Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực

Cùng với sự phát triển của xã hội, sứ mệnh của các thư viện đã có sự

chuyển dịch từ: Quản lý tài liệu  Quản trị thông tin  Quản trị tri thức.

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, sứ mệnh này lại tiếp tục được mở

rộng với vai trò mới đó là quản trị tri thức số. Theo Klaus Ceynowa [10]

quản trị tri thức trong không gian dữ liệu sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của các

thư viện hiện nay và tương lai. Thư viện sẽ là nơi quản lý ký ức xã hội tri

thức số; thư viện sẽ quản trị các thế giới dữ liệu mở liên kết của tri thức.

Theo Agnes Mainka, Sviatlana Khveshchanka [1] các thư viện sẽ giống

như những Trung tâm Tri thức số. Sự phát triển này không chỉ được đề

cập trên phương diện lý thuyết, cũng không phải chỉ diễn ra ở các nước

phát triển mà ngay tại Việt Nam hiện nay nhiều Trung tâm thông tin thư

viện đã triển khai chiến lược chuyển đổi sang mô hình TTTTS - Digital

Knowledge Hub. Việc chuyển đổi này là xu thế tất yếu của sự phát triển,

nó mở ra nhiều cơ hội cho các thư viện và trung tâm thông tin, tuy nhiên

nó cũng đặt ra nhiều thách thức đặc biệt là vần đề nhân lực. Từ những

luận điểm trên, việc nghiên cứu những yêu cầu đối với nhân lực trong

TTTTS, luận giải về những vấn đề đặt ra tại Việt Nam hiện nay cũng như

đề xuất giải pháp hoàn thiện là mục tiêu của bài viết này

Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực trang 1

Trang 1

Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực trang 2

Trang 2

Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực trang 3

Trang 3

Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực trang 4

Trang 4

Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực trang 5

Trang 5

Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực trang 6

Trang 6

Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực trang 7

Trang 7

Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực trang 8

Trang 8

Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực trang 9

Trang 9

Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 19 trang baonam 8460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực

