Nghiên cứu khả năng khí thực trên đập tràn cao, áp dụng cho đập tràn thủy điện Xekaman 1
Trong thời gian gần đây ở Việt Nam đã xây
dựng nhiều đập tràn cao trong thành phần của
công trình đầu mối thủy lợi, thủy điện. Thực tế
cho thấy khi dòng chảy có lưu tốc lớn và trên
mặt tràn tồn tại các mấu gồ ghề vượt quá mức
cho phép thì mặt tràn sẽ bị xâm thực, tróc rỗ,
dẫn đến hư hỏng công trình. Tuy nhiên trong
thiết kế hiện nay việc kiểm tra khí thực mặt tràn
và tìm biện pháp phù hợp để phòng khí thực
chưa được chú ý đúng mức; nhiều công trình
được thiết kế phòng khí thực theo kiểu tương tự,
trong khi điều kiện làm việc của các đập là rất
khác nhau.
Vì vậy việc nghiên cứu tổng quát về khả
năng khí thực mặt tràn phụ thuộc vào các yếu tố
khác nhau như chiều cao mặt tràn, cột nước
tràn, mức độ gồ ghề bề mặt và độ bền vật liệu
mặt tràn là rất cần thiết nhằm định hướng cho
việc lựa chọn vật liệu và giải pháp hợp lý để
phòng khí thực cho đập tràn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khả năng khí thực trên đập tràn cao, áp dụng cho đập tràn thủy điện Xekaman 1
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 99 BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÍ THỰC TRÊN ĐẬP TRÀN CAO, ÁP DỤNG CHO ĐẬP TRÀN THỦY ĐIỆN XEKAMAN 1 Nguyễn Chiến1, Trần Xuân Hòa2 Tóm tắt: Với các đập tràn cao, lưu lượng tháo lớn, khí thực có thể gây hư hỏng mặt tràn, dẫn đến sự cố công trình. Trong bài này giới thiệu các kết quả nghiên cứu tổng quát về khả năng khí hóa và khí thực trên mặt của đập tràn cao. Các kết quả nghiên cứu dùng để tham khảo sơ bộ chọn loại vật liệu, sau đó tính toán cụ thể để kiểm tra khả năng khí thực và biện pháp phòng khí thực cho mặt tràn. Áp dụng tính toán cho đập tràn thủy điện Xekaman 1 cho thấy đập này có khả năng bị khí thực khi xả lũ thiết kế nên đã lựa chọn hình thức tiếp khí trên mặt tràn để phòng khí thực, tiến hành tính toán xác định vị trí và kích thước của bộ phận tiếp khí. Từ khóa: bộ phận tiếp khí, đập tràn, khí thực, thủy điện Xekaman1. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Trong thời gian gần đây ở Việt Nam đã xây dựng nhiều đập tràn cao trong thành phần của công trình đầu mối thủy lợi, thủy điện. Thực tế cho thấy khi dòng chảy có lưu tốc lớn và trên mặt tràn tồn tại các mấu gồ ghề vượt quá mức cho phép thì mặt tràn sẽ bị xâm thực, tróc rỗ, dẫn đến hư hỏng công trình. Tuy nhiên trong thiết kế hiện nay việc kiểm tra khí thực mặt tràn và tìm biện pháp phù hợp để phòng khí thực chưa được chú ý đúng mức; nhiều công trình được thiết kế phòng khí thực theo kiểu tương tự, trong khi điều kiện làm việc của các đập là rất khác nhau. Vì vậy việc nghiên cứu tổng quát về khả năng khí