Nghiên cứu xây dựng thư viện điện tử dùng chung giữa trung tâm học liệu trường đại học cần thơ với các thư viện trường Đại học, Cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long

Giáo dục đại học và cao đẳng gắn liền

với việc chuyển giao tri thức và nghiên cứu

khoa học. Đầu ra của hệ thống này là đội

ngũ trí thức - nguồn nhân lực phục vụ cho

công cuộc xây dựng và phát triển KT-XH

của quốc gia. Một trong những yếu tố quan

trọng, quyết định chất lượng giáo dục đại

học là khả năng cung cấp nguồn tin và khả

năng thúc đẩy việc tự học và tự nghiên cứu

của sinh viên. Do đó, chiến lược khai thác

và sử dụng nguồn tin nhất thiết phải nằm

trong chiến lược phát triển quốc gia. Một

trong những yếu tố đặc biệt quan trọng

chính là việc liên kết và chia sẻ tài nguyên

giữa các cơ quan thông tin-thư viện đại học

với nhau.

Hàng năm, các trường đại học và cao

đẳng (ĐH, CĐ) xuất bản một khối lượng

rất lớn và phong phú nguồn tài liệu nội

sinh như: luận văn, giáo trình, bài giảng, tài

liệu hội nghị - hội thảo thuộc nhiều chuyên

ngành và lĩnh vực nghiên cứu khoa học

khác nhau. Hầu hết, mỗi thư viện tổ chức

thành bộ sưu tập riêng lẻ, phục vụ dưới

dạng in ấn và chỉ phục vụ đọc tại chỗ trong

thư viện. Điều đó, gây nên sự lãng phí rất

lớn trong việc tổ chức, khai thác và phục vụ

nguồn tài liệu nội sinh cho người dùng tin

của các thư viện.

Nghiên cứu xây dựng thư viện điện tử dùng chung giữa trung tâm học liệu trường đại học cần thơ với các thư viện trường Đại học, Cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 1

Trang 1

Nghiên cứu xây dựng thư viện điện tử dùng chung giữa trung tâm học liệu trường đại học cần thơ với các thư viện trường Đại học, Cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 2

Trang 2

Nghiên cứu xây dựng thư viện điện tử dùng chung giữa trung tâm học liệu trường đại học cần thơ với các thư viện trường Đại học, Cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 3

Trang 3

Nghiên cứu xây dựng thư viện điện tử dùng chung giữa trung tâm học liệu trường đại học cần thơ với các thư viện trường Đại học, Cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 4

Trang 4

Nghiên cứu xây dựng thư viện điện tử dùng chung giữa trung tâm học liệu trường đại học cần thơ với các thư viện trường Đại học, Cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 5

