Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện

Tổ chức sự kiện đóng vai trò quan trọng,

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của

các thư viện, nhất là trong giai đoạn hiện nay,

khi mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã

mang đến cho toàn xã hội những cơ hội và

thách thức mới. Nếu như các thư viện không

mạnh mẽ, quyết liệt, phát huy tính sáng tạo,

nỗ lực thay đổi phương thức hoạt động, cách

thức tiếp cận, khai thác, kích thích nhu cầu

người sử dụng thư viện bằng nhiều hình thức

sự kiện khác nhau để hoàn thành tốt sứ mệnh

của mình thì thư viện sẽ càng ngày càng tụt

hậu với thời cuộc và xã hội.

Tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin

- thư viện (TT-TV) là một trong những hoạt

động quảng bá được các cơ quan, tổ chức

cũng như các thư viện sử dụng thường xuyên

để gây sự chú ý, nâng cao hình ảnh, khẳng

định tầm quan trọng về sản phẩm và dịch vụ

của mình, kích thích nhu cầu của người dùng

tin nhằm thúc đẩy họ tìm đến thư viện. Trong

thư viện, tổ chức sự kiện là một quá trình kết

hợp giữa các nguồn nhân lực và vật lực, nhằm

thực hiện một sự kiện cụ thể trong một thời

gian nhất định để hướng đối tượng sử dụng

đến với một mục đích nào đó phù hợp với sự

kiện [7, tr.258].

