Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đẻ non tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ sơ sinh non tháng điều trị tại Bệnh viện

Trung ương Thái Nguyên. Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 162 trẻ sơ sinh có tuổi thai <37 tuần,

từ 7/2019 - 6/2020. Kết quả cho thấy, trẻ trai 48,1%, trẻ gái 51,9%, tỷ lệ nam/nữ:1/1; có 78,4% trẻ

tuổi thai 32 -<37 tuần, 21,6% tuổi thai < 32 tuần; có 93,8% trẻ suy hô hấp (62,9% suy hô hấp độ

II, 21,0% suy hô hấp độ III, 9,9% suy hô hấp độ I); 100% trẻ sơ sinh cực kỳ non tháng hạ thân

nhiệt, 56,0% trẻ sơ sinh rất non tháng hạ thân nhiệt, 16,5% trẻ non tháng hạ thân nhiệt (p<0,05); tỷ

lệ glucose trung bình 3,03±3,39, 100% trẻ sơ sinh non tháng cực kỳ nhẹ cân hạ glucose máu;

74,2% trẻ non rất nhẹ cân hạ glucose máu, 50% trẻ đẻ non có hạ glucose máu (p< 0,05); tỷ lệ

Albumin trung bình 31,4±3,67, 100% trẻ non tháng cực kỳ nhẹ cân đều hạ albumin máu. Trọng

lượng khi sinh càng tăng thì tỷ lệ hạ albumin càng giảm (p<0,05). Cần chú ý các trẻ có tuổi thai

càng nhỏ thì tỷ lệ hạ thân nhiệt càng cao, tình trạng suy hô hấp, các chỉ số glucose máu và albumin

máu của trẻ sơ sinh non tháng biến đổi nhiều để có hướng điều trị kịp thời nhằm hạn chế tỷ lệ tử

vong ở trẻ đẻ non.