Trang 5

Nghiên cứu xây dựng thư viện điện tử dùng chung giữa trung tâm học liệu trường đại học cần thơ với các thư viện trường Đại học, Cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 8660
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xây dựng thư viện điện tử dùng chung giữa trung tâm học liệu trường đại học cần thơ với các thư viện trường Đại học, Cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xây dựng thư viện điện tử dùng chung giữa trung tâm học liệu trường đại học cần thơ với các thư viện trường Đại học, Cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu xây dựng thư viện điện tử dùng chung giữa trung tâm học liệu trường đại học cần thơ với các thư viện trường Đại học, Cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
35THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
 Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Võ Thị Bạch Trúc
Trung tâm Học liệu, Đại học Cần Thơ
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ DÙNG CHUNG 
GIỮA TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỚI CÁC THƯ VIỆN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm liên kết, chia sẻ và xây dựng thư viện điện tử dùng 
chung giữa Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ (ĐHCT) và các thư viện đại học, cao đẳng vùng 
Đồng bằng Sông Cửu Long, giúp các thư viện sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn ngân sách nhà 
nước trong việc bổ sung nguồn tài nguyên thông tin và phục vụ ngày càng hiệu quả hơn cho người 
sử dụng thư viện trong học tập và nghiên cứu.
Từ khóa: Thư viện điện tử dùng chung; liên kết; chia sẻ; thư viện đại học; Trường Đại học Cần 
Thơ; Đồng bằng Sông Cửu Long.
Mở đầu
Giáo dục đại học và cao đẳng gắn liền 
với việc chuyển giao tri thức và nghiên cứu 
khoa học. Đầu ra của hệ thống này là đội 
ngũ trí thức - nguồn nhân lực phục vụ cho 
công cuộc xây dựng và phát triển KT-XH 
của quốc gia. Một trong những yếu tố quan 
trọng, quyết định chất lượng giáo dục đại 
học là khả năng cung cấp nguồn tin và khả 
năng thúc đẩy việc tự học và tự nghiên cứu 
của sinh viên. Do đó, chiến lược khai thác 
và sử dụng nguồn tin nhất thiết phải nằm 
trong chiến lược phát triển quốc gia. Một 
trong những yếu tố đặc biệt quan trọng 
chính là việc liên kết và chia sẻ tài nguyên 
giữa các cơ quan thông tin-thư viện đại học 
với nhau.
Hàng năm, các trường đại học và cao 
đẳng (ĐH, CĐ) xuất bản một khối lượng 
rất lớn và phong phú nguồn tài liệu nội 
sinh như: luận văn, giáo trình, bài giảng, tài 
liệu hội nghị - hội thảo thuộc nhiều chuyên 
ngành và lĩnh vực nghiên cứu khoa học 
khác nhau. Hầu hết, mỗi thư viện tổ chức 
thành bộ sưu tập riêng lẻ, phục vụ dưới 
dạng in ấn và chỉ phục vụ đọc tại chỗ trong 
thư viện. Điều đó, gây nên sự lãng phí rất 
lớn trong việc tổ chức, khai thác và phục vụ 
nguồn tài liệu nội sinh cho người dùng tin 
của các thư viện.
Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) là cơ 
sở đào tạo đại học và sau đại học trọng 
điểm của Nhà nước ở khu vực Đồng Bằng 
Sông Cửu Long (ĐBSCL), là trung tâm văn 
hóa - khoa học kỹ thuật của vùng, đã không 
ngừng hoàn thiện và phát triển thành một 
trường đa ngành, đa lĩnh vực. Hiện nay, 
Trường ĐHCT đào tạo 93 chuyên ngành đại 
học, 34 chuyên ngành cao học, 13 chuyên 
ngành nghiên cứu sinh và 02 chuyên ngành 
cao đẳng. Nhiệm vụ chính của Trường là 
đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), 
chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển 
KT-XH trong vùng. Song song với công tác 
đào tạo, Trường ĐHCT đã tham gia tích 
