Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non

1. Chăm sóc trước đẻ:

 Liệu pháp corticoide trước sinh cho các bà mẹ doạ đẻ non có tuổi thai

dưới 34 tuần tuổi: bétaméthasone (12 mg/ ngày tiêm bắp trong 2 ngày),

nếu được sử dụng 24 -72 giờ trước khi sinh làm giảm 5 0% tần suất bệnh

màng trong và xuất huyết não; nó còn giúp cho sự thích nghi của bộ máy

tuần hoàn và hô hấp tốt hơn khi đứa trẻ ra đời, làm giảm đáng kể tỷ lệ tử

vong.6

 Chuyển viện khi chưa chuyển dạ: chuyển các bà mẹ doạ đẻ non và đặc

biệt đẻ rất non tháng đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe lớn, nơi có đơn vị

hồi sức sơ sinh.

 Điều trị kháng sinh cho mẹ trong những trường hợp vỡ ối sớm, sốt trước

và trong sinh tránh nhiễm khuẩn mẹ - con

 Tư vấn dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cho các bà mẹ, đặc biệt là các bà

mẹ có yếu tố nguy cơ đẻ non cao.

2. Chăm sóc trong và ngay sau đẻ

2.1. Những chăm sóc cần đặc biệt chú ý trong cuộc đẻ là:

 Lau khô và làm ấm trẻ ngay sau khi ra đời, sử dụng phương pháp da-kề-

da nếu mẹ và bé không cần phải hồi sức, hoặc ủ ấm trẻ bằng các phương

tiện sẵn có (tấm sưởi, giường sưởi, lồng ấp )

 Hỗ trợ hô hấp cho trẻ trong trường hợp trẻ bị suy hô hấp ( không dùng

oxy nồng độ cao trong khi hồi sức nếu không cần thiết )

 Theo dõi nhiệt độ , nhịp tim, màu sắc da và độ bão hoà oxy qua da (nếu

có )

 Đảm bảo đủ dinh dưỡng ( cho trẻ bú mẹ sớm ngay trong giờ đầu sau sinh,

hoặc truyền glucose khi cần thiết )

 Chuyển trẻ đến phòng hồi sức sơ sinh nếu trẻ cần phải hồi sức hoặc

theo dõi.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non trang 1

Trang 1

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non trang 2

Trang 2

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non trang 3

Trang 3

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non trang 4

Trang 4

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non trang 5

Trang 5

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non trang 6

Trang 6

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non trang 7

Trang 7

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non trang 8

Trang 8

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non trang 9

Trang 9

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang baonam 10840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non

