Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Quản lý và sử dụng hiệu quả thông tin

từ các tạp chí khoa học phục vụ phát triển

kinh tế-xã hội (KT-XH) là vấn đề cấp thiết

đối với mỗi quốc gia. Một trong những giải

pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng

tạp chí khoa học là ứng dụng phần mềm

truy cập và lưu trữ nguồn mở để đăng tải

trực tuyến các tạp chí khoa học nhằm tạo

điều kiện cho người dùng truy cập, khai thác

thông tin một cách nhanh chóng và thuận

tiện nhất. Một trong những phần mềm nguồn

mở quản lý, xuất bản tạp chí trực tuyến được

biết đến rộng rãi là phần mềm Open Jounal

System (OJS). Ở nước ta, OJS được Cục

Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

sử dụng để xây dựng Hệ thống tạp chí khoa

học Việt Nam trực tuyến (Vietnam Journals

Online-VJOL). Ngoài Cục Thông tin khoa

học và công nghệ quốc gia, đã có một số

đơn vị sử dụng phần mềm này để xây dựng

tạp chí trực tuyến như: Viện Hàn lâm Khoa

học và công nghệ Việt Nam, Viện Hàn

lâm KHXH Việt Nam, Hội Y tế Công cộng

Việt Nam,. Tuy nhiên, JOS nếu chỉ đơn

thuần cài đặt và sử dụng mà không thực

hiện việc nâng cấp lên các phiên bản cao

hơn hoặc không phát triển thêm được các

mô-đun phục vụ cho các công việc mang

tính chuyên môn đặc thù và tăng cường an

toàn an ninh cho hệ thống thì sẽ dẫn đến hệ

thống có nhiều lỗ hổng bảo mật mà một khi

tin tặc lợi dụng tấn công sẽ rất nguy hiểm.

Trường hợp này đã từng xảy ra đối với hệ

thống VJOL của Cục Thông tin khoa học và

công nghệ quốc gia.

Nhằm làm chủ phần mềm OJS, yêu cầu

cấp thiết phải nghiên cứu, nắm bắt và từng

bước làm chủ công nghệ của OJS, nhằm

khai thác sử dụng hiệu quả các phiên bản

mới, đồng thời phát triển một số mô-đun

tăng cường bảo đảm an toàn an ninh thông

tin cho các hệ thống sử dụng OJS. Bài viết

này trình bày một số vấn đề liên quan đến

việc nâng cấp phần mềm OJS từ phiên bản

2.X lên 3.X cho Hệ thống tạp chí khoa học

trực tuyến của Cục Thông tin khoa học và

công nghệ quốc gia.

Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia trang 1

Trang 1

Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia trang 2

Trang 2

Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia trang 3

Trang 3

Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia trang 4

Trang 4

Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia trang 5

Trang 5

Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia trang 6

Trang 6

Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia trang 7

Trang 7

Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia trang 8

Trang 8

Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 9940
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Nâng cấp phần mềm quản lý hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (vjol) từ phiên bản ojs2.x lên ojs3.x tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
39THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
1. Đặt vấn đề
Quản lý và sử dụng hiệu quả thông tin 
từ các tạp chí khoa học phục vụ phát triển 
kinh tế-xã hội (KT-XH) là vấn đề cấp thiết 
đối với mỗi quốc gia. Một trong những giải 
pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng 
tạp chí khoa học là ứng dụng phần mềm 
truy cập và lưu trữ nguồn mở để đăng tải 
trực tuyến các tạp chí khoa học nhằm tạo 
điều kiện cho người dùng truy cập, khai thác 
thông tin một cách nhanh chóng và thuận 
tiện nhất. Một trong những phần mềm nguồn 
mở quản lý, xuất bản tạp chí trực tuyến được 
biết đến rộng rãi là phần mềm Open Jounal 
System (OJS). Ở nước ta, OJS được Cục 
Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia 
sử dụng để xây dựng Hệ thống tạp chí khoa 
học Việt Nam trực tuyến (Vietnam Journals 
Online-VJOL). Ngoài Cục Thông tin khoa 
học và công nghệ quốc gia, đã có một số 
đơn vị sử dụng phần mềm này để xây dựng 
tạp chí trực tuyến như: Viện Hàn lâm Khoa 
học và công nghệ Việt Nam, Viện Hàn 
lâm KHXH Việt Nam, Hội Y tế Công cộng 
Việt Nam,... Tuy nhiên, JOS nếu chỉ đơn 
thuần cài đặt và sử dụng mà không thực 
hiện việc nâng cấp lên các phiên bản cao 
hơn hoặc không phát triển thêm được các 
mô-đun phục vụ cho các công việc mang 
tính chuyên môn đặc thù và tăng cường an 
toàn an ninh cho hệ thống thì sẽ dẫn đến hệ 
thống có nhiều lỗ hổng bảo mật mà một khi 
tin tặc lợi dụng tấn công sẽ rất nguy hiểm. 
Trường hợp này đã từng xảy ra đối với hệ 
thống VJOL của Cục Thông tin khoa học và 
công nghệ quốc gia. 
Nhằm làm chủ phần mềm OJS, yêu cầu 
cấp thiết phải nghiên cứu, nắm bắt và từng 
bước làm chủ công nghệ của OJS, nhằm 
khai thác sử dụng hiệu quả các phiên bản 
mới, đồng thời phát triển một số mô-đun 
tăng cường bảo đảm an toàn an ninh thông 
tin cho các hệ thống sử dụng OJS. Bài viết 
này trình bày một số vấn đề liên quan đến 
việc nâng cấp phần mềm OJS từ phiên bản 
2.X lên 3.X cho Hệ thống tạp chí khoa học 
trực tuyến của Cục Thông tin khoa học và 
công nghệ quốc gia.
2. Hiện trạng Hệ thống VJOL tại Cục 
Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Hệ thống “Tạp chí khoa học Việt Nam 
trực tuyến” (Vietnam Journals Online - 
VJOL) bao gồm các tạp chí khoa học Việt 
Nam tự nguyện tham gia và cung cấp thông 
tin miễn phí. Dự án VJOL được khởi động 
NÂNG CẤP PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỆ THỐNG TẠP CHÍ KHOA HỌC 
VIỆT NAM TRỰC TUYẾN (VJOL) TỪ PHIÊN BẢN OJS2.X LÊN OJS3.X 
TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA(*)
ThS Vũ Mạnh Cường, ThS Lê Thị Hoa
Cục Thông tin KH&CN quốc gia