Mô hình trung tâm tri thức số tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra về nhân lực
MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM 
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ NHÂN LỰC
Nguyễn Văn Thiên1* - Nguyễn Thanh Thủy2**
Tóm tắt: Bài viết này tập trung vào các nội dung sau: Phân tích 
đặc điểm của Trung tâm Tri thức số (TTTTS), yêu cầu về nhân lực 
trong TTTTS; luận giải đánh giá thực trạng nhân lực trong các 
thư viện (TV) và trung tâm thông tin (TTTT) ở Việt Nam; Đề xuất 
giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực thông tin thư viện nhằm 
đảm bảo vận hành hiệu quả các TTTTS.
Từ khóa: Nhân lực; Trung tâm Tri thức số; Thư viện Việt Nam.
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội, sứ mệnh của các thư viện đã có sự 
chuyển dịch từ: Quản lý tài liệu  Quản trị thông tin  Quản trị tri thức. 
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, sứ mệnh này lại tiếp tục được mở 
rộng với vai trò mới đó là quản trị tri thức số. Theo Klaus Ceynowa [10] 
quản trị tri thức trong không gian dữ liệu sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của các 
thư viện hiện nay và tương lai. Thư viện sẽ là nơi quản lý ký ức xã hội tri 
thức số; thư viện sẽ quản trị các thế giới dữ liệu mở liên kết của tri thức. 
Theo Agnes Mainka, Sviatlana Khveshchanka [1] các thư viện sẽ giống 
như những Trung tâm Tri thức số. Sự phát triển này không chỉ được đề 
cập trên phương diện lý thuyết, cũng không phải chỉ diễn ra ở các nước 
phát triển mà ngay tại Việt Nam hiện nay nhiều Trung tâm thông tin thư 
viện đã triển khai chiến lược chuyển đổi sang mô hình TTTTS - Digital 
* Tiến sĩ, Khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
** Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Giao thông Vận tải.
114
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Knowledge Hub. Việc chuyển đổi này là xu thế tất yếu của sự phát triển, 
nó mở ra nhiều cơ hội cho các thư viện và trung tâm thông tin, tuy nhiên 
nó cũng đặt ra nhiều thách thức đặc biệt là vần đề nhân lực. Từ những 
luận điểm trên, việc nghiên cứu những yêu cầu đối với nhân lực trong 
TTTTS, luận giải về những vấn đề đặt ra tại Việt Nam hiện nay cũng như 
đề xuất giải pháp hoàn thiện là mục tiêu của bài viết này.
1. TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ 
TTTTS - Digital Knowledge Hub là mô hình khá mới, nó xuất hiện 
cùng với xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ trong các lĩnh vực ngành 
nghề, trong đó có lĩnh vực thông tin thư viện. Đã có nhiều học giả 
trong và ngoài nước đề cập đến mô hình này tiêu biểu như: Klaus 
Ceynowa [10]; Agnes Mainka, Sviatlana Khveshchanka [1]; Martin, B., 
A. Hazen, and M. Sarrafzadeh [11]; Paul Pandan, M. [12]; Chowdhury, 
C.G & Chowdhury, S. [2]; Nguyễn Hoàng Sơn [14] Những nghiên 
cứu này tiếp cận TTTTS từ những phương diện khác nhau như khái 
niệm, đặc điểm, vai trò, hay giới thiệu về mô hình trung tâm tri thức tại 
một số quốc gia trên thế giới. Tổng hợp các quan điểm trên có thể nhận 
diện TTTTS (trung tâm) từ những đặc điểm sau:
+ Nơi lưu trữ, tổ chức, phổ biến và kết nối các tài nguyên tri thức số. 
+ Hoạt động của trung tâm dựa trên một nền tảng công nghệ hiện 
đại, thông minh kết nối liên thông tạo thành một hệ sinh thái tri thức số.
+ Trung tâm hoạt động trong không gian vật lý và không gian ảo, 
trong đó người sử dụng tương tác với trung tâm chủ yếu thông qua 
môi trường mạng.
+ Trung tâm đóng vai trò là hạ tầng nghiên cứu, là cơ sở của không 
gian dữ liệu liên kết mở. Hoạt động quản trị của trung tâm dựa trên 
dòng tri thức thay vì những đơn vị tri thức riêng lẻ. 
+ Dịch vụ của trung tâm hỗ trợ xử lý dữ liệu khối (dữ liệu lớn) 
cho các phân tích định lượng với cấu trúc ngữ nghĩa liên kết và trực 
quan hóa của các mạng tri thức với mục tiêu làm cho chúng có thể điều 
hướng được dễ dàng, đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của các 
quá trình nghiên cứu hiện đại. 
115
MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ NHÂN LỰC 
+ Dịch vụ của trung tâm cho phép người sử dụng có thể dùng các 
