Một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học khoa học, Đại học Huế

Trong bối cảnh nền giáo dục đại học Việt

Nam đang chuyển tiếp từ đào tạo theo niên

chế sang học chế tín chỉ nhằm đáp ứng yêu

cầu nâng cao chất lượng giáo dục, lấy người

học làm trung tâm. Do đó sinh viên cần

được tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin

phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu dưới

sự định hướng của giảng viên. Đây chính là

nền tảng giúp sinh viên tích lũy kiến thức,

phát triển năng lực nghiên cứu khoa học với

tư duy độc lập và sáng tạo, một trong những

yêu cầu thiết yếu trong lộ trình tín chỉ hóa

chương trình đào tạo của giáo dục đại học

Việt Nam. Vì vậy, việc phát triển nguồn lực

thông tin (NLTT) đáp ứng nhu cầu nghiên

cứu, giảng dạy, học tập cho giảng viên, học

viên, sinh viên là điều các trường đại học

hết sức quan tâm.

Trường Đại học Khoa học (sau đây viết tắt

là Trường) là một trường đại học thành viên

của Đại học Huế, có sứ mệnh đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu cơ bản

và ứng dụng khoa học tự nhiên, khoa học xã

hội - nhân văn và kỹ thuật - công nghệ đáp

ứng yêu cầu phát triển của đất nước, đặc

biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy - học

tích cực, chú trọng đến việc nghiên cứu

khoa học, thực tập, thực hành nghề nghiệp

cho người học là một trong những nhiệm vụ

trọng tâm của nhà trường. Để làm tốt nhiệm

vụ này thì công tác phát triển NLTT tại Trung

tâm Thông tin - Thư viện (sau đây viết tắt

là Trung tâm) của Trường sẽ là nhiệm vụ

vô cùng quan trọng và cấp thiết, quyết định

đến sứ mệnh đào tạo của nhà trường.

Một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học khoa học, Đại học Huế trang 1

Trang 1

Một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học khoa học, Đại học Huế trang 2

Trang 2

Một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học khoa học, Đại học Huế trang 3

Trang 3

Một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học khoa học, Đại học Huế trang 4

Trang 4

Một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học khoa học, Đại học Huế trang 5

Trang 5

Một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học khoa học, Đại học Huế trang 6

Trang 6

Một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học khoa học, Đại học Huế trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 9620
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học khoa học, Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học khoa học, Đại học Huế

