Khai thác phần mềm Mendeley trong phát triển một số kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm

Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai trò quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu của sinh

viên (SV). Hoạt động NCKH giúp rèn luyện một số kĩ năng như xác định và giải quyết vấn đề; thử sức, đánh giá và

nâng cao nhiều khả năng bản thân; đồng thời có kiến thức thực tế, cơ hội định hướng và phát triển nghề nghiệp cho

SV (Đinh Minh Quang, 2014). Đã có một số nghiên cứu trước đó đề cập đến các kĩ năng cần thiết để SV có thể thực

hiện tốt các hoạt động NCKH (Ngô Thị Trang, 2019; Phạm Hồng Quang, 2006; Trần Thanh Ái, 2014). Các nghiên

cứu này tập trung làm sáng tỏ các kĩ năng thành phần trong quá trình thực hiện hoạt động NCKH của SV như: kĩ

năng xây dựng đề tài nghiên cứu; kĩ năng thu thập dữ liệu; kĩ năng phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích,.

Trong bối cảnh hiện nay có thể thấy sự thay đổi vượt bậc trong thời đại công nghệ số và tầm ảnh hưởng sâu rộng

của khoa học công nghệ đến đời sống con người. Các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ con người ở hầu hết các

ngành nghề, lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực NCKH, có nhiều công cụ phần mềm khác nhau được tạo

ra để cho phép các nhà nghiên cứu phân tích, trình bày và thực hiện nghiên cứu tốt hơn trong các lĩnh vực họ quan

tâm. Sử dụng hợp lí các phần mềm này sẽ góp phần nâng cao năng lực NCKH của SV.

Bài báo giới thiệu phần mềm Mendeley - một công cụ miễn phí hỗ trợ tốt cho hoạt động NCKH, từ đó đưa ra

một số gợi ý về việc sử dụng Mendeley trong việc phát triển một số kĩ năng NCKH cho SV sư phạm.

Khai thác phần mềm Mendeley trong phát triển một số kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm trang 1

Trang 1

Khai thác phần mềm Mendeley trong phát triển một số kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm trang 2

Trang 2

Khai thác phần mềm Mendeley trong phát triển một số kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm trang 3

Trang 3

Khai thác phần mềm Mendeley trong phát triển một số kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm trang 4

Trang 4

Khai thác phần mềm Mendeley trong phát triển một số kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 9400
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác phần mềm Mendeley trong phát triển một số kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác phần mềm Mendeley trong phát triển một số kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm

Khai thác phần mềm Mendeley trong phát triển một số kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 9-13 ISSN: 2354-0753 
9 
KHAI THÁC PHẦN MỀM MENDELEY TRONG PHÁT TRIỂN 
MỘT SỐ KĨ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM 
Trần Trung1, 
Nguyễn Chí Thành2, 
Ngô Văn Định3,+ 
1Học viện Dân tộc; 2Trường Đại học giáo dục; 
3Trường Văn hóa, Cục Đào tạo - Bộ Công an 
+Tác giả liên hệ ● Email: nvdinh81anh@gmail.com 
Article History 
Received: 24/8/2020 
Accepted: 07/9/2020 
Published: 05/11/2020 
Keywords 
Mendeley software, scientific 
research, competency, 
pedagogical students. 
ABSTRACT 
In the context of globalization, improving the scientific research capacity for 
pedagogic students is a key solution to promote international integration, 
ensuring self-study and lifelong self-study for future teachers. Along with the 
dramatic changes in the digital age of the fourth industrial revolution, the field 
of scientific research also has many useful software tools to support the 
research process. The article introduces Mendeley - a free tool to support 
scientific research and propose some ways to use Mendeley in developing 
some scientific research skills for pedagogical students. Proficient use of the 
functions of this software will help not only students but also researchers in 
their research process. 
1. Mở đầu 
Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai trò quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu của sinh 
viên (SV). Hoạt động NCKH giúp rèn luyện một số kĩ năng như xác định và giải quyết vấn đề; thử sức, đánh giá và 
nâng cao nhiều khả năng bản thân; đồng thời có kiến thức thực tế, cơ hội định hướng và phát triển nghề nghiệp cho 
SV (Đinh Minh Quang, 2014). Đã có một số nghiên cứu trước đó đề cập đến các kĩ năng cần thiết để SV có thể thực 
hiện tốt các hoạt động NCKH (Ngô Thị Trang, 2019; Phạm Hồng Quang, 2006; Trần Thanh Ái, 2014). Các nghiên 
cứu này tập trung làm sáng tỏ các kĩ năng thành phần trong quá trình thực hiện hoạt động NCKH của SV như: kĩ 
năng xây dựng đề tài nghiên cứu; kĩ năng thu thập dữ liệu; kĩ năng phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích,... 
Trong bối cảnh hiện nay có thể thấy sự thay đổi vượt bậc trong thời đại công nghệ số và tầm ảnh hưởng sâu rộng 
của khoa học công nghệ đến đời sống con người. Các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ con người ở hầu hết các 
ngành nghề, lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực NCKH, có nhiều công cụ phần mềm khác nhau được tạo 
ra để cho phép các nhà nghiên cứu phân tích, trình bày và thực hiện nghiên cứu tốt hơn trong các lĩnh vực họ quan 
tâm. Sử dụng hợp lí các phần mềm này sẽ góp phần nâng cao năng lực NCKH của SV. 
Bài báo giới thiệu phần mềm Mendeley - một công cụ miễn phí hỗ trợ tốt cho hoạt động NCKH, từ đó đưa ra 
một số gợi ý về việc sử dụng Mendeley trong việc phát triển một số kĩ năng NCKH cho SV sư phạm. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Kĩ năng nghiên cứu khoa học đối với sinh viên sư phạm 
NCKH của SV là một hoạt động gắn liền với quá trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng nói chung, 
các trường sư phạm nói riêng. Mục đích chính của hoạt động NCKH là giúp SV tập dượt nghiên cứu mang lại thông 
tin mới, kiến thức mới cho bản thân và rèn luyện kĩ năng hoạt động sáng tạo. Đây là hình thức tổ chức đặc thù nhằm 
nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường. Theo quan điểm của lí luận dạy học đại học hiện đại, 
tất cả SV đều phải tham gia NCKH bởi bản chất dạy học ở đại học là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên 
cứu của SV dưới sự tổ chức, điều khiển của giảng viên (Phạm Hồng Quang, 2006). 
Hoạt động NCKH có thể được phân thành ba giai đoạn: thăm dò, thiết kế và thực hiện nghiên cứu (đây không 
phải là một sơ đồ hay lộ trình cho tất cả các nghiên cứu, có thể và nên sửa đổi thiết kế này để phù hợp với yêu cầu 
của một nghiên cứu cụ thể) (Bhattacherjee, 2012). Hoạt động NCKH cũng có thể được thực hiện theo các bước cơ 
bản sau: (1) Quan sát sự vật, hiện tượng và xác định vấn đề nghiên cứu; (2) Thiết lập giả thuyết về vấn đề nghiên 
cứu; (3) Thu thập và xử lí thông tin để kiểm chứng giả thuyết; (4) Kết luận, xác nhận hay phủ nhận giả thuyết về vấn 
đề nghiên cứu (Vũ Cao Đàm, 2005). Tuy nhiên, khi đề cập đến quá trình NCKH của SV, cũng có ý kiến cho rằng 
tùy từng người, từng nhóm nghiên cứu cụ thể mà các bước này có thể khác nhau, nhưng về bản chất vẫn quy về 3 
bước: chuẩn bị cho nghiên cứu; triển khai nghiên cứu; báo cáo kết quả nghiên cứu. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 9-13 ISSN: 2354-0753 
10 
Để thực hiện được hoạt động NCKH cần hệ thống tri thức khoa học và tri thức phương pháp nghiên cứu về lĩnh 
vực nghiên cứu nhất định. Những tri thức này bao gồm kiến thức khoa học chuyên ngành, kiến thức về phương pháp 
NCKH. Trong quá trình thực hiện hoạt động NCKH, SV được rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo nghiên cứu trong quá 
trình thực hiện nghiên cứu như: (1) Kĩ năng xây dựng đề tài nghiên cứu; (2) Kĩ năng thiết kế nghiên cứu; (3) Kĩ năng 
thu thập dữ l ... động bình thường. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 9-13 ISSN: 2354-0753 
11 
Plug-in này cũng cho phép người dùng dễ dàng chuyển đổi kiểu trích dẫn. Mendeley theo dõi các trích dẫn được sử 
dụng và tạo ra một danh mục tài liệu tham khảo đầy đủ. Plug-in tích hợp phần mềm xử lí văn bản hoạt động cho cả 
Windows, Mac và OpenOffice. 
- Sử dụng Mendeley trong quản lí và ghi chú với các tệp PDF: 
Bên cạnh việc tổ chức trích dẫn, Mendeley là một hệ thống quản lí và chú thích PDF mạnh mẽ. Dựa trên sở thích 
của người dùng, Mendeley tạo cấu trúc thư mục phân cấp trên ổ cứng của người dùng, nơi mà các tệp PDF được đặt. 
Tài liệu được thêm vào thư viện được sao chép vào cấu trúc thư mục này từ nguồn ban đầu mà không xóa hoặc thay 
đổi bản gốc (Zaugg và cộng sự, 2011). 
Trong thư viện, các nhà nghiên cứu sắp xếp các tệp của họ trong các thư mục cá nhân (được gọi là bộ sưu tập thư 
viện) và họ có thể gán các ngôi sao cho các tệp quan trọng và đánh dấu tệp PDF nào đã được đọc. Thư viện cũng 
cung cấp một trình soạn thảo văn bản đơn giản, nơi các nhà nghiên cứu có thể thêm các thẻ và ghi chú về toàn bộ 
nguồn. Một điểm yếu của Mendeley là nhà nghiên cứu chỉ có thể gán một ngôi sao cho một bài báo, thay vì sử dụng 
hệ thống xếp hạng 5 sao khiến việc theo dõi một bài báo nào đó quan trọng hơn các bài báo khác gặp khó khăn. Trình 
đọc PDF Mendeley Desktop cho phép các nhà nghiên cứu xem và tô sáng văn bản, thêm “ghi chú dán” hoặc chú 
thích. Nhiều tài liệu PDF có thể được mở trong các tab khác nhau trong một cửa sổ Mendeley. Nút mũi tên cho phép 
người dùng chọn văn bản để sao chép và dán vào các chương trình soạn thảo văn bản. 