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đẻ non tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đẻ non tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đẻ non tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đẻ non tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đẻ non tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đẻ non tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 5780
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đẻ non tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đẻ non tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ đẻ non tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
 TNU Journal of Science and Technology 225(11): 83 - 88 
 Email: jst@tnu.edu.vn 83 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA TRẺ ĐẺ NON 
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Thị Phương1*, Nguyễn Văn Sơn1, Nguyễn Bích Hoàng2 
1Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên, 2Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ sơ sinh non tháng điều trị tại Bệnh viện 
Trung ương Thái Nguyên. Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 162 trẻ sơ sinh có tuổi thai <37 tuần, 
từ 7/2019 - 6/2020. Kết quả cho thấy, trẻ trai 48,1%, trẻ gái 51,9%, tỷ lệ nam/nữ:1/1; có 78,4% trẻ 
tuổi thai 32 -<37 tuần, 21,6% tuổi thai < 32 tuần; có 93,8% trẻ suy hô hấp (62,9% suy hô hấp độ 
II, 21,0% suy hô hấp độ III, 9,9% suy hô hấp độ I); 100% trẻ sơ sinh cực kỳ non tháng hạ thân 
nhiệt, 56,0% trẻ sơ sinh rất non tháng hạ thân nhiệt, 16,5% trẻ non tháng hạ thân nhiệt (p<0,05); tỷ 
lệ glucose trung bình 3,03±3,39, 100% trẻ sơ sinh non tháng cực kỳ nhẹ cân hạ glucose máu; 
74,2% trẻ non rất nhẹ cân hạ glucose máu, 50% trẻ đẻ non có hạ glucose máu (p< 0,05); tỷ lệ 
Albumin trung bình 31,4±3,67, 100% trẻ non tháng cực kỳ nhẹ cân đều hạ albumin máu. Trọng 
lượng khi sinh càng tăng thì tỷ lệ hạ albumin càng giảm (p<0,05). Cần chú ý các trẻ có tuổi thai 
càng nhỏ thì tỷ lệ hạ thân nhiệt càng cao, tình trạng suy hô hấp, các chỉ số glucose máu và albumin 
máu của trẻ sơ sinh non tháng biến đổi nhiều để có hướng điều trị kịp thời nhằm hạn chế tỷ lệ tử 
vong ở trẻ đẻ non. 
Từ khóa: Sơ sinh non tháng; hạ thân nhiệt; suy hô hấp; đặc điểm lâm sàng; cận lâm sàng trẻ sinh 
non tháng 
Ngày nhận bài: 05/10/2020; Ngày hoàn thiện: 16/10/2020; Ngày đăng: 21/10/2020 
CLINICAL AND SUBCLINICAL CHARACTERISTICS OF PRETERM 
INFANTS TREATED AT THE THAI NGUYEN GENERAL HOSPITAL 
Nguyen Thi Phuong1*, Nguyen Van Son1, Nguyen Bich Hoang2 
1TNU – University of Medicine and Pharmacy, 2Thai Nguyen National Hospital 
ABSTRACT 
The study is to describe some clinical and subclinical characteristics of preterm infants treated at 
the Thai Nguyen General Hospital. Descriptive and cross-sectional method were used on 162 
infants under 37 weeks of gestation from July 2019 to June 2020. The results showed that 48.1% 
boys, 51.9% girls, The rate of boys/girls:1/1; 78.4% of preterm infants 32-<37 weeks gestation; 
21.6% of preterm infants < 32 weeks gestational. There were 93.8% of preterm infants had 
respiratory failure (62.9% type II respiratory failure; 21.0% type III respiratory failure, 9.9% type I 