(*) Đây là một trong các nội dung nghiên cứu thuộc đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu, làm chủ công nghệ phần mềm 
mã nguồn mở Open Journal System để áp dụng xây dựng các tạp chí điện tử” do Cục Thông tin KH&CN quốc 
gia chủ trì, tác giả bài viết là chủ nhiệm đề tài. Thời gian thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2020.
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
40 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
vào tháng 6 năm 2006 với sự hỗ trợ và hợp 
tác của Mạng Ấn phẩm Khoa học Quốc tế 
(International Network for the Availability 
of Scientific Publications-INASP). Lúc đầu, 
Dự án do Viện Khoa học và công nghệ Việt 
Nam (nay là Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) 
và Viện KHXH Việt Nam (nay là Viện Hàn 
lâm KHXH Việt Nam) chủ trì với sự tham gia 
của các đơn vị, như: Viện Thông tin KHXH 
(thuộc Viện KHXH Việt Nam), Trung tâm 
Thông tin Tư liệu (thuộc Viện Khoa học và 
công nghệ Việt Nam), Trung tâm Thông tin 
Khoa học và công nghệ Quốc gia (nay là 
Cục Thông tin Khoa học và công nghệ quốc 
gia - NASATI), Thư viện Quốc gia Việt Nam, 
v.v. Tháng 9 năm 2007, trang mạng “Tạp 
chí Khoa học Việt Nam trực tuyến đã chính 
thức khai trương tại địa chỉ 
info/. Trước tháng 3 năm 2009, VJOL được 
đặt trên máy chủ tại Canađa và hoàn toàn 
do các chuyên gia INASP điều hành, kể cả 
việc cập nhật dữ liệu. Để tăng cường vai 
trò của Việt Nam trong việc quản lý và phát 
triển VJOL, NASATI (khi đó là Trung tâm 
Thông tin Khoa học và công nghệ Quốc 
gia) đã nhận trách nhiệm duy trì và quản 
trị hệ thống VJOL. Theo đó, trang mạng 
VJOL đã được chuyển từ Canađa (địa chỉ 
 sang máy chủ đặt tại 
NASATI, Việt Nam với địa chỉ 
vjol.info.vn [9].
VJOL có vai trò quan trọng trong việc 
phổ biến kết quả nghiên cứu và phát triển 
của Việt Nam cho cộng đồng thế giới. Theo 
thời gian, số lượng tạp chí khoa học tham 
gia VJOL gia tăng một cách nhanh chóng. 
Từ chỗ chỉ có 24 tạp chí ban đầu, chủ yếu 
từ Viện KH&CN Việt Nam và Viện KHXH 
Việt Nam, khi NASATI tiếp nhận quản lý, 
đến nay con số này đã tăng lên 212 tạp chí. 
2.2. Hiện trạng phần mềm quản trị 
VJOL
Hệ thống VJOL hiện đang sử dụng phần 
mềm quản lý và xuất bản tạp chí “Open 
Journal System” (OJS) của Dự án Tri thức 
công cộng thuộc Đại học British Columbia. 
OJS là một hệ thống phần mềm nguồn mở 
dùng để quản lý và xuất bản các tạp chí 
khoa học trực tuyến với tính linh hoạt cao, 
có thể tải xuống miễn phí, cài đặt trên các ... những thuận lợi kể trên, có thể 
có những trở ngại như sau trong việc nâng 
cấp hệ thống:
- Nâng cấp VJOL từ OJS2 lên OJS3 
không đơn thuần là việc sửa lỗi, vá các lỗ 
hổng bảo mật như các lần nâng cấp các 
phiên bản trước đây mà là việc chuyển 
VJOL sang một phiên bản OJS mới với các 
tính năng được cải tiến và/hoặc các tính 
năng mới theo yêu cầu của người dùng;
- Cấu trúc các bảng lưu trữ dữ liệu của 
CSDL OJS2 và CSDL OJS3 có nhiều khác 
biệt, dẫn đến việc không đồng nhất về cấu 
trúc hoặc trùng lặp trong CSDL giữa hai 
phiên bản OJS2 và OJS3; 
- Có rào cản nhất định về ngôn ngữ và 
chính tả trong việc Việt hóa các giao diện.
3.3. Nội dung triển khai nâng cấp 
VJOL lên OJS3
3.3.1. Kiểm kê tạp chí 
- Trước khi tiến hành nâng cấp, cần kiểm 
kê tạp chí của hệ thống.
- Trong quá trình nâng cấp, các mục sau 
sẽ tự động được chuyển đôi:
+ Bài nộp;
+ Người dùng;
+ Vai trò/Cài đặt quyền;
+ Thông báo.
Để đảm bảo an toàn, tránh những sự cố 
không lường trước, chúng tôi đã lưu một 
bản sao tất cả dữ liệu xuất hiện trên các 
trang tạp chí, chụp màn hình của tất cả 