thuật toán cấu trúc lại không gian dữ liệu. Người sử dụng không chỉ 
khai thác thông tin, tri thức mà còn tái tạo ra sản phẩm tri thức mới, 
đồng thời chia sẻ đóng góp cho cộng đồng.
Như vậy có thể thấy có khá nhiều khác biệt giữa TTTTS so với 
Trung tâm thông tin. Những khác biệt này đặt ra nhiều yêu cầu, thách 
thức đối với các thư viện khi chuyển đổi sang mô hình này. TTTTS hoạt 
động trên nền tảng công nghệ số và những thành tựu khác của khoa 
học và công nghệ, tuy nhiên nó vẫn là một thực thể được cấu thành 
từ các yếu tố căn bản như: con người, tài nguyên thông tin, tri thức và 
công nghệ. Trong đó, yếu tố con người vẫn giữ vị trí then chốt bởi trong 
bất cứ hoạt động nào, con người cũng luôn đóng vai trò quan trọng và 
có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của mỗi tổ chức. 
TTTTS có nhiều thay đổi trong chức năng nhiệm vụ cũng như trong 
phương thức thực hiện công việc. Các thay đổi này đã đặt ra những 
yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực.
2. NHÂN LỰC TRONG TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
Trong nghiên cứu này, TTTTS được hiểu là mô hình trung tâm 
phát triển trên nền tảng của thư viện điệ ...  cấp quản lý khác 
trong TV và TTTT. Việc điều chuyển, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý 
từ các lĩnh vực khác sang quản lý TV và TTTT dễ tạo ra những bất cập 
trong quản lý, đặc biệt là quản lý các hoạt động chuyên môn trong thư 
viện hiện đại. Có gần 10% cán bộ lãnh đạo quản lý trong TV và TTTT 
Việt Nam hiện nay chưa tham gia bất cứ một khóa đào tạo nào về quản 
lý, đây cũng là điểm yếu cần khắc phục. Thực tế này cũng được thể 
hiện trong kết quả khảo sát khi có tới 12.5% cán bộ lãnh đạo quản lý 
không xác định được mô hình cơ cấu tổ chức TV và TTTT mình đang 
quản lý thuộc loại nào.
Qua phân tích các kết quả khảo sát thực trạng nhân lực trong các 
TV và TTTT ở Việt Nam có thể thấy, cùng với quá trình áp dụng thành 
tựu KH&CN, các TV và TTTT đã có sự quan tâm nhất định đến phát 
triển nhân lực. Thực tế này thể hiện qua cơ cấu nhân lực trong các TV 
và TTTT. Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý có trình độ khá cao và có 
thâm niên trong quản lý. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực còn có 
nhiều tồn tại, trong đó tập trung vào: cơ cấu nhân lực trong các TV và 
TTTT có có sự chênh lệch khá lớn, nhiều TV và TTTT chưa tuyển dụng 
được nhân viên có trình độ về CNTT; phần lớn nhân lực trong các TV 
và TTTT đã tốt nghiệp cách thời điểm hiện nay khá lâu, lại không được 
đào tạo bồi dưỡng thường xuyên nên ít được cập nhật kiến thức về thư 
viện hiện đại. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý có độ tuổi trung bình cao 
sẽ khó khăn trong việc tiếp cận với những công nghệ mới của thư viện 
hiện đại. Để nhân lực trong các TV và TTTT Việt Nam có đủ năng lực vận 
hành và khai thác hiệu quả các thư viện theo mô hình TTTTS cần thực 
hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên.
4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC THÔNG TIN THƯ VIỆN
4.1. Đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức 
+ Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý 
Từ những phân tích về thực tế đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý 
trong các TV và TTTT ở Việt Nam trên đây, có thể thấy đội ngũ cán bộ 
lãnh đạo quản lý có trình độ khá cao, tuy nhiên vì độ tuổi cũng như 
125
MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ NHÂN LỰC 
thời điểm tốt nghiệp khá lâu nên việc đào tạo nâng cao trình độ quản 
lý, trình độ chuyên môn thư viện hiện đại là rất cần thiết. Theo Lê Văn 
Viết [19], đã đến lúc phải tiến hành mở lớp đào tạo riêng cho tất cả 
những ai làm công tác quản lý thư viện. 
Tính đến thời điểm hiện nay chưa một cơ sở đào tạo nào tại Việt 
Nam có một chương trình đào tạo riêng dành cho cán bộ lãnh đạo 
quản lý TV và TTTT. Kiến thức về tổ chức quản lý TV và TTTT chủ yếu 
được lồng ghép vào các chương trình đào tạo chung. Với thực tiễn Việt 
Nam hiện nay, việc xây dựng một chương trình đào tạo riêng dành cho 
cán bộ lành đạo quản lý tại các cơ sở đào tạo nhân lực thông tin – thư 