Hướng dẫn chăm sóc trẻ đẻ non, khám sàng lọc, điều trị và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non
0BỘ Y TẾ
HƯỚNG DẪN
CHĂM SÓC TRẺ ĐẺ NON,
KHÁM SÀNG LỌC, ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI
BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
1BAN BIÊN SOẠN
Chủ biên
PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên
Phó Chủ biên kiêm phụ trách Ban Thư ký
TS. Lương Ngọc Khuê
Cố vấn chuyên môn và tham gia biên soạn
GS.TS Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh Viện Mắt Trung ương.
GS.TS Tôn Thị Kim Thanh, nguyên Giám đốc Bệnh Viện Mắt Trung ương.
PGS.TS Trần An, Phó Giám đốc Bệnh Viện Mắt Trung ương.
ThS. Nguyễn Đức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ sức khỏe Bà mẹ trẻ em.
TS. Khu Thị Khánh Dung, Phó Giám đốc Bệnh Viện Nhi Trung ương.
BSCK2. Nguyễn Thanh Hà, Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung
ương.
TS. Nguyễn Xuân Tịnh, Khoa Mắt trẻ em, Bệnh Viện Mắt Trung ương.
TS. Nguyễn Chí Dũng, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh Viện Mắt Trung
ương
BSCK2. Phan Hồng Mai, Phó trưởng khoa nhi, Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí
Minh.
TS. Vương Văn Quý, đại diện tổ chức Orbis tại Việt Nam.
Thư ký biên soạn
BS Bùi Thị Thư, chuyên viên Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.
TS. Nguyễn Xuân Tịnh, Khoa Mắt trẻ em, Bệnh Viện Mắt Trung ương .
CN. Nguyễn Duy Thắng, Phòng Chỉ đạo tuyến,Bệnh Viện Mắt Trung ương.
2LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của hồi sức sơ sinh, số lượng trẻ đẻ
non và nhẹ cân được cứu sống ngày một tăng, tuy nhiên, bệnh Võng mạc trẻ đẻ non
trở thành một trong những nguyên nhân chính gây mù loà ở trẻ em. Việc tổ chức
khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và theo dõi sau điều trị phục
hồi chức năng cho trẻ là vấn đề hết sức cấp thiết.
Bệnh viện Mắt Trung ương đã xây dựng và phát triển mạng lưới kiểm soát
Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non trên toàn quốc có sự hỗ trợ của tổ chức ORBIS Quốc tế
từ năm 2001, đã có hàng chục bác sỹ Nhãn khoa và Nhi khoa được gửi đi đào tạo
trong và ngoài nước về khám sàng lọc và điều trị Bệnh võng mạc trẻ đẻ non.
Chương trình khám sàng lọc bệnh võng mạc trẻ đẻ non đã được triển khai tại các
thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái nguyên, Nghệ An,
Đà Nẵng. Các cơ sở Nhãn khoa và Nhi khoa hàng đầu tại Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh đã phối hợp tổ chức điều trị hiệu quả Bệnh võng mạc trẻ đẻ non , giúp hàng
ngàn trẻ em Việt Nam tránh được mù loà.
Tài liệu “Hướng dẫn quốc gia về kiểm soát Bệnh võng mạc trẻ đẻ non” có
thể được sử dụng như một tài liệu đào tạo và tham khảo cho các bác sỹ Nhãn khoa
và Nhi khoa về chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng và kiểm so át Bệnh Võng mạc trẻ đẻ
non tại Việt Nam .
Mặc dù hết sức cố gắng hoàn thành cuốn sách nhưng cũng không thể tránh
khỏi thiếu sót, Ban biên soạn mong nhận được ý kiến đóng góp của các độc giả để
lần tái bản sau hoàn thiện hơn.
Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn các chuyên gia Nhãn khoa và Nhi khoa đầu
ngành trong cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu để hoàn thiện bản hướng
