Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng

mang tính toàn cầu, luôn không ngừng phát triển và phục vụ

cuộc sống của con người ngày càng thuận tiện hơn, đáp ứng

nhu cầu giao tiếp và truyền thông, kết nối mỗi người trong xã

hội gần nhau hơn. Marketing 4.0 lấy con người làm trung tâm

trong kỷ nguyên kỹ thuật số, vì thế Marketing 4.0 chính là xu

hướng tất yếu mà các Thư viện cần phải nắm bắt để “chạm”

tới người dùng tin của mình. Với sự phát triển không ngừng

của mô hình Trung tâm Tri thức số tại các Thư viện đại học

ở Việt Nam, người dùng tin vẫn đang tồn tại song song giữa

thế giới trực tuyến và đời thực. Tuy nhiên Marketing 4.0 không

làm lu mờ đi giá trị truyền thống mà nó còn tạo nên sự kết nối

giữa online và offline, kết nối đa thể giữa “Người dùng tin –

Thư viện – Tri thức”, giúp cho việc quản trị dữ liệu – thông tin

– tri thức và phục vụ người dùng tin được tốt nhất. Nội dung

bài viết đề cấp đến các khái niệm liên quan đến Marketing,

sự thay đổi từ Marketing 1.0 đến Marketing 4.0, vai trò của

Marketing trong thư viện, xu hướng phát triển của Marketing

4.0 vào các Thư viện Đại học Việt Nam.

Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam trang 1

Trang 1

Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam trang 2

Trang 2

Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam trang 3

Trang 3

Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam trang 4

Trang 4

Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam trang 5

Trang 5

Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam trang 6

Trang 6

Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam trang 7

Trang 7

Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam trang 8

Trang 8

Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam trang 9

Trang 9

Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 12640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam

Marketing 4.0 – xu hướng phát triển mới trong các thư viện đại học Việt Nam
MARKETING 4.0 – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI 
TRONG CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Bùi Thị Kiều Phương1*
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng 
mang tính toàn cầu, luôn không ngừng phát triển và phục vụ 
cuộc sống của con người ngày càng thuận tiện hơn, đáp ứng 
nhu cầu giao tiếp và truyền thông, kết nối mỗi người trong xã 
hội gần nhau hơn. Marketing 4.0 lấy con người làm trung tâm 
trong kỷ nguyên kỹ thuật số, vì thế Marketing 4.0 chính là xu 
hướng tất yếu mà các Thư viện cần phải nắm bắt để “chạm” 
tới người dùng tin của mình. Với sự phát triển không ngừng 
của mô hình Trung tâm Tri thức số tại các Thư viện đại học 
ở Việt Nam, người dùng tin vẫn đang tồn tại song song giữa 
thế giới trực tuyến và đời thực. Tuy nhiên Marketing 4.0 không 
làm lu mờ đi giá trị truyền thống mà nó còn tạo nên sự kết nối 
giữa online và offline, kết nối đa thể giữa “Người dùng tin – 
Thư viện – Tri thức”, giúp cho việc quản trị dữ liệu – thông tin 
– tri thức và phục vụ người dùng tin được tốt nhất. Nội dung 
bài viết đề cấp đến các khái niệm liên quan đến Marketing, 
sự thay đổi từ Marketing 1.0 đến Marketing 4.0, vai trò của 
Marketing trong thư viện, xu hướng phát triển của Marketing 
4.0 vào các Thư viện Đại học Việt Nam.
Từ khoá: Marketing; Marketing 4.0; Vai trò của Marketing; Kỷ 
nguyên số; Công nghệ số.
* Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố 
Hồ Chí Minh.
729
MARKETING 4.0 – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI TRONG CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM 
ĐẶT VẤN ĐỀ
Marketing được xem như là công cụ để nâng cao chất lượng hoạt 
động của các cơ quan Thông tin - Thư viện. Các thư viện đại học Việt 
Nam đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo và nghiên cứu của 
nhà trường, đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc đáp ứng nhu 
cầu tin của người dùng tin. Để giải quyết vấn đề này, mỗi thư viện đại 
học cần xây dựng một kế hoạch marketing cho riêng mình. Do vậy, bài 
viết này đề cập đến một số vấn đề cần quan tâm khi tìm hiểu về những 
khái niệm cơ bản của marketing, vai trò của marketing trong thư viện 
là như thế nào, nghiên cứu về quá trình thay đổi của marketing từ 1.0 
đến 4.0, từ đó nghiên cứu các xu hướng phát triển marketing 4.0 và các 
thư viện đại học Việt Nam ngày nay như thế nào. 
1. KHÁI NIỆM VỀ MARKETING VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING TRONG THƯ VIỆN
1.1. Khái niệm "Marketing"
Marketing là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh được dịch sang 
tiếng Việt là “tiếp thị” “chào hàng”. Trong thực tế hiện nay, thuật ngữ 
“tiếp thị” được dùng để chỉ hoạt động quảng cáo và chào bán hàng, 
vì vậy nó không bao quát được hết nội hàm của khái niệm marketing. 
Phần lớn tài liệu dịch hay tài liệu viết bằng tiếng Việt vẫn sử dụng từ 
gốc là marketing. Trong bài viết này, tác giả cũng sử dụng từ nguyên 
gốc là “marketing” [9].
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về marketing. Marketing hiểu 
theo khái niệm cũ là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm 
hướng luồng hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu 
dùng hoặc người sử dụng. Người ta phân biệt marketing truyền thống 
và marketing hiện đại dựa trên các đặc điểm: Nếu như marketing 
truyền thống là toàn bộ nghệ thuật nhằm để tiêu thụ ở khâu lưu thông, 
thì cao hơn thế marketing hiện đại không chỉ bao gồm các biện pháp 
để bán hàng mà còn từ việc phát hiện ra nhu cầu, để sản xuất hàng hóa 
theo nhu cầu đó và đưa đến tiêu thụ cuối cùng. Marketing hiện đại còn 
hình thành nhu cầu mới, thay đổi cơ cấu nhu cầu và làm cho nhu cầu 
ngày càng phát triển.
730
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Marketing là một hệ thống tổng 
thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, định giá, xúc 
tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị 
trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”.
Theo quan điểm của Philip Kotler – Giáo sư lỗi lạc Danh hiệu S.C. 
Johnson & Son về Tiếp thị Quốc tế tại Trường Quản lý Kellogg, Đại 
