Một số vấn đề về quyền tác giả trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật

Xây dựng thư viện số hiện nay không chỉ là nhu cầu mà

còn là xu hướng tất yếu của các thư viện, bởi những tiện ích to lớn

mà nó mang lại như khả năng lưu trữ và chuyển giao tài nguyên

thông tin bằng nhiều phương tiện khác nhau, cung cấp dịch vụ

thông tin không giới hạn thời gian và không gian. Tuy nhiên mối

quan hệ giữa thực thi quyền tác giả và yêu cầu phát triển các bộ

sưu tập số trong các thư viện là thách thức không nhỏ trong điều

kiện hiện nay trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, kết

nối vạn vật. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm quyền tác giả,

hệ thống luật bản quyền trong nước và trên thế giới, cũng như

vấn đề quyền sở hữu trí tuệ trước tác động của big data và trí tuệ

nhân tạo, kết nối vạn vật trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất cho việc

tuân thủ quyền tác giả trước yêu cầu trên.

Một số vấn đề về quyền tác giả trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật trang 1

Trang 1

Một số vấn đề về quyền tác giả trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật trang 2

Trang 2

Một số vấn đề về quyền tác giả trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật trang 3

Trang 3

Một số vấn đề về quyền tác giả trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật trang 4

Trang 4

Một số vấn đề về quyền tác giả trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật trang 5

Trang 5

Một số vấn đề về quyền tác giả trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật trang 6

Trang 6

Một số vấn đề về quyền tác giả trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 8140
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về quyền tác giả trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về quyền tác giả trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật

Một số vấn đề về quyền tác giả trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TRƯỚC TÁC ĐỘNG 
CỦA DỮ LIỆU LỚN, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ KẾT NỐI VẠN VẬT
Thạch Lương Giang1* - Dương Thị Tuyết2**
Tóm tắt: Xây dựng thư viện số hiện nay không chỉ là nhu cầu mà 
còn là xu hướng tất yếu của các thư viện, bởi những tiện ích to lớn 
mà nó mang lại như khả năng lưu trữ và chuyển giao tài nguyên 
thông tin bằng nhiều phương tiện khác nhau, cung cấp dịch vụ 
thông tin không giới hạn thời gian và không gian. Tuy nhiên mối 
quan hệ giữa thực thi quyền tác giả và yêu cầu phát triển các bộ 
sưu tập số trong các thư viện là thách thức không nhỏ trong điều 
kiện hiện nay trước tác động của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, kết 
nối vạn vật. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm quyền tác giả, 
hệ thống luật bản quyền trong nước và trên thế giới, cũng như 
vấn đề quyền sở hữu trí tuệ trước tác động của big data và trí tuệ 
nhân tạo, kết nối vạn vật trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất cho việc 
tuân thủ quyền tác giả trước yêu cầu trên.
Từ khóa: Thư viện số; Quyền tác giả.
1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ 
Khái niệm "Quyền tác giả" (Tác quyền – copy right)
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia "Quyền tác giả" hay "tác 
quyền" (tiếng Anh: copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác 
phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo 
tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) thí dụ 
như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh 
* Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Ngân hàng.
∗∗ Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Ngân hàng.
541
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DỮ LIỆU LỚN, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ KẾT NỐI VẠN VẬT 
vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo 
vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên 
quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ 
(intellectual property).
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong Bộ luật 
Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị Định 100/NĐ-CP/2006 của 
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ 
luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. 
Theo đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm 
do mình sáng tạo hoặc sở hữu, bao gồm các quyền sau đây: 1. Quyền 
Nhân thân - Đặt tên cho tác phẩm - Đứng tên thật hoặc bút danh trên 
tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công 
bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác 
phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa 
chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây 
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 2. Quyền tài sản - Làm 
tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác 
phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền 
đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, 
mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; 
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy 
tính. Tác phẩm được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là các tác phẩm 
trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật.
Lịch sử phát triển của quyền tác giả
Trong thời kỳ Cổ đại và thời kỳ Trung cổ người ta chưa biết đến 
quyền tác giả cho một sản phẩm trí tuệ. Các quy định luật pháp chỉ 
mang tính sở hữu tác phẩm đó, như là không được phép trộm cắp 
một quyển sách nhưng lại được phép chép lại. Nên việc chủ sở hữu 
tác phẩm thường gắn một lời nguyền vào tác phẩm để tránh bị lấy và 
thay đổi tác phẩm của mình. 
Đến khi phát minh in ra đời khoảng năm 1440, các bản sao chép 
của các tác phẩm bắt đầu có thể được sản xuất ở số lượng lớn, dễ dàng 
hơn. Nhưng tác giả của tác phẩm vẫn chưa có được “quyền tác giả” ở 
542
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
bên cạnh và còn phải vui mừng khi những tác phẩm được in và nhà in 
hay nhà xuất bản còn trả cho một số tiền cho bản viết tay. Tuy nhiên do 
chưa có luật bản quyền nên xảy ra việc những nhà in không phải nhà 
in đầu tiên in lại tác phẩm một cách rẻ hơn do không mất tiền cho bản 
viết tay của tác giả và tác giả cũng có thể không bằng lòng với các bản 
in lại vì những bản in lại này thường có lỗi hay cố ý sửa đổi. Vì thế, để 
