểm đó, học liệu mở còn là một xu thế tất 
yếu khi việc học tập trở thành học tập suốt đời 
của mỗi cá nhân và của toàn xã hội hướng tới 
việc xây dựng một xã hội học tập. 
70
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
3.3. Quản trị và khai thác có hiệu quả các 
nguồn lực
Thư viện đại học là nút kết nối giữa các 
nguồn tin và nhu cầu tin của sinh viên. Hiện 
nay, sinh viên đang đứng trước những thách 
thức thời đại bởi xã hội thông tin đang sản 
xuất ra khối lượng thông tin lớn với tốc độ vô 
cùng nhanh chóng dẫn tới sự khủng hoảng 
của các thiết bị mang tin, sự phân tán thông 
tin rất mạnh mẽ và thông tin bị lạc hậu nhanh 
chóng. Việc khai thác và sử dụng thông tin của 
sinh viên vì thế trở nên khó khăn hơn bởi nhiều 
rào cản. Sinh viên có thể rất nhanh chóng tìm 
thấy thông tin thường thức nhưng để tìm kiếm 
thông tin tri thức, từ đó có thể đưa ra khảo cứu, 
đánh giá và phê bình, có thể tạo nên những 
nhận thức riêng cho người học thì rất khó. Sinh 
viên cũng thường xuyên gặp những rào cản 
gây cản trở quá trình tiếp cận thông tin như 
ngôn ngữ, phương tiện tìm kiếm, các kỹ năng 
đánh giá, phân tích, rào cản do nhiễu thông 
tin, do tính lỗi thời và lạc hậu của thông tin. 
Để có thể giúp người dùng tin khai thác và sử 
dụng thông tin có hiệu quả, các thư viện cần 
quản trị và khai thác các nguồn lực thông tin 
trong đó không thể không kể đến nguồn lực 
nội sinh của trường đại học và cơ sở nghiên 
cứu, thực nghiệm, thực hành. Nguồn lực thông 
tin và đặc biệt là nguồn lực nội sinh của các 
thư viện đại học được xây dựng và thu thập 
từ nhiều nguồn khác nhau và thể hiện năng 
lực của các thư viện. Để có thể xóa bỏ những 
rào cản trong quá trình tiếp cận thông tin của 
sinh viên cũng như xóa nhòa đi khoảng cách 
giữa nguồn tin và nhu cầu thông tin, thư viện 
cần thay đổi cách thức quản trị và khai thác 
các nguồn lực theo hướng đưa chức năng của 
thư viện tập trung vào việc chọn lọc, đánh giá, 
tinh chế và bao gói đồng thời là nơi kiến tạo, 
kích thích sự hình thành nhu cầu tin, cung cấp 
thông tin mang tính định hướng cá nhân và 
phù hợp với mỗi người sử dụng. 
3.4. Đào tạo kiến thức thông tin cho người 
sử dụng
Như đã đề cập, quá trình học tập ở bậc đại 
học theo học chế tín chỉ hiện nay đặt ra những 
cơ hội và thách thức cho chính bản thân sinh 
viên. Thư viện với tư cách là thiết chế và là 
nhân tố quan trọng trong quá trình đào tạo 
cần trở thành nơi đào tạo kiến thức thông tin 
cho người sử dụng thư viện. Những mảng kiến 
thức và kỹ năng thông tin mà sinh viên cần có 
trong xã hội thông tin bao gồm nhiều thành 
phần như: định hướng và hướng dẫn tra cứu, 
sử dụng nguồn tin và các phương tiện truyền 
thông điện tử, kỹ năng phân tích, đánh giá, 
tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng thông tin 
trong giải quyết vấn đề, các vấn đề liên quan 
đến bản quyền, tổ chức thông tin ở quy mô 
cá nhân Những kiến thức và kỹ năng này 
có thể giúp sinh viên tự quản trị và khai thác 
linh hoạt những thông tin mà mình có, trên cơ 
sở đó có thể tiếp cận với xu hướng của xã hội 
thông tin. Việc đào tạo kiến thức thông tin cho 
người dùng tin không cần quá cứng nhắc, mô 
phạm mà cần làm cho quá trình đào tạo ấy trở 
nên tự nhiên, mang tính lựa chọn và phù hợp 
với trình độ của người sử dụng. 