Một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin - Thư viện trường đại học khoa học, Đại học Huế
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202038
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT - TV
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN 
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ
ThS Nguyễn Thanh Sỹ
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
● Tóm tắt: Bài viết trình bày khái niệm về nguồn lực thông tin, phân tích thực trạng công tác phát 
triển nguồn lực thông tin và đưa ra một số biện pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm 
Thông tin - Thư viện Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
● Từ khóa: Nguồn lực thông tin; phát triển nguồn lực thông tin.
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong bối cảnh nền giáo dục đại học Việt 
Nam đang chuyển tiếp từ đào tạo theo niên 
chế sang học chế tín chỉ nhằm đáp ứng yêu 
cầu nâng cao chất lượng giáo dục, lấy người 
học làm trung tâm. Do đó sinh viên cần 
được tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin 
phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu dưới 
sự định hướng của giảng viên. Đây chính là 
nền tảng giúp sinh viên tích lũy kiến thức, 
phát triển năng lực nghiên cứu khoa học với 
tư duy độc lập và sáng tạo, một trong những 
yêu cầu thiết yếu trong lộ trình tín chỉ hóa 
chương trình đào tạo của giáo dục đại học 
Việt Nam. Vì vậy, việc phát triển nguồn lực 
thông tin (NLTT) đáp ứng nhu cầu nghiên 
cứu, giảng dạy, học tập cho giảng viên, học 
viên, sinh viên là điều các trường đại học 
hết sức quan tâm. 
Trường Đại học Khoa học (sau đây viết tắt 
là Trường) là một trường đại học thành viên 
của Đại học Huế, có sứ mệnh đào tạo nguồn 
nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu cơ bản 
và ứng dụng khoa học tự nhiên, khoa học xã 
hội - nhân văn và kỹ thuật - công nghệ đáp 
ứng yêu cầu phát triển của đất nước, đặc 
biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên. 
Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy - học 
tích cực, chú trọng đến việc nghiên cứu 
khoa học, thực tập, thực hành nghề nghiệp 
cho người học là một trong những nhiệm vụ 
trọng tâm của nhà trường. Để làm tốt nhiệm 
vụ này thì công tác phát triển NLTT tại Trung 
tâm Thông tin - Thư viện (sau đây viết tắt 
là Trung tâm) của Trường sẽ là nhiệm vụ 
vô cùng quan trọng và cấp thiết, quyết định 
đến sứ mệnh đào tạo của nhà trường. 
1. KHÁI NIỆM NGUỒN LỰC THÔNG TIN
Tài liệu hướng dẫn của tổ chức Giáo 
dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc 
(UNESCO) định nghĩa: “NLTT bao gồm 
các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, số, 
hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên 
phương tiện theo quy ước và không theo 
quy ước, các sưu tập, những kiến thức của 
con người, những kiến thức của tổ chức và 
ngành CNTT” [5].
Theo Peter Clayton và G. E. Gorman, 
“NLTT là một tập hợp các thông tin vật lý (tài 
liệu dạng vật thể) kết hợp với các thông tin 
có thể truy cập được (tài liệu dạng điện tử). 
Những thông tin này phải được lựa chọn và 
tổ chức để phục vụ khai thác và sử dụng” [1].
Tác giả Trần Thị Quý cho rằng “NLTT 
chính là các dạng vật chất khác nhau lưu 
giữ các thông tin/tri thức của con người được 
tổ chức, sắp xếp lại có cấu trúc, có ý nghĩa, 
có nội dung mà con người có thể khai thác 
được chúng theo nhiều cách tiếp cận khác 
nhau. NLTT này do một tổ chức, cá nhân 
