Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội

Thông tin khoa học xã hội có ý nghĩa quan trọng trong

việc góp phần vào giáo dục con người trong mọi thời đại, đồng

thời là một trong những kênh để quảng bá về văn hóa, con người

Việt Nam. Nguồn tin khoa học xã hội có những tư liệu đóng vai trò

di sản văn hóa, có những tư liệu quý hiếm, độc bản cần được số

hóa nhằm bảo tồn và tăng khả năng phục vụ nghiên cứu. Tổ chức

tốt hệ thống nguồn tư liệu số khoa học xã hội sẽ góp phần thực

hiện các mục tiêu này. Vì vậy, tác giả bài viết với mục đích tham

góp thêm một số ý kiến trong việc triển khai hệ thống thư viện số

nguồn tài nguyên thông tin khoa học xã hội thông qua việc tổng

hợp và phân tích một số tư liệu, phỏng vấn các chuyên gia trong

lĩnh vực thông tin thư viện để làm cơ sở đưa ra ý kiến đề xuất.

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội trang 1

Trang 1

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội trang 2

Trang 2

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội trang 3

Trang 3

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội trang 4

Trang 4

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội trang 5

Trang 5

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội trang 6

Trang 6

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội trang 7

Trang 7

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội trang 8

Trang 8

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội trang 9

Trang 9

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 8420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội

Một vài ý kiến đề xuất xây dựng hệ thống thư viện số thông tin khoa học xã hội
MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯ VIỆN SỐ 
THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI
Phạm Quang Quyền1*
Tóm tắt: Thông tin khoa học xã hội có ý nghĩa quan trọng trong 
việc góp phần vào giáo dục con người trong mọi thời đại, đồng 
thời là một trong những kênh để quảng bá về văn hóa, con người 
Việt Nam. Nguồn tin khoa học xã hội có những tư liệu đóng vai trò 
di sản văn hóa, có những tư liệu quý hiếm, độc bản cần được số 
hóa nhằm bảo tồn và tăng khả năng phục vụ nghiên cứu. Tổ chức 
tốt hệ thống nguồn tư liệu số khoa học xã hội sẽ góp phần thực 
hiện các mục tiêu này. Vì vậy, tác giả bài viết với mục đích tham 
góp thêm một số ý kiến trong việc triển khai hệ thống thư viện số 
nguồn tài nguyên thông tin khoa học xã hội thông qua việc tổng 
hợp và phân tích một số tư liệu, phỏng vấn các chuyên gia trong 
lĩnh vực thông tin thư viện để làm cơ sở đưa ra ý kiến đề xuất.
Từ khóa: Thư viện số khoa học xã hội; Hệ thống thư viện số; Mô 
hình hệ thống thư viện số.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào 
trong hoạt động thông tin - thư viện đã và đang phát triển mạnh mẽ 
trên phạm vi toàn cầu. Với sự phát triển của mạng kết nối ngày càng 
“thông minh” trong bối cảnh thế giới đang bước sang nền công nghiệp 
lần thứ 4, các thư viện hiện đại trong đó thư viện số là một trong những 
hạt nhân quan trọng đã và đang phát triển theo xu hướng kết nối, chia 
sẻ. Hệ quả của việc phát triển đó là hình thành các “trung tâm” thông 
* Thạc sĩ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
753
MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯ VIỆN SỐ THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI 
tin, dữ liệu, tri thức. Trong đó, khái niệm “trung tâm” đã có sự chuyển 
dịch từ nghĩa gốc là sự tập trung ở một vị trí, một không gian địa lý có 
tính chất vật lý đã mở rộng theo nội hàm rộng hơn, đó là sự tiếp cận 
tập trung về phương diện xử lý, phương diện kết nối theo thời gian 
thực để thực hiện có hiệu quả về những tác vụ cụ thể mà không còn 
ảnh hưởng bởi không gian, thời gian.
Kết quả của quá trình xây dựng và phát triển thư viện số đã đem lại 
được những lợi ích rất rõ rệt, thể hiện qua thực tiễn hoạt động cũng như 
được đúc kết trở thành một điều riêng - Điều 31 của Luật Thư viện [1]. 
Từ việc ứng dụng trong quản trị các bộ sưu tập số về các tài liệu trong 
hoạt động của các thư viện truyền thống trước đây, xuất hiện các thư 
viện về sách số, báo, tạp chí số, các sản phẩm thông tin - thư viện khác 
sang dạng số như bài trích, dữ liệu, số liệu,... thì việc ứng dụng thư viện 
số đã sang hướng quản trị các nguồn tin số phong phú, đa dạng hơn 
như: Trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử đã xuất hiện trong việc quản trị các 
nguồn dữ liệu di sản văn hóa số, hiện vật bảo tàng số; trong lĩnh vực lưu 
trữ quản lý các bộ sưu tập số về tư liệu lưu trữ; trong lĩnh vực nhân lực 
xuất hiện các thư viện số về lý lịch cán bộ, lý lịch khoa học,...
2. NỘI DUNG
2.1. Một số đặc điểm của nguồn thông tin khoa học xã hội
Nguồn thông tin khoa học xã hội là một bộ phận cấu thành của hệ 
sinh thái thông tin của mỗi quốc gia, dân tộc, là biểu trưng xuyên suốt 
cho bề dày lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Ý thức về vai trò 
của vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã cụ thể hóa bằng nhiều văn bản 
chỉ đạo khác nhau, nhất là trong giai đoạn khoảng 20 năm trở lại đây khi 
tốc độ phát triển rất nhanh của Internet tại Việt Nam. Gần nhất, trong 
mục b, mục c khoản 1, Điều 5, Chương 1 của Luật Thư viện về: Chính 
sách của Nhà nước về phát triển sự nghiệp thư viện, nêu rõ: “b) Hiện 
đại hóa thư viện; xây dựng thư viện số, tài nguyên thông tin dùng chung, tài 
nguyên thông tin mở; liên thông thư viện trong nước và nước ngoài; c) Sưu 
tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu 
có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học” [1]. Trên thực tế, khoảng thời 
754
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