viện là rất cần thiết. Chương trình và các khóa đào tạo này phải được 
xây dựng và tổ chức linh hoạt với thời lượng và các nội dung khác 
nhau cho nhiều đối tượng cán bộ lãnh đạo quản lý. Việc đào tạo này 
cần được tiến hành một cách khoa học trên cơ sở phân hoạch đội ngũ 
cán bộ lãnh đạo quản lý và có những chương trình đào tạo hợp lý.
Cán bộ quản lý được điều chuyển từ lĩnh vực khác sang quản 
lý TV và TTTT cần được đào tạo những kiến thức cơ bản về lĩnh vực 
thông tin thư viện, trong đó tập trung vào những kiến thức chuyên 
môn về thư viện hiện đại.
Đối với những cán bộ lãnh đạo quản lý chưa được tham gia bất 
kỳ khóa đào tạo nào về tổ chức quản lý cần được đào tạo bồi dưỡng 
những kiến thức căn bản về khoa học quản lý.
Tất cả cán bộ lãnh đạo quản lý trong các TV và TTTT cần được đào 
tạo bồi dưỡng những kiến thức về quản lý thư viện hiện đại, trong đó 
tập trung vào các nội dung như những thay đổi căn bản trong quản lý 
thư viện hiện đại, ứng dụng các công nghệ mới vào quản lý trong thư 
viện hiện đại.
+ Đối với nhân viên thư viện
Một thực tế cho thấy trong thời gian gần đây, để nâng cao chất 
lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, các cơ sở đào tạo nhân lực 
thông tin thư viện tại Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong đó tập 
trung vào chương trình đào tạo, cũng như điều kiện thực hành nghề 
126
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
nghiệp cho sinh viên. Các chương trình đào tạo được cập nhật theo 
hướng hiện đại, giảm tải các kiến thức về thư viện truyền thống, 
tăng cường kiến thức về ứng dụng CNTT, quản trị thông tin và quản 
trị tri thức. Số liệu thống kê trong bảng 1 là những học phần cập 
nhật trong chương trình đào tạo ngành Thông tin thư viện và Quản 
lý thông tin hiện đang được áp dụng tại Trường Đại học Văn hóa 
Hà Nội. Số liệu thống kê cho thấy có rất nhiều học phần theo hướng 
ứng dụng công nghệ trong thư viện hiện đại được cập nhật thay 
thế cho các học phần cũ không còn phù hợp. Bên cạnh đó, từ năm 
2019, nhà trường đã chính thức khai trương hệ thống thực hành 
trực tuyến gồm các phần mềm thư viện tích hợp và hệ thống thư 
viện số do Hoa Kỳ và Newzealand phát triển. Với hệ thống này, gần 
như toàn bộ các môn học thuộc chuyên ngành thông tin thư viện, 
sinh viên được thực hành nghề nghiệp trực tiếp trên máy tính ngay 
tại cơ sở đào tạo.
Bảng 1: Các học phần cập nhật theo hướng ứng dụng CNTT 
và quản trị tri thức tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội [17-18]
TT Tên môn học phần mới Thời lượng 
(TC)
1 Tin học đại cương 3
2 Nhập môn năng lực thông tin 2
3 Mạng máy tính 2
4 Xác suất thống kê 2
5 Nhập môn cơ sở dữ liệu 2
6 Khoa học quản lý 3
7 Chính sách thông tin 2
8 Thông tin và tổ chức 2
9 An toàn thông tin 2
10 Trình bày thông tin khoa học 2
11 Nhập môn quản trị tri thức 2
12 Đánh giá thông tin 3
13 Tổ chức thông tin 3
14 Phân tích dữ liệu 3
127
MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ NHÂN LỰC 
15 Hệ thống tìm tin 3
16 Thiết kế và quản trị Website 3
17 Phân tích, quản trị hệ thống thông tin 3
18 Hệ thống thông tin quản lý 3
19 Quản trị nguồn lực thông tin số 3
20 Truyền thông hiện đại 3
21 Tài nguyên giáo dục mở 2
22 Tự động hóa hoạt động thông tin thư viện 3
23 Xây dựng và quản lý dự án trong lĩnh vực TTTV 3
Tổng số 59
Phân tích thực trạng nhân lực đang làm việc trong các TV và TTTT 
ở Việt Nam, có thể thấy phần lớn đã được đào tạo cách thời điểm hiện 
nay trên 10 năm và nhiều người chưa được tham gia các khóa đào tạo 
bồi dưỡng cập nhật kiến thức, vì vậy giải pháp đào tạo cập nhật kiến 
thức về thông tin thư viện hiện đại là rất cần thiết. Tương tự như đối 
với cán bộ lãnh đạo quản lý, để việc đào tạo đạt hiệu quả cao, các TV 
và TTTT cần có sự phân hoạch nhân lực, từ đó có các kế hoạch đào tạo 
phù hợp. Đối với đội ngũ cán bộ được đào tạo từ ngành khác, cần được 
đào tạo bồi dưỡng thêm những kiến thức căn bản về lĩnh vực thông tin 
thư viện. Đối với những cán bộ đã được đào tạo cách thời điểm hiện 
nay khá lâu, cần được đào tạo bồi dưỡng cập nhật thêm các kiến thức 