cực vào các chương trình NCKH, ứng dụng 
những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm 
giải quyết các vấn đề về khoa học, công 
nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng. 
Từ những kết quả của các công trình NCKH 
và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều 
sản phẩm, quy trình công nghệ phục vụ 
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
36 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được 
uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
Cùng với lợi thế của Trường ĐHCT ở 
vùng ĐBSCL, Trung tâm Học liệu (TTHL) 
trực thuộc Trường ĐHCT, có chức năng lưu 
trữ và quản lý các nguồn tài liệu phục vụ 
cho học tập và nghiên cứu của sinh viên và 
giảng viên. Trung tâm có điều kiện cơ sở 
vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin. Tuy 
nhiên, để gia tăng hơn nữa hiệu quả phục 
vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên 
cứu của giảng viên, sinh viên, nhà nghiên 
cứu của Trường ĐHCT và các trường đại 
học, cao đẳng khu vực ĐBSCL, TTHL cần 
được nâng cấp thành trung tâm liên kết và 
tập hợp các nguồn tài liệu điện tử, các cơ 
sở dữ liệu (CSDL) trực tuyến về luận văn, 
luận án và các công trình nghiên cứu khoa 
học từ các thư viện trường đại học và cao 
đẳng khu vực ĐBSCL, nhằm mục đích phát 
huy tối đa vai trò trung tâm của Trường 
ĐHCT về giáo dục và nghiên cứu trong 
vùng. Vì vậy, liên kết xây dựng thư viện điện 
tử (TVĐT) dùng chung sẽ là nhu cầu cấp 
bách, là biện pháp hữu hiệu để các thư viện 
đại học, cao đẳng vùng ĐBSCL tăng cường 
nguồn lực thông tin cho thư viện mình và 
phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác 
giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học 
của giảng viên và sinh viên ở các trường 
đại học. Điều kiện cần thiết hiện nay để đẩy 
mạnh, đẩy nhanh chất lượng đào tạo nhằm 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được 
đào tạo là hợp tác xây dựng nguồn tài liệu 
phục vụ học tập và nghiên cứu giữa các cơ 
sở đào tạo trong vùng ĐBSCL với nhau.
1. Căn cứ pháp lý
Đầu tư phát triển hệ thống giáo dục quốc 
gia toàn diện và đạt chuẩn quốc tế là mong 
muốn, và là hành động xuyên suốt của Đảng 
và Nhà nước. Căn cứ pháp lý để nghiên cứu 
xây dựng TVĐT dùng chung giữa TTHL và 
thư viện ĐH, CĐ vùng ĐBSCL là:
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 
04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa 
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
và đào tạo. Một trong những nội dung của 
Nghị quyết là đưa giáo dục và đào tạo của 
Thành phố Cần Thơ phát triển hơn nữa, trở 
thành đầu tàu của giáo dục và đào tạo khu 
vực ĐBSCL, góp phần nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực cho Thành phố nói riêng, 
khu vực và cả nước nói chung. 
- Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 22/01/2013 
của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực 
hiện kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/ 2012 
của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung 
ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu 
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong 
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
- Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT, 
ngày 04/5/2007 của Bộ Văn hóa-Thông tin 
(nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 
về phê duyệt việc quy hoạch phát triển 
ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 
và định hướng đến năm 2020, trong đó đề 
cập: "Đầu tư đúng mức cho thư viện, chú 