nào đó kiểm soát chúng nhằm phục vụ cho 
lợi ích của con người” [4].
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 39
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT - TV
Tác giả Phạm Văn Vu định nghĩa: “NLTT là 
loại tài sản cố định đặc biệt, càng được khai 
thác sử dụng thì càng giàu thêm mà không 
hề bị hao mòn mất mát đi. Trong đó việc đầu 
tư bảo quản và tạo điều kiện thuận lợi cho 
việc khai thác sử dụng các nguồn tin như tổ 
chức kho lưu trữ, bảo quản, xây dựng các 
mục lục, các cơ sở dữ liệu chính là làm tăng 
giá trị sử dụng của vốn tài sản cố định đó” [6].
Tuy có những cách định nghĩa khác nhau, 
nhưng tất cả các tác giả trên đây đều đề 
cập tính đa dạng của vật mang tin và tính 
hữu dụng của nó. Từ những quan điểm trên, 
NLTT được khái quát như sau: NLTT là hệ 
thống tri thức được lưu trữ trên các phương 
tiện vật chất khác nhau, có chức năng lưu 
giữ và được tổ chức, khai thác theo mục 
đích của người sử dụng.
2. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN
2.1. Nguồn lực thông tin truyền thống
Hiện nay, nguồn tài liệu của Trung tâm 
bao gồm sách, báo, sách tham khảo, tài 
liệu tra cứu, giáo khoa, giáo trình, các loại 
báo tạp chí chuyên ngành và tạp chí thường 
thức khác. Tính đến tháng 12/2019, tổng số 
vốn tài liệu của Trung tâm có 32.595 đầu 
sách, báo, tạp chí với 146.127 bản. 
Bảng 1. Thống kê nguồn lực thông tin dạng in
STT Dạng tài liệu
Đầu ấn phẩm Bản ấn phẩm
SL(đầu) Tỷ lệ % SL (bản) Tỷ lệ %
1 Sách tham khảo 19.877 61,0 63.059 43,2
2 Giáo trình 1.247 3,8 31.361 21,5
3 Tài liệu tra cứu 552 1,7 813 0,6
4 Luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học 3.643 11,2 4.177 2,9
5 Sách tiếng nước ngoài 5.025 15,4 8.137 5,6
6 Sách hạn chế 1.746 5,4 2.784 1,9
7 Báo, tạp chí 505 1,5 35.796 24,5
Tổng số 32.595 100 146.127 100
2.2. Nguồn lực thông tin hiện đại
NLTT điện tử ở Trung tâm bao gồm 2 
thành phần chính là: t ... i. 
3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN 
LỰC THÔNG TIN 
3.1. Chính sách phát triển nguồn lực 
thông tin
Mặc dù chính sách phát triển NLTT có vai 
trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển 
nguồn lực thông tin ở mỗi cơ quan thông 
tin thư viện, nhưng đến nay, Trung tâm vẫn 
chưa có một chính sách bổ sung tài liệu 
hoàn chỉnh và chính thức, việc bổ sung chỉ 
mang tính chủ quan của người làm công tác 
bổ sung dẫn đến vốn tài liệu thường bị thiên 
lệch giữa các ngành và không nhất quán.
Một số nội dung cần quan tâm trong quá 
trình xây dựng chính sách:
- Mục đích của chính sách phát triển 
NLTT:
+ Đảm bảo việc đáp ứng đầy đủ, kịp thời 
nhu cầu thông tin cơ bản phục giảng dạy, 
nghiên cứu, đào tạo của nhà trường. 
+ Quy định trách nhiệm cho mỗi cá nhân, 
tập thể trong việc lựa chọn tài liệu, quy định 
về nội dung, loại hình tài liệu được bổ sung 
và thống nhất với các quy định thủ tục trong 
việc lựa chọn tài liệu nhằm đảm bảo sự 
thuận lợi và chính xác trong hoạt động bổ 
sung tài liệu. 
+ Đảm bảo tính liên tục và nhất quán của 
nguồn lực thông tin khi có sự thay đổi cán 
bộ quản lý và cán bộ bổ sung tài liệu.
- Yêu cầu về nguồn lực thông tin: Do nhu 
cầu về thông tin của cán bộ, giảng viên và 
học viên, sinh viên trong nhà trường ngày 
càng một tăng cao, nên yêu cầu về nguồn 
lực thông tin của Trung tâm phải đảm bảo: 
đủ lớn về số lượng, phong phú về loại hình, 
đảm bảo về chất lượng, phù hợp và đáp ứng 
yêu cầu người dùng tin.
- Diện phát triển NLTT (phạm vi của 