thực mặt tràn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như chiều cao mặt tràn, cột nước tràn, mức độ gồ ghề bề mặt và độ bền vật liệu mặt tràn là rất cần thiết nhằm định hướng cho việc lựa chọn vật liệu và giải pháp hợp lý để phòng khí thực cho đập tràn. 2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT KHẢ NĂNG KHÍ THỰC TRÊN ĐẬP TRÀN 2.1. Phạm vi nghiên cứu Xét các trường hợp đập tràn phi chân không (Ophixerop) có các thông số thay đổi tương ứng như các đập tràn cao đã xây dựng ở Việt Nam: 1 Trường Đại học Thủy lợi. 2 Công ty TNHH Điện Xekaman 1. chiều cao mặt tràn: Hmt=40, 60, 80, 100m; cột nước tràn thiết kế: Htk=8, 10, 12, 14m; cường độ bê tông mặt tràn: Rb=20, 25, 30, 35, 40MPa; độ gồ ghề bề mặt: 2, 3, 4, 5, 6, 7mm. 2.2 Phương pháp tính toán Hình 1. Sơ đồ mặt cắt đập tràn 2.2.1. Vẽ đường mặt nước trên mặt tràn (TCVN 8420-2010). a. Xác định Xác định lưu tốc và độ sâu dòng chảy tại mặt cắt 3 đến mặt cắt A Do mặt tràn có độ dốc lớn và thay đổi nên đường mặt nước được vẽ bằng phương pháp sai phân theo phương trình sau f0 ii l E (1) KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 100 trong đó: Δl: khoảng cách giữa 2 mặt cắt i và i+1 ΔE = Ei+1 – Ei chênh lệch tỷ năng giữa 2 m/c i và i+1. Ei = hicos + g2 V2i ;Ei+1 = hi+1cos + g2 V2 1i i0 = sin: độ dốc của mặt tràn; góc giữa tiếp tuyến mặt tràn với phương ngang. if= tb 2 tb 2 tb RC V : giá trị trung bình của độ dốc ma sát trong giới hạn của đoạn tính toán i. Giả thiết các giá trị hi+1<hi ta tìm được khoảng cách Δl giữa 2 mặt cắt i+1 và i. Tiếp tục tính cho các đoạn cho đến khi A3i Ll xác định được hA, VA. b. Xác định lưu tốc và độ sâu dòng chảy tại mặt cắt B (điểm thấp nhất trên mặt tràn) AB tb 2 tb 2 tb 2 Bu B 2 A AA L RC V g2 Vp h g2 V coshy trong đó: yA là độ chênh cao của đáy tại mặt cắt A-A so với mặt cắt B-B. LAB: chiều dài cung đoạn mũi phóng từ mặt cắt A đến B. up : thành phần xét đến áp lực ly tâm do dòng chảy cong gây ra. Trị số pu/γ xác định theo TCVN 8420:2010, trường hợp Rmp/hA ≥ 8 thì: g2 V . R h2p 2A mp Au , trường hợp Rmp/hA <8 thì ) v u 1( g2 Vp 2 22 Au với v u là vận tốc tương đối xác định theo đồ thị hình 6 của TCVN 8420:2010 phụ thuộc vào Rmp/hA và góc ở tâm mũi phóng . Giả thiết các giá trị hB để tìm được khoảng cách Δl = LAB giữa 2 mặt cắt A và B, khi đó xác định được hB, VB. c. Xác định lưu tốc và độ sâu dòng chảy tại mặt cắt T-T (tại mũi phun) BT tb 2 tb 2 tb 2 T TT 2 Bu B L RC V g2 V coshy g2 Vp h (2), trong đó: yT: chênh cao giữa 2 điểm B và T trên mặt tràn. α: góc nghiêng của mũi phun. LBT: chiều dài cung tròn giữa 2 điểm B và T. Giả thiết các giá trị hT để tìm được khoảng cách Δl = LBT giữa 2 mặt cắt B và T, khi