Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam

Tóm tắt: Bài viết này tập trung vào một trong năm hoạt động

chính của Liên minh S nhằm hướng tới việc triển khai Kế hoạch S

vào thực tế, đó là việc hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu để xuất bản

các kết quả nghiên cứu vừa tuân thủ các nguyên tắc truy cập mở

đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu của

Kế hoạch S và vừa đảm bảo quyền tự do xuất bản của họ. Bài viết

cũng đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam.

Từ khóa: Truy cập Mở; Đầy đủ và tức thì; Kim cương (mô hình);

Xuất bản phẩm; Dữ liệu; Phần mềm; Nghiên cứu; Giữ lại bản

quyền; Khung giám sát; Chuyển đổi quá độ; Công cụ kiểm tra tạp

chí; Giấy phép Creative Commons (CC).

Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam trang 7

Trang 7

Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam trang 8

Trang 8

Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam trang 9

Trang 9

Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang baonam 11680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam

Liên minh S hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai kế hoạch S sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021 và gợi ý cho Việt Nam
LIÊN MINH S HỖ TRỢ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI...
KẾ HOẠCH S SẼ CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/01/2021 VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Lê Trung Nghĩa1* 
Tóm tắt: Bài viết này tập trung vào một trong năm hoạt động 
chính của Liên minh S nhằm hướng tới việc triển khai Kế hoạch S 
vào thực tế, đó là việc hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu để xuất bản 
các kết quả nghiên cứu vừa tuân thủ các nguyên tắc truy cập mở 
đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu của 
Kế hoạch S và vừa đảm bảo quyền tự do xuất bản của họ. Bài viết 
cũng đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam. 
Từ khóa: Truy cập Mở; Đầy đủ và tức thì; Kim cương (mô hình); 
Xuất bản phẩm; Dữ liệu; Phần mềm; Nghiên cứu; Giữ lại bản 
quyền; Khung giám sát; Chuyển đổi quá độ; Công cụ kiểm tra tạp 
chí; Giấy phép Creative Commons (CC). 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tháng 9/2018, một nhóm các nhà cấp vốn nghiên cứu quốc gia và 
châu Âu cùng một vài quỹ từ thiện chuyên cấp vốn cho nghiên cứu, 
gọi là Liên minh S (cOAlition S) đã đưa ra sáng kiến có tên gọi là Kế 
hoạch S (Plan S) nhằm tăng tốc chuyển đổi quá độ sang Truy cập Mở 
đầy đủ và tức thì tới các xuất bản phẩm khoa học, với yêu cầu như sau: 
“Từ năm 2021, các xuất bản phẩm khoa học là kết quả từ nghiên cứu được 
các chương trình trợ cấp nhà nước cấp vốn phải được xuất bản trên các tạp chí 
hoặc các nền tảng tuân thủ Truy cập Mở”[1].
* Tiến sĩ, Ban Tư vấn Phát triển Giáo dục Mở, Hiệp hội các trường đại học, cao 
đẳng Việt Nam (AVU&C).
351
LIÊN MINH S HỖ TRỢ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI...
Ở thời điểm viết bài này, chỉ còn 3-4 tháng nữa là tới thời điểm Kế 
hoạch S có hiệu lực. Câu hỏi được đặt ra là: Trong thời gian gần đây 
và cho tới bây giờ, Liên minh S cùng các đối tác của nó đã và đang làm 
gì để chuẩn bị triển khai Kế hoạch S vào thực tế cuộc sống? đặc biệt là 
việc hỗ trợ các nhà nghiên cứu để họ yên tâm nghiên cứu và xuất bản 
các kết quả nghiên cứu khoa học sao cho vừa tuân thủ với các nguyên 
tắc của Kế hoạch S, vừa đảm bảo quyền tự do xuất bản của họ trên bất 
kỳ tạp chí nào họ lựa chọn. 
2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA LIÊN MINH S ĐỂ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH S VÀO THỰC TẾ