nguồn lực thông tin cần bổ sung): Trường 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 41
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT - TV
Đại học Khoa học là trường khoa học tổng 
hợp, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nghiên 
cứu cơ bản và ứng dụng về khoa học tự 
nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và kỹ 
thuật - công nghệ. Trường có trên 30 ngành 
đào tạo trình độ đại học, trên 20 ngành đào 
tạo trình độ thạc sỹ và trên 15 ngành đào 
tạo tiến sỹ. Chính vì vậy, phạm vi nguồn 
lực thông tin mà Trung tâm xây dựng là 
những thông tin về các chuyên ngành mà 
nhà trường đào tạo và các tài liệu liên quan 
khác.
Diện bổ sung tài liệu của Trung tâm phải 
bám sát các ngành nghề đào tạo của Trường 
bao gồm: các ngành đào tạo chính quy và 
liên kết đào tạo; các môn học cơ bản, bắt 
buộc phải trang bị đầy đủ cho học viên và 
sinh viên ở tất cả các ngành đào tạo. 
Căn cứ trên học liệu bắt buộc và học liệu 
tham khảo mà giảng viên yêu cầu trong 
từng học phần để xây dựng chính sách phát 
triển NLTT. Đây cũng là một trong những 
căn cứ quan trọng để Trung tâm xây dựng 
chính sách phát triển NLTT.
- Lĩnh vực ưu tiên phát triển NLTT:
Để đáp ứng nhu cầu thông tin của người 
dùng tin, Trung tâm không thể bổ sung một 
cách ào ạt các tài liệu có trên thị trường mà 
phải tiến hành lựa chọn kỹ từng tài liệu. Cơ 
sở để lựa chọn tài liệu là các nguyên tắc, 
quy tắc sau:
+ Ưu tiên bổ sung tài liệu là các giáo trình, 
tài liệu tham khảo thuộc các lĩnh vực phục 
vụ cho các chuyên ngành đào tạo của nhà 
trường và đặc biệt chú trọng đến các ngành 
mới mở để bổ sung kịp thời đáp ứng nhu 
cầu đào tạo.
+ Dựa trên số lượng phiếu yêu cầu của 
người dùng tin bị từ chối phục vụ và lĩnh vực 
nội dung tài liệu mà bạn đọc yêu cầu nhiều 
để Trung tâm xây dựng chính sách bổ sung 
nhằm đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc 
trong thời gian nhanh nhất.
- Ngôn ngữ nguồn lực thông tin: Ngôn ngữ 
tài liệu bổ sung ưu tiên và chủ yếu là Tiếng 
Việt. Đối với các ngôn ngữ khác, tuỳ thuộc 
vào trình độ năng lực ngoại ngữ và nhu cầu 
thực tế của người dùng tin để có chính sách 
bổ sung cho phù hợp.
- Loại hình nguồn lực thông tin: Loại hình 
tài liệu bổ sung: sách giáo trình, sách tra 
cứu, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí, tài liệu 
chuyên ngành,... Bên cạnh đó, Trung tâm 
cũng đã xây dựng cơ sở điện tử và mua tài 
nguyên điện tử.
- Số lượng nguồn lực thông tin: 
+ Đối với sách: Đối với giáo trình mỗi đầu 
tên tài liệu bổ sung từ 20 đến 30 bản, tài liệu 
tham khảo mỗi đầu sách 5 bản, tài liệu tiếng 
nước ngoài mỗi đầu sách 1 bản.
+ Đối với ấn phẩm định kỳ, mỗi đầu tên 
ấn phẩm bổ sung từ 1 đến 2 bản.
3.2. Hình thức phát triển nguồn lực 
thông tin
Nguồn lực thông tin của Trung tâm hiện 
nay được phát triển dưới hai phương thức 
là phải trả tiền (nguồn mua từ kinh phí nhà 
trường cấp) và không phải trả tiền (nguồn 
thu nhận tài liệu nội bộ và biếu tặng).
Bảng 3. Số lượng NLTT phát triển hằng năm từ năm 2014 đến tháng 2019
Năm
Mua Lưu chiểu Tặng
Đầu sách Bản sách Đầu sách Bản sách Đầu sách Bản sách
2014 140 1423 0 0 194 302
2015 139 710 8 265 249 642
2016 88 541 4 100 171 395
2017 47 330 11 290 276 377
2018 29 133 10 290 122 142
2019 33 251 8 240 205 549
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202042
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT - TV
- Bổ sung phải trả tiền: Nhìn vào số liệu 
có thể thấy số lượng nhan đề và bản sách 