dẫn, tổ chức ORBIS Quốc tế đã hỗ trợ để xuất bản cuốn sách.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên
Thứ trưởng Bộ Y tế
Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống mù lòa Việt Nam
3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................2
MỤC LỤC ..............................................................................................................3
BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .........................4
BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .........................5
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ ĐẺ NON, ........................................................5
KHÁM SÀNG LỌC, ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI .................................................5
BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON......................................................................5
PHẦN 1: .................................................................................................................5
CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ ĐẺ NON.................................................5
I. ĐỊNH NGHĨA TRẺ ĐẺ NON ............................................................................5
II. CHĂM SÓC TRẺ ĐẺ NON ..............................................................................5
1. Chăm sóc trước đẻ:........................................................................................5
2. Chăm sóc trong và ngay sau đẻ......................................................................6
2.1. Những chăm sóc cần đặc biệt chú ý trong cuộc đẻ là: ...........................6
2.2. Chăm sóc sau khi sinh : ..........................................................................6
HƯỚNG DẪN KHÁM SÀNG LỌC, ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI BỆNH VÕNG
MẠC TRẺ ĐẺ NON ............................................................................................10
I. ĐỊNH NGHĨA ...............................................................................................10
II- HƯỚNG DẪN KHÁM SÀNG LỌC ..........................................................10
1. Tiêu chuẩn khám sàng lọc: ...........................................................................10
2. Các bước tiến hành khám sàng lọc.................................. ... nh kính nếu cần thiết.
PHỤ LỤC I:
TỔ CHỨC QUẢN LÝ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON
1- Nhân lực
 Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ Sản hay Bệnh viện Đa khoa, nơi có đơn vị
hồi sức sơ sinh (NICU) cần tổ chức khám sàng lọc bệnh võng mạc trẻ đẻ
non.
 Các đơn vị này cần có một nhóm làm việc bao gồm bác sĩ, điều dưỡng
chuyên khoa Mắt và chuyên khoa Sơ sinh được đào tạo về Bệnh võng mạc
trẻ đẻ non.
 Nếu các Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản hay Bệnh viện Đa khoa không
có bác sĩ chuyên khoa Mắt thì các Bệnh viện này cần phối hợp với cơ s ở
chuyên khoa Mắt tuyến tỉnh / thành phố để triển khai hoạt động này.
 Bác sĩ khám sàng lọc BVMTĐN: là bác sĩ chuyên khoa Mắt đã được đào
tạo chuyên sâu ít nhất 3 tháng tại các trung tâm nhãn khoa lớn để có thể sử