Trong đại dịch COVID-19, nhu cầu đối với các nhà nghiên cứu để 
có được sự truy cập không có các rào cản về tài chính, pháp lý và kỹ 
thuật tới các xuất bản phẩm và dữ liệu nghiên cứu một lần nữa đã được 
khẳng định. Nhiều nhà nghiên cứu đang tự hỏi liệu mô hình xuất bản 
truyền thống với việc dấu đi các tài liệu nghiên cứu đằng sau các bức 
tường thanh toán, có đang là vũ khí giết người hay không[2]? Liệu các 
thông tin quan trọng là kết quả của các nghiên cứu về y tế có nên bị 
việc xuất bản học thuật bắt làm con tin hay không? Và họ khẳng định 
“là không còn chấp nhận được rằng 75%[3] (ở thời điểm hết năm 2017) 
tư liệu nghiên cứu vẫn còn nằm đằng sau bức tường thanh toán” và 
dù đã được xuất bản, chúng chỉ sẵn sàng cho những thuê bao trả tiền?
Liên minh S với Kế hoạch S xuất hiện chính là để lấp đi khoảng 
trống “không còn chấp nhận được” nữa này. Để Kế hoạch S đi vào 
được thực tế cuộc sống từ 01/01/2021, Liên minh S đã đề ra 5 hoạt động 
chính như sau: 
1. Phát triển số lượng thành viên của cOAlition S.
2. Hỗ trợ các nhà nghiên cứu.
3. Hỗ trợ các xã hội học tập.
4. Làm việc với các nhà xuất bản.
5. Phát triển minh bạch giá thành.
Bài viết này tập trung vào nội dung “Hỗ trợ các nhà nghiên cứu” 
của Liên minh S đã và đang được triển khai cho tới nay. 
352
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU CỦA LIÊN MINH S
Các hoạt động hỗ trợ các nhà nghiên cứu của Liên minh S là 
rất thiết thực, nó nhằm giải quyết các lo ngại thường thấy ở các nhà 
nghiên cứu, như việc có quyền tự do lựa chọn đăng bài báo lên các 
tạp chí họ chọn cũng như đảm bảo họ có được các quyền để tự do 
xuất bản tiếp bài báo ở bất cứ đâu, ngay cả sau khi bài báo đó được 
đăng trên một tạp chí bất kỳ nào đó. Dưới đây là các hoạt động hỗ 
trợ như vậy. 
3.1. Chiến lược giữ lại các quyền
Các nhà xuất bản thường yêu cầu các tác giả ký các thỏa thuận 
xuất bản hạn chế những gì các tác giả có thể làm với các phát hiện 
nghiên cứu của họ, bao gồm cả việc làm cho các bài báo thành Truy cập 
Mở phù hợp với những yêu cầu của các nhà cấp vốn của họ. 
Từ phía của nhà nghiên cứu, một khi bạn nhận tiền từ một tổ 
chức thành viên của Liên minh S để nghiên cứu, ngoài việc bạn có bổn 
phận phải tuân thủ các nguyên tắc truy cập mở đầy đủ và tức thì của 
Kế hoạch S, bạn vẫn có đủ các quyền tự do để xuất bản kết quả nghiên 
cứu của bạn trên một tạp chí bất kỳ nào bạn chọn dựa trên các thước 
đo có trách nhiệm như DORA [4], theo đó, khuyến cáo chung đầu tiên 
là: “Không sử dụng các thước đo dựa vào tạp chí, như yếu tố tác động 
của Tạp chí - JIF (Journal Impact Factor), như là một biện pháp thay thế 
chất lượng các bài báo nghiên cứu riêng rẽ, để đánh giá những đóng 
góp của cá nhân nhà nghiên cứu khoa học, hoặc trong các quyết định 
thuê làm, thăng tiến, h ... thư viện khoa học
Từ khóa: Tri thức; Tri thức khoa học; Cấu trúc tri thức; Dữ kiện; 
Dữ kiện khoa học; Quan niệm khoa học.
1. KHÁI NIỆM VỀ TRI THỨC 
Theo tiếng Anh: Tri thức (knowledge) là những dữ kiện, thông tin, 
sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. 
Theo tiếng Việt: Tri thức có nghĩa là hiểu biết. Tri thức có thể chỉ sự 
hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành hoặc học 
tập mà thu được.
Theo ý nghĩa triết học: Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức 
của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những 
thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình 
thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác. 
Theo các nhà nhận thức luận và tâm lý học: Tư duy là bậc cao nhất 
của quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan và tri 
thức là sản phẩm của tư duy.
∗ Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội 
& Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
363
CẤU TRÚC CỦA TRI THỨC KHOA HỌC
Theo quan niệm của các nhà thông tin học: Tri thức là sản phẩm 
của tư duy phản ánh về thế giới khách quan - con người, tự nhiên và xã 
hội (Tri thức ẩn); Nó được thể hiện hoặc phản ánh bằng các dấu hiệu, 
ký hiệu nào đó – ánh sáng, âm thanh, màu sắc, ngôn ngữ mà người 
dùng tin hiểu được (Tri thức hiện); Nó tác động vào hệ kiến thức - bộ 
não của người dùng tin, làm cho hệ kiến thức ấy được bổ sung, được 
làm mới, được làm giàu thêm hoặc thậm chí có thể làm thay đổi hệ kiến 
thức ấy và do đó nó được ứng dụng trong đời sống xã hội nhằm nhận 
thức, cải tạo và chung sống với thế giới vì lợi ích của mỗi con người và 
cộng đồng xã hội (Vai trò và tác dụng của tri thức).
2. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA TRI THỨC KHOA HỌC (TRI THỨC ẨN)
Tri thức khoa học là hệ thống tri thức khái quát về các sự vật, hiện 
tượng của thế giới và các quy luật vận động của chúng. Đây là hệ thống 
tri thức được xác lập trên căn cứ xác đáng có thể kiểm chứng được và 
có thể ứng dụng trong các hoạt động phát triển đất nước hay bất cứ 
hoạt động nào cần đến vận dụng sâu tri thức.
Tri thức khoa học có 3 tầng cấu trúc nội dung liên quan chặt chẽ 
với nhau, đó là: Dữ kiện kinh nghiệm; Dữ kiện khoa học và Quan 
niệm. Hay nói cách khác, các dữ kiện và quan niệm là các yếu tố tri thức 
của con người.
Dữ kiện (Tiếng Latinh – Factun): đó là các đối tượng, quá trình, 
hoặc các sự kiện tồn tại thực trong quá khứ và trong hiện tại.
2.1. Các loại dữ kiện
 Có 3 loại dữ kiện:
•	 Dữ kiện là các đối tượng: các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nguyên 
vật liệu, các mỏ khoáng chất, các di chỉ văn hóa, các hiện vật khảo cổ 
được trưng bày ở bảo tàng, các đối tượng địa lý kinh tế, văn hóa và môi 
trường sinh thái
•	 Dữ kiện là các quá trình: công nghệ, tâm lý, xã hội
•	 Dữ kiện là các sự kiện: các sự kiện của đời sống xã hội, các hiện 
tượng tự nhiên (động đất, sóng thần, lũ lụt)
364
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
2.2. Cấp độ cấu trúc nội dung tri thức
Có 3 cấp độ cấu trúc nội dung tri thức:
Dữ kiện kinh nghiệm: là những dữ kiện chưa được hệ thống hóa, 
chưa được khái quát hóa. Con người thu nhận được các dữ kiện kinh 
nghiệm là nhờ vào sự quan sát và thực nghiệm. Những dữ kiện này 
phải đảm bảo các yêu cầu: Một là, sự đơn nhất (dữ kiện đó là đối tượng 
riêng biệt, quá trình hoặc sự kiện tách ra từ hàng loạt các dữ kiện tương 
tự); Hai là, độ tin cậy: chúng ta chỉ coi đó là dữ kiện khi các đối tượng, 
các quá trình và các dữ kiện được đặc trưng bởi tập hợp các tính chất 
và thuộc tính của nó và quy định đó là một cá thể riêng, độc lập, không 
giống bất cứ một dữ kiện nào. 
Dữ kiện khoa học: là những dữ kiện đã được hệ thống hóa và khái 
quát hóa. Những dữ kiện kinh nghiệm chỉ giúp con người nhận biết 
được một mặt nào đó hoặc một khía cạnh nào đó của sự vật và hiện 
thực khách quan. Hay nói một cách hình ảnh, nếu dừng ở mức độ này, 
con người mới chỉ nhìn thấy cây và chưa nhìn thấy rừng cây. Trong 
cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong công tác khoa học, con người 
luôn mong muốn hiểu biết được các đối tượng và hiện tượng khách 
quan đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và khoa học hơn.
Trong công tác khoa học, bên cạnh các dữ kiện kinh nghiệm còn có 
các dữ kiện khoa học. Để các dữ kiện kinh nghiệm có thể trở thành các 