mới về lĩnh vực chuyên môn trong thư viện hiện đại. Về hình thức, có 
thể áp dụng đa dạng hóa các hình thức đào tạo bồi dưỡng nâng cao 
trình độ cho nhân lực thông tin thư viện. 
+ Đào tạo dài hạn, tập trung cho những cán bộ nòng cốt.
+ Đào tạo ngắn hạn, tập huấn nghiệp vụ cho những cán bộ cần 
cập nhật kiến thức.
+ Đào tạo tại nơi làm việc đối với các thư viện có số lượng nhân 
viên cần đào tạo lớn, hay đối với những nội dung đào tạo cần sự hướng 
dẫn trực tiếp (cầm tay chỉ việc).
+ Tham gia các khóa do các cơ sở đào tạo tổ chức ở nhiều trình độ 
khác nhau: ngắn hạn, đại học, sau đại học.
128
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
+ Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài, các nước có 
nền khoa học thư viện phát triển.
4.2. Đổi mới mô hình cơ cấu tổ chức các thư viện và trung tâm thông tin
Mô hình cơ cấu tổ chức có ý nghĩa quyết định rất lớn đến việc phát 
huy khả năng của nhân lực làm việc trong TV và TTTT. Kết quả khảo 
sát tại Việt Nam cho thấy phần lớn các TV và TTTT ở Việt Nam hiện 
nay đang áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến, chức năng. Các 
mô hình cơ cấu tổ chức này bên cạnh những ưu điểm đã bộc lộ nhiều 
bất cập. Mô hình này thường chỉ tập trung giải quyết các vấn đề trong 
nội bộ của tổ chức mà ít chú ý đến những mối liên hệ, những nhân tố 
tác động từ môi trường bên ngoài. Khi môi trường xã hội và môi trường 
công nghệ thay đổi thì tổ chức đó khó có thể thích nghi một cách nhanh 
chóng và linh hoạt. Chuyển đổi sang mô hình TTTTS với nền tảng công 
nghệ số và những thành tựu KHCN khác sẽ có những thay đổi nhanh 
chóng xảy ra ở các môi trường bên ngoài, bên trong. Mô hình tổ chức 
đang áp dụng phổ biến hiện nay trong các TV và TTTT ở Việt Nam sẽ 
bộc lộ những nhược điểm và tạo ra những khó khăn trong quản lý, cũng 
như không thế phát huy tối đa khả năng của nguồn nhân lực. Bên cạnh 
đó với mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng sự phối hợp hoạt động 
giữa các bộ phận trong tổ chức, phòng ban trong TV và TTTT bị hạn chế 
bởi ranh giới về chức năng và nhiệm vụ cụ thể đã được xác định. Mô 
hình này không thể phát huy hết tiềm năng của mỗi đơn vị, cá nhân 
trong TV và TTTT theo hướng mở, liên kết đa chiều. Chính vì vậy để 
phát huy tốt khả năng của nguồn nhân lực trong các TV và TTTT ở Việt 
Nam hiện nay, việc đổi mới mô hình cơ cấu tổ chức là giải pháp hữu ích. 
Xu hướng chung của các TV và TTTT trên thế giới hiện nay là sử dụng 
mô hình lai ghép nhằm tạo ra một ma trận với sự liên kết đa chiều. Mô 
hình này có sự linh hoạt mềm dẻo đáp ứng được các yêu cầu về chuyên 
môn về thông tin thư viện hiện đại, có khả năng thích ứng với sự thay 
đổi nhanh chóng từ môi trường bên trong và bên ngoài, đặc biệt là môi 
trường KH&CN. Đồng thời mô hình này cũng phát huy được tối đa nội 
lực của các thành viên trong TV và TTTT.
129
MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ NHÂN LỰC 
4.3. Cải cách về cơ chế, chế độ đãi ngộ đối với nhân lực thông tin thư viện 
Khảo sát thực tế cho thấy nhiều TV và TTTT không thể tuyển 
dụng được nhân lực có trình độ về CNTT, thậm chí gần đây tại một 
số TV và TTTT, nhiều cán bộ đã xin chuyển sang làm việc khác hoặc 
thôi việc. Mô hình TTTTS có nhiều thay đổi về qui trình, phương thức 
thực hiện công việc theo hướng ứng dụng công nghệ, cần có đội ngũ 
nhân lực đáp ứng các yêu cầu mới. Để có thể thu hút được đội ngũ 
này cần có giải pháp cải cách về cơ chế, cũng như chế độ đãi ngộ phù 
hợp. Thực tế cho thấy rằng so với nhiều lĩnh vực khác, người làm việc 
trong lĩnh vực thông tin thư viện thường có thu nhập thấp. Đây không 
phải là lĩnh vực có sự hấp dẫn người lao động. Trong điều kiện chưa có 
những thay đổi lớn từ Nhà nước, bản thân các TV và TTTT có thể linh 
hoạt trong việc áp dụng chính sách nhằm thu hút người lao động, đặc 
biệt là nhân lực có trình độ về CNTT.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, các TV và TTTT đang 
chuyển từ mô hình TTTT sang mô hình TTTTS. Sự thay đổi này là tất 
yếu và là xu thế chung của các TV và TTTT hiện nay. Nó mang đến 
nhiều mặt tích cực, tuy nhiên sự thay đổi này cũng đặt ra những vấn 