trọng những thư viện có tính khu vực: Hà 
Nội, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Tp. Hồ Chí 
Minh, Cần Thơ hoặc có ảnh hưởng lớn đến 
vùng lân cận phù hợp với quy hoạch tổng 
thể của địa phương, vùng, lãnh thổ và quốc 
gia" và "Xây dựng một hệ thống thư viện đại 
học mạnh, phát triển theo hướng hiện đại 
thư viện điện tử, thư viện số, có khả năng 
đáp ứng các nhu cầu thông tin của người 
sử dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng".
- Thông báo kết luận số 125/TB-BGDĐT 
ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng 
Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ 
tại buổi làm việc với Trường Đại học Cần 
Thơ, trong đó xác định: " Trường ĐHCT 
là một trong những đơn vị đào tạo đại học 
mạnh trong hệ thống giáo dục Việt Nam. 
Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy, 
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
37THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
Nhà trường đóng vai trò rất quan trọng đối 
với việc phát triển nguồn nhân lực cho các 
tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL. Đầu tư cho 
Trường ĐHCT là đầu tư cho trung tâm đào 
tạo phát triển nguồn nhân lực cho vùng và 
cả nước". “ Phối hợp với Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đầu tư cho Trường ĐHCT trong 
công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học 
để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao 
cho Thành phố và cho cả vùng ĐBSCL. 
Rà soát và sắp xếp các trường đại học 
tại Thành phố và khu vực theo hướng chú 
trọng các điều kiện đảm bảo chất lượng 
(chuẩn trường đại học, chuẩn giảng viên, 
cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công 
nghệ thông tin ); kết nối các cơ sở giáo 
dục đại học trên địa bàn để sử dụng nguồn 
lực có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát 
triển kinh tế - xã hội của Tp. Cần Thơ và 
các tỉnh trong khu vực ĐBSCL”.
2. Vai trò liên kết và xây dựng hệ thống 
thư viện điện tử dùng chung
Sự phối hợp xây dựng TVĐT dùng chung 
sẽ giúp các thư viện ĐH, CĐ luôn vận động, 
phát triển và đổi mới về chuyên môn, công 
nghệ; đồng thời giúp thư viện ĐH, CĐ vùng 
ĐBSCL theo kịp xu hướng vận động và phát 
triển của ngành và sự tiến bộ của khoa học.
Xây dựng hệ thống mở cho phép người 
dùng tin của 43 thư viện ĐH, CĐ vùng 
ĐBSCL được phép tiếp cận và sử dụng 
nguồn tài nguyên thông tin phong phú và 
đa dạng của các thư viện khác trong hệ 
thống một cách dễ dàng, thuận lợi.
Phát triển, phối hợp và liên kết thư viện 
theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin 
và viễn thông sẽ làm thay đổi phương thức 
lưu trữ và phục vụ thông tin trong hệ thống 
thư viện ĐH, CĐ vùng ĐBSCL. Thư viện 
không còn bị giới hạn về phương thức lưu 
trữ thông tin, chuyển giao thông tin, thời 
gian và không gian lưu trữ qua việc xây 
dựng TVĐT dùng chung giữa TTHL với các 
thư viện của các trường ĐH, CĐ vùng, đồng 
thời thay đổi phương thức phục vụ thông 
tin tạo sự tiện ích cho người dùng tin theo 
hướng hiện đại. 
Sự phối hợp liên kết, chia sẻ và sử dụng 
TVĐT dùng chung sẽ giúp các thư viện 
có được nguồn tài liệu vô cùng lớn. Ngoài 
nguồn tài liệu nội sinh hiện có, thư viện còn 
phục vụ cho người sử dụng nguồn tài liệu 
điện tử của nước ngoài như các giáo trình 
điện tử, tạp chí khoa học điện tử, đáp ứng 
đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dùng tin, 
những tài liệu mà với nguồn kinh phí hạn hẹp 
hằng năm được cấp, mỗi thư viện sẽ không 
thể bổ sung được một nguồn tài liệu phong 
phú và đa dạng như vậy cho thư viện mình.