3.5. Chuẩn hóa quy trình hoạt động, gia 
tăng liên kết và hội nhập quốc tế 
Chuẩn hóa quy trình hoạt động, gia tăng 
liên kết và hội nhập quốc tế của các thư viện 
đại học hiện nay đang là một chủ đề rất được 
quan tâm trong các hội thảo chuyên ngành. Có 
thể nhận thấy 3 xu hướng này là những những 
xu hướng phát triển tất yếu của thư viện trong 
tương lai. Việc chuẩn hóa các quy trình làm gia 
tăng tính liên thông giữa các thư viện giúp các 
thư viện không lãng phí tài nguyên và nguồn 
lực thông tin, đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông 
tin giữa các thư viện đào tạo cùng nhóm 
ngành nghề. Trên cơ sở của chuẩn hóa các quy 
trình hoạt động, các thư viện trong cùng hệ 
thống thư viện đại học tăng cương liên kết và 
từng bước hướng tới hội nhập quốc tế, đưa các 
thư viện trở thành không gian sáng tạo không 
71Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
 thành lập Trường ĐHVHHN
ngừng nghỉ và truyền cảm hứng sáng tạo cho 
người dùng - sinh viên. 
Kết luận
Có thể nói rằng, trường đại học sẽ không 
thể làm tốt nhiệm vụ đào tạo của mình nếu 
không có sự đóng góp tích cực của thư viện 
nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại 
học. Bởi đào tạo theo tín chỉ là phương thức 
đòi hỏi sinh viên phải phát huy tối đa khả năng 
tự học, tự tìm hiểu trên cơ sở hướng dẫn của 
giảng viên, chủ động tìm hiểu kiến thức qua 
các nguồn thông tin khác nhau để giải quyết 
các vấn đề giảng viên nêu ra trên lớp cũng 
như mở rộng hơn vốn kiến thức của mình. 
Nếu nguồn học liệu thiếu hay yếu thì vai trò 
trung tâm của người học sẽ không thể phát 
huy được. 
Chính vì vậy, phát huy được vai trò của thư 
viện cũng đồng nghĩa với việc chất lượng dạy 
- học của giảng viên và sinh viên trong nhà 
trường sẽ được nâng cao hơn. Tuy nhiên, để 
làm được điều đó một cách toàn diện, đòi hỏi 
cần có sự nhận thức và hành động tích cực 
từ các bên liên quan như: các cấp lãnh đạo, 
các nhà quản lý, cán bộ thư viện, giảng viên 
và sinh viên Có như vậy, thư viện mới thực 
sự trở thành “giảng đường thứ hai”, là “địa chỉ 
quen thuộc” của giảng viên và sinh viên trong 
quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
Đ.T.Q & P.T.P.L
(ThS., Khoa Thông tin, Thư viện, 
Trường ĐHVHHN)
Tài liệu tham khảo
1. Trần Thanh Ái (2010), Đào tạo theo hệ thống 
tín chỉ: các nguyên lý, thực trạng và giải pháp, in 
trong kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi 
mới phương pháp giảng dạy đại học theo tín chỉ”, 
Đại học Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, tr. 42-53.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quyết định 
số 31/2001/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 
về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và 
công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính 
quy theo học chế tín chỉ.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế 
đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ 
thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 
43/2007/QĐ- BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Văn bản hợp 
nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 4/3/2014 Quyết 
định ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá 
chất lượng giáo dục trường đại học.
5. Lê Văn Hảo (2011), Những khác biệt căn bản 
giữa đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ, 
in trong kỷ yếu Hội nghị khoa học “Đổi mới công 
tác giảng dạy theo hệ thống tín chỉ”, Đại học Nha 
Trang.
6. Lê Ngọc Oánh (2018), Vai trò của thư viện đại 
học, 
vaitro.htm
7. Thủ tướng Chính phủ (2005), Nghị quyết 
số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện 
giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. 
8. Hoàng Văn Vân (2018), Phương pháp đào tạo 
theo tín chỉ: lịch sử, bản chất và những hàm ý cho 
phương pháp giảng dạy - học ở bậc đại học, http://
dt.ussh.edu.vn/tai-lieu-tham-khao/phuong-thuc-
dao-tao-theo-tin-chi-lich-su-ban-chat-va-nhung-
ham-y-cho-phuong-phap-day-hoc-o-bac-dai-hoc
 Ngày nhận bài: 6 - 2 - 2019
Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 3 - 2019
Ngày chấp nhận đăng: 20 - 3 - 2019

File đính kèm:

  • pdfphat_huy_vai_tro_cua_thu_vien_trong_viec_nang_cao_chat_luong.pdf