chức năng cài đặt tạp chí từ OJS2 để tham 
khảo. Do có một số thay đổi được thực hiện 
giữa OJS2 và OJS3, nên thông tin được 
nhập trong chức năng cài đặt của OJS2 sẽ 
cần phải được nhập vào những địa chỉ khác 
nhau trong OJS3.
Các mục đã được tạo lập lại sau khi nâng 
cấp lên OJS3 gồm:
- Thông tin tạp chí-tiêu đề, nhóm biên 
tập, quyền, v.v.;
- Tùy chỉnh - CSS, hình ảnh, mã màu;
- Cài đặt thiết lập nhật ký và thông tin 
văn bản;
- Trang/Menu;
- Liên kết;
- Các tập tin;
- Mẫu email tùy chỉnh;
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
43THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
- Biểu mẫu phản biện;
- Bản PDF tải lên.
Nếu bản cài đặt OJS2 có liên kết đến 
các tệp PDF đã tải lên hoặc các tệp khác thì 
những tệp này cần phải được tải lại lên mục 
thư viện nhà xuất bản và được cập nhật 
trong mục liên kết bởi thư mục tệp OJS2 sẽ 
không còn hoạt động sau khi nâng cấp.
3.3.2. Làm sạch CSDL người dùng 
hiện có
Việc nâng cấp từ OJS2 lên OJS3 cũng 
là cơ hội để loại bỏ bất kỳ người dùng nào 
có thể là người dùng spam. Đây là hiện 
tượng phổ biến trong OJS, đặc biệt đối với 
các trường hợp tồn tại trước khi PKP triển 
khai RECAPTCHA khi đăng ký tài khoản. 
Có một số cách để xác định những người 
dùng này, trong đó có tùy chọn là thông qua 
các tên miền email được sử dụng khi người 
dùng đăng ký. Chúng tôi đã sử dụng truy 
vấn SQL dưới đây để quản trị viên hệ thống 
có thể xác định các tên miền để xác định 
người dùng spam:
SELECT substring_index(email, ‘@’, -1) 
domain, COUNT(*) email_count
FROM users
GROUP BY substring_index(email, ‘@’, 
-1)
ORDER BY email_count DESC, domain;
Khi đã xác định được các tên miền được 
kết nối với người dùng spam, chúng tôi sử 
dụng các tên miền này để tạo danh sách 
tên người dùng để dọn dẹp bằng một truy 
vấn:
SELECT * FROM users
WHERE email LIKE %@spam.com
OR email LIKE “%morespam.com”
...
Ta có thể sử dụng công cụ hợp nhất 
người dùng tích hợp của OJS (trong thư 
mục OJS tại tools/mergeUsers.php) để 
làm sạch người dùng. Để thực hiện điều 
này, ta tạo một tập lệnh bash nhỏ. Cần tạo 
một tài khoản người dùng mà tất cả các tài 
khoản có thể được hợp nhất nếu một tài 
khoản chưa tồn tại. Mặc dù không thể tìm 
thấy tất cả người dùng spam trong phiên 
bản cũ, nhưng hoàn toàn có thể thể dọn 
sạch đáng kể những người dùng spam, từ 
đó giảm lượng dữ liệu và giúp các nhóm tạp 
chí dễ dàng quản lý người dùng. Điều quan 
trọng là sử dụng công cụ hợp nhất thay 
vì xóa người dùng spam khỏi bảng người 
dùng, vì việc xóa người dùng có thể gây ra 
lỗi lớn trong cài đặt.
3.3.3. Lên lịch nâng cấp 
Những nội dung chính của lịch nâng cấp 
gồm:
- Ấn định ngày nâng cấp;
- Đóng băng nội dung nếu đang tạm 
dừng việc tạo/sửa đổi nội dung mới trước 
khi nâng cấp;
- Hỗ trợ: liên lạc để yêu cầu và/hoặc hỗ 
trợ.
3.3.4. Nâng cấp tạp chí
a) Nâng cấp cài đặt OJS
Trước khi nâng cấp, phải sao lưu toàn bộ 
tập tin và CSDL, đề phòng quá trình nâng 
cấp thất bại thì có thể khôi phục dữ liệu sao 
lưu này.
Nếu đang sử dụng chế độ an toàn PHP, 
cần đảm bảo rằng lệnh max_execut_time 
trong tệp cấu hình php.ini được đặt ở giới 
hạn cao. Nếu đến ngưỡng giới hạn và quá 
trình nâng cấp bị gián đoạn, sẽ cần có sự 
can thiệp thủ công. 
b) Gói nâng cấp đầy đủ
Nâng cấp bằng cách tải xuống gói hoàn 
chỉnh cho bản phát hành mới nhất của OJS:
- Tải xuống và giải nén gói từ trang web 
PKP vào thư mục trống;
- Di chuyển hoặc sao chép các tập tin và 
thư mục hiện tại; 
- Cài đặt OJS:
+ config.inc.php
+ Thư mục tệp đã tải lên (“files_dir” trong 