respiratory failure); 100% of extremely preterm birth were hypothermia; 56.0% of very premature 
birth were hypothermia, 16.5% premature birth were hypothermia (p<0.05); Average glucose: 3.03 
± 3.39; 100% of extremely preterm birth had hypoglycemia; 74.2% of very pretermature birth had 
hypoglycemia, 50% premature birth had had hypoglycemia (p <0.05). Averge Albumin 31.4 ± 
3.67; 100% of extremely preterm birth had hypoalbuminemia, the weight at birth more increases, 
the lower the rate of hypoalbuminemia decreases (p <0.05). It should be noted the younger the 
gestational age, the higher the rate of hypothermia, respiratory failure, blood glucose and albumin 
levels of preterm infants vary widely to have timely treatment to limit mortality in preterm infants. 
Keywords: Preterm neonatal; hypothermia; respiratory failure; clinical preterm infants; 
subclinical preterm infants 
Received: 05/10/2020; Revised: 16/10/2020; Published: 21/10/2020 
* Corresponding author. Email: nguyenthiphuongydtn@gmail.com 
Nguyễn Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 83 - 88 
 Email: jst@tnu.edu.vn 84 
1. Đặt vấn đề 
Trẻ đẻ non là trẻ sinh ra sống trước khi tròn 
37 tuần hoặc trước 259 ngày tính từ ngày đầu 
kỳ kinh cuối cùng. Theo Tổ chức Y tế Thế 
giới, hằng năm trên thế giới có khoảng 15 
triệu trẻ sơ sinh non tháng, và con số này dự 
đoán sẽ còn tăng lên. Số liệu trên 184 quốc 
gia cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh non tháng 
(SSNT) chiếm khoảng 5 – 8% trong tổng số 
trẻ sinh ra hằng năm. Trẻ đẻ non có tỷ lệ tử 
vong cao và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những trẻ 
sơ sinh đủ tháng vì các cơ quan của trẻ chưa 
đủ trưởng thành để thích nghi với cuộc sống 
bên ngoài tử cung, thời gian nằm viện kéo dài 
và các thủ thuật can thiệp trên trẻ cũng nhiều 
hơn. Các bệnh thường gặp là suy hô hấp, 
nhiễm khuẩn sơ sinh, hạ thân nhiệt Về lâu 
dài, các di chứng của đẻ non sẽ ảnh hưởng tới 
chất lượng cuộc sống của trẻ và cũng là gánh 
nặng cho gia đình và xã hội [2], [10]. Theo 
nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà và Ngô Thị 
Oanh tại bệnh viện C Thái Nguyên cho thấy 
hạ đường huyết sơ sinh thì trẻ đẻ non chiếm tỉ 
lệ cao nhất chiếm 49% [8]. Nghiên cứu của 
Yang. C và cộng sự ở 257 trẻ đẻ non, được 
chia thành 3 nhóm theo nồng độ albumin 
huyết thanh của chúng (≥30 g/L, 25 - 30 g/L 
và ≤25 g/L tương ứng với mức cao, trung 
bình và thấp), cho kết quả 49,4% có albumin 
huyết thanh thấp và albumin của những bệnh 
nhân sống sót cao hơn so với những bệnh 
nhân đã chết vì nhiễm trùng huyết [5]. Khoa 
Sơ sinh - Cấp cứu Nhi, Bệnh viện Trung ương 
Thái Nguyên luôn có trẻ sơ sinh non tháng 
nhập viện, nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm 
hiểu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở 
trẻ sơ sinh non tháng, để phát hiện sớm các 
nguy cơ nặng để kịp thời xử trí, hạn chế tỉ lệ 
tử vong ở trẻ sinh non. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả trẻ sơ sinh có tuổi thai dưới 37 tuần. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bố mẹ trẻ đồng ý tham 
gia nghiên cứu, trẻ được theo dõi tái khám 
liên tục trong suốt quá trình nghiên cứu, trẻ 
được làm đầy đủ các xét nghiệm. 
Tiêu chuẩn loại trừ: cả các trẻ chuyển viện, trẻ 