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện trang 1

Trang 1

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện trang 2

Trang 2

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện trang 3

Trang 3

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện trang 4

Trang 4

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện trang 5

Trang 5

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện trang 6

Trang 6

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện trang 7

Trang 7

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện trang 8

Trang 8

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 18080
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2020 13
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG 
THÔNG TIN - THƯ VIỆN
ThS Trần Thị Trà Vi, CN Nguyễn Thị Thúy Liễu
Khoa TT-TV, Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh
● Tóm tắt: Tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện là một quá trình kết hợp các nguồn 
lực bên trong và bên ngoài thư viện để xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch, triển khai thực hiện, báo 
cáo và đánh giá kết quả thực hiện sự kiện hướng tới đối tượng là người dùng tin. Các cơ quan thông 
tin - thư viện thông qua tổ chức sự kiện để quảng bá thương hiệu cũng như các sản phẩm và dịch 
vụ của mình, kích thích nhu cầu của người dùng tin để lôi cuốn họ đến sử dụng và tạo điều kiện cho 
cán bộ thư viện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
● Từ khóa: Sự kiện; tổ chức sự kiện; tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin - thư viện.
IMPROVING THE QUALITY OF EVENT ORGANIZATION IN INFORMATION - LIBRARY ACTIVITIES
● Abstract: Event organization in information - library activities is a process of combining resources 
inside and outside the library to generate ideas, plan, implement, report and evaluate the results 
of event implementation with the information user as target audience. Through organizing events, 
the information - library agencies promote the brand as well as its products and services, stimulate 
information user’s demand to entice them to use and facilitate librarians to improve their professional 
qualifications.
● Keywords: Events; event organization; event organization in library - information activities.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức sự kiện đóng vai trò quan trọng, 
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của 
các thư viện, nhất là trong giai đoạn hiện nay, 
khi mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã 
mang đến cho toàn xã hội những cơ hội và 
thách thức mới. Nếu như các thư viện không 
mạnh mẽ, quyết liệt, phát huy tính sáng tạo, 
nỗ lực thay đổi phương thức hoạt động, cách 
thức tiếp cận, khai thác, kích thích nhu cầu 
người sử dụng thư viện bằng nhiều hình thức 
sự kiện khác nhau để hoàn thành tốt sứ mệnh 
của mình thì thư viện sẽ càng ngày càng tụt 
hậu với thời cuộc và xã hội. 
Tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin 
- thư viện (TT-TV) là một trong những hoạt 
động quảng bá được các cơ quan, tổ chức 
cũng như các thư viện sử dụng thường xuyên 
để gây sự chú ý, nâng cao hình ảnh, khẳng 
định tầm quan trọng về sản phẩm và dịch vụ 
của mình, kích thích nhu cầu của người dùng 
tin nhằm thúc đẩy họ tìm đến thư viện. Trong 
thư viện, tổ chức sự kiện là một quá trình kết 
hợp giữa các nguồn nhân lực và vật lực, nhằm 
thực hiện một sự kiện cụ thể trong một thời 
gian nhất định để hướng đối tượng sử dụng 