config.inc.php), nếu nó nằm trong thư mục 
OJS;
- Đồng bộ hóa các thay đổi mới từ config.
TEMPLATE.inc.php sang config.inc.php;
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
44 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
- Thay thế thư mục OJS hiện tại bằng thư 
mục OJS mới, di chuyển phiên bản cũ đến 
một vị trí an toàn như một bản sao lưu;
- Xem lại phần thay đổi cấu hình cho 
tất cả các phiên bản giữa phiên bản cũ và 
phiên bản mới. Có thể cần phải bổ sung 
mục mới vào tập tin config.inc.php theo 
cách thủ công.
c) Nâng cấp CSDL từ OJS2 lên OJS3
Sau khi có được bản OJS mới nhất, một 
đoạn mã bổ sung được sử dụng để nâng 
cấp OJS. Lưu ý các bản vá cho thư viện 
ADODB đi kèm có thể được yêu cầu cho 
PostgreSQL.
* Phương thức nâng cấp
Về lý thuyết, có hai phương thức để nâng 
cấp CSDL từ OJS2 lên OJS3: nâng cấp từ 
dòng lệnh hoặc thông qua giao diện web 
OJS.
+ Nâng cấp từ dòng lệnh:
Nếu đã cài đặt phiên bản CLI của PHP 
(ví dụ: `/ usr / bin / php`), có thể nâng cấp 
CSDL như sau:
- Chỉnh sửa config.inc.php và thay đổi 
“installed = On “ thành “installed = Off”.
- Chạy lệnh từ thư mục OJS (không bao 
gồm $): ` $ php tools/upgrade.php upgrade`.
- Chỉnh sửa lại config.inc.php và thay đổi 
“installed = Off” trở lại “installed = On”.
+ Nâng cấp qua giao diện Web OJS:
Nếu chưa cài đặt PHP CLI, có thể nâng 
cấp dựa trên giao diện Web OJS như sau:
- Chỉnh sửa config.inc.php và thay đổi 
“installed = On” thành “installed = Off”.
- Mở trình duyệt web đến trang web 
OJS-PKP; chuyển hướng đến trang cài đặt 
và nâng cấp.
- Chọn liên kết “Nâng cấp” và làm theo 
các hướng dẫn trên màn hình.
- Chỉnh sửa lại config.inc.php và thay đổi 
“installed = Off” trở lại “installed = On”.
* Cập nhật thư viện Javascript và build.js
Bản phát hành chính thức .tar.gz và các 
nhánh ổn định trong git (ví dụ: `ojs-sta-
ble-3_1_1`), chứa javascript được biên dịch 
sẵn. Nếu đang cài đặt OJS sử dụng một 
trong hai thứ đó và chưa sửa đổi Javascript, 
không cần biên dịch Javascript.
Khi quá trình nâng cấp hoàn tất, thông 
báo cho các biên tập viên để họ có thể 
đăng nhập và bắt đầu làm việc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy cả hai phương 
pháp nói trên đều không thể tự động nâng 
cấp được OJS2 lên OJS3 một cách suôn sẻ. 
Nguyên nhân chính là do cấu trúc các bảng 
lưu trữ dữ liệu của CSDL OJS2 và CSDL 
OJS3 có nhiều điểm khác biệt. Trong quá 
khứ, quản trị viên của VJOL đã nhiều lần 
tiến hành nâng cấp theo hai phương pháp 
trình bày ở mục trên nhưng không thành 
công. Để nâng cấp thành công, cần phải sử 
dụng một số công cụ riêng kết hợp với các 
thao tác bằng tay chỉnh sửa các bảng và 
các thuộc tính khác nhau trong CSDL của 
hai phiên bản OJS2 và OJS3.
3.3.5. Xử lý sự cố 
Trong quá trình nâng cấp, có thể xảy ra 
các sự cố sau:
a) Thông báo lỗi nghiêm trọng trong quá 
trình nâng cấp 
Lỗi này thường liên quan đến sự không 
nhất quán về dữ liệu trong CSDL OJS2.X.
b) Cảnh báo về hình thức PHP 
- Thông báo: unserialize ()- Lỗi khi bù 
offset: thông báo rằng có thể đã vô tình 
thay đổi cấu hình bộ ký tự trong config.inc.
php hoặc trong khi tạo CSDL.
- Thông báo lỗi Cấm lệnh tar không khả 
dụng: liên quan đến sai sót trong định cấu 
hình chính xác trong ‘config.inc.php’. 
c) Lỗi nâng cấp CSDL
Như đã trình bày ở phần trước, nguyên 
nhân dẫn đến lỗi này là do không đồng nhất 
về cấu trúc giữa các bảng trong CSDL của 
hai phiên bản OJS2 và OJS3. 
3.3.6. Yêu cầu giao diện hệ thống khi 
nâng cấp lên OJS3
Tại phiên bản 2.4.1 đang sử dụng cho hệ 