mắc bệnh nặng tử vong, bố mẹ xin bỏ cuộc. 
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành tại NICU – Bệnh 
viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 
7/2019 đến tháng 6/2020. 
2.3. Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang, theo dõi dọc. 
2.4. Cỡ mẫu 
Chọn tất cả những trẻ đáp ứng đủ tiêu chuẩn 
trong thời gian nghiên cứu, thực tế chúng tôi 
thu thập được 162 trẻ. 
2.5. Phương pháp chọn mẫu 
Chọn mẫu thuận tiện 
2.6. Phương pháp thu thập số liệu 
Các thông tin, đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng về đối tượng nghiên cứu được thu thập 
thông qua thăm khám và từ hồ sơ bệnh án tại 
bệnh viện. 
2.7. Xử lý và phân tích số liệu 
Số liệu được trình bày theo giá trị trung bình 
và độ lệch chuẩn đối với biến liên tục, số 
lượng và tỷ lệ đối với biến phân loại. Kiểm 
định t và Chi bình phương, Fisher’s Exact test 
được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình 
và tỷ lệ giữa hai nhóm. Kiểm định tính chuẩn 
bằng test Kolmogorov – Smirnov. Số liệu 
được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. 
2.8. Đạo đức nghiên cứu 
Nghiên cứu là một phần số liệu của đề tài: 
“Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh non 
tháng trong 6 tháng đầu tại Bệnh viện Trung 
ương Thái Nguyên” được thông qua bởi Hội 
đồng Đạo đức Bệnh viện Trung ương Thái 
Nguyên theo quyết định số: 605/HĐĐĐ-
BVTWTN. 
3. Kết quả nghiên cứu 
Trong 162 trẻ sơ sinh non tháng (SSNT) có 
78 trẻ nam (48,1%) và 84 trẻ nữ (51,9%), tỷ 
lệ nam/nữ: 1/1. Có 78,4% số trẻ SSNT vào 
điều trị tại khoa có tuổi thai từ 32 -< 37 tuần 
và 21,6% tuổi thai dưới 32 tuần. 
Nguyễn Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 83 - 88 
 Email: jst@tnu.edu.vn 85 
Từ bảng 1 cho thấy, tuổi thai càng lớn thì cân 
nặng, vòng đầu và chiều dài của trẻ càng lớn. 
Trung bình của cân nặng, vòng đầu và chiều 
dài phù hợp với tuổi thai. 
Từ bảng 2 cho thấy, trong tất cả các trẻ sơ 
sinh non tháng của nghiên cứu thì 93,8% trẻ 
bị suy hô hấp với các mức độ khác nhau, biểu 
hiện suy hô hấp độ II là chủ yếu chiếm 
62,9%, sau đó là suy hô hấp độ III (21,0%) và 
suy hô hấp độ I (9,9%). Có 10 trẻ sơ sinh 
không nhập viện do suy hô hấp mà do bú 
kém, vàng da 
Từ bảng 3 cho thấy, có 45 trẻ có tình trạng hạ 
thân nhiệt, chiếm tỉ lệ 27,8%. Tất cả các trẻ sơ 
sinh cực kỳ non tháng đều có tình trạng hạ 
thân nhiệt khi nhập viện. Hơn một nửa 
(56,0%) trẻ sơ sinh rất non tháng có tình trạng 
hạ thân nhiệt. Còn ở nhóm trẻ non tháng thì 
thân nhiệt ổn định hơn, chỉ có 21 trẻ (chiếm 
16,5%) là có thân nhiệt dưới 36,5C. Sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Từ bảng 4 
cho thấy, tỷ lệ glucose trung bình 3,03 ± 3,39, 
tỷ lệ hạ glucose máu tương đối cao chiếm 
63,5%, có 6,8% trẻ sơ sinh non có tăng 
glucose máu. 
Bảng 1. Chỉ số cân nặng lúc sinh, chiều dài, vòng đầu của nhóm nghiên cứu 
Giá trị trung bình 
Nhóm tuổi thai 
< 28 tuần 28 - 31 tuần Từ 32- <37 tuần 
Cân nặng lúc sinh (gram) 949,0 ± 184,1 1370 ± 250,3 2117 ± 382,1 
Vòng đầu lúc sinh (cm) 23,8 ± 1,6 26,1 ± 1,13 30,1 ± 1,73 
Chiều dài lúc sinh (cm) 35,6 ± 2,8 39,3 ± 2,41 44,6 ± 2,33 
Bảng 2. Tình trạng hô hấp khi nhập viện 
Tình trạng hô hấp n % 
Không suy hô hấp 10 6,2 
Suy hô hấp độ I 16 9,9 
Suy hô hấp độ II 102 62,9 
