Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử

Những lợi ích của điện toán đám mây cho các doanh nghiệp trực tuyến hiện nay là vô tận và dễ nhận thấy. Nói đến điện toán đám mây (ĐTĐM) là nói đến hiệu quả về chi phí, giảm thiểu phần cứng, phần mềm, dịch vị bảo trì, và chi phí quản lý. Điện toán đám mây cung cấp sự tiện lợi và tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng đội ngũ kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT). Có thể nói điện toán đám mây là đơn giản cho việc sử dụng và từ đó dẫn đến tăng năng suất lao động. Thương lượng tự động (TLTĐ) đã trở thành nội dung cốt lõi của thương mại điện tử thông minh. Nghiên cứu truyền thống trong đàm phán tự động tập trung vào lý thuyết về giao thức và chiến lược đàm phán. Bài báo này thảo luận về lý do và chỉ ra rằng hệ thống thương lượng tự động là một dịch vụ rất phù hợp và khả thi với công nghệ điện toán đám mây. Chúng tôi cũng đề xuất một mô hình và giải thuật cho hệ thống thương lượng tự động trong hệ đa tác tử. Trong hệ thống này, tất cả các thông tin sản phẩm và chi tiết về tác tử được lưu trữ trên đám mây. Hệ thống xây dựng nói trên là động và việc tăng các tác tử đồng nghĩa việc gia tăng người sử dụng.

Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử trang 1

Trang 1

Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử trang 2

Trang 2

Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử trang 3

Trang 3

Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử trang 4

Trang 4

Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử trang 5

Trang 5

Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử trang 6

Trang 6

Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử trang 7

Trang 7

Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử trang 8

Trang 8

Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử trang 9

Trang 9

Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang Trúc Khang 09/01/2024 19360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử

Một mô hình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong bài toán thương lượng tự động sử dụng hệ đa tác tử
342 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 3, 2017 342–357 
MỘT MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM 
MÂY TRONG BÀI TOÁN THƯƠNG LƯỢNG TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG 
HỆ ĐA TÁC TỬ 
Bùi Đức Dươnga* 
aKhoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 11 tháng 01 năm 2017 | Chỉnh sửa ngày 11 tháng 04 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 07 năm 2017 
Tóm tắt 
Những lợi ích của điện toán đám mây cho các doanh nghiệp trực tuyến hiện nay là vô tận và 
dễ nhận thấy. Nói đến điện toán đám mây (ĐTĐM) là nói đến hiệu quả về chi phí, giảm thiểu 
phần cứng, phần mềm, dịch vị bảo trì, và chi phí quản lý. Điện toán đám mây cung cấp sự 
tiện lợi và tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng đội ngũ kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT). 
Có thể nói điện toán đám mây là đơn giản cho việc sử dụng và từ đó dẫn đến tăng năng suất 
lao động. Thương lượng tự động (TLTĐ) đã trở thành nội dung cốt lõi của thương mại điện 
tử thông minh. Nghiên cứu truyền thống trong đàm phán tự động tập trung vào lý thuyết về 
giao thức và chiến lược đàm phán. Bài báo này thảo luận về lý do và chỉ ra rằng hệ thống 
thương lượng tự động là một dịch vụ rất phù hợp và khả thi với công nghệ điện toán đám 
mây. Chúng tôi cũng đề xuất một mô hình và giải thuật cho hệ thống thương lượng tự động 
trong hệ đa tác tử. Trong hệ thống này, tất cả các thông tin sản phẩm và chi tiết về tác tử 
được lưu trữ trên đám mây. Hệ thống xây dựng nói trên là động và việc tăng các tác tử đồng 
nghĩa việc gia tăng người sử dụng. 
Từ khóa: Công nghệ tác tử; Điện toán đám mây; Thương lượng tự động; Thương mại điện 
tử. 
1. GIỚI THIỆU 
Cloud computing - Ảo hóa đám mây hay còn gọi là ĐTĐM là một thuật ngữ xuất 
hiện từ năm 2007. Đây là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển 
dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ đám mây là cách nói ẩn dụ của Internet và gợi sự liên 
tưởng về cơ sở hạ tầng phức tạp chứa trong nó (Bùi, Bùi, & Đỗ, 2015; Akhani, Chuadhary, 
& Somani, 2011). 
Có thể nói ĐTĐM là một cuộc cách mạng mới trong ngành công nghệ thông tin 
* Tác giả liên hệ: Email: buiducduong@ntu.edu.vn 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 343 
(CNTT). Đây là một giải pháp dựa trên Internet mà ở đó việc cung cấp tài nguyên chia sẻ 
người ta thường ví giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Các máy tính 
trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng nhau và các ứng dụng khác nhau sử 
dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể là chúng đang chạy trên một hệ thống duy 
nhất (Lawrence, Djemame, Wäldrich, Ziegler, & Zsigri, 2010). 
Tính linh hoạt của ĐTĐM là một chức năng phân phát tài nguyên theo yêu cầu. 
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài nguyên tích lũy của hệ thống, 
phủ nhận sự cần thiết phải chỉ định phần cứng cụ thể cho một nhiệm vụ. Trước ĐTĐM, 
các trang web và các ứng dụng dựa trên máy chủ được thi hành trên một hệ thống cụ thể. 
Với sự ra đời của ĐTĐM, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính ảo. Cấu hình 
hợp nhất này cung cấp một môi trường ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà 
không quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào. 
Hình 1. Mô hình điện toán đám mây 
Trên thế giới, ảo hóa và ĐTĐM đang được ứng dụng rộng rãi, những doanh nghiệp 
đi đầu trong có thể kể đến như: VMWare, IBM, Intel, Microsoft, HP, Cisco, Amazon... 
Không dừng lại ở qui mô máy tính, máy chủ, công nghệ ảo hóa và ĐTĐM còn được phát 
344 Bùi Đức Dương 
triển và ứng dụng trên điện thoại di động, các thiết bị cầm tay, thiết bị lưu trữ... ĐTĐM 
ngày càng được ứng dụng nhiều trong các cơ quan chính phủ tại nhiều quốc gia trên thế 
giới như Anh, Nhật, Mỹ và nhiều nước phát triển khác (Bùi và ctg., 2015). 
Hình 2. Một số nhà cung cấp dịch vụ đám mây 
Ở trong nước, giải pháp ảo hóa và ĐTĐM đã được nhiều công ty, trường đại học 
(Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội) ưu tiên nghiên cứu và 
là chủ đề mới trong lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới chỉ ở mức độ tìm 
hiểu công nghệ và các sản phẩm, khả năng ứng dụng mới đang ở mức độ ảo hóa trên từng 
hệ thống máy chủ riêng lẻ. 
Khái niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là Thương 
mại điện tử (TMĐT) ra đời và đang trở thành xu thế mới, thay thế dần phương thức kinh 
doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn 
và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Xu hướng kết nối và xử lý phân tán 
được coi là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của máy tính hiện đại. Số lượng 
ứng dụng đa dạng với độ phức tạp không ngừng tăng. Máy tính ngày càng đảm nhiệm 
công việc phức tạp hơn, không gần với khái niệm tính toán truyền thống. Đây là những 
công việc trước đây vốn chỉ có con người có khả năng thực hiện. Để tăng năng suất, hiệu 
quả, giải phóng con người khỏi nhiều công việc truyền thống, chúng ta có xu hướng trao 
cho máy tính nhiều quyền hơn trong hành động và ra q ... 
những sự lựa chọn đó. Như thế, người dùng có thể duyệt qua danh mục hàng hóa cần mua 
rồi quyết định chọn thứ cần mua. Có thể nhận xét trong các hệ thống hiện nay, chương 
trình chỉ hỗ trợ người dùng ở giai đoạn môi giới sản phẩm hoặc/và môi giới người bán 
(Bùi và ctg., 2015; Mihnea, 2012). 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 349 
TLTĐ dựa vào công nghệ tác tử kết hợp với hệ thống phân tán và trí tuệ nhân tạo 
đang là một hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm. Ở đây, thương lượng 
là tiến trình nhóm các tác tử giao tiếp với nhau để cố gắng tiến đến một thỏa thuận về một 
số vấn đề. Khái niệm thương lượng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại 
(đồng ý thông qua giá bán, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa), chính trị (đàm phán 
giữa những quốc gia về những vùng tài nguyên muốn sử dụng) và một số lĩnh vực khác 
nữa. Khi nghiên cứu về thương lượng, có 3 vấn đề chính được quan tâm như được trình 
bày dưới đây (Bùi và ctg., 2015; Serban, 2012). 
 Giao thức thương lượng: Là tập luật ràng buộc các thành phần tham gia cần 
tuân thủ trong quá trình thương lượng, nó miêu tả các bước thương lượng, 
những thông điệp có thể trao đổi trong quá trình thương lượng, những hành vi 
mà các thành viên tham gia được phép làm trong quá trình thương lượng. 
 Đối tượng thương lượng: Miêu tả những gì được đưa ra đàm phán giữa các đối 
tác. Nó có thể là những thỏa thuận người dùng muốn đạt được, một hành vi họ 
muốn thực thi hoặc đơn giản là một mặt hàng họ muốn có. Nếu đối tượng có 
nhiều thuộc tính sẽ được gọi là multi-issue, ngược lại thì gọi là single-issue. 
 Chiến lược thương lượng: Là cách thức các tác tử ra quyết định trong suốt quá 
trình đàm phán, điều này phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực của bài toán, giao thức, 
đối tượng và thông tin mà tác tử có. 
3. MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG 
Trong phần này, tác giả trình bày chi tiết hệ thống đề xuất sử dụng để tiến hành 
TLTĐ trong kinh doanh trực tuyến trên nền ĐTĐM. 
3.1. Cấu trúc tác tử 
Vấn đề chính khi thiết kế hệ thống TMĐT dựa trên tác tử là chúng ta chưa biết 
đối tác thương lượng nên chưa biết cần sử dụng giao thức và chiến lược nào là phù hợp. 
Trong các hệ thống thương lượng thông thường, tác tử tham gia thị trường phải lưu dự 
350 Bùi Đức Dương 
phòng một lượng lớn các giao thức, các chiến lược, điều này ảnh hưởng đến sự di trú của 
tác tử do kích thước thường khá lớn. Để khắc phục hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất tách 
các thành phần trong cấu trúc của tác tử (Hình 3) thành 3 phần riêng: Truyền thông; Giao 
thức; và Chiến lược. 
Truyền thông Giao thức Chiến lược 
Hình 3. Cấu trúc tác tử 
 Truyền thông: Thực hiện nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa các tác tử. Tổ chức 
FIPA đã hỗ trợ công nghệ truyền thông tiêu chuẩn ACL. Giả định rằng các 
chức năng của phần này đảm bảo giúp cho các thành phần trong hệ thống liên 
lạc được với nhau. 