bổ sung hàng năm giảm đáng kể từ năm 
2014. Tuy nhiên, từ năm 2014, Trung tâm 
đã mua tài liệu điện tử do đó kinh phí bổ 
sung cho tài liệu dạng in ấn giảm gần 50% 
so với trước đây, một nguyên nhân nữa là 
những năm gần đây nhà trường khó khăn 
về kinh phí do số lượng sinh viên nhập học 
thấp vì vậy kinh phí được phê duyệt ít hơn 
so với trước. 
Đối với ấn phẩm định kỳ (báo và tạp chí), 
do khó khăn về kinh phí Trung tâm đã cắt 
giảm các tạp chí giải trí và báo hàng ngày 
để tập trung cho các tạp chí chuyên ngành 
khoa học phục vụ cho các chuyên ngành 
thuộc lĩnh vực đào tạo của nhà trường. 
Đối với loại hình tài liệu điện tử từ năm 
2014, Trung tâm đã mua tài liệu điện tử của 
công ty trực tuyến Vina, khai thác nguồn tài 
nguyên khổng lồ với hơn 1 triệu tài liệu và 
khai thác chung nguồn tài nguyên thư viện 
số của gần 100 trường đại học trên cả nước.
- Bổ sung không phải trả tiền: Ở bất kỳ 
trường đại học nào, quá trình đào tạo và 
nghiên cứu khoa học đều sản sinh ra một 
khối lượng tài liệu tri thức mới có giá trị (còn 
gọi là nguồn tài liệu xám hay nguồn thông 
tin nội sinh). Đó là các công trình nghiên cứu 
khoa học, luận án, luận văn, sách giáo trình, 
sách tham khảo, tài liệu hội nghị, hội thảo.
Trung tâm đã xây dựng các văn bản quy 
định về việc nộp lưu chiểu luận án, luận 
văn, đề tài nghiên cứu khoa học và xuất 
bản phẩm của giảng viên. Tuy nhiên hiện 
nay, Trung tâm chưa xây dựng văn bản quy 
định nộp tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học 
tổ chức tại trường, do đó trong thời gian tới 
Trung tâm cần xây dựng văn bản để tiến 
hành thu thập đầy đủ nguồn tài liệu có giá 
trị khoa học cao này.
Hiện nay, số lượng tài liệu nội sinh trong 
Trung tâm tương đối đầy đủ các bộ sưu tập 
về luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa 
học đã xây dựng hoàn chỉnh bao gồm cả 
bản in và file số thuận tiện cho việc khai 
thác và sử dụng.
3.3. Kinh phí phát triển nguồn lực thông tin
Dựa trên nguồn kinh phí phê duyệt của 
lãnh đạo nhà trường mà Trung tâm lên kế 
hoạch phát triển NLTT. Trường Đại học 
Khoa học là một đơn vị sự nghiệp thuộc sự 
quản lý trực tiếp của Đại học Huế và Bộ 
Giáo dục Đào tạo. Do vậy, nguồn kinh phí 
dành cho công tác phát triển NLTT hoàn 
toàn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước 
cấp và nguồn thu từ học phí của sinh viên. 
Bảng 4. Kinh phí phát triển NLTT từ năm 
2014 đến năm 2019
Năm Kinh phí (VNĐ)
2014 208.284.500
2015 202.510.485
2016 157.945.500
2017 138.756.200
2018 133.181.200
2019 131.623.000
Bảng thống kê cho thấy, nguồn kinh phí 
cho công tác phát triển NLTT có xu hướng 
giảm dần. Nguồn kinh phí hạn hẹp trong 
khi giá cả tài liệu tăng cao nên việc phát 
triển NLTT cho Trung tâm gặp rất nhiều khó 
khăn. Hiện nay, Trường Đại học Khoa học 
nói riêng và các trường thuộc Đại học Huế 
nói chung đang trong lộ trình cắt giảm ngân 
sách nhà nước để tiến đến tự chủ, cùng với 
khó khăn trong việc tuyển sinh đầu vào làm 
cho nguồn thu ngân sách nhà trường giảm. 
Do đó, trong thời gian tới kinh phí cho công 
tác phát triển NLTT thông tin cũng là một 
thách thức không hề nhỏ đối với Trung tâm.
3.4. Công tác thanh lý nguồn lực thông tin
Thanh lý NLTT là công tác rà soát các 
NLTT không còn giá trị sử dụng lập danh 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 43
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT - TV
mục để làm thủ tục đề nghị thanh lý, loại 
bỏ ra khỏi kho nhằm nâng cao chất lượng 
NLTT tại Trung tâm của nhà trường. Tuy 
nhiên, thực tế tại Trung tâm chưa tiến hành 
công tác này thường xuyên. Nguyên nhân 
là khó khăn trong việc thành lập hội đồng 
thẩm định và các tiêu chí cụ thể xác định 
nguồn lực thông tin đó đã lỗi thời. Do đó 
trong thời gian tới, Trung tâm cần xây dựng 
các tiêu chí cụ thể trong việc thanh lý NLTT 
nhằm thuận lới cho công tác thanh lý góp 
phần nâng cao chất lượng NLTT.
3.5. Phối hợp phát triển và chia sẻ nguồn 
lực thông tin
- Về phối hợp phát triển nguồn lực thông tin: 
Đại học Huế có 8 trường thành viên và 
2 khoa trực thuộc, tất cả các đơn vị đều có 
trung tâm thông tin riêng đồng thời có Trung 
tâm Học liệu thuộc Đại học Huế phục vụ 
chung cho các trường thành viên. Tuy vậy, 
Trung tâm vẫn chưa tiến hành phối hợp bổ 
sung với đơn vị nào. Do đó, trong thời gian 
tới Trung tâm sẽ tiến hành phối hợp phát 
triển NLTT giữa các đơn vị thuộc các trường 
đại học thành viên và Trung tâm Học liệu 
Huế để tiết kiệm kinh phí, tăng chất lượng 
và hiệu quả phục vụ cho giảng dạy, học tập 
và nghiên cứu khoa học. 
- Về chia sẻ nguồn lực thông tin: 
Chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các trung 
tâm TT-TV sẽ làm thỏa mãn nhu cầu của 
người dùng tin một cách dễ dàng và hiệu 
quả. Vì vậy, việc chia sẻ nguồn lực thông tin 
giữa các trường đại học là hết sức cần thiết 
và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. 
Thực tế, Trung tâm đã ký kết văn bản 
chia sẻ NLTT với một số đơn vị trong Đại 
học Huế như: Đại học Y Dược, Đại học Kinh 
tế, Đại học Sư phạm và một số đơn vị khác. 
Tuy nhiên, việc chia sẻ NLTT giữa các đơn 
vị chỉ mang tính phục vụ, chưa chia sẻ và 
kết nối đầy đủ về nguồn dữ liệu.
3.6. Quy trình phát triển nguồn lực thông tin
Nhằm phục vụ có hiệu quả công tác 
giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên 
và sinh viên trong nhà Trường, hàng năm 
Trung tâm phối hợp với các Khoa, Bộ môn 
lập danh mục đăng ký mua sách, tài liệu 
tham khảo, sau đó trình Ban giám hiệu Nhà 
Trường phê duyệt và tiến hành bổ sung. 
Căn cứ lựa chọn tài liệu để bổ sung cho 
Trung tâm được tiến hành như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Lựa chọn từ danh 
mục tài liệu của nhà xuất bản, công ty phát 
hành sách.
- Trường hợp thứ hai: Giảng viên đề xuất 
tài liệu cần bổ sung. 
- Trường hợp thư ba: Căn cứ trên học liệu 
bắt buộc và tham khảo. 
- Trường hợp thứ tư: Đối với ấn phẩm định 
kỳ căn cứ các chuyên ngành đào tạo để lựa 
chọn cho phù hợp.
- Trường hợp thứ sáu: Đối với luận văn, 
luận án, đề tài nghiên cứu khoa học (tài liệu 
nội sinh) nộp theo quy định.
3.7. Một số giải pháp phát triển nguồn lực 
thông tin
* Xây dựng chính sách phát triển nguồn 
lực thông tin
Trung tâm phải xây dựng chính sách phát 
triển NLTT đảm bảo tính khoa học, khách 
quan và hiệu quả để phát triển NLTT đáp 
ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và đào 
tạo của nhà trường, cụ thể:
- Khái quát về chức năng, nhiệm vụ, định 
hướng phát triển của Trung tâm, nêu lên 
bản chất và phạm vi của NLTT mà cơ quan 
có ý định xây dựng;
- Chỉ rõ phương hướng bổ sung ưu tiên 
cũng như mức độ bổ sung đối với từng 
chuyên ngành cụ thể;
- Đưa ra các tiêu chuẩn chọn lựa các loại 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202044
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT - TV
hình tài liệu cụ thể cũng như các tiêu chí 
thanh lọc và loại bỏ các tài liệu không còn 
phù hợp ra khỏi tư liệu;