học Northwestern, nhà kinh tế học, cha đẻ của marketing hiện đại, 
marketing được định nghĩa như sau: “Marketing là một dạng hoạt động 
của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông 
qua trao đổi” [10].
1.2. Vai trò của marketing trong thư viện 
Khái niệm marketing thư viện
Sau khi triết lý marketing ra đời khoảng 20 – 30 năm và nó được 
ứng dụng thành công trong lĩnh vực kinh doanh, các tổ chức phi kinh 
doanh như: bảo tàng, trường học, và có cả thư viện bắt đầu nghiên cứu 
ứng dụng các chức năng của khoa học marketing để đạt mục tiêu của họ.
Thư viện là tổ chức phi lợi nhuận có chức năng cung cấp cho 
người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy các khái niệm trên đều 
liên quan đến marketing trong lĩnh vực thư viện và có thể vận dụng 
vào hoạt động thực tiễn.
Theo Suzanne Walters: “Marketing là những hoạt động tạo ra các sản 
phẩm thư viện cho người dùng tin. Nó không chỉ là quảng cáo hay quan hệ 
công chúng. Nó b ... hể con người 
với tâm trí, trái tim và linh hồn, đi theo cung bậc cảm xúc của khách 
hàng, khi cần thiết có thể giải quyết những lo lắng và ao ước tiềm ẩn 
của khách hàng.
Marketing 4.0 lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên kỹ 
thuật số. Đây là thời kỳ dùng công nghệ số để tạo sự kết nối.
3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MARKETING 4.0 VÀO CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Thế giới đã thay đổi nhiều kể từ những cuộc cách mạng công 
nghiệp 1.0 đến cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ tiến 
bộ và phát triển mạnh mẽ. Các công nghệ mà chúng ta biết hiện nay 
không hề mới. Nhưng trong những năm gần đây các công nghệ này 
hội tụ với nhau và tác động mang tính tổng thể của sự hội tụ này lại 
ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động marketing trên toàn thế giới. Khi 
marketing 4.0 lấy con người làm trung tâm với mục tiêu nhân cách hóa 
thương hiệu với các giá trị của con người thì marketing trong các Thư 
viện Đại học tại Việt Nam cũng chuyển mình theo, cùng tạo lập và phát 
triển tập trung vào người dùng tin tại chính Thư viện của mình cho 
phù hợp với thời đại kỷ nguyên công nghệ số.
735
MARKETING 4.0 – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI TRONG CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM 
3.1. Thư viện thông minh 4.0 – xu hướng phát triển trong kỷ nguyên số
Thư viện thông minh được phát triển trên nền tảng công nghệ số 
hiện đại như: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet 
kết nối vạn vật, cung cấp cho người dùng tin các sản phẩm và dịch vụ 
thư viện (ở cả không gian vật lý và không gian số) nhanh chóng, tiện lợi, 
thân thiện, thông minh. Được hệ thống công nghệ trí tuệ nhân tạo hỗ 
trợ tối đa, NDT tương tác với thư viện thông minh như giao tiếp với một 
con người thực thụ.
Thư viện thông minh cũng giống như marketing đều trải qua sự 
hình thành và thay đổi theo từng thời kì của các cuộc Cách mạng công 
nghệ. Các thế hệ thư viện thông minh phát triển từ thấp tới cao, thể 
hiện ở các giai đoạn 1.0 – 2.0 – 3.0 - 4.0 ở cả không gian vật lý/Thư 
viện truyền thống và Không gian số/Thư viện số, dựa trên tiến bộ của 
Internet và công nghệ thông tin [6].
Tại Việt Nam, các thư viện tư nhân, thư viện công cộng hay các thư 
viện đại học cũng đang dần chuyển sang thư viện thông minh với những 
nền tảng công nghệ số hiện đại, ứng dụng 4.0 để phát triển các dịch vụ. 
Để thu hút NDT, các thư viện Đại học hầu hết đã thiết lập cho mình một 
thư viện thông minh, đưa marketing để kết nối NDT và cán bộ thư viện 
lại gần nhau hơn. Một số Thư viện thông minh hiện nay phải kể đến như: 
Thư viện Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Thư viện Trường Đại học RMIT 
Việt Nam, Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nội
Với Thư viện thông minh 4.0 – đây chính là hình thức marketing 
trong thời đại kỷ nguyên số mà các Thư viện Đại học luôn muốn hướng 
đến để đưa vị trí của mình lên tầm cao hơn trong bản đồ thư viện Việt 
Nam và hòa mình vào thế giới số.
3.2. Ứng dụng trang Web – marketing phổ biến và hiệu quả đến người dùng tin