 Giao thức: Là tập các qui định sử dụng trong quá trình thương lượng. Khi tác 
tử bắt đầu một cuộc thương lượng, nó tự tìm giao thức phù hợp có thể sử dụng 
để nạp vào (từ máy cục bộ của người dùng, từ máy server). 
 Chiến lược: Được thiết kế để giúp quá trình thương lượng kết thúc thành công. 
Mô hình tranh luận được vận dụng để thương lượng chứa các chính sách, tập 
các mục tiêu cần đạt, các hành động, qui tắc hành động, kích hoạt. 
Trong thử nghiệm dưới đây, khi di trú tác tử mang phần truyền thông trong cấu 
trúc. Sau khi tác tử đã di chuyển đến nơi thương lượng, dựa vào lịch sử giao dịch của 
người dùng với tác tử bán, phần giao thức và chiến lược phù hợp sẽ được tải đến để sử 
dụng. 
3.2. Mô tả hệ thống 
Trong hệ thống TLTĐ, khi một khách hàng muốn mua một mặt hàng, họ sẽ tạo ra 
một tác tử và cung cấp các tiêu chí quan tâm khi mua hàng. Ví dụ, khi muốn mua một 
máy tính, ta thường chú ý đến giá cả, cấu hình, thương hiệu, mẫu mã 
Hình 4 là đề xuất của tác giả về hệ thống TLTĐ sử dụng công nghệ ĐTĐM. Có 
thể nói, trong kiến trúc này có thành phần quan trọng nhất là 2 container: Container 1 cho 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 351 
phía mua hàng ở nửa trên và Container 2 cho bên bán ở nửa dưới. Personal Agent P1 là 
đại diện cho người dùng u1 (Buyer-người mua hàng), và tạo ra 2 ClientAgent: C11 và C12 
dùng để lần lượt mua 2 sản phẩm p1 và p2. Tương tự, Personal Agent P2 là đại diện cho 
người mua hàng user u2, tạo ra 2 ClientAgent: C21 và C22 dùng để lần lượt mua 2 sản 
phẩm p1 và p3. Cũng trong mô hình này, chúng tôi đề nghị mỗi ClientAgent sẽ có 2 tác tử 
đại diện đi thương lượng (Ví dụ: C11 có B111 và B112 làm đại diện). 
Hình 4. Kiến trúc hệ thống thương lượng ứng dụng điện toán đám mây 
Về phía bên bán, trong container 2, Personal Agent P3 là đại diện cho người dùng 
u3 (Seller-người bán hàng), và tạo ra 3 SellerAgent: S11, S12 và S13 dùng để lần lượt chào 
bán 3 sản phẩm p1, p2 và p3. Tương tự, Personal Agent P4 đại diện cho user u4, tạo ra 3 
SellerAgent: S21, S22 và S23 cũng dùng để chào bán 3 sản phẩm p1, p2 và p3. 
352 Bùi Đức Dương 
3.3. Tiến trình thương lượng 
Khi có nhu cầu thương lượng, cả người bán (Seller) và người mua (Buyer) đều 
đăng nhập vào hệ thống. Đối với người muốn mua một mặt hàng, họ sẽ tạo ra một tác tử 
mua (b_agent) và cung cấp các tiêu chí quan tâm khi mua hàng. Ví dụ, khi muốn mua 
một máy tính, ta thường chú ý đến giá cả, cấu hình, thương hiệu, kiểu dáng Tương tự, 
phía bên bán cũng tạo ra tác tử bán (s_agent) và cung cấp thông tin chi tiết về đối tượng 
thương lượng. 
Trong mô hình này, tiến trình thương lượng được tác giả sử dụng lại ba bước: Tìm 
kiếm; Đánh giá; và Phản hồi, đã được giới thiệu trong Bùi và ctg. (2015). Tuy nhiên để 
tăng tốc độ thương lượng, tác giả cải tiến hệ thống bằng cách không sử dụng thêm tác tử 
điều phối để phân loại và lựa chọn được các đối tác tiềm năng dùng để thương lượng. Chi 
tiết như sau: 
 Giai đoạn 1 (Tìm kiếm): Các tác tử đại diện cho người mua gửi yêu cầu dựa 
trên thông tin được cung cấp, giao tiếp và so sánh với các yêu cầu của các tác 
tử bán từ đó chọn được đối tác phù hợp với các yêu cầu cơ bản của người mua. 
 Giai đoạn 2 (Đánh giá): Trong thực tế khi mua bán sản phẩm, nhiều yếu tố có 
thể được quan tâm. Trong bài báo này, để minh họa tác giả vẫn chỉ đưa ra đánh 
giá thông qua 3 yếu tố cơ bản bao gồm giá bán, chất lượng và thời gian đáp 
ứng. Đặt S(i, j) là hàm xác định mức độ phù hợp giữa yêu cầu mua thứ 𝑖 và yêu 
cầu bán thứ 𝑗, ta có: 
i
s
j
b
i
s
j
s
i
b
j
s
i
b
j
s
i
b
T
TT
w
Q
QQ
w
P
PP
wjiS
max_
min_max_
3
max_
min_max_
2
max_
min_max_
1),(
 (1) 
Trong đó:
i
bP max_ là mức giá cao nhất mà người mua 𝑖 chấp nhận mua; 
j
sP min_ là giá 
thấp nhất mà bên phía bán thứ 𝑗 chấp nhận bán sản phẩm; jsQ max_ là mức chất lượng cao 
nhất mà người bán 𝑗 có thể đáp ứng; ibQ min_ là mức chất lượng thấp nhất mà bên mua thứ 
𝑖 chấp nhận; ibT max_ là thời gian đáp ứng dài nhất mà người mua i chấp nhận mua và 
j
sT min_
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 353 
là thời gian ít nhất có thể bên phía bán thứ j đáp ứng sản phẩm; và kw (với 0 kw và 
 