đến với một mục đích nào đó phù hợp với sự 
kiện [7, tr.258].
Đặc biệt, thông qua các buổi tổ chức 
sự kiện, người sử dụng thư viện có thể cập 
nhật nhanh những sản phẩm và dịch vụ mới 
của thư viện, sử dụng những sản phẩm có 
chất lượng, phù hợp với nhu cầu, có cơ hội 
giao lưu, học hỏi, mở rộng mối quan hệ trong 
công việc. 
Tổ chức sự kiện trong thư viện còn có vai 
trò quan trọng, giúp thư viện nâng cao hiệu 
quả hoạt động, khuyến khích đội ngũ nhân 
viên thư viện và truyền cảm hứng cho người 
sử dụng, tiếp cận cộng đồng, tăng khả năng 
hợp tác, duy trì và nâng cao vị thế của thư 
viện trong cộng đồng mà thư viện phục vụ.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/202014
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động tổ chức 
sự kiện tại các thư viện chưa nhiều, chưa có 
hiệu quả. Do đó, để nâng cao chất lượng và 
cải thiện thực trạng trên, đòi hỏi các thư viện 
cần xây dựng và có chiến lược tổ chức các 
sự kiện nhiều hơn nữa để hoạt động và tiềm 
năng của thư viện được quảng bá rộng rãi đến 
công chúng nhằm thu hút được đông đảo bạn 
đọc đến với thư viện.
1. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRONG 
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Theo Tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức 
danh thư viện viên hạng II thì các sự kiện 
thường được tổ chức tại thư viện và các cơ 
quan thông tin như hội thảo chuyên đề, hội 
nghị bạn đọc, các lớp tập huấn cho người 
làm thư viện, lễ kỷ niệm thành lập thư viện, 
lễ khai trương, các cuộc thi, trưng bày, triển 
lãm tài liệu, tuyên truyền giới thiệu sách, 
báo, ngày hội sách, giới thiệu tài liệu mới 
hay mời các học giả thuyết trình [1, tr.77].
Trên thực tế, các cơ quan TT-TV có thể tổ 
chức nhiều hoạt động và loại hình sự kiện, 
tùy vào điều kiện cụ thể của từng thư viện 
mà tổ chức các loại hình sự kiện cho phù 
hợp. Thông thường, các cơ quan TT-TV có 
các loại hình sự kiện sau: 
1.1. Tuyên truyền, trưng bày, triển lãm 
sách
Tuyên truyền, trưng bày, triển lãm sách là 
hoạt động sự kiện được tổ chức thường xuyên 
tại các cơ quan TT-TV với hai hình thức: tuyên 
truyền, trưng bày, triển lãm sách tại các cơ 
quan TT-TV và tuyên truyền, trưng bày, triển 
lãm sách phục vụ lưu động.
- Tuyên truyền, trưng bày, triển lãm sách tại 
các cơ quan TT-TV
Hình thức này chủ  ... inh phí để khi tiến hành được thuận lợi.
2.2. Kinh phí tổ chức sự kiện
Kinh phí là phần quan trọng trong việc 
thành công của sự kiện, kinh phí để tổ chức 
sự kiện cũng không nằm ngoài phần kinh phí 
hoạt động thường xuyên do nhà nước cấp 
cho các thư viện. Để có được nguồn kinh phí 
từ nhà nước cho hoạt động này, cán bộ thư 
viện cần phải nỗ lực, phát huy hơn nữa vai trò 
của mình trong tổ chức sự kiện, có kết quả và 
phải báo cáo rõ ràng, cụ thể, thiết thực để có 
những đề xuất về kinh phí thuyết phục hơn.
Các thư viện nên có kế hoạch phối hợp tổ 
chức các sự kiện với nhiều đơn vị có liên quan 
để sự kiện phong phú về nội dung, đa dạng về 
hình thức mà tiết kiệm được kinh phí hoặc khi 
thư viện phối hợp tổ chức các cuộc thi thì nên 
có sự thoả thuận với đơn vị được tổ chức hỗ 
trợ một phần hoặc 50% kinh phí để tiến hành 
soạn thảo kế hoạch phối hợp rõ ràng, hoàn 
chỉnh giữa hai bên. 
Ngoài ra, cán bộ thư viện nên có giải pháp 
nhằm thu hút sự hỗ trợ từ các đối tác, nhà tài 
trợ, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà xuất 
bản, công ty thiết bị sách, để có nguồn tài 
trợ, xã hội hóa. Điều này không những làm 
phong phú các hoạt động, góp phần quảng 
bá cho thư viện và đối tác đến người sử dụng 
