Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam

Xu thế hợp tác, chia sẻ tài nguyên và dịch

vụ thư viện đang là xu thế chung của nhiều

thư viện trên thế giới và Việt Nam. Trong bối

cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách

mạng công nghiệp 4.0, trong đó trí tuệ nhân

tạo, nội dung số, vạn vật kết nối, công nghệ

số được cả thế giới quan tâm, xu hướng

phát triển nội dung số, áp dụng công nghệ

và kết nối các thư viện và cán bộ thư viện

nhằm hợp tác chia sẻ tài nguyên và dịch vụ

giữa các thư viện là một đòi hỏi khách quan.

Trên thế giới, mô hình liên kết, chia sẻ tài

nguyên và dịch vụ thư viện đã có từ lâu và

rất phát triển. Tuy nhiên, mô hình này chính

thức xuất hiện ở Việt Nam khoảng đầu năm

2001. Đối với các thư viện Luật, thư viện

các cơ sở đào tạo luật, việc liên kết, chia

sẻ chỉ dừng lại ở hai hoặc một số thư viện

với nhau mà chưa hình thành một tổ chức

có hệ thống. Việc nghiên cứu xây dựng mô

hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ

thư viện giữa các thư viện Luật ở Việt Nam

nhằm phát huy sức mạnh của cộng đồng

luật, trong đó hướng đến xây dựng kho dữ

liệu lớn lưu trữ thông tin pháp lý của các thư

viện Luật nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ

là vô cùng cần thiết.

Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10420
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam

Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện luật ở Việt Nam
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 25
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xu thế hợp tác, chia sẻ tài nguyên và dịch 
vụ thư viện đang là xu thế chung của nhiều 
thư viện trên thế giới và Việt Nam. Trong bối 
cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách 
mạng công nghiệp 4.0, trong đó trí tuệ nhân 
tạo, nội dung số, vạn vật kết nối, công nghệ 
số được cả thế giới quan tâm, xu hướng 
phát triển nội dung số, áp dụng công nghệ 
và kết nối các thư viện và cán bộ thư viện 
nhằm hợp tác chia sẻ tài nguyên và dịch vụ 
giữa các thư viện là một đòi hỏi khách quan. 
Trên thế giới, mô hình liên kết, chia sẻ tài 
nguyên và dịch vụ thư viện đã có từ lâu và 
rất phát triển. Tuy nhiên, mô hình này chính 
thức xuất hiện ở Việt Nam khoảng đầu năm 
2001. Đối với các thư viện Luật, thư viện 
các cơ sở đào tạo luật, việc liên kết, chia 
sẻ chỉ dừng lại ở hai hoặc một số thư viện 
với nhau mà chưa hình thành một tổ chức 
có hệ thống. Việc nghiên cứu xây dựng mô 
hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ 
thư viện giữa các thư viện Luật ở Việt Nam 
nhằm phát huy sức mạnh của cộng đồng 
luật, trong đó hướng đến xây dựng kho dữ 
liệu lớn lưu trữ thông tin pháp lý của các thư 
viện Luật nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ 
là vô cùng cần thiết.
1. MỘT SỐ MÔ HÌNH LIÊN KẾT, CHIA SẺ TÀI 
NGUYÊN VÀ DỊCH VỤ THƯ VIỆN LUẬT TRÊN 
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Theo Wikipedia, thế giới có khoảng 260 
hội, liên hiệp thư viện được thành lập2, cụ 
thể: 17 hiệp hội thư viện quốc tế, trong đó có 
Liên hiệp Hội Thư viện quốc tế (International 
Federation of Library Associations - IFLA) là 
diễn đàn của hơn 1500 thư viện thành viên 
trên thế giới và 243 hội/hiệp hội TV tại các 
châu lục, gồm: châu Phi 15; châu Á 52; 
Vùng Caribean 8; Châu Mỹ La tinh 10; Châu 
Âu 71; Nam Mỹ 73 và châu Đại Dương 14. 
Trong đó, có một số mô hình liên kết, chia 
sẻ giữa các thư viện Luật sau:
+ “Hiệp hội Thư viện Luật Quốc tế (IALL)” 
được thành lập năm 1959 với hơn 400 thành 
viên tại hơn 50 quốc gia. Đây là một tổ chức 
phi lợi nhuận với sự hợp tác của các thư 
viện, cán bộ thư viện, cá nhân và tổ chức 
khác có liên quan đến vấn đề thu thập, 
phổ biến và sử dụng thông tin pháp lý. Các 
thành viên đại diện cho tất cả các loại hình 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT, CHIA SẺ TÀI NGUYÊN VÀ DỊCH VỤ 
THƯ VIỆN GIỮA CÁC THƯ VIỆN LUẬT Ở VIỆT NAM
 ThS Phạm Thị Mai
Trung tâm Thông tin-Thư viện, Trường Đại học Luật Hà Nội
● Tóm tắt: Khái quát một số mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện trên thế giới 
và Việt Nam; thực trạng liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện giữa các thư viện Luật ở Việt 
Nam, từ đó đề xuất xây dựng và hoàn thiện mô hình này ở Việt Nam.
● Từ khóa: Tài nguyên thư viện; dịch vụ thư viện; mô hình; liên kết; chia sẻ nguồn tài liệu; thư viện 
Luật; Việt Nam.
DEVELOPING A MODEL FOR LINKAGE AND SHARING OF LIBRARY RESOURCES 
AND SERVICES AMONG LAW LIBRARIES IN VIETNAM
● Abstract: The article outlines some models of linking and sharing library resources and services 
in the world and in Vietnam; the model of linkage and sharing of library resources and services 
among law libraries in Vietnam, thereby proposing to improve this model in Vietnam.
● Keywords: Library resources; library services; linkage model; resources sharing; law library; Vietnam.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202026