Trang Web được xem là một văn phòng ảo của các thư viện trên 
mạng Internet, là một hình thức marketing hiệu quả mà ở đó bao gồm 
toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các SPDV và hoạt động mà cơ 
quan muốn truyền đạt tới người sử dụng, cung cấp dịch vụ thân thiện, 
tăng khả năng tương tác với người dùng tin (NDT) và thư viện.
736
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Sử dụng trang Web và các công cụ hỗ trợ để nghiên cứu nhu cầu tin của 
người dùng tin. Từ trang Web, người làm thư viện có thể: nghiên cứu 
nhu cầu tin của NDT; thu thập số liệu, thông tin có liên quan đến nhu 
cầu của NDT; tạo nên những cuộc điều tra khảo sát nhỏ về các hoạt 
động của thư viện; sử dụng các công cụ hỗ trợ tương tác với NDT như 
Online Chat (trò chuyện trực tuyến)... Ở Việt Nam, một số thư viện đại 
học cũng đã đặt các mẫu thu thập ý kiến trên trang Web thư viện để 
tiếp nhận góp ý của NDT như: Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại 
học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành 
phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, Thư 
viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh[2]
Cải tiến và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp với môi 
trường trực tuyến [2]. Trang Web thư viện vừa là sản phẩm, vừa là kênh 
cung cấp các sản phẩm dưới dạng điện tử và thực tế cho thấy các cơ 
quan TVTT đang ngày càng chú trọng phát triển và đa dạng hoá các 
SPDV của mình phù hợp với môi trường trực tuyến. Mục tiêu chính 
của việc tạo ra trang Web là cung cấp thêm điểm tiếp cận dịch vụ và 
tài liệu thư viện cho NDT. Internet tạo cho thư viện cơ hội không chỉ 
nâng cao các dịch vụ truyền thống mà cả những dịch vụ khác không 
có trong thư viện truyền thống. 
Kết hợp trang Web với các phương thức khác nhau để marketing sản 
phẩm và dịch vụ thư viện [2]. Các hình thức kết hợp marketing SPDV 
thông qua trang Web phổ biến nhất là: Kết hợp với các hình thức 
marketing truyền thống như: quảng cáo trên truyền hình, báo giấy, 
tờ rơi, biển bảng, các hoạt động tại các thư viện; Kết hợp với các trang 
mạng xã hội để tương tác với NDT; Kết hợp với email để truyền tải các 
nội dung thông tin với chi phí thấp và đến với rất nhiều người trong 
cùng một thời điểm, thường xuyên theo dõi các email được gửi đi, tổng 
hợp phản hồi của NDT để xác định hiệu quả của việc quảng bá qua 
email; Kết hợp với việc chia sẻ hình ảnh hoặc video clip ngắn trên các 
trang Web khác như youtube, Facebook; Kết hợp quảng bá trên các 
trang báo/ tạp chí điện tử.
737
MARKETING 4.0 – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI TRONG CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM 
Tối ưu hoá trang Web trên các thiết bị di động [2]. Các thiết bị di động 
như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh được con 
người sử dụng rất nhiều, đặc biệt là giới trẻ. Việc tối ưu hoá trang Web trên 
nền các thiết bị di động là một xu thế phát triển cần phải có tính sáng tạo, 
thông minh, có mục tiêu và hiệu quả về thời gian để phục vụ cho yêu cầu 
marketing và thoả mãn nhu cầu thay đổi thường xuyên của NDT ở bất kỳ 
điểm nào, bất kỳ thời gian nào và trong bất kỳ trường hợp nào.
3.3. Xu hướng phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số
Xác định phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung 
quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước, 
ngày 15 tháng 3 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 
329/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng 
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Đây là bước cụ thể hóa thực 
hiện chiến lược Phát triển văn hóa đọc đến năm 2020 với mục tiêu “Xây 
dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu 
quả thế hệ đọc tương lai”. Trong đó khẳng định vai trò của thư viện, 
nhà xuất bản trong xã hội, góp phần xây dựng và phát triển thói quen, 
nhu cầu kỹ năng và phong trào đọc sách (xuất bản phẩm in và điện tử) 
cải thiện môi trường giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả 
năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách tâm hồn, tăng cường ý thức chấp 
hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người xã hội 
Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập [8].
Cùng với sự thay đổi mạnh mẽ để thích ứng trong kỷ nguyên số, 
các thư viện Việt Nam nói chung và các thư viện đại học nói riêng đã 
tích cực chủ động thay đổi các hoạt động, phát triển sản phẩm dịch vụ 
thông tin hiện đại, tiện ích mang tính tương tác cao nhằm thỏa mãn tối 
đa nhu cầu người đọc. Ngoài tiếp cận với sách in truyền thống, các thư 
viện dần số hóa và chuyển giao sách audio, sách số và các sách tương 
tác khác với sự hỗ trợ trên những thiết bị tiện ích, các phần mềm ứng 
dụng, mạng xã hội, mạng truyền thông
Trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của khoa học kỹ thuật 
khiến bạn đọc có ít thời gian đọc sách và tập trung cho việc giải trí nghe 
738
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
–nhìn cũng làm thay đổi đáng kể thói quen đọc sách. Đứng trước thách 
thức đó, marketing 4.0 đã được các thư viện tận dụng để phát triển văn 
hóa đọc trong thời đại kỷ nguyên số này.
Xây dựng thư viện không chỉ là kho sách mà còn trở thành không gian văn 
hóa hiện đại và cuốn hút [8]. Với chiến lược này, marketing vô cùng quan 
trọng, không chỉ thu hút bạn đọc đến với thư viện với những cuốn 
sách cũ kỹ hay một không gian ảm đạm, buồn tẻ. Các thư viện Đại học 
Việt Nam đã dần biến Thư viện mình thành một không gian mới sinh 
động và thu hút hơn như những phòng trưng bày nghệ thuật, không 
gian trải nghiệm kỹ thuật số Một số Thư viện Đại học đã hiện đại 
hóa không gian thư viện mình để thích nghi với thời đại CMCN 4.0 
như: Thư viện Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Thư viện Trung Tâm 
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học 
Bách khoa Hà Nội
Phát triển sách điện tử trên nền tảng kỹ thuật số phát huy văn hóa đọc 
trong kỷ nguyên số 4.0 [8]. Văn hóa đọc hiện nay chịu nhiều sự tác động 
từ phương tiện nghe nhìn như truyền hình, báo mạng, sách điện tử 
Dưới nhiều hình thức như smartphone, máy tính bảng, sách điện tử 
e-book... Marketing 4.0 lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên 
số là một chiến lược mới của các thư viện, họ đẩy mạnh xây dựng thư 
viện số, tích hợp sẵn các ứng dụng cho phép tải và đọc sách điện tử qua 
Appstore, Google play nhằm gia tăng giá trị ứng dụng của các sản 
phẩm công nghệ thông tin. Và từ đây, sách điện tử đã đến với mọi đối 
tượng bạn đọc một cách tự nhiên và nhanh chóng nhất.
3.4. Liên kết mở chia sẻ tài liệu trong cộng đồng thư viện đại học Việt Nam
Với việc phát triển mạnh mẽ không ngừng của công nghệ số, nếu 
mỗi thư viện tự tạo cho mình một thư viện số để hoạt động thì liệu rằng 
có xây dựng cho mình một kho tri thức đủ đáp ứng cho người dùng tin.
Nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao cho NDT, các thư 
viện đại học ở Việt Nam đã chọn cho mình những phương thức phát 
triển mới trong thời đại kỷ nguyên số 4.0, trong đó STINET (Science & 
Technology Information Network) - Mạng liên kết nguồn lực thông tin 
739
MARKETING 4.0 – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI TRONG CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM 
khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức thực hiện 
theo Quyết định số 6770/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2016 do Ủy 
ban Nhân dân Thành phố phê duyệt. Mạng liên kết hướng đến mục 
tiêu phát triển, làm phong phú nguồn lực thông tin KH&CN phục vụ 
hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo của các nhà khoa 
học, cán bộ nghiên cứu - giảng dạy, sinh viên, học sinh, doanh nghiệp 
và cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để người dùng tiếp cận, 
khai thác hiệu quả nguồn lực thông tin KH&CN trên địa bàn Thành phố 
Hồ Chí Minh. Nguồn lực thông tin trên hệ thống được tạo lập do sự liên 
kết giữa các thành viên trên tinh thần hợp tác, tự nguyện bao gồm thông 
tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, sách, giáo trình nội bộ, luận 
văn, luận án, tạp chí chuyên ngành KH&CN, tài liệu hội thảo,...[13]
Hiện nay, STINET hiện có 30 đơn vị thành viên tham gia bao gồm: 
Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin và 
Thống kê KH&CN TP. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ 