thống VJOL của Cục Thông tin khoa học và 
công nghệ quốc gia, có thể thấy giao diện 
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
45THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
của người dùng thông thường và giao diện 
dành cho người quản trị, biên tập viên hết 
sức thô sơ và hầu như không có sự khác 
biệt. Ngược lại, phiên bản OJS3 hiện tại đã 
có một giao diện mới hoàn toàn riêng biệt 
cho độc giả và biên tập viên/quản trị viên 
với nhiều chức năng phục vụ chuyên biệt 
cho từng đối tượng. Đối với những người 
dùng được trao nhiều vai trò không còn phải 
chọn một vai trò từ trang chủ người dùng 
của họ để truy cập các mục cài đặt hoặc 
chức năng quản trị nào đó. Tất cả các tùy 
chọn đã có sẵn trong bảng điều khiển mới. 
Điều này cho phép chuyển đổi liền mạch 
giữa các tác vụ liên quan đến các vai trò 
khác nhau. 
Sự khác biệt về giao diện bảng điều khiển 
vai trò quản trị viên giữa phiên bản OJS2 và 
OJS3 đã được thể hiện trong Hình 1. 
Khi tiến hành thiết kế giao diện cho hệ 
thống mới, ngoài việc giữ nguyên cách thức 
xây dựng giao diện của OJS3, cần xây dựng 
thêm giao diện cho các thiết bị ngoài máy 
tính (điện thoại di động, máy tính bảng,) 
để người dùng tiện duyệt tin, tài liệu trên 
các thiết bị có kết nối internet, nhằm hỗ trợ 
cho biên tập viên, người quản trị làm việc 
với hệ thống một cách linh hoạt. Xuất phát 
từ mục đích trên, một số yêu cầu về thiết 
kế giao diện hệ thống được đặt ra như sau:
- Sử dụng thiết kế Web Responsive giúp 
hiển thị thông tin cho người dùng máy tính 
và thiết bị di động một cách thuận tiện bằng 
cách truy cập qua cùng một địa chỉ URL, 
giao diện có khả năng tự động điều chỉnh 
và thay đổi tùy theo kích thước của màn 
hình để người dùng dễ dàng sử dụng; 
- Tối ưu hóa kích thước của hình ảnh 
trên trang web do kích thước này có ảnh 
hưởng lớn đến thời gian tải trang, cũng như 
đến việc xếp tầng đối với trải nghiệm người 
dùng và đặc biệt ảnh hưởng đến việc xếp 
hạng kết quả tìm kiếm trên Google;
- Chú trọng tính nhất quán trong giao 
diện của trang web và cung cấp trải 
nghiệm thống nhất trên các nền tảng. Nên 
có hệ thống đo lường hiệu quả của trang 
web thông qua mức độ dễ dàng mà người 
dùng có thể hoàn thành các các tác vụ trên 
thiết bị di động;
- Tăng cường thực hiện kiểm thử UI, 
UX hỗ trợ người dùng trải nghiệm trang dễ 
dàng, đạt được mục tiêu tìm kiếm và xem 
các tài liệu một cách nhanh nhất có thể.
Sau khi nâng cấp thành công, nhóm 
nghiên cứu đã tiến hành Việt hóa giao diện 
cơ bản của OJS3. Đồng thời xây dựng thêm 
một số chức năng bổ sung cho phần mềm 
như: chức năng theo dõi lưu lượng truy cập 
theo tạp chí; chức năng kiểm soát, ngăn 
chặn truy cập gây hại; chức năng đăng nhập 
2 lớp an toàn (Two-factor authentication), 
chức năng bình chọn bài tạp chí và chức 
năng thống kê bài viết cho toàn bộ tạp chí 
trong hệ thống. 
3.3.7. Thử nghiệm vận hành bản nâng 
cấp OJS3
Nhóm nghiên cứu đã vận hành thử nghiệm 
bản nâng cấp OJS3 tại hai địa điểm:
- Cục Thông tin khoa học và công nghệ 
quốc gia, với tư cách là đơn vị quản lý hệ 
thống VJOL;
- Tạp chí KHXH Việt Nam, với tư cách là 
thành viên (đơn vị đầu mối) hệ thống VJOL.
Quá trình tiến hành thử nghiệm đã đạt 
được một số kết quả nổi bật sau đây:
- Chuyển đổi chính xác, an toàn 41.698 
biểu ghi (tương ứng với 41.698 bài tạp chí) 
từ CSDL phiên bản OJS2 lên OJS3;
- Cập nhật mới thành công hàng nghìn 
bài tạp chí vào hệ thống VJOL phiên bản 
OJS3;
- Việt hóa thành công hầu hết các giao 
diện cần thiết cho người quản trị cũng như 
người sử dụng hệ thống.