đó xác định được hT, VT. 2.2.2. Kiểm tra khí hóa (TCVN 9158-2012) Điều kiện xuất hiện khí hóa: K < Kpg (3), trong đó: Kpg – hệ số khí hóa phân giới, phụ thuộc vào đặc trưng hình học của vật chảy bao. K – hệ số khí hóa là một đại lượng không thứ nguyên dùng để biểu thị mức độ mạnh yếu của khí hóa trong dòng chảy. 2 2 ĐT pg ĐT H H K V g trong đó: VĐT - lưu tốc (trị số trung bình thời gian) đặc trưng của dòng chảy tại bộ phận đang xét. HĐT - cột nước áp lực toàn phần đặc trưng của dòng chảy bao quanh công trình hay một bộ phận đang xét (m). 2.2.3. Kiểm tra khí thực (TCVN 9158-2012) Tại các điểm phát sinh khí hóa thì cần kiểm tra khí thực. Khí thực không xảy ra khi: Vy < Vng (5), trong đó: Vng: lưu tốc ngưỡng xâm thực của vật liệu bề mặt lòng dẫn, phụ thuộc vào độ bền vật liệu. Vy: lưu tốc cục bộ tại vị trí cách mặt cắt cơ bản của mặt tràn một khoảng bằng y. 2.3. Tính toán cho các trường hợp Tính toán theo trình tự và các công thức đã nêu ở mục 2.2. Kết quả tính toán được thể hiện trên các biểu đồ quan hệ: 2.3.1. Quan hệ K = f(Zm,Hmt, htk) (hình 2 đến hình 5) (4), KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 101 Hình 2. Biểu đồ quan hệ K=f(Zm, htk) ứng với Hmt=40m Hình 3. Biểu đồ quan hệ K=f(Zm, htk) ứng với Hmt=60m Hình 4. Biểu đồ quan hệ K=f(Zm, htk) ứng với Hmt=80m Hình 5. Biểu đồ quan hệ K=f(Zm, htk) ứng với Hmt=100m 2.3.2. Quan hệ VĐT = f(Zm,,Hmt, htk,, ) Hình 6. Biểu đồ quan hệ VĐT = f(Zm, htk) ứng với Hmt=40m Hình 7. Biểu đồ quan hệ VĐT = f(Zm, htk) ứng với Hmt=60m KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 102 Hình 8. Biểu đồ quan hệ VĐT=f(Zm, htk) ứng với Hmt=80m Hình 9. Biểu đồ quan hệ VĐT = f(Zm, htk) ứng với Hmt=100m 2.4. Phân tích kết quả tính toán 2.4.1. Phân tích khả năng khí hóa Từ biểu đồ hình 2 đến 5 cho thấy: - Với các chiều cao mặt tràn khác nhau, trị số K đều giảm theo sự gia tăng của chiều cao mấu gồ ghề (Zm). Chiều cao mặt tràn càng nhỏ (ví dụ Hmt = 40m) thì trị số K giảm nhanh theo Zm (đường quan hệ K~Zm rất dốc). Khi chiều cao mặt tràn tăng lên thì đường quan hệ K~Zm có xu thế thoải dần. Tuy nhiên khi đó khí hóa xẩy ra ứng với mọi trị số Zm trong phạm vi tính toán. - Ứng với mỗi chiều cao mặt tràn Hmt, hệ số khí hóa trên mặt tràn gia tăng theo cột nước tràn htk. Tuy nhiên, mức độ gia tăng này không lớn, thể hiện là các đường quan hệ K~Zm ứng với các htk khác nhau đều phân bố khá sát nhau, do đó ảnh hưởng của trị số htk đến mức độ khí hóa mạnh nhất trên mặt tràn là không đáng kể. 2.4.2. Phân tích khả năng khí thực - Với các chiều cao mặt tràn khác nhau, cột nước tràn khác nhau thì trị số lưu tốc đặc trưng trên mặt tràn tỷ lệ thuận với độ gồ ghề cục bộ Zm, tức là mức độ gồ ghề càng lớn thì khả năng xâm thực càng cao. - Với một đập tràn cụ thể thì trị số VĐT tăng theo cột nước tràn. Tuy nhiên tốc độ gia tăng VĐT theo htk là không lớn: các đường quan hệ VĐT~Zm, htk là khá sát nhau ở hình 6 đến hình 9. - Khả năng khí thực phụ thuộc chủ yếu vào các thông số: chiều cao mặt tràn, độ gồ ghề cục bộ. Khi đó, có thể sử dụng các biểu đồ từ hình 6 đến hình 9 để xác định khả năng khí thực và lựa chọn vật liệu phù hợp với các thông số thiết kế cụ thể của đập tràn. - Về ảnh hưởng của chiều cao mặt tràn: + Với Hmt = 40m, vật liệu tràn có Rb > 30MPa, khả năng khí thực không xẩy ra ứng với các trường hợp htk và Zm < 7mm. + Với Hmt = 60m, vật liệu tràn có Rb > 35MPa, khả năng khí thực không xẩy ra ứng với các trường hợp htk và Zm < 7mm. + Với Hmt = 80m vật liệu tràn có Rb > 35MPa, khả năng khí thực không xẩy ra ứng với các trường hợp htk và Zm < 7mm. - Khi vật liệu mặt tràn có Rb ≥ 40 Mpa, khả năng xâm thực không xảy ra với tất cả các trường hợp xem xét, nói chung là mặt tràn an toàn về khí thực. Từ các kết quả tính trên hình 2 đến hình 5 (về trị số của hệ số khí hóa K), hình 6 đến hình 9 (về trị số của VĐT) nhận thấy ảnh hưởng của htk đến hệ số khí hóa và khả năng khí thực là không nhiều (các đường ứng với htk khác nhau đều phân bố khá sát nhau) nên sử dụng đường có đặc trưng khí hóa bất lợi nhất (htk = 8m) làm đại diện khi biểu diễn mối quan hệ giữa K = f(Zm, Hmt), VĐT = f(Zm, Hmt) như hình 10 và hình 11 dưới đây: KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 103 Hình 10. Biểu đồ quan hệ K = f(Zm, Hmt) Hình 11. Biểu đồ quan hệ VĐT = f(Zm, Hmt) 3. TÍNH TOÁN ÁP DỤNG CHO ĐẬP TRÀN THỦY ĐIỆN XEKAMAN 1 3.1. Giới thiệu công trình Công trình thủy điện Xekaman 1 xây dựng trên sông Xekaman nước CHDCND Lào, có nhiệm vụ phát điện với công suất lắp máy 290 MW, điện lượng trung bình năm 1,096 tỷ KWh. Đập dâng trọng lực RCC có chiều cao lớn nhất 120m. Đập tràn lòng sông gồm 5 khoang xả mặt kiểu Ofixerov phi chân không, chiều cao mặt tràn Hmt = 46,6m, cột nước thiết kế Htk=13,91m, lưu lượng xả qua tràn: 5.114m3/s. Mặt bằng tràn: mỗi khoang tràn rộng 10m, giữa các khoang có trụ pin đơn dày 2,50m, giữa khoang số 2 và 3 có trụ pin kép T3 dày 4,0m; đuôi trụ pin kết thúc ở cao trình 205,6m, 2 tường biên có chiều dày 3m. (Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Sông Đà – Ucrin, 2013). Hình 12. Mặt cắt đập tràn thủy điện Xekaman 1 3.2. Kiểm tra khí hoá trên mặt tràn Kết quả tính để vẽ đường mặt nước trên mặt tràn theo phương pháp nêu ở mục 2.1.1 được ghi trên bảng 1. Kiểm tra khí hóa theo mục 2.1.2 với mấu gồ ghề dạng bậc lồi theo chiều dòng chảy có góc nghiêng = 900 là bất lợi nhất về tạo khí