hiện tại và tiềm năng mà còn tạo nên sợi dây 
gắn kết lâu bền, đem đến nhiều lợi ích cho thư 
viện, đối tác và người sử dụng.
2.3. Tăng cường hiệu quả truyền thông
Truyền thông sự kiện đóng vai trò quan 
trọng trong việc quảng bá hình ảnh tại các thư 
viện nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. 
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, 
công nghệ tiên tiến mang đầy tính sáng tạo, 
nhu cầu người sử dụng thay đổi theo hướng sử 
dụng các thiết bị thông minh. Để phục vụ nhu 
cầu và thu hút người sử dụng đến thư viện, 
cần phải phát triển các phương tiện truyền 
thông trước, trong và sau sự kiện nhằm mục 
đích tăng cường hiệu quả truyền thông sự 
kiện để nâng cao chất lượng trong hoạt động 
tổ chức sự kiện tại các thư viện.
- Pano, tờ rơi, thông báo, bảng tin: Đây là 
hình thức truyền thông trực quan, hình ảnh, 
màu sắc, thể hiện đầy đủ ý tưởng sự kiện, dễ 
gây ấn tượng đến đông đảo người sử dụng 
nhất. Để thực hiện được điều này, thư viện 
phải chi trả rất nhiều kinh phí, do vậy thư viện 
nên tìm những đối tác tài trợ, các chương trình 
quảng cáo của các doanh nghiệp, nhà tài 
trợ, Bên cạnh đó, khuyến khích các nhà tài 
trợ trong dịp tổ chức những sự kiện chuẩn bị 
các món quà lưu niệm có in logo của thư viện 
và nhà tài trợ.
- Truyền thanh: Hình thức này rất gần gũi, 
quen thuộc với người dân địa phương, có sức 
lan tỏa nhanh trong cộng đồng, đặc biệt các 
thư viện tỉnh, thành phố nên quan tâm hơn 
nữa trong việc truyền thông, quảng bá hình 
ảnh thư viện hay các sự kiện liên quan đến 
các thư viện qua truyền thanh - một hình thức 
tiết kiệm, dễ thực hiện, thu hút nhiều người sử 
dụng. Cán bộ thư viện liên hệ với đài truyền 
thanh phường cung cấp thông tin để phát vào 
những buổi sáng hay sau giờ làm việc chiều, 
thuận tiện khi mọi người đang lưu thông có 
thể nghe và có thông tin về trước, trong và 
sau sự kiện.
- Đài phát thanh và truyền hình: thư viện 
chọn phương án truyền thông trước, trong và 
sau sự kiện trên đài phát thanh và truyền hình 
của địa phương để truyền tải thông tin thì nên 
chọn giờ phát thích hợp để người sử dụng tiện 
theo dõi, đồng thời liên hệ với đài phát thanh 
và truyền hình biết giờ phát và thông báo rộng 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2020 19
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
rãi đến người sử dụng. Ngoài ra, với những sự 
kiện được tổ chức có quy mô lớn, có tính cộng 
đồng, xã hội nên liên hệ, phối hợp với đài phát 
thanh và truyền hình thực hiện chương trình 
phát sóng trực tiếp nhằm tạo điểm nhấn, gây 
tiếng vang ấn tượng quảng bá thư viện.
- Báo, tập san: Cán bộ thư viện có thể liên 
hệ với các phóng viên viết bài giới thiệu những 
điểm nổi bật đặc biệt gây sự chú ý đến người 
sử dụng. Khi được đăng trên những tập san, 
cán bộ thư viện có thể scan, chụp hình gửi 
qua mạng xã hội, đăng trên trang Web để giới 
thiệu bài viết đó đến người sử dụng.
- Website, mạng xã hội (Facebook, Zalo): 
Đây là những kênh truyền tải thông tin nhanh 
nhất, lan tỏa, rộng rãi và hiệu quả nhất. Chỉ 
với một số thao tác, thiết kế hoặc có thể quay 
đoạn video ngắn để truyền tải thông tin về sự 
kiện mà thư viện chuẩn bị tổ chức rồi đăng tải 
trên Website, mạng xã hội, người sử dụng sẽ 
có thông tin về sự kiện một cách nhanh chóng.
- Các hình thức khác: Gửi email, tin nhắn 
qua điện thoại hay qua trao đổi trực tiếp cũng 
có thể khơi gợi, giới thiệu về nội dung, chương 
trình sự kiện mà thư viện sắp tổ chức thông 
qua kỹ năng truyền thông của cán bộ thư 
