Nhận thức tổng thể về hệ thống cung cấp thông tin trong trường Đại học
1. Tính cấp thiết của nhận thức tổng thể về hệ thống cung cấp thông tin
chuyên ngành
Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng,
phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của một con người. Thông tin hình thành
trong quá trình giao tiếp: một con người có thể nhận được thông tin trực tiếp từ
người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ
liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.
Theo nghĩa triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội bằng ngôn
từ, ký hiệu, hình ảnh hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động
lên giác quan của con người. Trên quan điểm lý thuyết thông tin thì thông tin là sự
loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên. Thông tin mang các thuộc tính:
giao lưu thông tin, khối lượng thông tin, chất lượng thông tin, giá trị thông tin và giá
thành thông tin. Thông tin được phục vụ từ một cơ quan cung cấp thông tin đến
người dùng tin gồm các khâu: chọn lọc và bổ sung, mô tả thư mục, mô tả nội dung,
lưu trữ và bảo quản, tìm và phổ biến.
Thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt thể hiện
vai trò trong các lĩnh vực như: thông tin là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia;
thông tin đóng vai trò quyết định đối với hoạt động kinh tế và sản xuất; thông tin là
động lực thúc đẩy đối với sự phát triển của khoa học. Ngoài ra, thông tin còn là cơ
sở của việc lãnh đạo và quản lý ở các cấp trong xã hội, giúp việc đưa ra các quyết
định được đúng đắn và kịp thời.
Trong giáo dục đại học, thông tin đóng vai trò rất quan trọng đến chất lượng
giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, học tập, giải trí của các nhóm người
dùng tin tham gia vào các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các nhà
trường. Thông tin là nguồn lực tri thức hữu ích trong công tác giảng dạy, trong sự
tiếp thu học tập, trong việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học. Đối với
hoạt động giảng dạy, người làm công tác truyền thụ kiến thức không những sử
dụng các thông tin, tri thức đúng đắn, tiến bộ trong công việc của mình mà còn
phải trau dồi kiến thức bản thân; đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, người
tham gia luôn cần tìm tòi và tạo ra các tri thức, thông tin mới với sự hỗ trợ tích cực
của các thông tin được cung cấp; tương tự đối với sinh viên và những đối tượng
khác trong nhà trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận thức tổng thể về hệ thống cung cấp thông tin trong trường Đại học
90 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG KHOA H“C & C«NG NGHª Nhận thức tổng thể về hệ thống cung cấp thông tin trong trường đại học Overall concept of information delivery system in universities Vũ Thị Mỹ Nguyên, Vũ Anh Tuấn Tóm tắt Nhận thức tổng thể về hệ thống cung cấp thông tin chuyên ngành phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học như là một cơ cấu đồng bộ, luôn vận động và phát triển là hết sức cần thiết. Hệ thống này có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng trong suốt tiến trình vận động. Để hệ thống này hoạt động hiệu quả và có đóng góp thiết thực đối với hoạt động chung của trường đại học, cần có các giải pháp triển khai cụ thể và đồng bộ. Từ khóa: Nhận thức tổng thể, hệ thống thông tin, hệ thống cung cấp thông tin, trường đại học Abstract The overall awareness of the specialized information supply system for training and scientific research as a comprehensive structure, always mobilizing and developing is extremely necessary. This system has many influencing factors during the campaign process. In order for this system to work effectively and make practical contributions to the overall