gian về lịch sử xuất hiện và phát triển của các quốc gia cơ bản tương tự 
nhau. Tuy nhiên, kho tàng thông tin, dữ liệu về những minh chứng lịch 
sử qua các thời kỳ lại khác nhau. Trong đó, hầu hết tất cả các dân tộc 
đều không thể lưu trữ được toàn bộ các tư liệu giá trị lịch sử của dân tộc 
mình do nhiều nguyên nhân khác nhau: chiến tranh, thiên tai,... và tiến 
bộ khoa học kỹ thuật trong lưu trữ và bảo quản. Kỹ thuật truyền tin của 
con người trong xã hội hiện đại đã đạt được những thành tựu lớn và có 
thể khái quát lịch sử phát triển gồm 4 giai đoạn theo trình tự thời gian 
từ: tiếng nói; chữ viết (trong đó có hệ tượng hình và sau đó là chữ cái); 
nghề in cho đến ngày nay là công nghệ thông tin hiện đại. Việc phân 
nhóm thông tin khoa học xã hội và nhân văn với nhóm thông tin khoa 
học tự nhiên và kỹ thuật nhằm mục đích để quản lý hiệu quả hơn các 
quá trình thông tin này. Nguồn thông tin khoa học xã hội có tính chất 
đặc thù so với các nguồn thông tin khác, cụ thể, theo cách phân chia các 
nguồn thông tin khoa học xã hội và nhân văn ... iệt Nam 
còn có một đội ngũ gồm hơn 2.000 nhà khoa học đầu ngành về khoa học 
xã hội của Việt Nam - nguồn lực tạo ra một lượng thông tin khoa học xã 
hội có giá trị và đồ sộ của nước nhà. Trong đó, với số các đơn vị chuyên 
trách là 34 tạp chí do Viện Hàn lâm chủ quản chưa kể đến các đề tài 
nghiên cứu khoa học cấp bộ và cấp quốc gia.
Thứ hai: Yêu cầu về việc xử lý nguồn tin khoa học xã hội. Với đặc 
thù của các dạng thông tin khoa học xã hội, đặc thù về quá trình thông 
1 https://vass.gov.vn/noidung/gioithieu/cocautochuc/Pages/thong-tin-don-
vi.aspx?ItemID=171&PostID=74 (truy cập 23h45 ngày 26-8-2020)
756
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
tin khoa học xã hội từ đầu vào của nguồn thông tin và đội ngũ những 
người tham gia trong quá trình tạo ra các nguồn thông tin khoa học xã 
hội, đòi hỏi quá trình xử lý nghiệp vụ thông tin phải đặt ra những yêu 
cầu để đáp ứng. Từ những khâu đầu tiên trong quá trình xử lý về hình 
thức, nội dung (xử lý kỹ thuật nghiệp vụ) các nguồn thông tin xã hội cho 
đến những vấn đề kỹ thuật như đánh chỉ mục (index) các dạng ngôn 
ngữ khác nhau và đánh chỉ mục cho những dạng tư liệu đặc biệt (bản 
đồ, hương ước, sách chép tay, cổ vật, hiện vật,...) và quản lý hồ sơ khoa 
học, cho đến quản lý mối quan hệ về vai trò của các nhà khoa học trong 
hệ thống với các sản phẩm của (tác giả, người cộng tác, biên tập,...) và 
quản lý đánh giá về hiệu quả đối với các sản phẩm khoa học của họ - trắc 
lượng các công trình khoa học thông qua việc trích dẫn và sử dụng của 
cộng đồng người dùng tin. Đồng thời, thông tin khoa học xã hội còn gắn 
kết chặt chẽ với ngôn ngữ tự nhiên, đặc điểm văn hóa các dân tộc, vùng 
miền,... vì vậy các công cụ xử lý từ vựng hỗ trợ trong quá trình xây dựng, 
tổ chức nguồn thông tin (biên mục và xử lý) cũng như quá trình sử dụng 
của người dùng tin đòi hỏi những công cụ hỗ trợ xử lý.
Thứ ba: Yêu cầu về các tiện ích tích hợp đối với người dùng tin 
trong quá trình sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học xã 
hội. Ở góc độ người dùng tin khoa học xã hội sẽ có cộng đồng mở rộng 
và nhiều trình độ cảm thụ khác nhau, phục vụ nhiều mục đích khác 
nhau trong việc sử dụng thông tin khoa học xã hội, từ giải trí cho đến 
tìm hiểu và sâu sắc hơn là nghiên cứu chuyên sâu ở những cấp độ khác 
nhau dành cho các nhà khoa học, các chuyên gia trong từng lĩnh vực 
cụ thể. Vì vậy, hệ thống thông tin thư viện số khoa học xã hội cũng 
cần có những công cụ, tiện ích tích hợp cho người dùng để họ thuận 
tiện trong quá trình sử dụng các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng 
có thể tạo ra những sản phẩm thông tin phái sinh trong quá trình sử 
dụng (như các công cụ hỗ trợ dịch tư liệu đa ngôn ngữ). Việc kết xuất 
các sản phẩm đầu ra theo những mục tiêu từng nhiệm vụ cụ thể của 
người dùng tin và phù hợp với xu hướng, thói quen của người dùng 
sẽ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết 
quả, hiệu quả sử dụng thông tin.
757
MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯ VIỆN SỐ THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI 