3. Thực trạng hệ thống thư viện đại học, 
cao đẳng ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Thực trạng chung của hệ thống thư viện 
các trường ĐH, CĐ vùng ĐBSCL là:
- Hệ thống thư viện các trường ĐH, CĐ 
hoạt động đơn lẻ, chưa được trang bị về cơ 
sở hạ tầng CNTT hiện đại, thiếu nguồn tài 
liệu điện tử đáng tin cậy để đáp ứng nhu 
cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của 
sinh viên và giảng viên;
- Cơ sở hạ tầng CNTT giữa các thư viện 
không đồng đều, kỹ năng chuyên môn về tổ 
chức, quản lý và xử lý tài liệu điện tử của cán 
bộ trong hệ thống thư viện các trường đại 
học, cao đẳng vùng ĐBSCL còn hạn chế. 
- Các thư viện trường ĐH, CĐ vùng 
ĐBSCL chưa được tạo điều kiện thuận lợi 
để phối hợp trong việc chia sẻ nguồn tài 
liệu điện tử.
- Hệ thống thư viện ở ĐBSCL chưa đáp 
ứng được yêu cầu trong chiến lược đào 
tạo của các trường đại học, cao đẳng do 
nguồn tài liệu phục vụ học tập và nghiên 
cứu còn hạn chế, chưa khai thác được tối 
đa nguồn tài liệu nội sinh hiện có, kinh phí 
bổ sung tài liệu rất thấp nên không đủ khả 
năng để bổ sung các giáo trình và tài liệu 
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
38 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
điện tử của nước ngoài. Do vậy, người học, 
người nghiên cứu, giảng viên khó tiếp cận 
được những thông tin và tri thức mới, dẫn 
đến chất lượng nguồn nhân lực được đào 
tạo còn thấp, không đáp ứng được nhu cầu 
ngày càng cao của xã hội.
Phần lớn hệ thống thư viện của các 
trường ĐH, CĐ vùng ĐBSCL còn nghèo 
nàn về nguồn tài liệu học tập được xuất bản 
trong nước và nước ngoài nên việc tiếp cận 
tinh hoa, tri thức thế giới còn hạn chế.
Bên cạnh đó, việc liên kết chia sẻ nguồn 
học liệu giữa các thư viện ở Việt Nam còn 
hạn chế, chưa mang lại hiệu quả cho vùng 
miền. Hiện tại, ĐBSCL chưa có mạng TVĐT 
chung cho các trường ĐH, CĐ. 
4. Công tác xây dựng thư viện điện 
tử dùng chung giữa Trung tâm Học liệu 
với các thư viện đại học, cao đẳng trong 
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
4.1. Xác định loại hình tài liệu 
Với đặc thù là các thư viện trường ĐH, 
CĐ phục vụ chủ yếu cán bộ giảng dạy, cán 
bộ nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên 
cao học và sinh viên, do đó, các loại hình 
tài liệu được xác định là trọng tâm của thư 
viện gồm có: giáo trình, bài báo khoa học, 
luận văn sau đại học, báo cáo đề tài nghiên 
cứu khoa học, tài liệu hội nghị- hội thảo.
4.2. Các giai đoạn thực hiện
Việc xây dựng TVĐT dùng chung có thể 
thực hiện qua một số giai đoạn như:
Giai đoạn 1: Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị bao gồm các bước:
- Lập dự thảo kế hoạch xây dựng TVĐT 
dùng chung giữa TTHL với 43 thư viện 
trường đại học, cao đẳng trong vùng.
- Trình kế hoạch dự thảo xây dựng thư 
viện điện tử dùng chung, gửi thư ngỏ và dự 
thảo kế hoạch, lấy ý kiến các trường ĐH, CĐ.
Trung tâm Học liệu - Trường ĐHCT là 
đơn vị chủ trì thực hiện.
Giai đoạn 2: Thông qua kế hoạch 
thực hiện 
Để chương trình hợp tác xây dựng TVĐT 
dùng chung được triển khai thuận lợi và 
hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao giữa các 
bên tham gia, công tác thông qua kế hoạch 
thực hiện là vô cùng quan trọng. Để triển 
khai nội dung này cần phải thực hiện các 
công việc sau:
- Tổng hợp các văn bản phê duyệt đồng 
ý tham gia của 43 thư viện ĐH, CĐ vùng 
ĐBSCL.
- Thành lập Ban điều hành hoạt động 
xây dựng TVĐT dùng chung.
- Xây dựng chính sách thỏa thuận, hợp 
tác và triển khai thực hiện hợp tác giữa 
TTHL với 43 thư viện trường ĐH, CĐ vùng 
ĐBSCL về: 