hóa, tương ứng với hệ số khí hóa K=2,33 nêu ở bảng 2. Bảng 1. Kết quả vẽ đường mặt nước trên mặt tràn thủy điện Xekaman 1 Mặt cắt B (m) q (m2/s) hi (m) Vtb (m/s) if sin() L (m) L (m) 3 10 102,28 9,29 0,000 15,47 4 10 102,28 6,88 12,65 0,01 0,391 17,59 2,12 5,54 5,54 5 10 102,28 5,44 16,61 0,01 0,602 22,39 4,80 8,17 13,71 6 10 102,28 4,83 19,93 0,02 0,719 26,24 3,85 5,53 19,24 7 61,5 83,15 3,42 20,16 0,01 0,755 32,34 6,10 8,25 27,49 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 104 8 61,5 83,15 3,12 25,43 0,03 0,777 38,19 5,85 7,83 35,32 9 61,5 83,15 2,90 27,62 0,04 0,777 43,66 5,47 7,42 42,74 10 61,5 83,15 2,74 29,49 0,05 0,777 48,78 5,13 7,05 49,79 A 61,5 83,15 2,58 31,30 0,06 0,777 54,67 5,88 8,21 58,00 B 61,5 83,15 2,72 31,41 0,06 0,000 17,92 75,92 C 61,5 83,15 2,53 31,72 0,06 0,500 57,42 10,47 86,39 T 61,5 83,15 2,47 33,29 0,07 0,500 58,18 0,76 1,77 88,16 Bảng 2. Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí hóa với các trị số Zm khác nhau L (m) h (m) V (m/s) Khả năng xuất hiện khí hóa Zm=3 (mm) Zm=4 (mm) Zm=5 (mm) Zm=6 (mm) Zm=7 (mm) Zm=8 (mm) Zm=9 (mm) Zm=10 (mm) 0,00 9,29 11,01 Ko Ko Ko Ko Ko Ko Ko Ko 5,54 6,88 14,86 Ko Ko Ko Ko Ko Ko Ko Ko 13,71 5,44 18,82 Ko Ko Ko Ko Ko Ko Ko Ko 19,24 4,83 21,19 Ko Ko Ko Ko Ko Ko Ko Ko 27,49 3,42 24,30 Ko Ko Ko Ko Ko Ko Có Có 35,32 3,12 26,66 Ko Ko Ko Có Có Có Có Có 42,74 2,90 28,65 Ko Ko Có Có Có Có Có Có 49,79 2,74 30,39 Có Có Có Có Có Có Có Có 58,00 2,58 32,26 Có Có Có Có Có Có Có Có 75,92 2,72 30,60 Có Có Có Có Có Có Có Có 86,39 2,53 32,92 Có Có Có Có Có Có Có Có 88,16 2,47 33,67 Có Có Có Có Có Có Có Có Từ bảng 2 cho thấy với độ gồ ghề khống chế trong thiết kế Zm = 10mm, khả năng xuất hiện khí hóa xẩy ra trên phần lớn diện tích mặt tràn. 3.3. Kiểm tra khí thực trên mặt tràn Khả năng xuất hiện khí thực được kiểm tra theo điều kiện (5). Trị số VĐT lấy theo bảng tính toán kiểm tra khí hóa. Tổng hợp kết quả tính toán khí thực trên mặt tràn thủy điện Xekaman 1 được thể hiện trong bảng 3. Mặc dù mặt tràn thủy điện Xekaman 1 đã bố trí vật liệu bê tông mác cao M30, nhưng do lưu tốc lớn nên khí thực ở phần cuối mặt tràn là không tránh khỏi, do đó cần áp dụng các biện pháp phòng khí thực cho tràn từ mặt cắt K nằm giữa mặt cắt 10 và mặt cắt 11(A). Nội suy từ Bảng 3, mặt cắt K có VĐT = Vng = 14,17m/s cách ngưỡng tràn 55,98 m. 3.4. So sánh với kết quả nghiên cứu tổng hợp - Về khả năng khí hóa: trị số K khi tính toán để lập bảng 2 (cho tràn Xekaman 1) ứng với Zm = 7mm, mặt cắt A là K = 1,28; tra theo đồ thị hình 10 với Hmt = 46,6m cho K = 1,32, sai số 2,8%. - Về khả năng khí thực: Trị số VĐT theo kết quả tính ở bảng 3, cho mặt cắt A là VĐT = 13,21m/s, tra theo đồ thị hình 11 ứng với Hmt = 46m và Zm = 7mm có VĐT = 12,79, sai số 3,1%. Như vậy đồ thị hình 9 và hình 10 thể hiện kết quả nghiên cứu tổng quát là khá phù hợp với tính toán riêng cho cho mặt tràn Xekaman 1, do đó có thể sử dụng để kiểm tra khí hóa và khí thực trên mặt tràn nói chung. Bảng 3. Tổng hợp kết quả tính toán khí thực trên đập tràn thủy điện Xekman 1 Mặt cắt Zm=3 (mm) Zm=4 (mm) Zm=5 (mm) Zm=6 (mm) Zm=7 (mm) Zm=8 (mm) Zm=9 (mm) Zm=10 (mm) VĐT (m/s) Khí thực VĐT (m/s) Khí thực VĐT (m/s) Khí thực VĐT (m/s) Khí thực VĐT (m/s) Khí thực VĐT (m/s) Khí thực VĐT (m/s) Khí thực VĐT (m/s) Khí thực 3 3,38 Ko 3,64 Ko 3,92 Ko 4,18 Ko 4,33 Ko 4,46 Ko 4,59 Ko 4,71 Ko 4 4,94 Ko 4,96 Ko 5,35 Ko 5,70 Ko 5,90 Ko 6,08 Ko 6,26 Ko 6,43 Ko KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 105 5 6,31 Ko 6,35 Ko 6,84 Ko 7,30 Ko 7,54 Ko 7,78 Ko 8,01 Ko 8,22 Ko 6 7,15 Ko 7,19 Ko 7,75 Ko 8,27 Ko 8,55 Ko 8,82 Ko 9,07 Ko 9,31 Ko 7 8,24 Ko 8,16 Ko 8,79 Ko 9,39 Ko 9,70 Ko 10,01 Ko 10,29 Ko 10,57 Ko 8 9,08 Ko 9,04 Ko 9,74 Ko 10,39 Ko 10,74 Ko 11,08 Ko 11,40 Ko 11,70 Ko 9 9,79 Ko 9,77 Ko 10,53 Ko 11,24 Ko 11,62 Ko 11,98 Ko 12,32 Ko 12,66 Ko 10 10,41 Ko 10,42 Ko 11,22 Ko 11,98 Ko 12,38 Ko 12,77 Ko 13,14 Ko 13,49 Ko A 11,08 Ko 11,11 Ko 11,97 Ko 12,78 Ko 13,21 Ko 13,63 Ko 14,01 Ko 14,39 Có B 10,44 Ko 10,49 Ko 11,31 Ko 12,07 Ko 12,48 Ko 12,87 Ko 13,24 Ko 13,59 Ko C 11,31 Ko 11,35 Ko 12,24 Ko 13,06 Ko 13,50 Ko 13,93 Ko 14,32 Có 14,71 Có T 11,63 Ko 11,63 Ko 12,54 Ko 13,38 Ko 13,83 Ko 14,27 Có 14,68 Có 15,07 Có 3.5. Giải pháp phòng khí thực Có nhiều loại giải pháp phòng khí thực trên mặt tràn. Tuy nhiên, với điều kiện của đập tràn Xekaman 1 thì hợp lý nhất là làm mũi hắt kết hợp với ống tiếp khí vào khoảng không sau mũi hắt. Không khí từ khoảng không này sẽ được trộn vào dòng chảy dưới dạng các bọt li ti bao phủ bề mặt đập tràn tạo thành lớp bảo vệ chống khí thực. Theo cách bố trí này thì việc tiếp khí vào dòng nước được thực hiện một cách tự động, không cần đến thiết bị máy bơm. Bộ phận tiếp khí (BPTK) được bố trí tại mặt cắt 8 cách đỉnh ngưỡng tràn 35,3m, cách điểm cuối cùng của tràn 52,8 m theo phương dốc đáy, bảo đảm không ảnh hưởng đến chế độ tiêu năng sau tràn. Kết quả tính toán kích thước của bộ phận tiếp khí như trên bảng 4. Bảng 4: Kết quả tính toán bộ phận tiếp khí STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số 1 Vị trí đặt (theo phương dốc đáy) L m 35,3 2 Chiều cao mũi hắt Zm m 0,60 3 Chiều dài mũi hắt Lm m 2,00 4 Góc nghiêng mũi độ -43,52 5 Chiều dài buồng khí Lb m 0,84 6 Lưu lượng khí đơn vị qa m 3/s.m 0,742 7 Lưu lượng khí tổng cộng Qa m 3/s 45,61 8 Số ống dẫn khí n 2 9 Kích thước 1 ống Ba x ta m 1x 0,8 10 Độ chân