Thiết lập việc kết nối hệ thống thư viện số đặt ra yêu cầu tất yếu 
là mô hình trung tâm - thành viên và khái niệm trung tâm được hiểu 
theo nghĩa rộng: không chỉ với ý nghĩa là tập trung tại một vị trí địa 
lý thuần túy, hoặc theo nghĩa một bộ phận, một đơn vị theo tổ chức 
hành chính mà đó còn là sự thể hiện đồng bộ hóa toàn bộ các thành tố 
cấu thành hệ thống theo thời gian thực. Các thành viên trong hệ thống 
thư viện số đều có khả năng làm việc và sử dụng “ngang hàng” nhưng 
có mức độ khác nhau trên hệ thống theo thời gian thực (phân quyền 
- phân cấp). Trước khi trình bày nội dung đề xuất, tác giả xin trích dẫn 
một số khái niệm liên quan:
- Mô hình: là một sự trình bày có tính quy giản về một (số) khía 
cạnh nào đó của thế giới vật chất (vật thể, tình huống, quy trình,)1
- Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin là hệ thống sử dụng nguồn 
lực con người và công nghệ thông tin để tiếp nhận các nguồn dữ liệu như 
yếu tố đầu vào và xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là yếu tố đầu 
ra [4]. Ngoài ra, khái niệm hệ thống thông tin được tác giả Vladimir Zwass 
đưa ra với việc phân tích từ khái niệm cho đến việc ứng dụng trong các 
lĩnh vực khác nhau của hoạt động thông tin dựa trên hệ thống thông tin, 
trong đó tác giả có trình bày về ứng dụng trong lĩnh vực học tập, nghiên 
cứu khoa học - với ý nghĩa hệ thống thông tin khoa học: Hệ thống thông 
tin là hệ thống tích hợp các bộ phận cấu thành thực hiện việc thu thập, 
lưu trữ, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin, tri thức và các sản phẩm 
thông tin dạng số khác được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như 
thương mại, thị trường, kinh doanh điện tử,... người dùng tin cá nhân hóa 
sử dụng ứng dụng của hệ thống thông tin trên môi trường mạng toàn cầu 
internet để thực hiện phần lớn các hoạt động sống của họ: học tập, nghiên 
cứu, dịch vụ ngân hàng và giải trí,...[8, tr.1] 
- Thư viện hiện đại: thư viện hiện đại là một thư viện gắn liền với 
công nghệ thông tin. Thư viện hiện đại là nơi có thể đáp ứng nhu cầu 
1 
hinh%20trong%20phan%20tich%20chinh%20sach--Vu%20Thanh%20Tu%20
Anh-2016-07-19-13544313.pdf (truy cập 15h16, ngày 12-10-2019)
758
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
thông tin của người dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thư viện 
hiện đại không hoạt động đơn độc mà có sự liên kết để hình thành 
một mạng lưới, hệ thống. Hệ thống này có thể gồm các thư viện cùng 
ngành, cùng chức năng, hay cùng một khu vực địa lý [5].
2.2. Đề xuất giải pháp kết nối hệ thống thư viện số khoa học xã hội
Tại Việt Nam, từ những năm 2000 đến nay, các thư viện đã xây 
dựng được nền tảng hạ tầng về ứng dụng công nghệ thông tin và 
truyền thông, ngày càng đạt các cấp độ ứng dụng sâu hơn, đến nay đã 
tạo được nền tảng để phát triển sang “cấp độ” kết nối để hình thành hệ 
thống thư viện số. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, hệ thống thư viện 
của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là hệ thống lớn nhất cả 
nước về tài nguyên thông tin khoa học xã hội và nhân văn đã có những 
định hướng chỉ đạo cho mục tiêu phát triển, điều đó thể hiện trong lời 
phát biểu ngày 23/7/2003 của Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã 
hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam): “Hệ thống thông 
tin cần được hiện đại hóa ngang tầm khu vực”1 và xuyên suốt qua các 
thế hệ lãnh đạo cho đến nay đã đạt được những thành tựu nhất định.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra các 
dịch vụ mới trong hoạt động thông tin - thư viện, trong đó có các dịch 
vụ thư viện số mang lại; trong đó, xu hướng kết nối các thư viện số dùng 
chung nhằm tăng cường sự phối hợp cung cấp các dịch vụ tiện ích cho 
người dùng tin, tính tương tác giữa các bên trong hoạt động thông tin – 
thư viện đa chiều, đa thời gian, tương tác 24/7 hoặc tương tác theo thời 
gian thực (chat) hoặc không theo thời gian thực (diễn đàn),
Để kết nối và chia sẻ hiệu quả từ các bên (người quản trị hệ thống, 
nhóm tác nghiệp trong thư viện số, người dùng tin), hệ thống thư 