chống lại tệ in lại, các nhà in đã xin các quyền lợi đặc biệt từ phía chính 
quyền, cấm in lại một tác phẩm ít nhất là trong một thời gian nhất 
định. Đây có thể coi là mầm mống của luật bản quyền sau này.
Khi thời kỳ Phục hưng bắt đầu, cá nhân con người trở nên quan 
trọng hơn và quyền tác giả đã được dùng để thưởng cho những người 
sáng tạo ra tác phẩm của họ. Nhưng quyền tác giả ở giai đoạn này mới 
chỉ dừng lại ở quyền cá nhân chứ chưa mang lại cho tác giả một thu 
nhập nào. Tới giữa thế kỷ XVI các đặc quyền lãnh thổ được đưa ra thì 
việc cấm in lại còn quy định cả trong một vùng nhất định và trong một 
thời gian nhất định. Khi các nhà xuất bản bắt đầu trả tiền nhuận bút 
cho tác giả thì họ tin rằng cùng với việc này họ có được một độc quyền 
kinh doanh (thuyết về sở hữu của nhà xuất bản), ngay cả khi họ không 
có đặc quyền cho tác phẩm này. Vì thế mà việc in lại bị cấm khi các 
quyền từ tác giả được mua lại.
Mãi đến thế kỷ XVIII, lần đầu tiên mới có các lý thuyết về các 
quyền giống như sở hữu cho các lao động trí óc (và hiện tượng của 
sở hữu phi vật chất). Đầu tiên là trong một bộ luật của nước Anh năm 
1710, Statue of Anne, lần đầu tiên một độc quyền sao chép của tác giả 
được công nhận. Tác giả sau đó nhượng quyền này lại cho nhà xuất 
bản. Sau một thời gian được thỏa thuận trước tất cả các quyền lại thuộc 
về tác giả. Tác phẩm phải được ghi vào trong danh mục của nghiệp 
hội các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú copyright để được bảo 
vệ. Phương pháp này được đưa vào ứng dụng tại Mỹ vào năm 1795 
(yêu cầu phải ghi vào danh mục được bãi bỏ tại Anh vào năm 1956 và 
tại Hoa Kỳ vào năm 1978). Sau đó là tại Pháp một Propriété littéraire et 
artistique (Sở hữu văn học và nghệ thuật) được đưa ra trong hai bộ luật 
vào năm 1791 và 1793. Tại nước Phổ một bảo vệ tương tự cũng được 
đưa ra vào năm 1837. Cũng vào năm 1837, Hội đồng liên bang của Liên 
543
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DỮ LIỆU LỚN, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ KẾT NỐI VẠN VẬT 
minh Đức quyết định thời hạn bảo vệ từ khi tác phẩm ra đời là 10 năm, 
thời hạn này được kéo dài thành 30 năm sau khi tác giả qua đời (post 
mortem auctoris) vào năm 1845. Trong Liên minh Bắc Đức việc bảo 
vệ quyền tác giả được đưa ra vào năm 1857 và được Đế chế Đức thu 
nhập và tiếp tục mở rộng sau đó. Trong Đệ tam đế chế các tác giả chỉ là 
“người được ủy thác trông nom tác phẩm” cho cộng đồng nhân dân.
Hiện tại để bảo vệ quyền tác giả, những văn bản luật, văn bản 
dưới luật ở mỗi quốc gia đều được ban hành. Ở tầm rộng hơn thì các 
hiệp định, hiệp ước, công ước, thỏa ước cũng được ký kết. 
Vai trò của việc bảo vệ quyền tác giả 
Một tác phẩm được ra đời là sự đầu tư thời gian và công sức của 
cá nhân/tập thể. Cho nên việc bảo vệ quyền tác giả có vai trò vô cùng 
quan trọng:
Đối với người sáng tạo: đảm bảo quyền nhân thân và quyền tài 
sản của tác giả, do đó tạo ra sự gắn kết giữa tác giả và tác phẩm của 
mình cũng như tạo động lực tạo ra tác phẩm mới. Thông qua việc quy 
định về sự toàn vẹn của tác phẩm kể cả khi nó được phổ biến đến công 
chúng, đồng thời nhận được thù lao từ tác phẩm của mình.
Đối với công nghiệp văn hóa: đảm bảo một môi trường đầu tư tốt: 
ngăn chặn việc cạnh tranh không lành mạnh; giảm thiểu các yếu tố rủi 
ro về kinh tế; góp phần tạo cơ sở cho việc phát hành các tác phẩm và 
làm tác phẩm phái sinh.
Đối với người sử dụng: Đảm bảo đó là nguyên gốc tác phẩm 
không bị sửa chữa thay thế khi cung cấp đến người sử dụng.
2. TÁC ĐỘNG CỦA DỮ LIỆU LỚN, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ KẾT NỐI VẠN VẬT TỚI THỰC THI 
LUẬT BẢN QUYỀN TRONG CÁC THƯ VIỆN HIỆN NAY
Cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc điểm là tận dụng triệt để sức 
mạnh của số hóa và công nghệ thông tin đã làm thay đổi mọi mặt của 
đời sống xã hội trong đó có hoạt động Thông tin Thư viện với ứng dụng 
của dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (IoT). 
Những ứng dụng này đã tạo ra những thay đổi về chất cho các thư viện: 
544
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
các thư viện từng bước tự động hóa hình thành các thư viện thông minh 
cung cấp cho người dùng tin những sản phẩm và dịch vụ thông tin đa 
dạng, tiện ích từ hình thức đến nội dung cũng như phương thức tương 
tác ảo như thật dưới sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ trí tuệ nhân tạo. 