viện. Bằng sự thuyết phục của một thủ thư 
chuyên nghiệp, người sử dụng sẽ không thể 
nào không tham gia sự kiện. 
Bên cạnh những phương tiện truyền thông 
trên, phương thức mang lại hiệu quả cao mà 
cán bộ thư viện cần quan tâm đó là công tác 
phối hợp, gửi thư mời, soạn thảo kế hoạch 
phối hợp với các đơn vị trực tiếp cần tổ chức 
sự kiện như: phòng giáo dục và đào tạo, Đoàn 
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các câu 
lạc bộ, ban chỉ đạo công tác hè, Đó là những 
hình thức truyền thông trước sự kiện nhằm thu 
hút, tạo sự chú ý của người sử dụng tham gia 
sự kiện. Ngoài ra, hình thức truyền thông trong 
và sau sự kiện góp phần không nhỏ trong 
hiệu quả thu hút người sử dụng. Truyền thông 
sự kiện, hình thức truyền thông trực tiếp, sự 
lan truyền trong cộng đồng rất nhanh, hiệu 
quả mà tiết kiệm. Đơn giản bằng chiếc điện 
thoại, có thể chụp hình, quay trực tiếp, live 
stream và gửi hay đăng trên Zalo, Facebook 
lập tức những sự kiện đang diễn ra sẽ được 
mọi người chia sẻ và cập nhật. Truyền thông 
sau sự kiện nhằm tạo dư âm hình ảnh sự kiện 
như được quảng bá lại lần nữa, bằng những 
tin bài hấp dẫn, kèm hình ảnh và những đoạn 
video, tạo ấn tượng sâu sắc hơn về thông điệp 
của sự kiện vừa tổ chức, cũng như ý nghĩa mà 
sự kiện mang lại, đồng thời tạo hứng thú cho 
người sử dụng, thu hút họ tham gia các lần 
tổ chức sự kiện sau. Song song đó, cán bộ 
thư viện cần tiếp nhận thông tin phản hồi về 
sự kiện từ phía người sử dụng thông qua việc 
phát bảng hỏi, phỏng vấn nhanh. Hoạt động 
này không những góp phần làm tăng hiệu quả 
truyền thông sự kiện mà còn giúp thống kê 
được nhu cầu của người sử dụng. Qua đó, có 
những ý tưởng tổ chức sự kiện phù hợp hơn. 
2.4. Hoàn thiện quy trình tổ chức sự kiện
Việc đánh giá chất lượng sự kiện tổ chức 
có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự 
hoàn thiện trong quy trình tổ chức sự kiện. 
Thông thường, quy trình tổ chức sự kiện gồm 
4 giai đoạn: ý tưởng sự kiện; lập kế hoạch; 
tổ chức thực hiện; tổng kết, rút kinh nghiệm. 
Thực tế, các thư viện hiện nay đều thực hiện 
đúng theo quy trình tổ chức sự kiện, nhưng khi 
tổ chức thực hiện, các giai đoạn chưa thật sự 
đồng nhất, các thư viện cần mạnh dạn nhìn 
vào những hạn chế, thiếu sót trong thực tế để 
có kinh nghiệm cho lần tổ chức sau được hiệu 
quả hơn. Cụ thể:
- Thứ nhất, ngoài những chỉ đạo, thông tin 
tiếp nhận từ phía lãnh đạo, những sáng kiến, 
ý tưởng của cán bộ thư viện, những mô hình 
học hỏi từ các thư viện bạn, cán bộ thư viện 
cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến nhu cầu 
tiếp nhận thông tin từ phía người sử dụng, đối 
tượng quan trọng quyết định sự thành công 
của sự kiện. Điều này giúp cán bộ thư viện 
hình thành ý tưởng phù hợp, góp phần tăng 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/202020
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hiệu quả thành công và chất lượng trong hoạt 
động tổ chức sự kiện tại các thư viện. 
- Thứ hai, trong quá trình chuẩn bị, có rất 
nhiều công việc phải làm như khảo sát địa 
điểm, trang trí, thiết kế pano, thư mời, truyền 
thông, nội dung, chương trình, liên hệ các đơn 
vị phối hợp, vận chuyển, đón đại biểu, xử lý 
rủi ro, dự trù kinh phí, do đó, rất cần sự hỗ 
trợ và phối hợp của toàn thể cán bộ thư viện 
cũng như giữa các phòng, ban. Để sự kiện tổ 
chức đạt hiệu quả cần sự đồng thuận, nhiệt 
tình, khả năng làm việc nhóm của các thành 
viên. Bên cạnh đó, cần có một văn bản có giá 
trị hành chính để các phòng ban và cá nhân 