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
thư viện luật. IALL là diễn đàn quốc tế để 
chia sẻ thông tin và kết nối giữa các chuyên 
gia thông tin pháp lý trên toàn thế giới và 
hỗ trợ phát triển nghề nghiệp thư viện bằng 
cách trao học bổng cho các khóa học hàng 
năm và tài trợ cho các đợt thực tập. Để phù 
hợp với sứ mệnh của mình, IALL thúc đẩy sự 
phát triển của các thư viện Luật, giúp bạn 
đọc tiếp cận thông tin pháp lý quốc tế. IALL 
xuất bản Tạp chí quốc tế về thông tin pháp lý 
và cung cấp các khóa học hàng năm về thư 
viện Luật quốc tế3. 
+ Ở Nam Phi có tổ chức các thư viện luật 
gọi tắt là (Organisation of South African Law 
Libraries - OSALL), được thành lập năm 
1976 với 150 thành viên từ các thư viện đại 
học, hiệp hội luật sư, công ty luật tư nhân, 
khu vực chính phủ, tòa án và nhà xuất bản4.
+ Hiệp hội các Thư viện Luật Caribbean 
(Caribbean Association of Law Libraries - 
CARALL ) được thành lập năm 1984. Một 
trong những mục tiêu chính của Hiệp hội 
Thư viện Luật Caribbean (CARALL) là thúc 
đẩy tinh thần hợp tác giữa các thành viên 
trong nghề thông qua việc tổ chức các hội 
nghị, hội thảo. Do đó, các thành viên được 
khuyến khích tham dự hội nghị, cuộc họp vì 
điều này cũng thúc đẩy sự phát triển liên tục 
của Hội. CARALL tài trợ cho các thành viên 
và những người quan tâm trong nghề tham 
dự hội nghị thường niên. CARALL hỗ trợ 
kinh phí cho những người tham dự lần đầu 
và khoản khác dành cho bất kỳ thành viên 
nào là cán bộ thư viện Luật đủ điều kiện5.
+ Ngoài ra, có một số mô hình liên kết, chia 
sẻ giữa các thư viện Luật ở các nước như:
Tên hiệp hội Tên tiếng Anh và tên viết tắt N ... 
và pháp luật 17.773 tên,  và ít nhất là thư 
viện Học viện Tư pháp 2.500 tên. Nếu so 
sánh số bản, thư viện Trường Đại học Luật 
Hà Nội nhiều nhất với 208.584 bản, tiếp 
đến là thư viện Trường Đại học Luật Tp. Hồ 
Chí Minh với 73.109 bản, thư viện Trường 
Đại học Kiểm sát với 56.415 bản, thư viện 
Quốc hội với 55.251 bản,.. và ít nhất là thư 
viện Khoa Luật Đại học Cần Thơ với 10.247 
bản. Bên cạnh các nguồn tài liệu trên, một 
số thư viện có cơ quan cấp trên xuất bản, 
phát hành sách, tạp chí, các ấn phẩm khác 
phục vụ đào tạo, nghiên cứu như Nhà xuất 
bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Văn 
phòng Quốc hội, là nguồn tài nguyên có 
thể trao đổi.
14 https://thongtintuyensinh.vn/Cac-truong-Dai-hoc-va-Hoc-vien_C284_D10208.htm truy cập ngày 16/8/2019.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 29
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Biểu đồ 2. Tài liệu số của các thư viện
Biểu đồ 2 cho thấy, tài liệu số tại các thư 
viện còn hạn chế. Tổng số tài liệu số của 
10 thư viện có 42.472 tên, trong đó nhiều 
nhất là thư viện Quốc hội với 32.000 tài liệu, 
tiếp đến là thư viện Trường Đại học Luật Hà 
Nội- 5.267 tên trong đó có 2.250 tên bài 
Tạp chí Luật học, thư viện Trường Đại học 
Luật Tp. Hồ Chí Minh - 2.669 tên, thư viện 
Trường Đại học Kiểm sát - 1.136 tên, thư 
viện Trường Đại học Luật Đại học Huế và 
thư viện Khoa Luật Đại học Cần Thơ chưa 
có tài liệu số, các thư viện này dùng chung 
nguồn tài liệu của Đại học Huế và Đại học 
Cần Thơ. 
Ngoài tài liệu số, các thư viện còn có các 
CSDL khá đa dạng và phong phú. Hiện nay, 
10 thư viện Luật đang sử dụng 34 CSDL 
phục vụ bạn đọc, trong đó mỗi thư viện sử 
dụng một hoặc một số CSDL khác nhau.
Như vậy, tài nguyên thông tin của các 