Mendeley cho phép bổ sung các chú thích (notes) và các công cụ highlight vào tệp PDF được quản lí trong các 
bộ sưu tập tài liệu. Các chú thích được tạo trong Mendeley chỉ có thể xem được trong Mendeley mà không làm thay 
đổi tệp gốc, nhưng người dùng có thể xuất tệp PDF mới chứa các chú thích đó. Người dùng có thể đồng bộ hóa các 
chú thích của họ với phần Mendeley dựa trên web hay các nền tảng di động, cho các thành viên trong nhóm nghiên 
cứu chú thích các tệp trong các bộ sưu tập được chia sẻ. 
- Sử dụng Mendeley để tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo: 
Ưu điểm mạnh nhất của Mendeley là hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học đồ sộ. Vì hầu hết các nhà xuất bản tạp chí 
cho phép các tác giả liên kết các bài báo của riêng họ nên nhiều nhà nghiên cứu lưu trữ các bài báo của họ ở Mendeley. 
Người dùng có thể tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu Mendeley của các bài báo được thêm bởi cộng đồng người dùng. 
Cơ sở dữ liệu này hiện có hơn 34 triệu bài báo (MacMillan, 2012). Kết quả tìm kiếm cho biết có bao nhiêu người 
dùng đã lưu từng tài liệu và các bản ghi cho từng tài liệu cũng hiển thị các thẻ mà người dùng đã áp dụng cho tài liệu 
và có thể tìm kiếm lần lượt. Người dùng có thể xem các bài báo mà mỗi tác giả đã thu thập. 
Ngoài ra, tính năng tìm kiếm các tài liệu liên quan cho phép người dùng lựa chọn một hoặc một số tài liệu trong 
bộ sưu tập và tìm kiếm các tài liệu liên quan đến các tài liệu đó từ cơ sở dữ liệu của Mendeley, tiết kiệm rất nhiều 
thời gian trong việc tìm kiếm các tài liệu trong giai đoạn đầu khi nghiên cứu. 
- Sử dụng Mendeley trong việc đồng bộ hóa và hợp tác trực tuyến: 
Chức năng trực tuyến của Mendeley cung cấp một lợi thế lớn khác. Với 2GB dung lượng tài liệu miễn phí, thông 
tin thư mục, ghi chú, thẻ và tệp PDF từ chương trình Mendeley Desktop được đồng bộ hóa với thư viện Mendeley 
trực tuyến của nhà nghiên cứu. Trong khi trực tuyến, các nhà nghiên cứu có thể chỉnh sửa thông tin, tạo hoặc xóa 
một mục mới và tải xuống các tệp PDF. Người dùng có thể truy cập Mendeley mọi nơi, mọi lúc để trích dẫn tài liệu 
của một người. Tất cả các thay đổi trực tuyến có thể được đồng bộ hóa tự động hoặc thủ công với phiên bản phần 
mềm Mendeley của máy tính để bàn. Ngoài ra, người dùng có thể chia sẻ một thư mục hoặc bộ sưu tập cụ thể với 
những người dùng Mendeley được mời khác. Chức năng này cho phép nhóm nghiên cứu hợp tác để chia sẻ thư mục 
và tệp PDF. Các thành viên trong nhóm có thể thêm và chỉnh sửa tài liệu tham khảo và tải tệp PDF lên thư mục. Mọi 
thông tin mới trong thư mục dùng chung được đồng bộ hóa với ứng dụng máy tính để bàn của tất cả các thành viên. 
Cuối cùng, trang web Mendeley cho phép các nhà nghiên cứu tìm thấy những người khác có cùng sở thích nghiên 
cứu để các nhà nghiên cứu có thể kết nối, chia sẻ ý tưởng, đặt câu hỏi hoặc bắt đầu một cuộc thảo luận. 
Mendeley hỗ trợ cộng tác theo hai cách: cho phép các nhóm chia sẻ tài nguyên; kết nối trực tiếp các nhà nghiên 
cứu. Một nhà nghiên cứu có thể thành lập một nhóm nghiên cứu với các cộng tác viên. Trong trường hợp này, việc 
quản lí dữ liệu mở rộng thông qua Internet để cho phép tất cả các thành viên trong nhóm truy cập vào các bài báo. 
Mendeley cho phép những người được mời vào nhóm để thêm và phân loại tài nguyên vào bộ sưu tập, do đó hỗ trợ 