Suy hô hấp độ III 34 21 
Tổng 162 100 
Bảng 3. Tỉ lệ hạ thân nhiệt theo nhóm tuổi thai 
Tuổi thai Hạ thân nhiệt Không hạ thân nhiệt p 
SL % SL % 
< 28 tuần (SL=10) 10 100 0 0 <0,05 
28-31 tuần (SL=25) 14 56,0 11 44,0 
32-<37 tuần (SL=127) 21 16,5 106 83,5 
Tổng 45 27,8 117 72,2 
Bảng 4. Chỉ số Glucose của trẻ khi vào viện 
Gluose SL % 
< 2,6 mmol/l 102 63,0 
2,6 - <6,9 mmol/l 49 30,2 
> 6,9 mmol/l 11 6,8 
Tổng 162 100 
Mean ±SD: 3,03 ± 3,39 
Nguyễn Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 83 - 88 
 Email: jst@tnu.edu.vn 86 
Bảng 5. Tỷ lệ hạ glucose máu theo trọng lượng khi sinh 
 Đặc điểm 
Cân lúc đẻ 
Có hạ 
glucose máu 
Không hạ 
glucose máu 
Tổng p 
SL % SL % SL % 
< 1000 g 5 100 0 0 5 3,3 <0,05 
1000-1499 g 13 52,0 12 48,0 25 16,6 
1500-2499 g 72 74,2 25 25,8 97 64,2 
≥2500 g 12 50,0 12 50,0 24 15,9 
Tổng 102 67,5 49 32,5 151 100 
Bảng 6. Tỷ lệ hạ albumin máu theo trọng lượng khi sinh 
 Đặc điểm 
Cân lúc đẻ 
Có hạ albumin máu Không hạ albumin máu Tổng p 
SL % SL % SL % 
< 1000g 5 100 0 0 5 3,1 < 0,05 
1000-1499g 18 62,7 11 37,9 29 17,9 
1500-2499g 28 27,7 73 72,3 101 62,3 
≥2500g 3 11,1 24 88,9 27 16,7 
Tổng 54 33,3 108 66,7 162 100 
Albumin trung bình 31,4 ± 3,67 
Từ bảng 5 cho thấy, 100% trẻ sơ sinh non 
tháng cực kỳ nhẹ cân đều bị hạ glucose máu. 
Nhóm trẻ có cân nặng 1500-2400g bị hạ 
glucose máu tương đối cao 74,2%, sau đó đến 
nhóm đẻ non rất nhẹ cân, 50% trẻ của nhóm 
đẻ non có cân nặng bình thường bị hạ glucose 
máu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 
0,05. 
Từ bảng 6 cho thấy, tỷ lệ Albumin trung bình 
31,4 ± 3,67 ở trẻ đẻ non tháng, trong đó tất cả 
trẻ có trọng lượng khi sinh cực kỳ nhẹ cân 
đều bị hạ albumin máu. Trọng lượng khi sinh 
càng tăng thì tỷ lệ hạ albumin càng giảm. Sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê. 
4. Bàn luận 
Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 162 trẻ sơ 
sinh có tuổi thai <37 tuần, tỷ lệ nam/nữ là 1:1, 
tương tự với nghiên cứu của Hoàng Thị Huệ 
với nam là 48,9% và nữ là 51,1% [9] và thấp 
hơn nghiên cứu của Đậu Quang Liêu thì tỉ lệ 
nam/nữ là 1,8/1 [11] và nghiên cứu Nguyễn 
Thị Thanh Bình với nam/nữ = 1,28/1 [7]. 
Điều này không cho thấy tại Hà Nội hay Huế 
trẻ trai có nguy cơ sinh non nhiều hơn trẻ gái, 
mà có vẻ xu hướng tại Thái Nguyên có tỉ lệ 
nam và nữ sinh ra đều nhau hơn. Tuổi thai 
chủ yếu là nhóm trẻ sơ sinh có tuổi thai 32 – 
<37 tuần, cũng phù hợp với nghiên cứu của 
Đậu Quang Liêu và Nguyễn Thị Thanh Bình. 
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả trẻ bị 
suy hô hấp chiếm 93,8% với các mức độ suy 
hô hấp từ nhẹ đến nặng. Phần lớn các trẻ có 
các biểu hiện suy hô hấp độ II (62,9%). So 
sánh với nghiên cứu của Maryam Saboute và 
cộng sự [3]trên đối tượng 73 trẻ non tháng có 
tuổi thai <34 tuần nhập viện. Tất cả đối tượng 
nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: cực kỳ 
non tháng (<28 tuần), rất non tháng (28 đến 
<32 tuần) và non tháng vừa phải (32 đến 34 
tuần). Kết quả cho thấy tỉ lệ mắc SHH chiếm 
65,6% số trẻ; tuy nhiên tỉ lệ mắc SHH không 
khác nhau giữa ba nhóm [3]. Sự khác biệt này 
có thể do cỡ mẫu, tiêu chí chọn mẫu khác nhau 
nên dẫn đến kết quả khác nhau. Nghiên cứu 
của chúng tôi chọn tất cả các trẻ SSNT, trong 