thư viện Luật tương đối đa dạng, phong 
phú và tăng nhanh hàng năm. Song song 
với việc phát triển tài liệu in, các thư viện 
đã, đang và sẽ tiến hành xây dựng thư 
viện số, mua CSDL là nguồn tài nguyên 
thông tin vô cùng quý giá phục vụ bạn đọc. 
Tuy nhiên, mỗi thư viện có thế mạnh riêng 
do tính chất, nhu cầu và đối tượng bạn đọc 
khác nhau.
- Về đội ngũ cán bộ thư viện: Có 64 cán 
bộ trong 10 thư viện được khảo sát ở các 
trình độ khác nhau, trong đó có 1 tiến sỹ 
chuyên ngành khác; thạc sỹ, cử nhân 
chuyên ngành thư viện chiếm 57.81%; 
trình độ cử nhân chuyên môn khác chiếm 
48.43%; trình độ cao đẳng, trung cấp có 
chuyên môn thư viện và chuyên môn khác 
chiếm 12.57%. Đây là lực lượng chủ chốt tại 
các thư viện và họ có vai trò rất quan trọng 
trong việc hình thành mô hình liên kết, chia 
sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện.
- Về website thư viện: 8/10 thư viện đã 
có website, một số thư viện có cổng thông 
tin với khả năng tích hợp ba trong một, đó 
là: “Quản lý thư viện tự động hóa; Quản lý 
nguồn tài nguyên số và Cổng thông tin điện 
tử”. Đây là điều kiện rất quan trọng cho các 
thư viện có thể liên kết, chia sẻ dữ liệu thư 
mục, tài liệu số.
- Về việc tham gia các liên hiệp, hội thư 
viện: Có 3/10 thư viện tham gia Hội Thư 
viện Việt Nam, 04 thư viện tham gia Liên 
chi hội Thư viện miền Bắc, miền Nam, 04 
thư viện tham gia mạng lưới khác, và có 02 
thư viện chưa tham gia liên hiệp hay hội thư 
viện nào. Ngoài ra, các thư viện đã hình 
thành các liên hiệp kết nối với nhau từ 2 thư 
viện trở lên. Có 8/10 thư viện đã liên kết với 
62 đơn vị theo hình thức ký biên bản thỏa 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202030
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
thuận hai bên hoặc thư viện liên kết theo 
hình thức là đơn vị thành viên của thư viện 
Trung tâm. 
- Các lĩnh vực liên kết, chia sẻ: Khảo sát 
cho thấy, lĩnh vực trao đổi tài liệu được các thư 
viện triển khai nhiều nhất với 7/10 thư viện, 
tiếp đến là dịch vụ cung cấp thông tin theo 
yêu cầu 6/10 thư viện, dịch vụ mượn liên thư 
viện và các lĩnh vực khác 4/10 thư viện, và ít 
nhất là lĩnh vực phối hợp biên mục tài liệu và 
xây dựng mục lục liên hợp chỉ có 01 thư viện 
thực hiện. Cụ thể, thư viện Trường Đại học 
Luật Hà Nội kết nối, chia sẻ với thư viện các 
trường: Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Đại 
học Kinh tế Luật Tp. Hồ Chí Minh, Đại học 
Mở Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Kiểm sát và 
thư viện Học viện Tư pháp. Kết quả thống kê 
đến hết năm 2018, số lượng tài liệu đã trao 
đổi cụ thể như sau: Nhận 205 tên tài liệu với 
2.050 cuốn tương ứng 162.060.000đ và gửi 
174 tên tài liệu bằng 1.727 cuốn tương ứng 
101.439.000đ. Năm 2018, việc chia sẻ dịch 
vụ thư viện cũng đã được triển khai như: dịch 
vụ mượn liên thư viện với thư viện Học viện 
Tư pháp nhưng chưa có bạn đọc sử dụng; 
dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu trên 
cơ sở dữ liệu HeinOnline miễn phí có 9 bạn 
đọc sử dụng; cung cấp tài khoản truy cập tài 
liệu số với thư viện Đại học Luật Tp. Hồ Chí 
Minh, thư viện Học viện Tư pháp. 
- Về mức độ cần thiết tham gia liên kết, 
chia sẻ: Có 7/10 thư viện cho rằng việc liên 
kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện là 
rất cần thiết, 2 thư viện cho rằng cần thiết. 
Như vậy, các thư viện Luật đều thấy cần 
tham gia liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch 
vụ thư viện trên cơ sở nhu cầu đa dạng của 