các nhà nghiên cứu làm việc trên các dự án chung hoặc phối hợp thực hiện (Zaugg và cộng sự, 2011). 
Mỗi thành viên có thể thêm vào nhóm này hoặc rút ra từ nhóm khác cho nghiên cứu tương tự hoặc để thu thập 
thông tin cho các bài giảng, bài thuyết trình. Theo cách này, nghiên cứu được bảo vệ và phổ biến khi nhà nghiên cứu 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 9-13 ISSN: 2354-0753 
12 
quyết định. Chia sẻ nghiên cứu giữa tất cả người dùng cho phép Mendeley đồng bộ các bài báo nghiên cứu được sử 
dụng và truy cập bởi một nhà nghiên cứu với người khác. Nếu một nhà nghiên cứu đã truy cập một bài báo cụ thể 
nhiều lần, Mendeley sử dụng các từ khóa và chủ đề để đề xuất các bài báo và nhà nghiên cứu tương tự. Mỗi nhà 
nghiên cứu có tùy chọn theo đuổi liên hệ mới được đề nghị này hay không. Điều này có một số lợi ích tích cực: 
những người nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể có thể tìm thấy các tài nguyên bổ sung hiệu quả hơn thông qua các liên 
hệ này; các nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu song song hoặc liền kề có thể được xác định, hợp tác, từ đó có thể 
chứng minh các kết quả nghiên cứu nhanh hơn hoặc mở rộng những phát hiện đó hiệu quả và nhanh chóng hơn; 
thông qua tiếp xúc với các nhà nghiên cứu khác, người ta có thể xác định các câu hỏi chính cho các lĩnh vực nghiên 
cứu hoặc nghiên cứu tiếp theo đã dẫn đến ngõ cụt. Những lợi ích này có thể cải thiện hiệu quả nghiên cứu. 
2.3. Sử dụng Mendeley trong phát triển một số kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm 
Việc tiến hành nghiên cứu một đề tài NCKH cụ thể của SV được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai 
đoạn cần một số kĩ năng tương ứng để thực hiện; trong đó, việc SV sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ thông 
tin có thể giúp đẩy nhanh quá trình NCKH. Với những chức năng đã được giới thiệu ở trên, sử dụng Mendeley hợp 
lí sẽ giúp phát triển một số kĩ năng nghiên cứu của SV nói chung và SV sư phạm nói riêng. Bài báo đề xuất một số 
hoạt động khai thác Mendeley trong tổ chức hoạt động NCKH giúp phát triển tốt các kĩ năng cho SV: 
- Hoạt động 1: Yêu cầu SV tìm tài liệu liên quan đến đề tài, bổ sung vào bộ sưu tập dùng chung trên nhóm 
Mendeley (hoạt động nhóm). 
Sau khi lựa chọn đề tài nghiên cứu, SV cần thu thập, quản lí những tài liệu học thuật liên quan đến vấn đề nghiên 
cứu. Hiện nay, nguồn tài liệu số trên mạng Internet rất phong phú và đa dạng; tuy nhiên, chất lượng tài liệu, độ tin 
cậy thường khó kiểm soát và khả năng tiếp cận đến các tài liệu đó cũng là một vấn đề cần bàn. Vì vậy, ngoài những 
phương pháp truyền thống như: tìm kiếm thông qua các thầy cô hướng dẫn, các thầy cô có kinh nghiệm lâu năm 
trong nghiên cứu; tìm kiếm trong thư viện hoặc kho tài liệu của trường đại học, tạp chí khoa học, các ấn phẩm khoa 
học về chuyên ngành, SV cần có kĩ năng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm tài liệu khoa học như: 
www.scholar.google.com, www.ssrn.com, www.sciencedirect.com/... 
Mendeley hỗ trợ rất tốt cho SV trong giai đoạn này. Với mỗi đề tài nghiên cứu, SV có thể quản lí trong một bộ 
sưu tập trên Mendeley. Khi tiến hành tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm, tính năng Web Importer nên được sử dụng 
để bổ sung các tài liệu tìm được vào bộ sưu tập tương ứng, tệp PDF kèm liên kết có thể được tải về và quản lí khi 