dữ kiện khoa học, nó không những cần phải xác định mà nó còn phải 
được nhận thức. Nhận thức bởi các dữ kiện tức là phải chứng minh 
sự tồn tại của nó bằng các phương pháp khoa học, các dữ kiện kinh 
nghiệm phải được xử lý, phân tích – tổng hợp khoa học và phải được 
khái quát hóa và trừu tượng hóa. Các dữ kiện này trở thành những yếu 
tố của cả hệ thống tri thức. Như vậy, dữ kiện khoa học là dữ kiện kinh 
nghiệm được chứng minh, đựơc hệ thống hóa, khái quát hóa và được 
trừu tượng hóa bằng các phương pháp khoa học.
Quan niệm (tiếng Latinh: conceptis – tư tưởng): Đó là sự hiểu thấu về 
các mối quan hệ qua lại giữa các dữ kiện, được tạo ra trong quá trình tư 
duy trừu tượng và lôgích nhằm giải thích các dữ kiện đang được quan 
365
CẤU TRÚC CỦA TRI THỨC KHOA HỌC
sát, phát hiện ra các quy luật để điều khiển các dữ kiện nào đó, hoặc để 
lãnh đạo và quản lý hoạt động của con người. Có thể phân chia quan 
niệm thành 3 loại:
- Quan niệm – Kiến nghị: phản ánh quan niệm của một cá nhân 
hoặc một nhóm người về mối quan hệ qua lại giữa các dữ kiện (các ý 
kiến, đánh giá, giả thuyết và dự báo).
- Quan niệm – Quy luật: phản ánh các mối quan hệ qua lại tất yếu 
giữa các dữ kiện (lý thuyết khoa học).
- Quan niệm – Chỉ thị: chế định hoạt động của con người trong 
từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể (các chỉ thị, hướng dẫn, quy tắc 
và các phương pháp).
Dữ kiện kinh nghiệm, dữ kiện khoa học và dữ kiện quan niệm là 
3 cấp độ cấu trúc của tri thức và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau tạo 
thành hệ kiến thức của con người. Thông tin về dữ kiện kinh nghiệm 
được gọi là thông tin dữ kiện kinh nghiệm; Thông tin về dữ kiện khoa 
học được gọi là thông tin dữ kiện khoa học; Còn thông tin về quan 
niệm thì được gọi là thông tin quan niệm.
Như vậy, cấu trúc nội dung của tri thức có 3 cấp cấu trúc, tương 
ứng với chúng là 3 loại thông tin: Thông tin dữ kiện kinh nghiệm; 
Thông tin dữ kiện khoa học và Thông tin quan niệm (thông tin về kiến 
nghị, thông tin về các quy luật và thông tin về các chỉ thị).
3. CẤU TRÚC HÌNH THỨC CỦA TRI THỨC KHOA HỌC (TRI THỨC HIỆN)
Ngôn ngữ tự nhiên được sử dụng để làm hình thức thể hiện của 
tri thức. Chính vì vậy khi chúng ta nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ tự 
nhiên tức là chúng ta nghiên cứu cấu trúc hình thức của tri thức và 
cũng chính điều này đã nói lên rằng Ngôn ngữ học đóng vai trò cơ sở 
lý luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu cấu trúc hình thức 
của tri thức khoa học.
Ngôn ngữ là một hệ thống bởi vì nó cũng bao gồm các yếu tố và 
các quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ 
chính là các đơn vị của ngôn ngữ. Cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên có 
những mức độ sau đây:
366
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
3.1. Mức độ âm vị 
Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được 
trong chuỗi lời nói. Thí dụ: các âm a, b, c hoàn toàn không có thể 
chia nhỏ chúng hơn nữa. Trong ngôn ngữ nói tổ hợp các âm là tổ hợp 
các chữ cái hoặc các vần. Âm vị có chức năng nhận cảm và chức năng 
phân biệt nghĩa. Bản thân các âm vị là vật chất (âm thanh). Cho nên 
nó có thể tác động đến giác quan của con người, nhờ đó con người có 
thể lĩnh hội được. Âm vị không biểu thị ý nghĩa nào cả nhưng lại có tác 
dụng phân biệt ý nghĩa.
 3.2. Mức độ từ vị
Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng 
gọi tên và chức năng ngữ nghĩa. Hay nói cách khác đó là từ vựng, quy 
tắc xây dựng và sự biến đổi của từ. Thí dụ như: Thông tin, Tin tức, Xã 
hội, Thư viện, Sách, Báo