+ thiết lập hệ thống hạ tầng thông tin;
+ xử lý và biên mục tài liệu nội sinh;
+ chính sách truy cập CSDL điện tử mua 
quyền sử dụng chung;
+ chính sách truy cập nguồn tài liệu nội 
sinh dùng chung;
+ chính sách quản trị hệ thống.
- Lập kế hoạch dự trù kinh phí thực hiện 
để xây dựng và duy trì sự phát triển của 
TVĐT dùng chung thông qua sự thỏa thuận 
và đồng ý giữa các thư viện trường ĐH, CĐ 
tham gia.
Đơn vị chủ trì thực hiện: TTHL Trường 
ĐHCT và các thư viện ĐH, CĐ có sự đồng 
ý tham gia.
Giai đoạn 3: Triển khai thực hiện 
Để thống nhất và chuyên môn hóa công 
tác thư viện trong quá trình xây dựng TVĐT 
dùng chung giữa TTHL với các thư viện 
trường ĐH, CĐ cần phải có cơ sở hạ tầng 
hiện đại, đáp ứng được nhu cầu liên kết và 
chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin; đội ngũ 
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
39THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
cán bộ thư viện có chuyên môn sâu trong 
công tác xử lý thông tin và công tác hỗ trợ 
người dùng tin. Để thực hiện nội dung trên 
cần triển khai các nội dung sau:
Xây dựng hạ tầng CNTT
Phần cứng: 
• Hệ thống server
• Máy tính
• Máy scan
• Mạng internet
• Hệ thống phòng lạnh
Phần mềm: 
• Xây dựng hệ thống lưu trữ và phân tán
• Phần mềm biên mục nguồn tài liệu 
số theo chuẩn DublinCore
• Công cụ xử lý các file số hóa
• Phân hệ quản trị hệ thống. 
Đơn vị chủ trì thực hiện là TTHL và các 
thư viện tham gia.
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
Nội dung này bao gồm các hoạt động:
- Đào tạo cán bộ thư viện về kỹ năng xử 
lý và biên mục nguồn tài liệu nội sinh: kỹ 
thuật xử lý file pdf, kỹ thuật scan, chuyển 
dạng file, biên mục tài liệu điện tử theo 
chuẩn DublinCore;
- Đào tạo cán bộ CNTT kỹ năng quản trị 
hệ thống dùng chung;
- Đào tạo cán bộ thư viện các kỹ năng 
thông tin nhằm hướng dẫn cho người dùng 
khai thác và sử dụng nguồn tài liệu điện tử.
Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện là 
TTHL và các bên có tham gia.
Xây dựng và phát triển nguồn tài liệu nội 
sinh và CSDL nước ngoài ở dạng điện tử
Nguồn tài liệu nội sinh được phát triển 
theo các hình thức:
• Bổ sung nguồn tài liệu nội sinh hiện 
có của các thư viện;
• Số hóa tài liệu nội sinh: scan, xử lý 
file scan, chuyển dạng Flipping book;
• Biên mục nguồn tài liệu nội sinh;
• Cập nhật dữ liệu biên mục tài liệu 
nội sinh vào hệ thống quản lý TVĐT dùng 
chung.
Nguồn CSDL điện tử được phát triển 
bằng cách mua quyền sử dụng chung như 
giáo trình điện tử và tạp chí khoa học nước 
ngoài.
TTHL và các bên có tham gia cũng phải 
thực hiện các hoạt động này.
Giai đoạn 4: Triển khai kế hoạch
Sau khi việc tổ chức các bộ sưu tập trong 
hệ thống 43 thư viện trường ĐH, CĐ hoàn 
thiện, giai đoạn vận hành gồm các công 
đoạn:
- Xây dựng chính sách phục vụ của 
TVĐT dùng chung;
- Đào tạo hướng dẫn người sử dụng;
- Đưa vào khai thác và sử dụng TVĐT 
dùng chung;
- Xây dựng biểu mẫu số liệu thống kê 
việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên 
điện tử dùng chung để làm cơ sở đánh 
giá hiệu quả hoạt động hợp tác và chia sẻ 
nguồn tài nguyên này.
Giai đoạn 5: Bảo trì và đánh giá nhằm 
đảm bảo hoạt động và phát triển bền vững
Đây là công đoạn rất quan trọng được 
thực hiện qua việc xử lý các số liệu thống 
kê được thu thập ở giai đoạn 4. Mục tiêu 
của giai đoạn này là:
- Đánh giá và tổng kết hiệu quả hoạt 
động của TVĐT dùng chung; 
- Bảo trì nâng cấp hệ thống hoạt động, 
phát huy các điểm mạnh, khắc phục điểm 
yếu tạo sự phát triển bền vững cho loại hình 
thư viện này.