operation of the university, specific and synchronous implementation solutions are needed. Key words: Overall concept, information system, information supply system, university ThS. Vũ Thị Mỹ Nguyên Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐT: 091 411 6694 Email: Vutrangnguyen2003@yahoo.com CN. Vũ Anh Tuấn Phòng Khoa học công nghệ Email: khqt.hau@gmail.com ĐT: 0913 382 692 Ngày nhận bài: 09/10/2019 Ngày sửa bài: 15/10/2019 Ngày duyệt đăng: 22/10/2019 1. Tính cấp thiết của nhận thức tổng thể về hệ thống cung cấp thông tin chuyên ngành Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của một con người. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một con người có thể nhận được thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh. Theo nghĩa triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người. Trên quan điểm lý thuyết thông tin thì thông tin là sự loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên. Thông tin mang các thuộc tính: giao lưu thông tin, khối lượng thông tin, chất lượng thông tin, giá trị thông tin và giá thành thông tin. Thông tin được phục vụ từ một cơ quan cung cấp thông tin đến người dùng tin gồm các khâu: chọn lọc và bổ sung, mô tả thư mục, mô tả nội dung, lưu trữ và bảo quản, tìm và phổ biến. Thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt thể hiện vai trò trong các lĩnh vực như: thông tin là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia; thông tin đóng vai trò quyết định đối với hoạt động kinh tế và sản xuất; thông tin là động lực thúc đẩy đối với sự phát triển của khoa học. Ngoài ra, thông tin còn là cơ sở của việc lãnh đạo và quản lý ở các cấp trong xã hội, giúp việc đưa ra các quyết định được đúng đắn và kịp thời. Trong giáo dục đại học, thông tin đóng vai trò rất quan trọng đến chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, học tập, giải trí của các nhóm người dùng tin tham gia vào các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các nhà trường. Thông tin là nguồn lực tri thức hữu ích trong công tác giảng dạy, trong sự tiếp thu học tập, trong việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học. Đối với hoạt động giảng dạy, người làm công tác truyền thụ kiến thức không những sử dụng các thông tin, tri thức đúng đắn, tiến bộ trong công việc của mình mà còn phải trau dồi kiến thức bản thân; đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, người tham gia luôn cần tìm tòi và tạo ra các tri thức, thông tin mới với sự hỗ trợ tích cực của các thông tin được cung cấp; tương tự đối với sinh viên và những đối tượng khác trong nhà trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tìm kiếm, khai thác các thông tin cần thiết đối với các nhóm người dùng tin cũng thuận lợi, bởi những rào cản về thời gian, nguồn cung cấp thông tin, phương tiện hỗ trợ khai thác Đặc biệt, trong thời điểm xã hội bùng nổ thông tin và sự giao thoa giữa các mạng lưới thông tin, việc tìm kiếm thông tin một cách đầy đủ, chính xác, phù hợp với mục đích của các nhóm người dùng tin càng trở nên khó khăn. Điều này đòi hỏi sự phát triển của các hệ thống cung cấp thông tin trong các trường đại học phải có sự tương ứng với sự phát triển của nhu cầu thông tin, mà vai trò chủ yếu thuộc về các trung tâm thông tin và Thư viện đại học. Các trung tâm thông tin, Thư viện đại học cần phải xây dựng các hệ thống cung cấp thông tin với đầy đủ khả năng tra cứu, khai thác, cung cấp dịch vụ một cách hoàn chỉnh nhất. Đó cũng là bài toán đặt ra để giải quyết vấn đề cung cấp thông tin, thể hiện vai trò chủ yếu của Thư viện đại họ ... ập trung tâm công nghệ thông tin không gian (GIS Center) hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, cung cấp trang thiết bị thực hành, các phần mềm về GIS, bài giảng, hỗ trợ chuyên gia GIS. Trong đó phát triển đào tạo bồi dưỡng nhân lực chuyên môn về thông tin không gian; vận hành chương trình tăng cường năng lực nghiệp vụ; Hỗ trợ toàn diện nhằm nhân rộng công nghệ thông tin không gian với mục tiêu chuẩn bị cho cuộc cách mạng 4.0. Sau một thời gian xem xét, bàn thảo giữa hai bên, Biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết trên cơ sở các nội dung chính sau: Một là: Phát triển giáo dục thông tin không gian và hợp tác giữa HAU và Jungdo UIT; Hai là: Trao đổi thông tin kỹ thuật và bài giảng về GIS; Ba là: Chương trình giáo dục và năng lực; Bốn là: Trao đổi nguồn nhân lực, bao gồm các chuyên gia điều phối; Năm là: Trao đổi tài liệu và thông tin khác cùng quan tâm; Sáu là: Các hoạt động hợp tác như nghiên cứu chung, hội nghị, hội thảo, seminar và các hoạt động khác mà cả hai bên có thể thấy phù hợp Lãnh đạo Nhà trường và tập đoàn Jungdo UIT đều đánh giá cao mối quan hệ hợp tác hai bên và cam kết cùng nhau thống nhất hợp tác toàn diện trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cộng đồng trách nhiệm để thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác, đề án, dự án chung. Lễ ký kết biên bản sửa đổi, bổ sung một số thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Lille - Cộng hòa Pháp Với mục đích thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học; chiều 30/9/2019, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU) - PGS.TS.KTS. Lê Quân và GS.TS. Jean Christophe CAMART - Chủ tịch Trường Đại học Lille, Cộng hòa Pháp đã cùng ký Biên bản sửa đổi, bổ sung một số thỏa thuận hợp tác về đào tạo. Lễ ký kết được diễn ra trong bầu không khí trang trọng với sự hiện diện của đại diện hai bên. Căn cứ theo Biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Lille, Cộng hòa Pháp từ ngày 10/3/2015; lãnh đạo hai bên sẽ cùng nhau ký kết tiếp một thỏa thuận hợp tác có thời hạn 05 năm, mục đích là để thiết lập các hoạt động hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và thiết kế học thuật . Trong không khí cởi mở, lãnh đạo hai Nhà trường đã cùng trao đổi thông tin về các hoạt động nghiên cứu và đào tạo đang được triển khai, cùng các chiến lược phát triển trong thời gian sắp tới. Hiệu trưởng Lê Quân cũng cám ơn sự hỗ trợ của Lille thời gian qua, đồng thời bày tỏ kỳ vọng vào thỏa thuận hợp tác giữa hai bên sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa các hoạt động phối hợp trong đào tạo, nghiên cứu các lĩnh vực liên ngành nói chung và cộng đồng Pháp ngữ nói riêng. GS.TS. Jean-Christophe CAMART ghi nhận tinh thần hợp tác phía HAU và khẳng định sẽ làm hết sức để đảm bảo hoạt động hợp tác giữa hai phía đạt hiệu quả cao nhất. Mục tiêu hợp tác hai bên sẽ là: cùng nhau thống nhất hợp tác toàn diện trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, 95 S¬ 36 - 2019 đặc biệt trong đào tạo và nghiên cứu liên quan đến văn hóa Pháp, cũng như các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ; cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cộng đồng trách nhiệm để thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác, đề án, dự án chung, góp phần đẩy mạnh việc giảng dạy - học tập và nghiên cứu chương trình Kiến trúc cảnh quan, Quy hoạch đô thị tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Tiếp và làm việc với đại diện cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức - DAAD Sáng 24/9/2019, PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU) đã tiếp và làm việc với ngài Stefan Hase-Bergen - Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) tại Hà Nội. Văn phòng DAAD tại Hà Nội là nơi trợ giúp việc trao đổi sinh viên, nhà khoa học, nghệ sĩ và các nhà quản trị giáo dục đại học. Mỗi năm, DAAD trao các suất học bổng ngắn hạn và dài hạn. Ngoài việc trao học