3
1
3,1,1 kwk ) là trọng số phản ánh mức độ quan trọng của yếu tố thứ 𝑘 trong sản 
phẩm thương lượng.Việc quy định mức chất lượng Q cho một mặt hàng giả định do một 
đơn vị độc lập kiểm định. 
Có thể thấy, nếu xảy ra 1 trong 3 trường hợp 
j
s
i
b PP min_max_ , 
i
b
j
s QQ min_max_ hay 
j
b
i
s TT min_max_ thì (i, j) không phải là cặp đối tác tiềm năng. Ngược lại, tác tử điều phối 
sẽ trả về kết quả S(i, j) phản ánh mức độ phù hợp của hai bên i và j. 
 Giai đoạn 3 (Phản hồi): Cứ mỗi lần đánh giá đối tác 𝑗 và được S(i, j) > (với 
 là ngưỡng được xác định trước), phản hồi để tiến hành thương lượng. 
Có thể thấy, trong ba giai đoạn nêu trên thì Giai đoạn 1 và Giai đoạn 3 đã được 
cải tiến về tốc độ làm tăng hiệu quả tiến trình thương lượng. 
4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 
Phần minh họa dưới đây sử dụng một kịch bản mua bán đơn giản với tình huống 
là khách hàng cần mua một sản phẩm cụ thể. Trong 5 lần thực nghiệm, mỗi lần hệ thống 
sẽ tạo ra 1 tác tử mua, 10 tác tử bán. Để xử lý đơn giản nhưng không ảnh hưởng kết quả 
cuối cùng, các mức về giá cả, chất lượng và thời gian được quy đổi về thang đo từ 0 đến 
10 (Bảng 1). 
Bảng 1. Thông số của tác tử mua 
Pmax Pmin w1 Qmax Qmin w2 Tmax Tmin w3 
8 6 0.3 9 7 0.5 6 3 0.2 
Trong lần thực nghiệm thứ nhất dưới đây, giả thiết đặt ra là khách hàng cần mua 
mặt hàng 1 với các mức dao động giá từ 6 đến 8, chất lượng từ 7 đến 9 và thời gian từ 3 
đến 6. Trọng số tương ứng của chúng là 0.3, 0.5 và 0.2 cho biết người mua chú ý đến chất 
lượng sản phẩm. Tương tự, Bảng 2 là thông số giá cả, chất lượng và thời gian của 10 tác 
tử bán. Cho trước ngưỡng  = 0.25, tác tử với bộ phận truyền thông đã tìm được đối tác 
354 Bùi Đức Dương 
tiềm năng trên đám mây sau 7 lần tiếp xúc. Lúc đó giao thức và chiến lược “bậc thang” 
đã định sẵn được tải về để tiến hành thương lượng. 
Bảng 2. Thông số của 10 tác tử bán 
STT Pmax Pmin Qmax Qmin Tmax Tmin S(i,j) Kết quả 
1 10.0 6.5 9.0 9.0 10.0 5.0 0.20 FALSE 
2 8.5 7.5 8.0 7.0 8.0 2.0 0.21 FALSE 
3 9.5 6.0 9.0 6.0 9.0 6.0 FALSE 
4 9.0 5.9 8.0 8.0 9.0 4.0 0.21 FALSE 
5 7.8 6.5 9.0 7.0 7.0 4.0 0.23 FALSE 
6 8.0 6.1 6.0 6.0 8.0 4.0 FALSE 
7 9.3 6.2 9.0 8.0 7.0 2.0 0.31 TRUE 
8 9.0 7.5 7.0 6.0 8.0 4.0 0.09 FALSE 
9 8.8 6.5 7.7 6.5 8.5 5.0 0.14 FALSE 
10 9.0 6.2 9.0 7.5 6.0 3.0 0.28 TRUE 
Thử nghiệm với ba phương án: Phương án 1 với cấu trúc thông thường không sử 
dụng môi trường ĐTĐM; Phương án 2 với cấu trúc phân tách tác tử không sử dụng môi 
trường ĐTĐM; và Phương án 3 với cấu trúc phân tách tác tử có sử dụng môi trường 
ĐTĐM, sử dụng công cụ Google App Engine và ngôn ngữ Java cho kết quả thời gian 
thương lượng theo Phương án 3 là tốt nhất, gần tương đương là Phương án 2 còn Phương 
án 1 (không phân tách tác tử) cần khoảng thời gian khá nhiều. Kết quả cụ thể được trình 
bày trong Bảng 3 và Hình 5. 
Bảng 3. Kết quả 5 thí nghiệm 
TN 
Thời gian thương lượng (ms) 
Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 
1 33 26 23 
2 22 17 16 
3 14 10 9 
4 31 22 18 
5 17 9 9 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 355 
Hình 5. So sánh thời gian thương lượng 
5. KẾT LUẬN 
TLTĐ dựa trên hệ thống đa tác tử là lĩnh vực đang được các nhà nghiên cứu quan 
tâm vì nó hứa hẹn cung cấp các phương án kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nâng 
cao năng suất. Tác giả đã trình bày một cải tiến về mô hình kiến trúc hệ thống bằng cách 
phân tách tác tử. Đề xuất này làm giảm đáng kể dung lượng tác tử, giúp tăng tốc độ khởi 
tạo và di chuyển của tác tử trong môi trường điện toán đám mây. Sau khi xác định được 
đối tác, tác tử mới nạp giao thức và chiến lược tương ứng của nó về để tiến hành thương 
lượng. Mặc dù việc thử nghiệm còn ở quy mô nhỏ, kết quả mô phỏng hệ thống trên đám 
mây bước đầu cho thấy mô hình đề xuất khả thi và có hiệu quả. Để tăng độ tin cậy, trong 
tương lai, tác giả sẽ tiếp tục thử nhiệm với quy mô lớn hơn. Đồng thời nghiên cứu để áp 