viện số phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn 
quốc gia và quốc tế về chuyên ngành. Trong đó, quan trọng nhất là hệ 
thống cần cung cấp các công cụ tiện ích, tạo thuận lợi tối đa đối với 
người dùng tin và đội ngũ tác nghiệp trong toàn hệ thống, cung cấp 
các “không gian” tương tác trong toàn hệ thống nhằm tăng cường việc 
1 Vương Toàn (2016), Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới 
hoạt động thư viện, NXB Thông tin và Truyền thông, tr.119.
759
MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯ VIỆN SỐ THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI 
giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động thông tin - thư 
viện, chia sẻ những kinh nghiệm mới, chia sẻ kết quả hoạt động nhằm 
tối ưu hóa công việc. Đối với nhiệm vụ tác nghiệp hệ thống thư viện số 
cần cung cấp các công cụ để tối ưu hóa việc thu thập và chia sẻ thông 
tin - chia sẻ kết quả xử lý thông tin (xử lý 1 lần, 1 vị trí không thực hiện 
công việc trùng lặp giữa các đơn vị với nhau và sử dụng nhiều lần, 
nhiều kết quả đầu ra theo yêu cầu cụ thể). Tự động hóa quá trình thu 
thập thông tin và “thông minh” hóa quá trình quản trị như phát hiện 
trùng bản: giả sử các đơn vị trong hệ thống cùng cập nhật dữ liệu trùng 
nhau, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo trùng; hệ thống có khả năng hỗ trợ 
việc biên mục trên các tiêu chuẩn khác nhau, có khả năng chuyển đổi 
giữa các tiêu chuẩn khác nhau để đảm bảo cho người thực hiện xây 
dựng nguồn dữ liệu thư viện số có thể dễ dàng thực hiện công việc 
biên mục dữ liệu và tổ chức dữ liệu trên hệ thống.
Quá trình phát triển thư viện số thời gian qua đã hình thành các 
“kho dữ liệu số - repository” là hạt nhân hình thành các trung tâm dữ 
liệu số và mức độ cao là các Trung tâm Tri thức số (Digital Knowledge 
Hub). Những kho dữ liệu này ngày càng tăng nhanh về số lượng cũng 
như khối lượng thông tin trong các kho dữ liệu đó. Vì vậy, xuất hiện các 
phương tiện và công cụ giúp người dùng tin tiếp cận dễ dàng, nhanh 
chóng với những kho dữ liệu này (các công cụ tìm kiếm: Google, yahoo, 
bamboo,). Các công cụ đó thực hiện theo vai trò cổng giao diện tìm 
kiếm tập trung có nhiệm vụ thu thập các nguồn dữ liệu phân tán từ 
các tổ chức, cá nhân ở khắp nơi trên thế giới thông qua mạng Internet. 
Tuy nhiên, cũng chính vì lý do đó, nên các công cụ này vẫn còn đang 
thiếu tiện ích để kiểm duyệt các nguồn thông tin thu thập được. Vì vậy, 
hệ thống các thư viện số khoa học xã hội sẽ đóng vai trò quan trọng 
trong môi trường Internet cung cấp những nguồn thông tin xác thực 
phục vụ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời là cổng 
thông tin giới thiệu cộng đồng quốc tế.
Dựa trên đặc điểm nguồn thông tin khoa học xã hội và sự phân 
tích nêu trên, việc triển khai kết nối hệ thống thư viện số có thể thực 
hiện theo một trong hai mô hình sau:
760
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Mô hình 1: Xây dựng tập trung toàn bộ từ hạ tầng phần cứng, cài 
đặt phần mềm tại trung tâm sau đó thiết lập cơ chế, chính sách phát 
triển nguồn lực thông tin theo hướng phân quyền cho các đơn vị trực 
thuộc để thực hiện nhiệm vụ duy trì, phát triển nguồn lực thông tin 
thuộc nhánh của mình, từ đó đóng góp vào nguồn lực thông tin trong 
hệ thống.
Ưu điểm: Áp dụng mô hình này, thì việc tổ chức dữ liệu sẽ tập 
trung, kiểm soát cao nhất trong một khu vực cụ thể. Tiết kiệm không 
gian, không bị phân tán về lưu trữ dữ liệu (host). Các thành viên trong 
hệ thống đều nắm bắt được nguồn lực chung để tránh xử lý trùng và 
thu thập thông tin trùng lặp.
Hạn chế: Yêu cầu cao hơn về cơ sở hạ tầng thông tin và mạng, 
nhất là đối với hệ thống phần mềm trong chức năng quản trị và phân 
quyền cho nhóm các thành viên tác nghiệp. Phần mềm cần phải cung 
cấp công cụ tạo lập các chi nhánh (thành viên) độc lập tương đối nhưng 
có phương thức hoạt động như một chỉnh thể.
Mô hình 2: Từng đơn vị trực thuộc tự triển khai hệ thống riêng và 
xây dựng các cơ sở dữ liệu riêng. Sau đó, bộ phận trung tâm triển khai 