dụng thành thạo máy soi đáy mắt gián tiếp, để khám sàng lọc và chẩn đoán
được bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non. Các bác sĩ này cần được đào tạo thêm 3
tháng nữa để có thể tiến hành điều trị cho bệnh nhân nếu bệnh viện có đủ
thiết bị và các điều kiện cần thiết.
 Các bác sĩ chuyên khoa Mắt đảm nhận việc theo dõi bệnh nhân lâu dài sau
điều trị, phục hồi thị lực cho trẻ khiếm thị do bệnh võng mạc trẻ đẻ non .
16
2- Trang thiết bị, vật tư cần thiết
2.1- Dụng cụ khám mắt cho trẻ đẻ non
 Bàn khám sơ sinh
 Máy soi đáy mắt gián tiếp
 Kính lúp 20D và 28D
 Các bộ dụng cụ vành mi và ấn củng mạc sơ sinh
 Thuốc tra giãn đồng tử, thuốc gây tê tại chổ,
 Trang thiết bị và thuốc hồi sức cấp cứu
2.2- Trang thiết bị dụng cụ dùng đ iều trị Bệnh võng mạc trẻ đẻ non
 Vành mi và ấn củng mạc
 Kính lúp 20D, 28D
 Máy laser ( thường là laser diode có bước sóng 810nm hoặc 532nm)
 Phương tiện gây mê, tiền mê gây ngủ.
 Phương tiện hồi sức sơ sinh
2.3- Dụng cụ theo dõi trẻ sau điều trị Bệnh võng mạc trẻ đẻ non
 Trang thiết bị khám khúc xạ, lác và bảng thử thị lực cho trẻ nhỏ: TELLER
CARD
 Thiết bị khám và dụng cụ hỗ trợ cho trẻ khiếm thị
3- Địa điểm tổ chức khám và điều trị
 Tốt nhất là tổ chức khám tại khoa sơ sinh của BV Nhi, BV Phụ Sản hay
BV đa khoa, nơi trẻ sơ sinh thiếu tháng đang được theo dõi , điều trị.
 Với những trẻ đã đư ợc xuất viện, thể trạng khá hơn, tình trạng toàn thân
ổn định có thể tổ chức khám tại khoa mắt nhưng cần có sự trợ giúp của
đơn vị hồi sức để đề phòng các biến chứng như ngừng tim hay ngừng thở
của trẻ sơ sinh quá non tháng.
HƯỚNG DẪN KHÁM ROP TẠI PHÒNG CHĂM SÓC SƠ SINH ĐẶC BIỆT
(NICU)
HOẠT ĐỘNG NGƯỜI THỰC
HIỆN
1. TIẾP NHẬN:
Xác định trẻ sơ sinh đủ tiêu chuẩn khám BVMTĐN: thuộc 1 trong 2 Bác sĩ NICU/sơ
17
nhóm đối tượng sau:
1) Trẻ sơ sinh có tuổi thai khi sinh ≤ 33 tuần và cân nặng khi
sinh ≤ 1800 gram.
2) Với những trẻ có tuổi thai khi sinh > 33 tuần và cân nặng
khi sinh > 1800 gram nhưng có thêm các yếu tố nguy cơ như
suy hô hấp, viêm phổi, thở oxy kéo dài, thiếu máu, nhiễm
trùng, ...
Ghi vào bệnh án/sổ khám
sinh
Thông báo với điều dưỡn g về những trẻ cần được khám Bác sĩ NICU/sơ
sinh
Phát tờ tin về BVMTĐN cho cha/mẹ trẻ Điều dưỡng sơ
sinh
Viết vào hồ sơ: trẻ cần được khám mắt Điều dưỡng
Đánh dấu vào phiếu theo dõi trẻ (dùng giấy dính màu) Điều dưỡng
Ghi tên trẻ và số điện t hoại của cha/mẹ trẻ vào lịch k hám lần đầu 3-4
tuần sau sinh hoặc khi trẻ được 31 tuần tuổi (cả tuổi thai và tuổi sau
khi sinh) tuỳ thuộc mốc thời gian nào đến sau.
Điều dưỡng
2. MỘT NGÀY TRƯỚC KHI BÁC SĨ MẮT KHÁM ROP
Xác định những trẻ sơ sinh tại NICU có tuổi thai khi sinh >33 tuần
cân nặng khi sinh > 1800g, nhưng vẫn cần khám mắt.
Bác sĩ NICU/sơ
sinh
Bổ sung thông tin về các trẻ này vào lịch khám Điều dưỡng
3. NGÀY KHÁM MẮT:
- 2 giờ trước khi khám mắt: xác định những trẻ sẽ được khám .
- Điền thông tin hành chính vào phiếu khám mắt/ sổ theo dõi/ máy
tính
Điều dưỡng
Trước khi khám 30 - 45 phút, tra giãn đồng tử cả hai mắt bằng thuốc
Mydrin – P, 3 lần, cách nhau 5 phút.
Điều dưỡng
Hỗ trợ bác sĩ mắt trong khi khám, theo dõi trẻ
Điều dưỡng, Bác
sĩ NICU/sơ sinh
Ghi kết quả khám vào phiếu khám/hồ sơ bệnh án, bao gồm lịch hẹn Bác sĩ CK Mắt