dụng những tri thức về phân loại, dự báo vào hệ thống của mình nhằm làm tăng mức độ 
thông minh và tính chủ động của hệ thống. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Akhani, J., Chuadhary, S., & Somani, G. (2011). Negotiation for resource allocation in 
iaas cloud. Paper presented at The Fourth Annual ACM Bangalore Conference, 
USA. 
Amiir, V. D., & Rajkumar, B. (2015). An autonomous reliabilit ty-aware negotiation 
strategy for cloud computing environments. Paper presented at The IEEE/ACM 
International Symposium on Cluster, Cloud and Grid Computing, USA. 
Bùi, Đ. D., Bùi, Q. K., & Đỗ, V. T. (2015). Một mô hình cải tiến cùng các giải thuật đề 
356 Bùi Đức Dương 
xuất giúp lựa chọn đối tác tiềm năng cho bài toán thương lượng tự động trong hệ 
đa tác tử. Bài báo được trình bày tại Hội nghị Quốc gia lần thứ VIII về Nghiên 
cứu Cơ bản và Ứng dụng Công nghệ Thông tin, Việt Nam. 
Calheiros, R., Ranjan, R., Beloglazov, A., Rose, D. C., & Buyya, R. (2011). Cloudsim: A 
toolkit for modeling and simulation of cloud computing environments and 
evaluation of resource provisioning algorithms. Software: Practice and 
Experience, 41(1), 23-50. 
Lawrence, A., Djemame, K., Wäldrich, O., Ziegler, W., & Zsigri, C. (2010). Using 
service level agreements for optimising cloud infrastructure services. Paper 
presented at The Service Wave Workshops, Belgium. 
Michael, R. M. (2009). Cloud computing: Web-based applications that change the way 
you work and collaborate online. Indiana, USA: Que Publishing. 
Mihnea, S. (2012). Complex negotiations in multi-agent systems. Paper presented at The 
European Unio Information and Communication Technologies (ICT) Conference, 
Greece. 
Serban, R. (2012). An adaptive negotiation multi-agent system for e-Commerce 
applications. (Doctoral Thesis), The University Politehnica, Romania. Retrieved 
from  
Srinivas, J., Venkata, S. R., & Moiz, Q. A. (2012). Cloud computing basics. International 
Journal of Advanced Research in Computer and Communication Engineering, 
1(5), 343-347. 
Suraj, K. T., & Mohit, K. M. (2014). Mobile agent based open cloud computing: 
Federation and task management. International Journal of Engineering 
Development and Research, 2(3), 3302-3305. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ] 357 
A MODEL BASED ON CLOUD COMPUTING IN A MULTI-
AGENT BASED NEGOTIATION SYSTEM 
Bui Duc Duonga* 
aThe Faculty of Information Technology, Nhatrang University, Khanhhoa, Vietnam 
*Corresponding author: Email: buiducduong@ntu.edu.vn 
Article history 
Received: January 11th, 2017 | Received in revised form: April 11th, 2017 
Accepted: July 07th, 2017 
Abstract 
The benefits of cloud computing for online businesses nowadays are endless and easy to 
understand. Cloud computing is cost effective and reduces hardware, software, maintenance, 
and management costs. Cloud computing offers convenience, and more efficient use of a 
limited information technology staff. Also cloud computing is simple to use and leads to 
increased workforce productivity. Automated negotiation has become the core of the 
intelligent E-commerce. Traditional research in automated negotiation is focused on theory 
about negotiation protocol and strategy. This paper discusses reasons for such a situation 
and points out that making the automated negotiation system as a service in line with the 
cloud computing is a feasible way for the practical application of the automated negotiation 
system. We also proposed a negotiation system using cloud. In this system, all product 
information and multiple agent details are stored on cloud. This system is dynamic and 
increases the agents with the increase in participating user. 
Keywords: Agent technology; Automated negotiation; Cloud computing; E-Commerce. 

File đính kèm:

  • pdfmot_mo_hinh_ung_dung_cong_nghe_dien_toan_dam_may_trong_bai_t.pdf