bạn đọc, các điều kiện về nguồn lực tài 
nguyên thông tin, cán bộ thư viện, cơ sở vật 
chất, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, 
đặc biệt là ảnh hưởng của cách mạng công 
nghiệp 4.0 khiến các thư viện phải thay đổi. 
Từ đó, có thể nói các thư viện đã, đang và 
sẽ rất quan tâm đến việc liên kết, chia sẻ 
tài nguyên và dịch vụ thư viện mặc dù trước 
đó hoạt động này mới chỉ mang tính tự phát, 
chưa có hệ thống.
3. XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN MÔ HÌNH LIÊN KẾT, 
CHIA SẺ TÀI NGUYÊN VÀ DỊCH VỤ GIỮA CÁC 
THƯ VIỆN LUẬT Ở VIỆT NAM
3.1. Thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi
+ Nhu cầu thông tin pháp lý của người 
dùng ngày càng tăng, đa dạng, phong phú 
sẽ thúc đẩy hoạt động hợp tác, liên kết giữa 
các thư viện Luật tại Việt Nam.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng 
công nghiệp 4.0 tác động lớn đến hoạt động 
thư viện, đặc biệt là việc xây dựng thư viện 
số, biên mục sao chép, cung cấp dịch vụ 
mượn liên thư viện, dịch vụ khai thác tài liệu 
số, và đặc biệt là xây dựng kho dữ liệu lớn, 
các thư viện có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi.
+ Vai trò, vị thế của các thư viện ngày 
càng được khẳng định là trái tim của trường 
đại học.
+ Nhiều thư viện được đầu tư nâng cấp 
tương đối hiện đại, trình độ chuyên môn của 
đội ngũ cán bộ thư viện ngày càng được 
nâng cao.
- Khó khăn
+ Quan điểm, chính sách phát triển các 
hoạt động này của mỗi thư viện khác nhau. 
Một số cán bộ thư viện, lãnh đạo Trường coi 
việc mở rộng, liên kết là thiệt hơn về một số 
mặt nhất định và không muốn mở rộng chia 
sẻ với các thư viện;
+ Khó liên kết, chia sẻ do các vướng mắc 
liên quan đến kiểm soát việc sử dụng tài liệu 
của người dùng giữa các thư viện thành viên, 
đặc biệt liên quan đến bản quyền tác giả. Có 
8/10 thư viện đồng ý với quan điểm này;
+ Trình độ, năng lực của một số cán bộ 
ở các thư viện còn hạn chế, các cán bộ thư 
viện chưa có ý thức trong việc sử dụng công 
nghệ để hỗ trợ công tác chuyên môn như sử 
dụng biên mục sao chép, sử dụng nguồn 
thông tin có sẵn, từ đó ngại không muốn 
làm, hoặc sức ỳ của cán bộ thư viện lớn, 
không muốn thay đổi môi trường. Có 7/10 
thư viện cho rằng có sự hạn chế về trình độ 
và năng lực của nhân sự.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 31
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
+ Nhiều thư viện Luật chưa được đầu tư 
về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, các 
thư viện đã được đầu tư nhưng không đồng 
đều, tương thích, các thư viện áp dụng các 
chuẩn nghiệp vụ khác nhau. Có 5/10 thư 
viện cho rằng do kinh phí hạn chế, 2/10 thư 
viện cho rằng do công nghệ lạc hậu.
+ Thư viện Luật, thư viện các cơ sở đào 
tạo Luật trải dài khắp cả nước nên việc liên 
kết sẽ gặp nhiều khó khăn. 
3.2. Đề xuất, kiến nghị xây dựng, hoàn thiện 
mô hình liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch 
vụ giữa các thư viện Luật ở Việt Nam
Từ nghiên cứu mô hình liên kết, chia 
sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện trên thế 
giới và Việt Nam, phân tích, đánh giá thực 
trạng liên kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ 
thư viện giữa các thư viện Luật, nhận diện 
những thuận lợi, khó khăn, tác giả đề xuất 
xây dựng mô hình liên kết, chia sẻ cho các 
thư viện Luật đó là thành lập “Chi hội thư 
viện Luật” nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Nâng cao năng lực giữa các thư viện thông 
qua việc hợp tác đào tạo cán bộ, tư vấn, chia 
sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện;
- Tăng khả năng chia sẻ, tiếp cận tài nguyên, 
dịch vụ thư viện, đặc biệt là tài nguyên thông 
tin khoa học pháp lý giữa các thư viện Luật và 
thư viện các cơ sở đào tạo Luật, từ đó đáp ứng 
cao hơn nhu cầu về tài liệu;
- Nâng cao khả năng phục vụ người dùng 
tại các thư viện thành viên và khả năng tiếp 
cận đến nguồn tài nguyên thông tin lớn dưới 
nhiều định dạng, chủ đề, ngôn ngữ khác 
nhau với chi phí thấp; 
- Mở rộng cộng đồng đọc, tìm kiếm thông 
tin khoa học pháp lý và làm đa dạng các 
nhóm người dùng và nhu cầu thông tin; 
- Cải thiện dịch vụ thư viện đặc biệt là các 
dịch vụ cung cấp tài liệu từ các cơ sở dữ liệu 
qua mạng, dịch vụ cung cấp thông tin theo 
yêu cầu và các dịch vụ truy cập thông tin 
hiện có với chi phí thấp;
- Giải quyết tình trạng hạn chế về không 
gian, ngân sách, tài liệu, nhân lực của các 
thư viện, đồng thời cung cấp dịch vụ cho 
người dùng tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả 
hoạt động của thư viện.
 Để đạt được các mục đích trên, tác giả 
đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Kiến nghị trước mắt áp dụng mô 
hình phân tán, trong đó mỗi thư viện đóng 
vai trò là một mắt xích của hệ thống. Mỗi mắt 
xích cần một cán bộ thư viện đảm trách đầu 
mối liên hệ và phụ trách bộ phận tham khảo. 
Trong tương lai, các thư viện cần hướng đến 
phát triển mô hình tập trung, trong đó bạn 
đọc là trung tâm và các thư viện chung tay 
xây dựng cổng thông tin, cơ sở dữ liệu tập 
trung, các thư viện thành viên cùng đóng 
góp vào trong cơ sở dữ liệu tạo thành kho 
tài liệu lớn. Muốn vậy, các thư viện cần phải 
được chuẩn hóa và đồng bộ từ công tác 
quản lý đến phương thức hoạt động.
 Thứ hai: Các thư viện Luật cần có sự 
thống nhất về quan điểm khi tham gia “Chi 
hội thư viện Luật” nhằm đáp ứng tối đa nhu 
cầu của người dùng, các thành viên đều có 
lợi ích nhất định trong việc tối ưu hoá kinh 
phí bổ sung, xử lý tài liệu, đa dạng hoá tài 
nguyên thông tin, dịch vụ thư viện, tăng khả 
năng truy cập tới nhiều nguồn tài nguyên 
thông tin đặc biệt là tài nguyên số, Đây 
cũng là diễn đàn chính thức để các cán bộ 
thư viện Luật trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, 
ý tưởng, góp ý cho sự phát triển của thư viện 
Luật nói riêng và ngành thư viện nói chung. 
Thứ ba: Các thư viện đã liên kết, chia sẻ 
tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động 
hiện có, thu hút nhiều thư viện tham gia, 
thúc đẩy phát triển sự nghiệp thư viện Việt 
Nam hội nhập với thế giới; Chia sẻ các cơ 
sở dữ liệu trong nước và nước ngoài, tổ chức 
hình thức dịch vụ mượn liên thư viện giữa 
các thư viện thành viên, trao đổi cán bộ thư 
viện ngắn hạn để học tập kinh nghiệm lẫn 
nhau, cung cấp tài khoản để chia sẻ truy 
cập tài liệu nội sinh dạng số; Tạo điều kiện 
để các thư viện có thể phối hợp biên mục, 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202032
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
sao chép nhằm tiết kiệm nhân lực biên mục; 
Phát triển mạnh mẽ, sâu rộng các hoạt động 
liên kết, chia sẻ, bổ sung tài liệu và đặc biệt 
là cần tăng cường quảng bá hoạt động liên 
kết, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ thư viện 
để nâng vị thế của Chi hội nói chung và bản 
thân mỗi thư viện nói riêng.
Thứ tư: Đề xuất một thư viện chủ trì là đầu 
mối liên kết các thư viện Luật và thư viện 
các cơ sở đào tạo Luật (lấy ý kiến từ các 
thư viện thành viên) và sẽ mở rộng thành 