không hck m 0,208 11 Đường kính ống dẫn khí ở đáy do m 0,2 12 Số ống dẫn khí ở đáy no ống 34 Hình 13. Bố trí bộ phận tiếp khí trên mặt tràn 4. KẾT LUẬN Đối với các đập tràn cao, trong quá trình khai thác, do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm xuất hiện các gồ ghề cục bộ trên bề mặt mà khi tràn xả lũ sẽ gây ra khí thực, phá hỏng mặt tràn. Khả năng khí thực phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong thiết kế có thể sử dụng các biểu đồ tổng hợp hình 10 và hình 11 để chọn loại vật liệu, sau đó tính toán cụ thể để kiểm tra khả năng khí thực. Trường hợp không chọn được vật liệu đủ bền về khí thực thì cần áp dụng các biện pháp phòng khí thực cho mặt tràn. Áp dụng tính toán cho đập tràn thủy điện Xekaman 1, với phương án bê tông mặt tràn có cường độ Rb=30MPa thì cần bố trí một bộ phận tiếp khí trên mặt tràn như sơ đồ hình 13 và số liệu KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 52 (3/2016) 106 nêu ở bảng 4 là đủ bảo vệ được mặt tràn khỏi bị phá hoại do khí thực khi trên đó xuất hiện các gồ ghề cục bộ có chiều cao đến 10mm. TÀI LIỆU THAM KHẢO TCVN 8420-2010 – Tiêu chuẩn quốc gia (2010): Công trình thủy lợi - Tính toán thủy lực công trình xả kiểu hở và xói lòng dẫn bằng đá do dòng phun. TCVN 9158-2012 – Tiêu chuẩn quốc gia (2012): Công trình thủy lợi – Công trình tháo nước - Phương pháp tính toán khí thực. Nguyễn Chiến (2012). Tính toán thủy lực các công trình tháo nước. Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội. Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Sông Đà – Ucrin (2013). Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật Công trình thủy điện Xekaman 1. Abstract: REASEARCH ON THE PROBABILITY OF CAVITATIONARY EROSION ON HIGH SPILLWAY, APPLIED IN XEKAMAN 1 HYDROPOWER On high spillway with large amount of discharge, cavitation can ruin the surface, which will lead to further structural damage. This paper gives an overview on the possibility of cavitation and cavitationary erosion on high spillway's surface. The results are used as references to select material, then adapted for detailed calculation to check the likelihood of cavitationary erosion and choose the proper preventive method. Calculation on Xekaman I hydropower showed that its spillway could be cavitated while flood was discharged, thus the method of supplying air on surface was chosen to prevent cavitationary erosion. Calculation was conducted to find the ideal location and size of the aerator. Key words: aerator, spillway, cavitation, Xekaman 1 hydropower. BBT nhận bài: 17/2/2016 Phản biện xong: 23/3/2016
File đính kèm:
- nghien_cuu_kha_nang_khi_thuc_tren_dap_tran_cao_ap_dung_cho_d.pdf