bổng, DAAD cũng thúc đẩy quốc tế hóa trong lĩnh vực khoa học. DAAD tập trung vào công tác hỗ trợ những tài năng trẻ và khuyến khích học tập tại Đức. Những sinh viên thật sự có năng lực sẽ được hỗ trợ thông qua nhiều chương trình và trở thành đối tác của Đức. Hầu hết những người nhận học bổng từ DAAD đều là sinh viên theo học chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Tại cuộc họp, ngài Hase - Bergen khẳng định rằng DAAD sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho HAU thông qua kết nối với các trường đại học của Đức trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ngài Hase cũng cung cấp thêm thông tin về việc xét cấp học bổng cho các nghiên cứu sinh. Theo đó ngày 15/10/2019 là hạn nộp hồ sơ dành cho các ứng viên nghiên cứu sinh tại văn phòng Hà Nội với chính sách hỗ trợ 100% học bổng toàn phần. Hiện nay, DAAD cung cấp 95 loại học bổng cho Việt Nam, chủ yếu cho các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và các dự án nghiên cứu. Theo PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội sẵn sàng phối hợp cùng các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ cho sinh viên và học viên, tiếp thu các công nghệ hiện đại của các nước trên thế giới. Hai bên cam kết cùng nhau thống nhất hợp tác toàn diện trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cộng đồng trách nhiệm để thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác, đề án, dự án chung. Kết thúc buổi làm việc, hai bên thống nhất sẽ sớm hoàn thành các thủ tục pháp lý để đi đến việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Tiếp và làm việc với đoàn các trường đại học Liên bang Nga Chiều 24/9/2019, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - PGS.TS.KTS. Lê Quân đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn các trường đại học Liên bang Nga sang dự giai đoạn 12 của dự án “Các trường Đại học Liên bang Nga” do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức. Đoàn các Trường Đại học Liên bang Nga gồm: Trường Đại học Liên bang Krưm mang tên Vernadskyi: TSKH. Gabrielian Gevorg Olegovich - Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế và Văn thư, GS.TSKH. Gerber Iuri Borosovich - Phó Viện trưởng phụ trách đào tạo, GS.TSKH. Fedorkin Sergey Ivanovich - Viện trưởng, Trưởng bộ môn Kỹ thuật xây dựng và khoa học vật liệu. Trường Đại học VI. Vernadsky Crimean Federal: GS.TSKH. Sergei Iurchenko - Phó hiệu trưởng phụ trách các hoạt động Quốc tế và Chính sách thông tin. Trường Đại học Quốc gia Novosibirsk: TS. Olga Kuznetsova - Trưởng phòng tuyển dụng sinh viên quốc tế. Tại buổi làm việc, PGS.TS.KTS. Lê Quân đã gửi lời chào nồng nhiệt tới đoàn công tác 3 Trường đại học phía bạn. Hiệu trưởng cho biết, để có được những thành tựu như hôm nay, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cũng như các cơ sở giáo dục đại học khác của Việt Nam đã học hỏi, vận dụng rất nhiều kiến thức thu nạp được từ nền giáo dục Liên Xô trước đây cũng như Liên bang Nga hiện nay. Nhiều cán bộ của Nhà trường từng tốt nghiệp tại các trường đại học nước bạn và sử dụng thành thạo tiếng Nga. Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện đại, các đối tác Nga vẫn không kém phần quan trọng trong chiến lược quốc tế hóa của Nhà trường. Do vậy, Nhà trường hy vọng có thể triển khai hợp tác với các Trường đại học Nga qua các hoạt động như trao đổi sinh viên, giảng viên; thực hiện các đề tài nghiên cứu chung; triển khai các chương trình đào tạo liên kết; thúc đẩy công bố quốc tế chung. Tại buổi làm việc, các Trường đại học của Liên bang Nga đã cung cấp thông tin về tình hình tiếp nhận, đào tạo sinh viên Việt Nam, giới thiệu về các chuyên ngành đào tạo thế mạnh đang có nhiều sinh viên quốc tế theo học và đề xuất các hình thức hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam trong tương lai. Các trường đều đánh giá cao sự chăm chỉ, tinh thần vượt khó và khả năng học tập của sinh viên Việt Nam, qua đó bày tỏ mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục được nhận nhiều hơn nữa sinh viên Việt Nam vào học. Hiệu trưởng Lê Quân đánh giá cao thiện chí hợp tác của phía bạn và cuộc gặp gỡ này thể hiện những định hướng cùng với chiến lược đào tạo của Nhà trường. Lãnh đạo Nhà trường ghi nhận các ý kiến trao đổi, hoan nghênh việc hợp tác cùng phía Nga, đồng thời bày tỏ mong muốn chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này của đoàn sẽ mở ra một mối quan hệ hợp tác mới, hướng tới xây dựng những chương trình hợp tác về mọi mặt. Hội thảo khoa học quốc tế về Kiến trúc và Xây dựng ICACE 2019: Đào tạo - Hội nhập và phát triển bền vững Trong khuôn khổ những sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sáng 16/9/2019, tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học Quốc tế về Kiến trúc và Xây dựng ICACE 2019 với chủ đề “Đào tạo - Hội nhập và Phát triển bền vững”. Tham dự hội thảo có PGS.TS. Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng; TS.KTS. Phạm Khánh Toàn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Xây dựng; GS.TS. Gogina Elena Sergeevna –Phó Hiệu trưởngTrường Đại học Xây dựng quốc gia Moscow, Liên bang Nga; GS.TS. Kim Choong Seek - Phó Chủ tịch Trường Đại học Gachon, Hàn Quốc; GS.TS. Yukio Hama - Viện Công nghệ Muroran, Nhật Bản và nhiều chuyên gia, nhà khoa học quốc tế. Về phía Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có PGS. TS.KTS. Lê Quân - Hiệu trưởng; PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Lê Anh Dũng - Phó Hiệu trưởng; PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật - Chủ tịch Hội 96 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG TIN T¸C & S¼ KIªN THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHOA HỌC KIẾN TRÚC – XÂY DỰNG 1. Bài gửi đăng tạp chí phải là công trình nghiên cứu của tác giả, chưa đăng và chưa gửi đăng ở bất kỳ tạp chí nào khác. 2. Bài gửi đăng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được đánh máy tính, in trên 1 mặt giấy khổ A4 thành 2 bản (phông chữ Arial (Unicode), cỡ chữ 11; lề trên và lề dưới 3cm; lề phải và lề trái 3cm). 3. Các hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác. Nếu bài có ảnh thì phải gửi kèm ảnh gốc độ phân giải 200dpi. Hình vẽ và ảnh phải được chú thích đầy đủ. 4. Các công thức và các thông số có liên quan phải được chế bản bằng phần mềm Mathtype (kể cả công thức hoặc các thành phần của công thức có trên các dòng văn bản). 5. Tài liệu tham khảo chính, trích dẫn phải có đủ các thông tin theo trình tự sau: Họ tên tác giả (hoặc chủ biên), tên sách (tên bài báo/tạp chí, tên báo cáo khoa học), nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn (tối đa 10 tài liệu tham khảo chính). 6. Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị, nơi làm việc, số điện thoại, e-mail của tác giả kèm theo một file chứa nội dung bài báo. 7. Bài viết phải có tên bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các từ khóa tìm kiếm. Mỗi bài cần kèm theo phần tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh (cỡ chữ 10, tối đa là 150 từ) cung cấp những nội dung chính của bài viết. 8. Cấu trúc bài báo gồm các phần: dẫn nhập, nội dung khoa học và kết luận (viết thành mục riêng). Bài báo phải đưa ra được các kết quả nghiên cứu mới hoặc các ứng dụng mới hay phải nêu được hiện trạng, những hướng phát triển cơ bản của vấn đề được đề cập, khả năng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng tại Việt Nam. Bài giới thiệu tổng quan không quá 10 trang; công trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng không quá 8 trang. 