18
tái khám/điều trị cần thiết.
Nhập dữ liệu về trẻ vào file/sổ theo dõi Bác sĩ CK Mắt
Thông báo cho điều dưỡng thời gian tái khám hoặc có thể c ho trẻ
xuất viện
Bác sĩ CK Mắt
Thông báo kết quả khám cho cha/mẹ trẻ
Bác sĩ CK
Mắt/Bác sĩ
NICU/sơ sinh
Đánh dấu tên của những trẻ đã được khám vào lịch khám (dùng bút
màu đánh dấu để người khác có thể dễ dàng nhận biết
Điều dưỡng
Ghi tên trẻ vào ngày hẹn tái khám
Điều dưỡng –
theo yêu cầu của
bác sĩ CK Mắt
4. TRƯỚC KHI XUÂT VIỆN:
Đưa cho cha/mẹ trẻ phiếu hẹn tái khám có số điện thoại và người
chịu trách nhiệm về khám mắt của phòng NICU
Điều dưỡng
5. TRẺ XUẤT VIỆN TRƯỚC KHI KHÁM LẦN ĐẦU:
Trước ngày khám: Liên hệ với cha/mẹ những trẻ đã xuất viện trước
lần khám đầu mang trẻ đến khám
Điều dưỡng/cán
bộ xã hội/thư ký
dự án
6. NHỮNG TRẺ KHÔNG ĐẾN KHÁM:
Kiểm tra kết quả khám lần trước và quyết định ngày trẻ cần khám Bác sĩ CK Mắt
thông báo cho
điều dưỡng
Bổ sung tên trẻ vào lịch khám tuần tiếp theo (hoặc sớm hơn nếu trẻ
có dấu hiệu bệnh đang tiến triển trong kết quả khám lần trước)
Điều dưỡng
Liên hệ với cha/mẹ trẻ mang trẻ đến khám Điều dưỡng/cán
bộ xã hội/thư ký
dự án
7. TRẺ CẦN ĐIỀU TRỊ:
Thông báo cho cha/mẹ trẻ về phương pháp điều trị và kết quả điều
trị có thể đạt được
Bác sĩ CK Mắt
19
Thông báo cho Bác sĩ NICU/sơ sinh biết về kế hoạch điều trị Bác sĩ CK Mắt
Thông báo cho bác sĩ gây mê về kế hoạch điều trị Bác sĩ NICU/sơ
sinh
Bố trí địa điểm, thời gian, điều trị và phương pháp gây mê Bác sĩ NICU/sơ
sinh, Bác sĩ mắt,
bác sĩ gây mê
8. TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ
Có sự đồng ý bằng văn bản của cha/mẹ trẻ Bác sĩ NICU/sơ
sinh
Tra giãn đồng tử 30 phút trước khi điều trị Điều dưỡng
9. SAU KHI ĐIỀU TRỊ
Ghi ngày khám/theo dõi sau điều trị vào lịch khám Bác sĩ CK mắt
Ghi ngày khám/theo dõi vào phiếu hẹn
Đưa phiếu hẹn cho cha/mẹ trẻ
Điều dưỡng
Cấp hoặc kê đơn mua thuốc tra mắt sau phẫu thuật cho cha/mẹ trẻ
Hướng dẫn cha/mẹ cách tra mắt cho trẻ
Bác sĩ CK mắt
10. GIỚI THIỆU CHUYỂN TUYẾN
Ở những đơn vị chưa tổ chức điều trị cần chuyển bệnh nhân đến cơ
sở điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn tiền ngưỡng.
Bác sĩ CK mắt
Giới thiệu trẻ đến Bác sĩ nhãn nhi và/hoặc đến cơ sở tập nhược thị
theo chỉ định
Bác sĩ CK mắt
Ghi chú
Mầu tím: Chỉ nhiệm vụ của Bác sỹ sơ sinh
Mầu vàng: Chỉ nhiệm vụ của điều dưỡng sơ sinh
Mầu xanh: chỉ nhịêm vụ của Bác sỹ chuyên khoa (CK) Mắt
4- Quản lý Hồ sơ
 Trẻ sinh non thuộc nhóm nguy cơ bị bệnh cần có sổ nhật ký khám mắt,
điều dưỡng sơ sinh ghi tên vào sổ và lên lịch khám ngay từ khi nhập viện
để không bị bỏ sót.
20
 Phòng khám mắt cho trẻ sinh non cần có 1 sổ theo dõi khám Bệnh võng
mạc trẻ đẻ non và phiếu khám (phụ lục III)
 Tất cả các trẻ sinh non được khám sàng lọc lần đầu cần được ghi danh
sách và có mã số bệnh nhân (có thể quản lý qua phần mềm thống kê của
Bệnh viện). Bằng cách này sẽ tính được số trẻ sinh non được khám sàng
lọc Bệnh võng mạc trẻ đẻ non. Kết quả của các lần khám được ghi rõ để
theo dõi được cả quá trình. Điều dưỡng chuyên khoa mắt có thể phụ giúp
bác sĩ vào số liệu của bệnh nhân.
 Mỗi bệnh nhân sẽ có 1 phiếu theo dõi và hẹn khám lại. Phiếu này được