Bên cạnh đó là ứng dụng trong việc tích hợp/chia sẻ thông tin hay việc 
quản lý các thư viện. Tuy nhiên cũng chính big data, trí tuệ nhân tạo và 
kết nối vạn vật tác động không nhỏ tới các thư viện – nơi cung cấp các 
sản phẩm trí tuệ mà cụ thể là thực thi quyền tác giả.
Thứ nhất là quyền tác giả truyền thống đã bị ảnh hưởng bởi những 
mô hình/ứng dụng mới: sáng tạo chung ra đời nhiều hơn; phần mềm 
mã, nguồn mở; học liệu mở ngày càng phổ biến. 
Thứ hai là trong môi trường IoT (kết nối vạn vật), con người có 
thể tương tác, điều khiển và kiểm soát các hoạt động trong cuộc sống, 
xã hội thông qua các thiết bị thông minh. Như với hoạt động thư viện, 
nó đẩy mạnh số hóa tài liệu, giúp các thư viện tạo lập các kết nối chia 
sẻ dữ liệu giữa người dùng tin (NDT) - thư viện, thư viện - thư viện, 
cán bộ thư viện - NDT, phát triển các dịch vụ trực tuyến trên các thiết 
bị thông minh như là điện thoại di động. Nhưng cũng đặt ra một vấn 
đề rất lớn cho phía thư viện và tác giả là NDT chỉ cần có một chiếc điện 
thoại di động có kết nối Internet là có thể đọc, tải, mượn, trả tài liệu mọi 
lúc mọi nơi. Nhưng họ tải/sao chép tài liệu cho mục đích phù hợp với 
quy định của quyền tác giả hay là hành vi xâm phạm quyền tác giả thì 
chỉ có NDT mới biết.
Thứ ba là nói đến thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 
không thể không nhắc tới công nghệ in 3D. Công nghệ này cho phép 
sao chép bất kỳ vật thể nào một cách dễ dàng, bất kể người sao chép có 
được phép của tác giả hay không. 
Cuối cùng là các sản phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo thì ai sẽ 
được công nhận là tác giả nắm giữ các quyền nhân thân và quyền tài sản.
Tóm lại, việc bảo vệ quyền tác giả trong các thư viện như trước đây 
trước tác động của big data, kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo không còn 
phù hợp, cần bổ sung chỉnh sửa, hoàn thiện.
545
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA DỮ LIỆU LỚN, TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ KẾT NỐI VẠN VẬT 
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ 
TRONG CÁC THƯ VIỆN HIỆN NAY
Đề xuất đối với các cơ quan ban hành luật 
Thứ nhất, ngoài việc bảo vệ quyền tác giả cần có thêm những quy 
định mới để bảo vệ các chương trình máy tính. Bởi theo khoản 2 Điều 559 
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì chương trình 
máy tính không là đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế 
Thứ hai, cần xem xét bổ sung các hành vi xâm phạm quyền tác giả 
từ việc ứng dụng công nghệ in 3D, nhưng cũng bổ sung các đối tượng 
được bảo hộ từ công nghệ này. 
Thứ ba, cần quy định rõ về giới hạn, ngoại lệ thực hiện các quyền 
và nghĩa vụ của chủ sở hữu cho phù hợp.
Thứ tư, cần đưa ra cơ chế bảo hộ đối với các dạng tài sản trí tuệ 
khác nhau có ứng dụng công nghệ thông tin. Vì thực tế có rất nhiều 
ứng dụng dưới dạng giao diện Website thư viện, từ khóa để tìm kiếm 
thông tin có thể là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. 
Thứ năm, đưa ra một quy định chuyên biệt về không gian mạng 
cho các thư viện số nhằm giảm thiểu các rủi ro cho hoạt động của các 
thư viện số. 
Thứ sáu, tiếp tục gia nhập và ký kết các hiệp ước/điều ước quốc tế 
về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 
Đề xuất đối với các thư viện
Tăng cường quản lý các nguồn học liệu mở từ khâu chọn lựa học 
liệu mở để phục vụ đến kết hợp tuyên truyền kiến thức về quyền tác 
giả cho NDT để tránh các hành vi xâm phạm bản quyền.
Lựa chọn và phát triển các phần mềm mã nguồn mở phù hợp.
Có chính sách đảm bảo an toàn dữ liệu cho các dịch vụ thư viện có 
sự tham gia của kết nối vạn vật. 
Thanh lọc các dữ liệu người dùng hết hạn sử dụng, không để bị 
đánh cắp thông tin người dùng.
546
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Quế Anh (2018), Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và những vấn 
đề đặt ra đối với cải cách pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.
2. Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội (2018), Thư viện 
thông minh 4.0 công nghệ dữ liệu con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Khoa Thông tin Thư viện - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 
(2018), Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam, NXB Đại 
học Quốc gia Hà Nội, 2018.
4. 
5.  
6. 
7. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_quyen_tac_gia_truoc_tac_dong_cua_du_lieu_lo.pdf