9. Với bài thông tin khoa học, tin ngắn: Là các bài dịch tổng thuật, tổng quan về các vấn đề khoa học công nghệ xây dựng kiến trúc có tính thời sự. 10. Không trả lại bản thảo cho những bài không đăng./. đồng TrườngDự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện Bộ Xây dựng, các hội nghề nghiệp, các đại biểu quốc tế, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các cơ quan báo chí ICACE 2019 là diễn đàn quốc tế trao đổi học thuật và kết nối các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Sau phiên toàn thể, Hội thảo đã chia ra thành 4 tiểu ban: Tiểu ban 1: Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và Nông thôn. Tiểu ban 2: Vật liệu, kết cấu, công nghệ xây dựng và kiểm định công trình 2019. Tiểu ban 3: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị - Xu thế phát triển bền vững cho các đô thị tương lai. Tiểu ban 4: Kinh tế và quản lý phát triển đô thị. Với hơn 60 công trình nghiên cứu khoa học được trình bày và được thảo luận sôi nổi, hội thảo ICACE 2019 đã được tổ chức thành công, góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, nêu bật được những đóng góp của các nhà khoa học Nhà trường cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sự phát triển ngành kiến trúc - xây dựng. Ký kết thỏa thuận hợp tác với Viện Chấn hưng thiết kế Pusan Hàn Quốc Với mục đích thúc đẩy hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học, sáng 18/9/2019, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU) - PGS.TS.KTS. Lê Quân và TS. KANG Kyung Tae - Viện trưởng Viện Chấn Hưng thiết kế Pusan Hàn Quốc đã cùng ký Thỏa thuận hợp tác. Tham dự lễ ký kết có TS. Park Jae Hyun - Tổng Giám đốc; ông UM Su Hyun - Nhà nghiên cứu, TS. Bae KI-BEOM - Kỹ sư thiết kế công nghệ và phân tích định giá, Hội đồng thiết kế Busan; PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó Hiệu trưởng HAU; PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật - Chủ tịch Hội đồng Trường, Trưởng Phòng Đào tạo; lãnh đạo Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế Viện Chấn Hưng thiết kế Busan được thành lập để nâng cao ngành công nghiệp thiết kế ở khu vực Busan - Ulsan - Gyeongsang với mục đích thoát khỏi các chính sách thiết kế tập trung vào khu vực đô thị Seoul. Đây là một tổ chức hàng đầu đại diện cho sự tiến bộ của ngành thiết kế Hàn Quốc. Hiện Viện đang tiếp tục nỗ lực phát triển để thiết lập một bản sắc thương hiệu tốt cho tỉnh Busan Hàn Quốc. Theo biên bản ghi nhớ được ký kết, mục tiêu của thỏa thuận là đẩy mạnh hợp tác nhằm tăng cường sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ đối tác thông qua các nội dung, cụ thể: Trao đổi giảng viên, học viên và sinh viên; Trao đổi tài liệu và chương trình đào tạo; Hợp tác cùng phát triển các dự án thiết kế; Tăng cường trao đổi học thuật, tổ chức hội thảo, hội nghị, triển lãm chung và hợp tác trên các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm. TS. KANG Kyung Tae - Viện trưởng Viện Chấn Hưng thiết kế Pusan ghi nhận tinh thần hợp tác của lãnh đạo HAU và khẳng định sự liên kết giữa hai bên là cần thiết. TS. KANG cũng bày tỏ mong muốn kết hợp cùng HAU phát triển con đường học thuật khớp nối và sẽ làm hết sức để đảm bảo hoạt động hợp tác giữa hai bên đạt hiệu quả cao nhất. Hai bên cam kết cùng nhau thống nhất hợp tác toàn diện trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cộng đồng trách nhiệm để thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác, đề án, dự án chung. Sau lễ ký kết là buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm của đại diện Viện Chấn Hưng thiết kế Pusan với sinh viên Khoa Nội thất và Mỹ thuật công nghiệp HAU, chủ đề “Giải quyết vấn đề xã hội bằng thiết kế công cộng”.
File đính kèm:
- nhan_thuc_tong_the_ve_he_thong_cung_cap_thong_tin_trong_truo.pdf