tích hợp hệ thống (xây dựng cổng thông tin tìm kiếm tập trung) đến 
toàn bộ các thư viện số, các cơ sở dữ liệu của các đơn vị trực thuộc.
Ưu điểm: Yêu cầu về hạ tầng thông tin được san sẻ trong hệ thống 
(mỗi bộ phận trang bị hạ tầng riêng). Việc triển khai độc lập nên không bị 
ảnh hưởng nếu gặp sự cố trong một hoặc một vài bộ phận trong hệ thống.
Hạn chế: Khi kết nối hệ thống cần có cơ chế kiểm soát, các chức 
năng tác nghiệp và chức năng dành cho người dùng tin đòi hỏi thiết 
kế cơ chế “quét” toàn bộ các thành phần cấu thành để đảm bảo phạm 
vi và tính đồng bộ.
 Về phương diện kỹ thuật, việc lựa chọn giải pháp phần cứng, 
phần mềm theo mô hình nào sẽ tùy thuộc vào năng lực thực tiễn của 
đề án được triển khai. Tuy nhiên, cần chú trọng đặc biệt đến các tiêu 
chuẩn kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về ngành và 
đặc biệt là khả năng tương thích với xu hướng phát triển, đảm bảo 
761
MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯ VIỆN SỐ THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI 
tính kế thừa dữ liệu, di trú dữ liệu dọc - ngang trong các hệ thống khác 
nhau để đảm bảo khả năng phát triển và tương thích theo xu hướng 
phát triển của công nghệ.
3. KẾT LUẬN
Xây dựng hệ thống thư viện số khoa học xã hội là một trong 
những nền tảng quan trọng trong quá trình xây dựng những Trung 
tâm Tri thức số quốc gia, góp phần hướng tới những hệ sinh thái thông 
tin thông minh quốc gia, hướng tới mục tiêu của nền công nghiệp 4.0 
trong đó thông tin, tri thức là nền tảng. Thông tin khoa học xã hội luôn 
là một trong những niềm tự hào của lịch sử dân tộc, là điểm tiếp cận - 
là kênh thông tin quan trọng giới thiệu đến cộng đồng quốc tế về lịch 
sử tự hào dân tộc và những giá trị xã hội, giá trị nhân văn - đó cũng là 
đặc điểm khác biệt “vô hình” nhưng “trực quan” nhất đối với truyền 
thông tới quốc tế về bản sắc văn hóa, về lòng tự hào dân tộc, góp phần 
cùng với sự ổn định, phát triển xã hội, vào giáo dục con người các thời 
kỳ, các thế hệ để tiếp tục bảo tồn, phát huy những tinh hoa của truyền 
thống phù hợp với hiện tại và phát triển trong tương lai. Việc xây dựng 
hệ thống thư viện số khoa học xã hội cũng là một trong những trụ cột 
hướng tới một quốc gia số, thế giới số - mở rộng không gian sử dụng 
các dịch vụ tiện ích mà thư viện số và mạng lưới các hệ thống thư viện 
số mang lại, góp phần nâng cao trình độ dân trí, phục vụ đào tạo, tự 
đào tạo, bồi dưỡng học tập, học tập suốt đời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật số: 46/2019/QH14 - Luật Thư viện (2019), Quốc hội nước Cộng hòa 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21 
tháng 11 năm 2019.
2. Vũ Văn Nhật (2007), “Cấu trúc của thông tin xã hội”, Tạp chí Khoa học 
ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 23, tr.191-197
3. Phạm Quang Quyền (2019), Hệ thống thư viện số thông minh quốc gia – yếu 
tố quan trọng trong tối ưu hóa quản trị tri thức số. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: 
Tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính phủ - Doanh nghiệp – Thư viện, 
Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 645-655.
762
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
4. Đoàn Phan Tân (2004), Các hệ thống thông tin quản lý, Trường Đại học Văn 
hóa Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Thiên (2016), Quản lý thư viện hiện đại tại Việt Nam: Luận án 
tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
6. Vương Toàn (2016), Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi 
mới hoạt động thư viện, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr. 106.
7. Nguyễn Thị Minh Trung (2016), “Một số vấn đề trong công tác quản lý 
và hoạt động của các thư viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt 
Nam hiện nay”, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, Số 7.2016, tr.19.
8. Zwass, Vladimir (2017), Information system, Encyclopedia Britannica, Inc, 
p.1 (Bản điện tử: https://www.britannica.com/topic/information-system, 
truy cập 24h05 ngày 28-6-2020).

File đính kèm:

  • pdfmot_vai_y_kien_de_xuat_xay_dung_he_thong_thu_vien_so_thong_t.pdf