khi nghiên cứu khác chỉ lấy đối tượng là những 
trẻ sơ sinh non tháng < 34 tuần tuổi. 
Trong số các trẻ nghiên cứu thì có 27,8% trẻ 
bị hạ thân nhiệt, thấp hơn so với nghiên cứu 
của Đậu Quang Liêu [11] (36,9%). Hạ thân 
nhiệt ở trẻ do nhiều nguyên nhân. Nguyên 
nhân chính là do sự thay đổi của môi trường 
Nguyễn Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 83 - 88 
 Email: jst@tnu.edu.vn 87 
và sự hiểu biết của người chăm sóc. Tỷ lệ hạ 
thân nhiệt ở trẻ đã được khắc phục do nhận 
thức cũng như trình độ của các nhân viên y tế 
được nâng cao và hoàn thiện hơn. 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ hạ 
glucose máu (63%) cao hơn so với nghiên 
cứu của Đậu Quang Liêu [11] (53,6%) và Chế 
Thị Ánh Tuyết [STT] (30,5%). Trong đó, 
nhóm trẻ sơ sinh cực kỳ non tháng và cực kỳ 
nhẹ cân có tỷ lệ hạ glucose máu cao nhất 
(77,8% và 100%). Kết quả dù cao hơn nhưng 
vẫn phù hợp vì loại sơ sinh đẻ non <37 tuần 
thai thường có nguy cơ hạ glucose máu hơn 
các loại sơ sinh khác, đặc biệt là nhóm có tuổi 
thai dưới 28 tuần và cân nặng dưới 1000g do 
kho dự trữ glycogen và acide béo rất nghèo 
nàn cùng với sự tân sinh glucose cho nên 
SSNT có nguy cơ hạ glucose máu cao hơn. 
Tỷ lệ hạ glucose máu loại sơ sinh đẻ non 
SGA là cao hơn so với nhóm sơ sinh AGA và 
LGA (80% so với 66,9% và 25%), điều này 
có thể là do tỷ lệ khối tế bào não so với trọng 
lượng cơ thể cao hơn, cũng như dự trữ mỡ 
của cơ thể và dự trữ glycogen kém hơn. Kết 
quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của 
Asril Aminullah và cộng sự [1] đã tiến hành 
nghiên cứu các yếu tố nguy cơ hạ glucose 
máu trẻ sơ sinh đẻ non, nhận thấy tỷ lệ hạ 
glucose máu loại sơ sinh đẻ non SGA là 53%, 
cao hơn nhiều loại sơ sinh đẻ non AGA tỷ lệ 
hạ glucose máu chỉ là 18%. Kết quả của 
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của 
Hoàng Thị Trang [12] tỷ lệ hạ glucose máu 
cao ở nhóm trẻ sơ sinh có cân nặng nhỏ hơn 
so với tuổi thai (52,6%) và đẻ non có cân 
nặng phù hợp với tuổi thai. 
Khi thống kê về tình trạng giảm albumin, 
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ 
albumin huyết thanh trung bình là 31,4 ± 3,67 
g/l, tương đương với nồng độ albumin máu 
trung bình là 30,6 ± 4,7 g/l trong nghiên cứu 
của Torer. B và cộng sự [4]. Nồng độ albumin 
được chia làm 3 nhóm ≥ 30 g/L, 25 - 30 g/L 
và ≤ 25 g/L thì tỷ lệ trong nghiên cứu của 
chúng tôi lần lượt là 66,7%, 27,8% và 5,6%. 
Đậu Quang Liêu đưa ra tình trạng giảm 
albumin ở trẻ đẻ non đến mức phải truyền 
albumin máu (< 25g/l) tại Bệnh viện Saint 
Paul là 59,52% [11]. Nghiên cứu của Yang. C 
và cộng sự ở 257 trẻ đẻ non, cũng chia 3 
nhóm theo nồng độ albumin huyết thanh của 
chúng cho kết quả lần lượt là 24,9%, 25,7% và 
49,4% có albumin huyết thanh thấp < 25 g/l 
[5]. Nghiên cứu tại Ai Cập (2018) cũng cho 
kết quả tỷ lệ nồng độ Albumin trong máu theo 
3 nhóm lần lượt là 20%, 20% và 60% [6]. Có 
thể thấy, so với các nghiên cứu thì nghiên cứu 
của chúng tôi có kết quả thấp hơn hẳn. 
5. Kết luận 
1. Các biểu hiện cấp tính về hô hấp gặp ở hầu 
hết các trường hợp vào điều trị, đây cũng là 
nguyên nhân chính khiến trẻ phải nhập viện. 
2. Hạ thân nhiệt cũng là tình trạng cần lưu ý 
trên lâm sàng, đặc biệt là những trẻ có tuổi 