có thể phối hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ 
khi tiến hành tổ chức sự kiện. 
- Thứ ba, khi tiến hành thực hiện, tập hợp tất 
cả cán bộ thư viện tham gia tổ chức sự kiện, 
phân chia công việc cụ thể cho từng cá nhân, 
bộ phận, từng thành viên nên có trách nhiệm 
với công việc mà mình được phân công, trách 
nhiệm của các trưởng nhóm là phân công công 
việc, quy định thời gian cụ thể cho công việc, 
giám sát từng công đoạn, theo dõi tiến độ thực 
hiện, khi có sự cố báo cáo ngay để kịp thời xử 
lý. Điều này thể hiện tinh thần làm việc nhóm 
rất cao, đoàn kết công việc sẽ trôi chảy và 
thành công, góp phần nâng cao hiệu quả và 
tính chuyên nghiệp cao trong tổ chức sự kiện.
- Thứ tư, sau khi kết thúc sự kiện, cần tiến 
hành đánh giá tổng kết và rút kinh nghiệm, 
xem xét một cách nghiêm túc, những ý kiến 
đóng góp về những mặt làm được và chưa làm 
được, hiệu quả của sự kiện, số lượng người 
tham dự, những sự cố rủi ro và biện pháp xử 
lý. Khi sự kiện có sự phối hợp của nhiều đơn vị 
tổ chức, các đơn vị nên có cuộc họp, bàn bạc, 
đưa ra những ý kiến đóng góp, thống nhất rút 
kinh nghiệm. Cần có báo cáo tổng kết chi tiết 
và lưu giữ làm kinh nghiệm cho những sự kiện 
tổ chức sau này. 
Tóm lại, để hoàn thiện quy trình tổ chức 
sự kiện các thư viện cần thực hiện tốt những 
điều trên, từ khi mới có ý tưởng cho đến khi 
ý tưởng hình thành, xây dựng kế hoạch, tiến 
hành thực hiện và đánh giá, tổng kết, rút kinh 
nghiệm. Bên cạnh việc xây dựng các văn bản 
làm cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức sự 
kiện cần có những văn bản chính sách hỗ trợ, 
tạo điều kiện cho cán bộ thư viện tham gia 
các lớp tập huấn kỹ năng về tổ chức sự kiện.
2.5. Nghiên cứu tổ chức các loại hình sự 
kiện mới
Nghiên cứu tổ chức các loại hình sự kiện 
mới là hoạt động cần thiết tại các thư viện 
công cộng, đối tượng phục vụ của thư viện 
công cộng rất đa dạng và đủ thành phần. Vì 
vậy, tùy theo từng đối tượng mà thư viện lựa 
chọn sự kiện tổ chức cho phù hợp. Qua khảo 
sát, sự kiện tổ chức hội thảo chuyên đề, hội 
nghị bạn đọc, lễ kỷ niệm, lễ khai trương là 
những hoạt động thiết thực nhằm quảng bá 
hình ảnh thư viện đến cộng đồng nhưng các 
thư viện chưa thật sự quan tâm. Trong thời 
gian tới, các thư viện cần xem xét và ưu tiên 
đưa các loại hình sự kiện này khi xây dựng 
kế hoạch tổ chức sự kiện, tạo điều kiện cho 
người sử dụng thư viện có cơ hội để trình bày 
những ý tưởng mới, đóng góp về những vấn 
đề phát sinh trong thực tiễn. Thông qua các 
sự kiện, với nhiều đối tượng người sử dụng thư 
viện, cán bộ thư viện sẽ có thêm được nhiều 
ý tưởng, sáng tạo, độc đáo giúp thư viện tổ 
chức được nhiều sự kiện mới phù hợp nhu cầu 
xã hội. Cùng với đó, hướng đến các sự kiện 
dành cho người sử dụng thư viện tiềm năng - 
một đối tượng chiếm số lượng rất lớn. Nếu có 
những giải pháp thu hút được đối tượng này 
đến thư viện là một trong những thành công 
quan trọng đối với các thư viện hiện nay. 
2.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ
- Cử cán bộ thư viện đi học tập kinh nghiệm 
về tổ chức sự kiện tại các thư viện bạn, tạo 
điều kiện cho các cán bộ thư viện có điều kiện 
gặp gỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, 
tạo mối quan hệ gắn kết giữa các thư viện.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 3/2020 21
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- Thư viện nên mời các chuyên gia tổ chức 
sự kiện về giảng cho những lớp đào tạo ngắn 
hạn, tập huấn trực tiếp cho cán bộ thư viện vì 
cán bộ thư viện ngoài kỹ năng chuyên môn 