thiết kế ngắn gọn, cho nhiều lần khám. Bác sĩ sẽ ghi kết quả của lần khám
trước và hẹn thời gian khám lại để theo dõi tiến triển của bệnh ( phụ lục
V)
5- Theo dõi và đánh giá
 Tỷ lệ trẻ sinh non được sàng lọc trên tổng số trẻ sinh non có tại đơn vị
 Tỷ lệ trẻ sinh non có dấu hiệu tổn thương võng mạc trên tổng số trẻ sinh
non được khám
 Tỷ lệ trẻ sinh non được điều trị trên tổng số trẻ sinh non có dấu hiệu Bệnh
Võng mạc trẻ đẻ non và trên tổng số trẻ sinh non được khám sàng lọc
 Tỷ lệ trẻ sinh non có bệnh võng mạc trẻ đẻ non được điều trị laser có kết
quả tốt trên tổng số trẻ s inh non có bệnh võng mạc trẻ đẻ non được điều
trị.
 Tỷ lệ trẻ sinh non điều trị muộn ở giai đoạn 4, 5 trên tổng số trẻ được điều
trị
 Tỷ lệ cha mẹ đưa trẻ đến khám bệnh võng mạc trẻ đẻ non được tư vấn về
phòng bệnh và điều trị
 Tỷ lệ trẻ sinh non có bệnh võng mạc trẻ đẻ non đã điều trị được khám lại
sau 3 tháng, 6 tháng, hàng năm
21
PHỤ LỤC II :
PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON
Phân loại quốc tế Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non căn cứ vào các yếu tố như vị trí,
phạm vi tổn thương, giai đoạn tiến triển của bệnh và mức độ giãn của mạch máu
võng mạc ở hậu cực.
A. Vị trí
Để khu trú vị trí của tổn thương võng mạc được chia làm 3 vùng ( hình 1).
- Vùng I, là vùng võng mạc xung quanh gai thị có bán kính bằng 2 lần
khoảng cách từ gai thị đến trung tâm hoàng điểm.
- Vùng II là vùng võng mạc kế tiếp vùng I, có hình vành khăn đồng tâm với
vùng I tới tận bờ trước của võng mạc (ora serrata) phía mũi và vào khoảng
võng mạc xích đạo của nhãn cầu phái thái dương.
- Vùng III là vùng võng mạc hình lưỡi liềm còn lại phía thái dươ ng.
Hình 1: Sơ đồ phân chia võng mạc theo 3 vùng và theo số múi giờ
B. Phạm vi tổn thương
Phạm vi tổn thương của Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non được mô tả bằng số múi giờ
đồng hồ võng mạc bị tổn thương (hình 1 ). Ví dụ, tổn thương Bệnh Võng mạc trẻ
đẻ non từ kinh tuyến 1 giờ đến kinh tuyến 5 giờ, phạm vi của Bệnh Võng mạc trẻ
đẻ non là 4 múi giờ đồng hồ.
22
C. Giai đoạn bệnh.
Dựa vào mức độ tiến triển của Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non người ta phân chia
bệnh ra làm 5 giai đoạn với những đặc điểm tổn thương khác nhau.
- Giai đoạn 1: Tổn thương Bệnh Võng mạc trẻ
đẻ non đặc trưng bằng một đường ranh giới
mỏng tương đối dẹt và có màu trắng, phân cách
vùng võng mạc vô mạch (màu xám) ở phía trước
với vùng võng mạc có mạch máu (màu vàng
cam) ở phía sau (hình 2). Các mạch máu đi đến
đường ranh giới bị phân chia một cách bất
thường và dừng lại ở phía sau đường ranh giới.
Hình 2: B VMTĐN giai đoạn 1
- Giai đoạn 2: Đường ranh giới đã nhìn thấy rõ và phát triển khỏi bề mặt võng
mạc, trở nên rộng và cao, tạo thành một đư ờng gờ màu trắng hoặc hồng. Mạch
máu võng mạc có thể vượt khỏi bề mặt võng mạc tới tận
đỉnh của đường gờ. Có thể thấy
các búi mạch máu bất thường, rải
rác sau đường gờ nhưng không
dính vào đường gờ tạo ra hình
ảnh giống như ngô rang
(popcorn) ( hình 3).
Hình 3a và 3b: Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 2
- Giai đoạn 3: Từ bề mặt của đường gờ, tổ chức xơ mạch tăng sinh phát triển lan
rộng ra phía sau theo bề mặt võng mạc hoặc phát triển ra trước, vuông góc với