thai cực kỳ non tháng và rất non tháng. 
3. Các chỉ số glucose máu và albumin máu 
của trẻ sơ sinh non tháng biến đổi nhiều, vì 
vậy, các bác sĩ cần lưu ý ngay cả khi không 
có các bằng chứng về biểu hiện lâm sàng để 
có hướng điều trị kịp thời nhằm hạn chế tỷ lệ 
tử vong ở trẻ sơ sinh non tháng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. A. Asril, S. Dita, and S. Sastroasmoro, 
"Hypoglycemia in preterm babies: Incidence 
and risk factors," Paediatrica Indonesiana, 
vol. 41, pp. 82-87, 2001. 
[2]. J. P. de Siqueira Caldas, W. A. G. Ferri, and 
S. T. M. Marba, "Admission hypothermia, 
neonatal morbidity, and mortality: evaluation 
of a multicenter cohort of very low birth 
weight preterm infants according to relative 
performance of the center," Eur Juarnal 
Pediatrics., vol. 178, no. 7, pp. 1023-1032, 
2019, doi:10.1007/s00431-019-03386-9. 
[3]. M. Saboute, M. Kashaki, and A. Bordbar, 
"The Incidence of Respiratory Distress 
Syndrome among Preterm Infants Admitted to 
Neonatal Intensive Care Unit: A 
Retrospective Study Open," Open Journal of 
Pediatrics, vol. 5, pp. 285-289, 2015. 
doi: 10.4236/ojped.2015.54043. 
[4]. B. Torer, D. Hanta, and E. Yapakci, 
"Association of Serum Albumin Level and 
Nguyễn Thị Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(11): 83 - 88 
 Email: jst@tnu.edu.vn 88 
Mortality in Premature Infants," Juarnal 
Clinical Laboratory Anal., vol. 30, no. 6, pp. 
867-872, 2016. 
[5]. C. Yang, Z. Liu, and P. Xu, "Relationship 
Between Serum Albumin Levels and 
Infections in Newborn Late Preterm Infants," 
Medical Science Monitor., vol. 22, pp. 92-98, 
2016, doi: 10.12659/MSM.895435. 
[6]. D. M. El‑Lahony, H. M. El‑Sayed, and H. M. 
Mostafa, "Evaluation of serum albumin level 
among preterm septicemic newborn infants," 
Menoufia Medical Journal, vol. 31, pp. 1018-
1022, 2018. 
[7]. T. T. B. Nguyen, T. H. Truong, and T. N. 
Pham, "Study some clinical and paraclinical 
characteristics of pos-term babies in NICU at 
Hue University Hospital," Ho Chi Minh City 
Journal of Medicine, vol. 22, no. 4, pp. 215-
221, 2018. 
[8]. T. T. H. Tran, and T. O. Ngo, "To evaluation 
of clinical epidemiological characteristics and 
factors related to pre-term babies," Thesis of 
grassroots research - Thai Nguyen C Hospital, 
pp. 17-18, 2015. 
[9]. T. H. Hoang et al., "Resuscitation Unit - Thai 
Nguyen Central Hospital," Journal of Medical 
Viet Nam, vol. 489, no. 2, pp. 50-55, 2020. 
[10]. T. X. H. Nguyen, and T. H. Hoang, 
"Morbidity and mortality of neonates 
admitted in pediatric department of Thai 
Nguyen General Hospital from 2008 to 2010," 
TNU Journal of Science and Technology, vol. 
12, no. 3, pp. 50-55, 2012. 
[11]. Q. L. Dau, "Evaluation of some clinical and 
subclinical features of preterm neonates 
treated in the neonatology department of Saint 
Paul Hospital," M.S Thesis of Medical doctor 
graduate - Hanoi Medical University, 2015, 
pp.14-30 
[12]. T. T. Hoang, and T. T. Y. Hoang, "Study on 
clinical features and factors related to 
hypoglycemia in low birth weight infants," 
Proceedings of the Endocrine - Diabetes - 
Metabolic disorder at the 9th national 
conference, 2019, pp. 638-646. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_cua_tre_de_non_tai_ben.pdf