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
40 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2019
5. Kết quả dự kiến của hoạt động xây 
dựng thư viện điện tử dùng chung
Sau khi hoàn thành, mục tiêu đạt được 
của đề án là:
- Phát triển nguồn tài liệu nội sinh dạng 
điện tử phục vụ cho công tác giảng dạy, 
học tập và nghiên cứu của giảng viên, sinh 
viên, học viên cao học ở 43 trường ĐH, CĐ 
vùng ĐBCL dưới dạng toàn văn dựa trên 
hình thức truy cập trực tuyến thông qua dãy 
IP hoặc bằng tài khoản truy cập;
- Xây dựng được bộ sưu tập nguồn tài 
liệu nội sinh, giáo trình và tạp chí khoa học 
nước ngoài dạng điện tử dùng chung cho 
43 thư viện trường ĐH, CĐ vùng ĐBSCL.
Hy vọng, đây là mô hình hoạt động mới 
trong công tác phát triển ngành thư viện ở 
vùng ĐBSCL và là mô hình hoạt động mới 
để thư viện các trường đại học ở Việt Nam 
tham khảo và thực hiện. Nếu công tác này 
được triển khai thực hiện, sẽ góp phần rất 
lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo 
nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL nói riêng 
và chất lượng giáo dục Việt Nam nói chung 
để từng bước theo kịp sự phát triển giáo dục 
của thế giới.
Việc xây dựng TVĐT dùng chung sẽ góp 
phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ cho cán bộ thư viện của các trường ĐH, 
CĐ vùng ĐBSCL, tạo sự thống nhất về 
nghiệp vụ trong hệ thống thư viện và tăng 
cường ứng dụng CNTT vào công tác thư 
viện. Việc nghiên cứu xây dựng TVĐT dùng 
chung giữa TTHL Trường ĐHCT và các thư 
viện ĐH, CĐ vùng ĐBSCL là chương trình 
trọng điểm xây dựng nguồn tài liệu phục vụ 
giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giảng 
viên, sinh viên, học viên cao học vùng 
ĐBSCL. 
Kết luận
Hoạt động nghiên cứu xây dựng TVĐT 
dùng chung giữa TTHL Trường ĐHCT và 43 
thư viện ĐH, CĐ vùng ĐBSCL do Trường 
ĐHCT chủ trì là phù hợp với mục tiêu nâng 
cao chất lượng đào tạo và phát triển nghiên 
cứu khoa học ở vùng ĐBSCL, góp phần 
hoàn thành nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân 
lực chất lượng cao cho các tỉnh thành vùng 
ĐBSCL được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao 
phó cho Trường ĐHCT. Dự án được thực 
hiện là cơ sở kết nối của các thư viện trường 
ĐH, CĐ vùng ĐBSCL trong công tác phục 
vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học góp 
phần sử dụng có hiệu quả nguồn tài lực của 
nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát 
triển KT-XH ở vùng ĐBSCL.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. 
(2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ban 
hành ngày 04/11/2013.
2. Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 22 tháng 01 
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Về triển 
khai thực hiện kết luận số 51-KL/TW ngày 29 
tháng 10 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
3. Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT, ngày 
04/5/2007 của Bộ Văn hóa-Thông tin Về việc 
phê duyệt huy hoạch phát triển ngành thư viện 
Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 
năm 2020.
4. Lê Văn Viết (2000). Cẩm nang nghề thư 
viện. Hà Nội: Văn hóa Thông tin. 630 tr.
5. Đỗ Văn Hùng (2015b). Hợp tác chia sẻ 
học liệu - giải pháp tăng cường nguồn lực thông 
tin cho thư viện đại học Việt Nam. Tạp chí Thư 
viện Việt Nam. 3(53), tr. 3-9.
6. Đỗ Văn Hùng (2017). Hợp tác chia sẻ 
tài nguyên thông tin giữa các thư viện đại học 
trong kỷ nguyên số. Đại học Quốc gia Hà Nội, 
tr.194-220.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xay_dung_thu_vien_dien_tu_dung_chung_giua_trung_t.pdf