Chí Minh, Đại học Công nghệ, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, 
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y dược TP. Hồ Chí 
Minh, Đại học Kinh tế - Luật, Thư viện Trung tâm – Đại học Quốc gia TP. 
Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Đại học 
Nguyễn Tất Thành, Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Ngoại ngữ 
và tin học, Đại học Mở, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và sẽ tiếp 
tục mở rộng liên kết với các thư viện đại học khác trong thời gian tới [13].
Hình thức marketing 4.0 qua liên kết mở chia sẻ tài liệu trong cộng 
đồng thư viện đại học Việt Nam là một hình thức mới để quảng bá các 
loại hình tài liệu của mỗi thư viện, không chỉ nâng tầm vị thế mà còn 
phát huy được vốn tài liệu nội sinh đa dạng phong phú đến với mọi 
đối tượng và đáp ứng nhu cầu của người dùng tin.
KẾT LUẬN
Thế kỷ XXI là thế kỷ của số hóa, những tác động của công nghệ 
thông tin và kỹ thuật số ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực 
trong đó có lĩnh vực thông tin - thư viện. Marketing 4.0 là xu hướng tất 
yếu của thời đại, thư viện muốn tồn tại được chỉ có duy nhất một con 
740
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
đường là đồng hành cùng sự phát triển của nó. Xu hướng phát triển 
marketing 4.0 vào các thư viện đại học Việt Nam đã và đang trên con 
đường đi lên với những tiến bộ theo kịp thời đại công nghệ số. Thư 
viện càng hiện đại, càng đa dạng với những sản phẩm dịch vụ công 
nghệ cao, phát triển thường xuyên các hoạt động marketing để quảng 
bá sản phẩm dịch vụ thì sẽ nâng tầm vị thế của Thư viện mình và thu 
hút ngày càng nhiều hơn nữa NDT đến với thư viện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Marketing Association and Gundlach, Gregory T. (2007), 
“The American Marketing Association’s 2004 Definition of Marketing”, 
American Marketing Association, Vol.26(2), p. 243-250.
2. K. Philip (1969), L. Sidney, “Broadening the Concept of Marketing”, 
Journal of Marketing, 1, tr.10.
3. Bùi Thị Thu Hà (2017), “Các xu hướng ứng dụng trang Web trong 
hoạt động thư viện - thông tin”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 3, 
tr. 25-29.
4. Bùi Thanh Thủy (2008) “Marketing – Hoạt động thiết yếu của các 
thư viện đại học Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học 
Xã hội và Nhân văn, số 24, tr. 119-123.
5. K. Philip, K. Hemawan, and S. Iwan (2019), “Tiếp thị 4.0: dịch 
chuyển từ truyền thống sang công nghệ số”, Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
6. Bùi Thanh Thủy, Lê Thị Hương (2017), “Truyền thông Marketing 
thư viện trong kỉ nguyên số”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Bá Lâm, Hoàng Văn Dưỡng (2018), “Các 
thế hệ Thư viện thông minh (1990 – 1925)”, Sách chuyên khảo Thư 
viện thông minh 4.0: Công nghệ - Dữ liệu – Con người, Đại học Quốc 
gia Hà Nội, tr.19-29. 
8. Nguyễn Thảo Nguyên (2019), “Marketing 4.0 là gì? Doanh nghiệp 
của bạn cần dịch chuyển thế nào?”, truy cập tại https://gobranding.
com.vn/marketing-40-la-gi/, truy cập ngày 10/09/2020
741
MARKETING 4.0 – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI TRONG CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM 
9. Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Ngọc Lan, “Văn hóa đọc 
trong kỷ nguyên số”, Sách chuyên khảo Thư viện thông minh 4.0: Công 
nghệ - Dữ liệu – Con người, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 272-281.
10. Luận văn Phùng Thị Mai (2012), “Xây dựng chiến lược marketing 
phát triển người dùng tin tại thư viện Trường Đại học Hà Nội”, 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Kotler, Philip (1994), Marketing căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Nghĩa (2007), “Tiếp thị thư viện qua mạng Internet”, 
Tạp chí Thư viện Việt Nam.
13.  truy cập 19/09/2020.
14. ALA (1996), Từ điển giải nghĩa thư viện học và Tin học Anh- Việt, Galen 
Pres, Ltd., Tucscon Arizona., tr.127
15. Suzanne, Walters. Library marketing that works!.- New York: NXB 
Neal-Schuman Publishers, Inc., 2004. 

File đính kèm:

  • pdfmarketing_4_0_xu_huong_phat_trien_moi_trong_cac_thu_vien_dai.pdf