- Đảm bảo tính nhất quán và tính liên tục 
trong các giai đoạn phát triển NLTT (kể cả 
trong trường hợp có biến động hay thay đổi 
về nhân sự làm công tác bổ sung); 
- Đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các 
loại hình tư liệu như: sách, ấn phẩm định kỳ, 
tài liệu điện tử.
* Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán 
bộ phát triển nguồn lực thông tin
Căn cứ vào năng lực của cán bộ thư viện 
mà phân công công việc cho phù hợp để 
phát huy sở trường của họ, do đó phải nắm 
được phẩm chất, năng lực nhân viên của 
mình để phân công công việc một cách hợp 
lý nhất mang lại hiệu quả công việc cao 
nhất. Cần thường xuyên bồi dưỡng cho cán 
bộ làm công tác phát triển NLTT, nâng cao 
hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn mà 
nhà trường đào tạo, nắm khái quát nội dung 
các ngành từ đó mới xây dựng được kế 
hoạch phát triển NLTT một cách phù hợp.
* Phối hợp với cán bộ giảng viên
Giảng viên là người trực tiếp giảng dạy và 
nghiên cứu khoa học lĩnh vực của mình vì 
vậy phát huy vai trò của họ trong việc phát 
triển NLTT là hết sức thiết thực và hiệu quả 
đảm bảo nắm bắt sâu về kiến thức chuyên 
ngành.
Để phối hợp tốt với cán bộ giảng viên thì 
cán bộ phát triển NLTT cần thường xuyên 
trao đổi để họ tư vấn hoặc trực tiếp chọn 
lựa, giới thiệu cho thư viện. Tuy nhiên, để 
thực hiện hiệu quả công tác này thì Nhà 
trường phải ban hành các quy định cụ thể 
để giảng viên có vai trò trực tiếp trong công 
tác phát triển NLTT của nhà trường.
Thường xuyên tổ chức các buổi hướng 
dẫn cho cán bộ, giảng viên và sinh viên về 
NLTT mà Trung tâm có cũng như có dịp để 
trao đổi và đánh giá để có cơ sở xây dựng 
kế hoạch phát triển NLTT.
* Tăng cường sự phối hợp phát triển, 
chia sẻ nguồn lực thông tin
Thực tế hiện nay công tác phối hợp và 
chia sẻ NLTT tại Trung tâm, chỉ mới được 
thực hiện ở giai đoạn đầu chưa đi vào thực 
chất, do đó trong thời gian tới cần thực hiện 
một số công việc sau: 
- Chuẩn hóa công tác chuyên môn, hoàn 
thiện hệ thống mạng, xây dựng CSDL điện 
tử nhằm hoàn chỉnh hệ thống thông tin 
mạng liên thông.
- Xây dựng mục lục liên hợp về nguồn 
thông tin hiện có, đây là chiếc cầu nối giữa 
các cơ quan TT-TV và là công cụ hữu ích 
cho việc tìm kiếm, khai thác thông tin.
- Xây dựng danh sách trang Web của các 
thư viện, trung tâm thông tin, viện nghiên 
cứu, theo từng nhóm, đưa lên Website 
của Trường để giới thiệu cho bạn đọc, từ đó 
người dùng tin có thể truy cập vào CSDL 
của từng thư viện, biết tài liệu mình cần 
đang có ở đâu và tìm đến đọc.
- Trung tâm cần xây dựng quy chế, thỏa 
thuận quyền lợi, trách nhiệm và chi phí phục 
vụ rõ ràng giữa trung tâm TT-TV các trường 
đại học thành viên và Trung tâm Học liệu 
thuộc Đại học Huế nói riêng và các trung 
tâm TT-TV trên cả nước nói chung để có 
thể chia sẻ nguồn tài liệu của nhau, tạo điều 
kiện cho bạn đọc được mượn liên thư viện, 
chia sẻ NLTT điện tử nội sinh. 
- Phối hợp với các trung tâm TT-TV khác 
có nhu cầu thông tin tương đối giống nhau 
có thể cùng mua chung một CSDL điện tử 
để giảm chi phí và tiết kiệm công sức xử lý 
tài liệu.
- Bên cạnh việc chia sẻ NLTT, Trung tâm 
cần tạo lập và thúc đẩy mối quan hệ với 
thư viện các nước trên thế giới thông qua 
các hình thức trao đổi, biếu tặng. Để làm 
tốt công việc này, Trung tâm cần phải có 
sự chuẩn bị tốt về nhân lực có khả năng 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_phat_trien_nguon_luc_thong_tin_tai_trung_ta.pdf