đề đối với nhân lực thông tin thư viện bởi thực trạng nhân lực làm việc 
trong các TV và TTTT ở Việt Nam hiện nay chưa thật đáp ứng được 
các yêu cầu đặt ra. Để giải quyết được vấn đề này, các TV và TTTT Việt 
Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, chỉ như vậy 
nhân lực thông tin thư viện mới đáp ứng được những yêu cầu mới 
trong vận hành TTTTS. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agnes Mainka, Sviatlana Khveshchanka (2012), “Digital Libraries as Knowledge 
Hubs in Informational Cities” Truy cập ngày 5.09 - 2020, tại trang Web: https://
www.researchgate.net
2. Chowdhury, C.G & Chowdhury, S. (2003), Introduction to Digital Libraries. 
London: Facet Pub.
3. Gandhi, S. Knowledge management and reference services. Truy cập ngày 5.09 - 
130
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
2020, tại trang Web: 
4. Grey, D. (2012), What is knowledge management? The Knowledge Management 
Forum, 
5. Henczel, S., Supporting the KM environment: The roles, responsibilities, 
and rights of information professionals. Truy cập ngày 5.09 - 2020, tại trang 
Web: https://www.researchgate.net/publication/247677530_Supporting_
the_KM_environment_The_Roles_Responsibilities_and_Rights_of_
Information_Professionals.
6. Jon Gregson, John M. Brownlee, Rachel Playforth and Nason Bimbe (2015), 
“The Future of Knowledge Sharing in a Digital Age: Exploring Impacts and 
Policy Implications for Development”. Journal of IDS Evidence Report, Issue 
125. Truy cập ngày 5.09 - 2020, tại trang Web: https://www.researchgate.
net/publication/304539535_The_Future_of_Knowledge_Sharing_
in_a_Digital_Age_Exploring_Impacts_and_Policy_Implications_for_
Development
7. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin: Từ lý luận đến thực tiễn, Văn hóa 
thông tin, Hà Nội.
8. Kimiz Dalkir (2011), Knowledge Management in Theory and Practice. The 
MIT Press Cambridge, Massachusetts London, England
9. Krishan Kumar (2007), Library Management in Electronic Environment, Har-
Anand, S.D. India.
10. Klaus Ceynowa (2016), Information in the Digital Knowledge Ecosystem – 
Challenges for the Library of the future, IFLA Publication, Berlin Germany.
11. Martin, B., A. Hazen, and M. Sarrafzadeh (2006), Knowledge management 
and the LIS professions: Investigating the implications for practice and for 
educational provision. truy cập ngày 5.09 - 2020, tại trang Web: https://www.
researchgate.net/publication/271995437_Knowledge_management_
and_the_LIS_professions_Investigating_the_implications_for_practice_
and_for_educational_provision
12. Paul Pandian M. (2011), Digital Knowledge Resources, truy cập ngày 5.09 - 
2020, tại trang Web: https://www.researchgate.net/publication/226457215_
Digital_Knowledge_Resources
13. Robert D. Stueart và Barbara B. Moran (2007), Library and Information 
Center Management, Library and Information Science Text Series, Libraries 
Unlimited, NewYork.
131
MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ NHÂN LỰC 
14. Nguyễn Hoàng Sơn (2020), Chuyển đổi thư viện số thành Trung tâm Tri thức 
số: nền tảng phát triển đại học số - đại học thông minh. truy cập ngày 5.10 - 
2020, tại trang Web: https://lic.vnu.edu.vn/vi/content/chuyen-doi-tu-thu-
vien-so-thanh-trung-tam-tri-thuc-so
15. Đoàn Phan Tân (2009), Tin học tư liệu, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Thiên (2017), Quản lý thư viện hiện đại tại Việt Nam, Luận án 
tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
17. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2019), Chương trình đào tạo ngành Quản 
trị thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 
18. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2019), Chương trình đào tạo ngành Thông 
tin Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
19. Lê Văn Viết (2011), “Thử bàn về chương trình đào tạo giám đốc thư viện”, 
50 Năm đào tạo nguồn nhân lực thông tin – thư viện, Trường Đại học Văn hóa 
Hà Nội, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_trung_tam_tri_thuc_so_tai_viet_nam_va_nhung_van_de_d.pdf