Hình 4 và 5 dưới đây là giao diện trên 
máy tính và trên điện thoại di động của 
trang chủ VJOL sử dụng OJS3 đã Việt hóa.
Qua thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã 
ghi nhận một số tồn tại cần khắc phục như 
sau:
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
46 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
Hình 4. Giao diện trang chủ VJOL đã Việt hóa trên máy tính
Hình 5. Giao diện trang chủ VJOL đã Việt hóa trên điện thoại di động
NGHIỆP VỤ - KỸ THUẬT
47THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
- Tốc độ tìm kiếm và hiển thị thông tin 
chưa đạt được yêu cầu mong muốn;
- Ngôn ngữ và chính tả sử dụng trong 
Việt hóa các giao diện có chỗ chưa chính 
xác theo các chuẩn mực tiếng Việt;
- Một vài giao diện chưa đạt được yêu 
cầu tối ưu do còn sơ sài, chưa bao quát hết 
các tiện ích hoặc chưa thật bảo đảm yêu 
cầu giản tiện và thân thiện đối với người sử 
dụng. 
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, 
những tồn tại trên không phải là những 
vấn đề quá lớn và có thể khắc phục từng 
bước trong quá trình vận hành, khai thác 
hệ thống.
Kết luận
Việc chuyển đổi thành công hệ thống 
VJOL từ OJS2 lên OJS3 và vận hành thử 
nghiệm có kết quả mang ý nghĩa hết sức 
quan trọng. Nó không chỉ khẳng định khả 
năng nắm bắt và làm chủ các công nghệ 
mới của đội ngũ cán bộ công nghệ thông 
tin của Cục Thông tin khoa học và công 
nghệ quốc gia, mà còn góp phần xóa bỏ 
thói quen cố hữu là tiếp thu và sử dụng 
phần mềm máy tính một cách thụ động. 
Mặc dù việc chuyển đổi và vận hành thử 
nghiệm còn một số vấn đề cần khắc phục 
nhưng đã đạt được mục tiêu đặt ra là tạo 
điều kiện cho người tham gia hệ thống 
VJOL truy cập, khai thác thông tin một cách 
nhanh chóng và thuận tiện nhất. Đồng thời 
tăng cường hiệu quả và bảo đảm an toàn 
an ninh thông tin cho hệ thống VJOL cũng 
như hoạt động cung cấp tạp chí KH&CN 
trực tuyến tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Bá Hưng (2011). Tạp chí Khoa học 
Việt Nam trực tuyến (Vietnam Journal Online - 
VJOL). Hội thảo Nâng cao chất lượng Tạp chí 
khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học, Bộ 
GD&ĐT, Hà Nội, 8-9/12/2011.
2. Cao Đức Minh và các cộng sự (2016). 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thiết lập tài 
nguyên số, truy cập mở về nhiệm vụ khoa học 
và công nghệ từ ngân sách nhà nước trên cơ 
sở ứng dụng dữ liệu lớn và Internet vạn vật (Big 
Data, Internet of Things)/Báo cáo đề tài nghiên 
cứu cấp bộ. H: Cục Thông tin khoa học và công 
nghệ quốc gia.
3. Phùng Diệu Anh và các cộng sự (2015). 
Xây dựng mô hình tạp chí khoa học điện tử và 
triển khai xuất bản trên Internet hệ thống tạp chí 
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.- 
H: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 
4. Peter Suber A Very Brief Introduction to 
Open Access.  wmich.edu 
(truy cập ngày 20/9/2019)
5. INASP.  
(truy cập ngày 09/9/2019).
6. Open access to scientific information. 
-and-information/access-to-knowledge/
open-access-to-scientific-information/ (truy cập 
này 23/7/2019).
7. Directory of Open Access Journals. 
https://doaj.org (truy cập ngày 16/6/2019)
8. https://vjol.info.vn/index.php/index/about
9. Lê Thị Hoa (2013). Hệ thống tạp chí Khoa 
học Việt Nam trực tuyến: Sự hình thành và phát 
triển. Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 01/2013.- 
trang 4-13.
10. Public Knowledge Project, Open Journal 
System, 

File đính kèm:

  • pdfnang_cap_phan_mem_quan_ly_he_thong_tap_chi_khoa_hoc_viet_nam.pdf