thực hiện thao tác này. Sau khi đã thu thập được một số tài liệu nhất định, SV cần xác định một số tài liệu có liên 
quan nhất đến vấn đề nghiên cứu của mình và sử dụng tính năng tìm tài liệu liên quan của Mendeley Desktop. Tính 
năng này cho phép SV bổ sung các tài liệu có sẵn trong cơ sở dữ liệu của Mendeley. SV chỉ việc lựa chọn các tài liệu 
để đưa vào bộ sưu tập của mình hay không bằng cách đọc tiêu đề, tóm tắt tài liệu đó trong danh mục các tài liệu được 
gợi ý. Việc này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu bổ sung cho đề tài. 
Mendeley cũng thường xuyên gợi ý cập nhật các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của người dùng dựa 
trên các tài liệu được lưu trong thư viện của mình thông qua địa chỉ thư điện tử đã dùng để đăng kí tài khoản. Điều 
này giúp người dùng cập nhật được các nghiên cứu của các nhà khoa học khác trên thế giới. 
- Hoạt động 2: Yêu cầu SV đọc tài liệu đã được sưu tầm và quản lí qua Mendeley (hoạt động cá nhân): Trước 
hết, SV cần đọc các nội dung chi tiết được quản lí bởi Mendeley với các thông tin cơ bản như: tiêu đề tài liệu, tác 
giả, năm xuất bản, tóm tắt và từ khóa của tác giả. Đây là các thông tin cơ bản để xác định mức độ liên quan của tài 
liệu đối với đề tài nghiên cứu, dựa vào đó SV quyết định có đọc các nội dung trong tệp PDF của tài liệu hay không. 
Trong quá trình này, SV cần ghi chú lại bất cứ những thắc mắc, nhận xét, nghi vấn nào của mình về các nội dung 
của tài liệu bằng tính năng ghi chú của Mendeley. Ngoài ra, các nội dung cần đặc biệt chú ý cũng nên được đánh dấu 
bằng các notes hoặc highlight trong tệp PDF để dễ dàng xem lại khi cần thiết. Việc đọc tài liệu này có thể được thực 
hiện trên Mendeley Desktop, trên web hoặc trên các thiết bị di động. Vì nội dung trên các nền tảng này được đồng 
bộ với nhau nên SV có thể tranh thủ mọi lúc rảnh rỗi để tiến hành nghiên cứu. 
- Hoạt động 3: Yêu cầu SV chia sẻ tài liệu trong nhóm nghiên cứu với các SV khác (hoạt động nhóm): 
Với hoạt động này, SV có thể phát triển kĩ năng làm việc nhóm với tính năng chia sẻ tài liệu trong nhóm nghiên 
cứu với các SV khác hoặc báo cáo, tham vấn người hướng dẫn khoa học. Người hướng dẫn khoa học hoặc các SV 
khác trong nhóm được chia sẻ có thể trực tiếp ghi chú vào các tài liệu, đưa ra các góp ý cần thiết trong các nội dung 
mà SV đã ghi chú bằng các màu sắc khác nhau. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 9-13 ISSN: 2354-0753 
13 
Xuyên suốt quá trình nghiên cứu, bằng việc sử dụng các tính năng hợp tác trên nền tảng Mendeley, SV phối 
hợp cùng với công cụ liên lạc khác như thư điện tử, điện thoại để có thể làm việc nhóm cùng với người hướng 
dẫn khoa học hoặc nhóm nghiên cứu trong việc thực hiện các bước nghiên cứu cũng như viết các báo cáo kết quả. 
- Hoạt động 4: Yêu cầu SV viết báo cáo kết quả nghiên cứu (hoạt động nhóm): 
Công việc chính của bước này là tập hợp các nội dung nghiên cứu thành một bài viết hoàn chỉnh theo đúng quy 
cách trình bày nội dung nghiên cứu cũng như thể thức văn bản. Với kết quả của quá trình nghiên cứu là các tài liệu 
đã được ghi chú lại đầy đủ, việc tập hợp lại các thông tin này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 
Một trong những vấn đề gây khó khăn rất lớn cho cả những SV mới NCKH cũng như nhiều nhà nghiên cứu đó 
là trích dẫn khoa học và lập danh mục tài liệu tham khảo. Tài liệu tham khảo là yêu cầu có tính bắt buộc trong các 