cần phải có kiến thức và kỹ năng về tổ chức 
sự kiện.
- Sau mỗi sự kiện, các cơ quan TT-TV nên 
tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để lần sau 
tổ chức sự kiện được tốt hơn. Thông qua họp 
báo cáo, tổng kết, các cơ quan TT-TV cần có 
hình thức tuyên dương khen thưởng những 
cá nhân hay nhóm đã có những ý tưởng mới 
trong tổ chức sự kiện, động viên tinh thần, tạo 
sự phấn khởi, hăng say trong công việc và 
nhất là kích thích thêm động lực cho cán bộ 
thư viện có những ý tưởng hay, sáng tạo và 
độc đáo trong thời gian tới.
Kết luận
Công tác tổ chức sự kiện trong hoạt động 
TT-TV hiện nay đã được các cơ quan thực 
hiện khá tốt. Tuy nhiên, các loại hình sự kiện 
được tổ chức chưa phong phú, đa dạng, và 
chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của người dùng 
tin. Dù các thư viện đều đảm bảo tiến hành đủ 
bốn bước trong quy trình tổ chức sự kiện khi 
thực hiện, nhưng trong mỗi bước vẫn còn một 
số tồn tại và thiếu sót. Cán bộ thư viện chưa 
thật sự quan tâm việc tiếp nhận thông tin từ 
phía người sử dụng, công việc chuẩn bị trước 
sự kiện chưa chu đáo, chưa có sự phối hợp 
giữa các thành viên và nhóm khi thực hiện 
do chưa có văn bản phân công trách nhiệm 
chính thức. Các phương tiện truyền thông sự 
kiện khá hiện đại và đa dạng nhưng hiệu quả 
mang lại chưa thực sự cao, vẫn còn một số 
người sử dụng không tham gia do chưa có 
thông tin về sự kiện. Nguyên nhân dẫn đến 
các hạn chế là do các thư viện chưa xây dựng 
các chính sách, văn bản về hoạt động tổ chức 
sự kiện, đa số các thư viện đều gặp khó khăn 
trong vấn đề kinh phí, cán bộ thư viện thì chưa 
được đào tạo về kỹ năng tổ chức sự kiện. 
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả tổ 
chức hoạt động sự kiện tại các thư viện, cần 
xây dựng các chính sách, văn bản làm cơ sở 
pháp lý để đề xuất về tổ chức sự kiện; tăng 
cường hiệu quả truyền thông sự kiện; hoàn 
thiện, chuyên nghiệp hóa quy trình tổ chức sự 
kiện; tính sáng tạo và đa dạng các loại hình sự 
kiện; đào tạo đội ngũ cán bộ; hướng đến các 
sự kiện cho người sử dụng tiềm năng. Có như 
thế, sự nghiệp thư viện Việt Nam mới có điều 
kiện phát huy sứ mệnh, mục tiêu, vai trò, chức 
năng, nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2017). 
Truyền thông vận động và tổ chức sự kiện 
trong hoạt động TT-TV. Tài liệu bồi dưỡng 
theo tiêu chuẩn chức danh thư viện viên 
hạng II, tr 69-79.
2. Dương Thị Phương Chi (2019). Tiếp thị 
truyền thông xã hội trong hoạt động TT-TV. 
Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 2, Tr 19- 24.
3. Nguyễn Vũ Hà (2009). Tập bài giảng tổ chức 
sự kiện. Trường cao đẳng du lịch Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Lan (2015). Tổ chức sự kiện 
trong hoạt động thư viện - thông tin. Tạp 
chí Thư viện Việt Nam, Số 6, tr 29-33, 39.
5. Lưu Văn Nghiêm (2012). Tổ chức sự kiện. 
Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Hoàng Phê chủ biên (1988). Từ điển tiếng 
Việt. Nxb Khoa học Xã hội.
7. Nguyễn Thị Minh Trung (2018). Một số vấn 
đề truyền thông, vận động và tổ chức sự 
kiện tại Thư viện Khoa học Xã hội. Kỷ yếu 
hội thảo phát triển và đổi mới Hoạt động 
TT-TV trong thời kỳ mới, Bộ Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch, Tr 256-263.
8. Lê Văn Viết (2000). Cẩm nang nghề thư 
viện. Nxb Văn hóa Thông tin.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15-02-2020; 
Ngày phản biện đánh giá: 6-3-2020; Ngày chấp 
nhận đăng: 15-4-2020)

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_cong_tac_to_chuc_su_kien_trong_hoat_dong.pdf