3.3. Mức độ câu - cú pháp (Mệnh đề, các tổ hợp từ) 
Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là 
chức năng thông báo.
Cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên đã được Ngôn ngữ học cấu trúc 
nghiên cứu ngay từ những năm giữa thế kỷ XX. Với tư cách là một bộ 
phận cấu thành của Ký hiệu học, Ngôn ngữ học cấu trúc sắp xếp cấu 
trúc ngôn ngữ theo 2 trục: Trục ngữ đoạn (Trục ngang) và Trục hình 
thái – Hệ biến hóa (Trục đứng).
367
CẤU TRÚC CỦA TRI THỨC KHOA HỌC
- Trục ngữ đoạn: quy định trật tự các yếu tố của các mức độ khác 
nhau (âm vị, các bộ phận của từ, các từ) trong các thông báo để nhận 
được cách biểu đạt ngôn ngữ đúng – các ngữ đoạn. Cần lưu ý rằng các 
ngữ đoạn của mức độ ngôn ngữ này đều có thể được xem là yếu tố của 
các mức độ ngôn ngữ cao hơn. Thí dụ như: Các ngữ đoạn âm vị là các từ, 
đó là các yếu tố của mức độ từ vị; các ngữ đoạn từ vị hoặc các liên kết của 
các từ là câu (mệnh đề), đó là các yếu tố của mức độ ngữ pháp Chính 
vì vậy, các mức độ khác nhau của ngôn ngữ được liên kết với nhau.
- Trục hình thái: Hệ biến hóa phản ánh các mối quan hệ qua lại của 
các yếu tố trong cùng một mức độ ngôn ngữ. Tổ hợp các yếu tố ngôn 
ngữ được sắp xếp thành nhóm theo dấu hiệu giống nhau và khác nhau 
được gọi là Bảng hình thái – Hệ biến hóa. Thí dụ: ở mức độ từ vị có thể 
liên kết các từ có cùng chung cách viết và phát âm giống nhau vào một 
bảng hình thái (Các từ đồng âm, hoặc các từ có nghĩa tương đương, các 
đồng nghĩa hoặc các từ trái nghĩa nhau).
Các yếu tố của mức độ câu (mệnh đề) cũng có thể tạo thành các 
ngữ đoạn, đó là văn bản và các bảng hình thái. Thí dụ như trong hệ 
thống mục lục chủ đề, các tiêu đề chủ đề là các câu (các mệnh đề) của 
ngôn ngữ tự nhiên được xây dựng theo một quy tắc nhất định. Mục lục 
chủ đề có thể được xem là sự tổ chức các bảng hình thái ở mức độ câu 
(mệnh đề) của ngôn ngữ tự nhiên.
Sự phân biệt khác nhau của Trục hình thái và Trục ngữ đoạn có ý 
nghĩa nhận thức hết sức sâu sắc đối với việc phân tích các hệ thống ký 
hiệu khác nhau. Thông tin học đặc biệt chú ý đến cấu trúc văn bản, vì 
văn bản là các thông báo của thông tin. Với việc áp dụng phương pháp 
ngôn ngữ cấu trúc, bên cạnh các mức độ âm vị, từ vị và câu (mệnh đề), 
chúng ta có thể đưa thêm mức độ văn bản và tổ hợp văn bản (tổ hợp 
các thông báo tin). Chẳng hạn như trong lĩnh vực thông tin – thư viện: 
Nếu như coi các ấn phẩm với tư cách là các thông báo dưới dạng văn 
bản, thì các ngữ đoạn văn bản chính là kho sách, còn các bảng hình thái 
– đó là đề mục của mục lục phân loại thư viện – thư mục.
Như vậy, trên đây chúng ta đã tiến hành nghiên cứu cấu trúc hình 
thức của tri thức khoa học trên cơ sở phân tích ngôn ngữ học, không 
368
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
những nhằm mục đích nhấn mạnh đến bản chất ngữ nghĩa của tri thức 
khoa học, mà còn nói lên sự cần thiết nắm vững phương pháp luận 
Ngôn ngữ học cấu trúc để giải thích, lý giải một cách khoa học những 
vấn đề công nghệ thư viện – thư mục (thí dụ như các bảng phân loại 
thư viện – thư mục, các hệ thống mục lục thư viện, các kỹ thuật xây 
dựng kho tài nguyên thông tin của thư viện) và đồng thời để nghiên 
cứu xây dựng các phương pháp và các công cụ thông tin – thư viện (từ 
khóa, từ chuẩn, các công cụ tra cứu tìm tin) số hóa, vv
Mức độ văn bản không những được Thông tin học nghiên cứu mà 
còn được các bộ môn khoa học khác nghiên cứu. Thí dụ: Các văn bản 
nghệ thuật là thông tin nghệ thuật được Ký hiệu học nghệ thuật nghiên 
cứu và Lý luận văn học cấu trúc nghiên cứu. Ký hiệu học kinh tế có 
nhiệm vụ nghiên cứu phân tích các ngôn ngữ được sử dụng để ghi và 