bài báo nghiên cứu bởi nó cung cấp độ tin cậy cho các kết quả nghiên cứu; để ghi nhận việc trích dẫn cho các nhà 
khoa học, để người đọc có thêm thông tin về các vấn đề nghiên cứu và thể hiện sự hiểu biết của tác giả về vấn đề 
nghiên cứu. Việc trích dẫn không đúng nguyên tắc, không cẩn thận hoặc không trích dẫn có thể dẫn đến “đạo văn” - 
đây là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến đạo đức khoa học mà bất cứ một nhà khoa học nào cũng cần phải hiểu 
rõ để tránh mắc phải. Thông thường, khi các tác giả dẫn “thủ công” trong các công trình nghiên cứu sẽ gặp rất nhiều 
vấn đề khi muốn thay đổi thứ tự trích dẫn, bổ sung hay loại bỏ tài liệu tham khảo đã trích dẫn, chỉnh sửa thông tin tài 
liệu tham khảo,... Sử dụng phần mềm Mendeley trích dẫn tự động, SV sẽ hoàn toàn giải quyết được vấn đề này vì 
Mendeley cài đặt sẵn các kiểu trích dẫn phổ biến. Phần mềm sẽ tự động cập nhật khi thay đổi tài liệu tham khảo, số 
thứ tự tài liệu tham khảo... Mendeley cũng sẽ loại trừ các tài liệu trích dẫn không liên quan trong công trình nghiên 
cứu vì danh mục tài liệu tham khảo sẽ chỉ hiển thị những tài liệu có sử dụng trích dẫn trong nghiên cứu. 
3. Kết luận 
Các công cụ hỗ trợ nghiên cứu rất đa dạng, phong phú, giúp các nhà khoa học trong nhiều các hoạt động nghiên 
cứu nói chung và các SV NCKH nói riêng. Sử dụng hợp lí các công cụ này giúp SV tận dụng được ưu thế của công 
nghệ thông tin trong NCKH, qua đó phát triển các kĩ năng cần thiết của mình. 
Mendeley là một công cụ miễn phí đa nền tảng rất mạnh về quản lí tài liệu tham khảo và là một mạng xã hội học 
thuật với lượng người dùng lớn. Việc sử dụng thành thạo các chức năng của phần mềm này sẽ giúp không chỉ các 
SV mà cả các nhà nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu của mình. 
Tài liệu tham khảo 
Bhattacherjee, A. (2012). Nghiên cứu khoa học xã hội: Nguyên tắc, phương pháp và thực hành. CreateSpace 
Independent Publishing Platform (Cao Viết Phong, Cao Ngọc Anh dịch). 
Đinh Minh Quang (2014). Kết quả khảo sát về tình hình nghiên cứu khoa học trong sinh viên khoa Sư phạm - Trường 
Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 30, tr 46-50. 
Elsevier (2020). Mendeley - Reference Management Software & Researcher Network. Truy cập ngày 29/5/2020, từ 
https://www.mendeley.com. 
MacMillan, D. (2012). Mendeley: Teaching scholarly communication and collaboration through social networking. 
Library Management, 33(8), 561-569. https://doi.org/10.1108/01435121211279902. 
Ngô Thị Trang (2017). Tiếp cận năng lực trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm. Tạp chí Giáo 
dục, số 409, tr 29-32. 
Ngô Thị Trang (2019). Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm. Luận án 
tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Phạm Hồng Quang (2006). Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm. NXB Đại học Sư phạm. 
Trần Thanh Ái (2014). Cần làm gì để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục. Tạp chí Dạy và Học ngày 
nay, số 1, tr 21-24. 
Vũ Cao Đàm (2005). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kĩ thuật. 
Zaugg, H., West, R. E., Tateishi, I., & Randall, D. L. (2011). Mendeley: Creating communities of scholarly inquiry 
through research collaboration. TechTrends, 55(1), 32-36. https://doi.org/10.1007/s11528-011-0467-y.

File đính kèm:

  • pdfkhai_thac_phan_mem_mendeley_trong_phat_trien_mot_so_ki_nang.pdf