viên. Các thư viện cần mạnh dạn, chủ động 
tham gia “Chi hội thư viện Luật”: đề xuất với 
lãnh đạo cấp trên về việc tham gia Chi hội, 
mở cổng kết nối chia sẻ dữ liệu thư mục để 
các thư viện có thể biên mục sao chép, thoả 
thuận mua cơ sở dữ liệu, cung cấp dịc vụ 
mượn liên thư viện, dịch vụ cung cấp thông 
tin theo yêu cầu,
Thứ năm: Tiến hành các thủ tục cần thiết 
để thành lập “Chi hội thư viện Luật”. Xây dựng 
lộ trình phát triển thành viên của Chi hội.
Thứ sáu: Thành lập Ban điều hành để 
tìm tiếng nói chung trên cơ sở đưa ra các 
thoả thuận, điều lệ của Chi hội, chính sách 
chung để đề ra kế hoạch hoạt động, điều 
hành, đánh giá, tổng kết toàn bộ hoạt động 
của Liên chi hội.
KẾT LUẬN
Có thể nói, việc thành lập “Chi hội thư 
viện Luật” là việc làm hết sức cần thiết 
trong giai đoạn hiện nay. Để làm được điều 
này đòi hỏi sự thống nhất, nỗ lực, cố gắng 
không ngừng của các thư viện thành viên; 
sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo các cơ 
quan, đơn vị; sự đồng lòng, nhất trí của cán 
bộ thư viện và không thể không nhắc đến 
vai trò tiên phong của một đơn vị nòng cốt 
đứng ra khởi xướng cho tổ chức này. Từ đó, 
có thể vận hành tổ chức từ việc hoàn thiện 
cơ cấu, đưa ra mục tiêu, phướng hướng, kế 
hoạch và báo cáo đánh giá tổng kết hoạt 
động của Chi hội. Trong tương lai, Chi hội 
sẽ là diễn đàn hữu ích cho các thư viện Luật 
và các cán bộ thư viện trao đổi chuyên môn, 
chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau hướng đến 
mục tiêu chung, đáp ứng nhu cầu đa dạng 
của bạn đọc, nâng cao năng lực của các thư 
viện, đặc biệt là giúp bạn đọc tiếp cận nhanh 
nhất, thuận lợi nhất đến các nguồn thông tin 
số. Qua đó, thư viện khẳng định vai trò của 
mình đối với cộng đồng xã hội nói chung và 
với cộng đồng thư viện nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tiến Vượng (2013). “Nghiên cứu mô 
hình liên kết chia sẻ nguồn lực thông tin 
giữa các TV đại học khối Kỹ thuật ở Việt 
Nam”. Tạp chí Thư viện Việt Nam. - Số 1. - 
tr. 36-40.
2. Liên hiệp thư viện đại học phía Nam (2006). 
“Thư viện Việt Nam: Hội nhập và phát triển” 
// Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế về thư 
viện tại thư viện Đại học Khoa học tự nhiên 
Tp. Hồ Chí Minh, 2006.
3. List of library associatons. Truy cập từ 
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_library_
associations, ngày 30/6/2019.
4. Ngô Thị Huyền (2013). “Hợp tác liên Thư 
viện giữa các thư viện đại học tại Việt Nam: 
Cơ hội và thách thức” // Tạp chí Thư viện 
Việt Nam. - 2013. - Số 5. - Tr. 20-25.
5. Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương (2016). “Liên 
hiệp thư viện - mô hình phát triển bền vững 
cho thư viện Việt Nam”. - Tạp chí Thư viện 
Việt Nam. - 2016. - Số 3. - tr. 3-7.
6. Trần Mạnh Tuấn (1998). “Giáo trình Sản 
phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện”. Trung 
tâm Thông tin Tư liệu khoa học và công nghệ 
quốc gia, 1998.
7. Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học 
Quốc gia Hà Nội (2016). “Xây dựng và phát 
triển Thư viện số Việt Nam quá khứ - hiện 
tại và tương lai”. Nxb Đại học Quốc gia Hà 
Nội, 2016.
8. Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL ngày 8 
tháng 12 năm 2014 của Bộ Văn hóa Thể 
thao và Du lịch quy định về hoạt động 
chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15-11-
2019; Ngày phản biện đánh giá: 10-3-2020; 
Ngày chấp nhận đăng: 15-7-2020).

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_lien_ket_chia_se_tai_nguyen_va_d.pdf