truyền đạt thông tin kinh tế. Ký hiệu học khoa học công nghệ nghiên 
cứu các ngôn ngữ nhân tạo để truyền đạt, phổ biến các thông tin khoa 
học công nghệ trong xã hội. Các bảng phân loại thư viện – thư mục 
(UDC, DDC, BBK, và các bộ từ khóa từ chuẩn tìm tin) là các thí dụ 
điển hình được xây dựng và phát triển ngày càng hoàn chỉnh trên cơ 
sở phương pháp luận của Ký hiệu học khoa học và công nghệ hiện đại.
Qua sự phân tích trên, có thể đi đến kết luận: Sự nhận thức và 
hiểu biết của con người về thế giới khách quan (Tự nhiên, xã hội và con 
người) là nội dung của tri thức; Ngôn ngữ tự nhiên của con người là 
hình thức biểu đạt của tri thức. Các phương pháp luận khoa học của Lý 
luận nhận thức, Tâm lý học, Ngôn ngữ học cấu trúc được sử dụng để 
phân tích cấu trúc nội dung và hình thức của tri thức. Chính điều này 
một lần nữa nói lên Thông tin học, Triết học, Tâm lý học, Ký hiệu học 
và Ngôn ngữ học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc nghiên 
cứu về tri thức. Những kết quả của sự phân tích cấu trúc nội dung và 
hình thức của tri thức có thể dùng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên 
cứu xây dựng các công cụ lưu trữ, tra cứu tìm tin hiện đại với sự hỗ 
trợ của công nghệ thông tin như: Các bộ từ chuẩn, từ khóa tìm tin, các 
CSDL thư mục, dữ kiện, toàn văn và các ngân hàng dữ liệu, đồng thời 
làm cơ sở lý luận và phương pháp luận để giải thích một cách có căn 
369
CẤU TRÚC CỦA TRI THỨC KHOA HỌC
cứ khoa học về công nghệ thông tin thư viện thư mục, thí dụ như : cấu 
trúc của các bảng phân loại thư viện - thư mục, các hệ thống mục lục 
thư viện và các bản thư mục tra cứu tìm tin khoa học và công nghệ giữ 
vai trò đặc biệt quan trọng đang được sử dụng rộng rãi và đang được 
số hóa dần dần trong các cơ quan thông tin - thư viện hiện nay ở Việt 
Nam và trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB Đại 
học Quốc gia Hà Nội, 2017, 627 tr.
2. Thư viện thông minh 4.0 Công nghệ - Dữ liệu - Con người, Sách chuyên khảo, 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018, 617 tr. 
3. Tối ưu hóa quản trị tri thức số Chính phủ - Doanh nghiệp – Thư viện, Sách 
chuyên khảo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2019, 786 tr. 
 4. Vũ Văn Nhật, “Cấu trúc của thông tin xã hội”, Tạp chí Khoa học, Khoa học 
Xã hội và Nhân văn, 23, 3, 2007, tr. 101-197, 
5. Vũ Văn Nhật, Nghiên cứu xây dựng bộ từ chuẩn tìm tin cho các cơ sở dữ liệu 
chuyên ngành thông tin – thư viện (Từ điển tìm tin tư liệu thông tin – thư viện), 
Đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia, Mã số: QX. 2000.08, 2002, 230 tr.
6. Từ điển Từ khóa khoa học và công nghệ, T.1 và T.2, Bộ Khoa học, Công nghệ 
và Môi trường, Trung tâm Thông tin, Tư liệu Khoa học và Công nghệ, H., 
2001, 1329 tr.
7. Afanaxep V. G. (1979), Thông tin xã hội và quản lý xã hội, NXB Khoa học xã 
hội, H., 419 tr. (Bản Tiếng Việt).
8. Giáo trình triết học Mác-Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Chính trị 
Quốc gia, H., 2003, 520 tr.
9. Nguyễn Quang Uẩn (2003), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà 
Nội, H., 200 tr.
10. Lê Thị Duy Hoa (2002), Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư 
duy người Việt Nam (Luận án tiến sỹ triết học), H., 196 tr.
11. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1994), 
Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, H., 323 tr.
12. Nguyễn Thùy Vân, Nguyễn Anh Tuấn (2003), Lôgic học đại cương, NXB 
Chính trị Quốc gia, H., 320 tr.

File đính kèm:

  • pdflien_minh_s_ho_tro_cac_nha_nghien_cuu_trien_khai_ke_hoach_s.pdf