bình diện võng mạc vào tro ng buồng dịch kính. Đồng thời các mạch máu võng
mạc ngay sau gờ xơ có sự tăng lên về kich thước và trở nên cương tụ hơn.
Hình 4: Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 3, hình thái nhẹ, vừa và nặng
23
- Giai đoạn 4: Bong võng mạc chưa hoàn toàn ( hình 5).
Khi tổ chức xơ phát triển mạnh vào trong buồng dịch
kính sẽ gây co kéo vào võng mạc, làm cho một phần
võng mạc bị bong ra khỏi thành nhãn cầu.
Dựa vào vị trí võng mạc bị bong người ta phân ra giai
đoạn 4A và 4B:
+ Giai đoạn 4A là bong võng mạc còn khu trú, chưa
lan tới vùng hoàng điểm, chức năng mắt có thể chưa
bị tổn hại nhiều. Hình 5. Bệnh VMTĐN giai đoạn 4
+ Giai đoạn 4B là bong võng mạc rộng hơn lan tới
cả võng mạc vùng hoàng điểm, khi đó chức năng thị
giác bị giảm đi một cách rõ rệt.
- Giai đoạn 5: Bong võng mạc toàn bộ do tổ chức xơ
co kéo, võng mạc bị bong và cuộn lại có dạng hình
phễu ( hình 6).
Hình 6: Bệnh VMTĐN giai đoạn 5
D. Bệnh cộng ( plus disease): là hiện tượng giãn và ngoằn nghoèo của mạch
máu võng mạc xung quanh gai thị ít nhất trên hai góc phần tư võng mạc
( hình 7a, 7b và 7c).
Ên
Hình 7a: Bệnh cộng (pl+), Hình 7b: Bệnh cộng (pl++) Hình 7c: Bệnh cộng (+++)
hình thái nhẹ hình thái vừa hình thái nặng
Ngoài ra, có thể còn có thêm các dấu hiệu khác như giãn các mạch máu trên bề
mặt mống mắt, bờ đồng tử có màu đỏ, đồng tử giãn kém hoặc mất phản xạ và
đục môi trường trong suốt( hình 8a và 8b).
24
Năm 2005, phân loại quốc tế
Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non sửa
đổi còn đưa thêm khái niệm :
- Tiền bệnh cộng ( pre-plus
disease). Là hiện tượng các
mạch máu võng mạc hậu cực
hơi giãn và ngoằn ngoèo nhưng
chưa tới mức gọi là bệnh cộng. Hình 8a: Tân mạch bờ đồng tử.
Hình 8b: Giãn mạch máu mống mắt
- Bệnh võng mạc trẻ đẻ non hung hãn cực sau (Aggressive posterior retinopathy
of prematurity), đặc trưng bởi vị trí tổn thương ở vùng I, có thể sang cả nửa sau
vùng II, kèm theo dấu hiệu bệnh cộng nặng, mạch máu võng mạc giãn rất mạnh,
khó phân biệt giữa động mạch và tĩnh mạch, có thể kèm theo xuất huyết ở vùng
ranh giới giữa vùng võng mạc có mạch với vùng võng mạc vô mạch. Bệnh tiến
triển từng ngày và nhanh chóng gây bong võng mạc dẫn đến mù loà.
- Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn tiền ngưỡng ( prethreshold)
Hình thái 1: Có chỉ định điều trị trong vòng 48 giờ, bao gồm:
- Mọi tổn thương của Bệnh Võng mạc trẻ đẻ non ở vùng I kèm theo bệnh
cộng (Pl+), hoặc không kèm theo bệnh cộng (Pl+) nhưng bệnh ở giai đoạn
3.
- Bệnh ở vùng II, giai đoạn 2, 3 kèm theo bệnh cộng (Pl+)
Hình thái 2: Theo dõi, khi bệnh nặng lên chuyển sang hình thái 1 thì có chỉ định
điều trị, bao gồm:
- Bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn 1 hoặc 2, tổn thương ở vùng I, chưa
có bệnh cộng
- Bệnh vùng II, giai đoạn 2, 3 chưa có bệnh cộng.
Phụ lục II
PHIẾU KHÁM BVMTĐN Số BN
Khoa / Bệnh viện Số con khi sinh
Tên BN Ngày - tháng - năm sinh
Tên mẹ Điện thoại NR/ DĐ
Địa chỉ
Cân nặng khi sinh g Tuổi khi sinh tuần Sinh 1
Sinh đôi
Giới Nam Nữ Sinh 3
Số ngày thở oxy ngày ngày thở máy
(mọi phương pháp)
Các bệnh đã mắc Suy hô hấp Viêm phổi Màng trong Thiếu máu Vàng da Viêm ruột
Suy dinh dưỡng Tim bẩm sinh Bệnh khác
Khám lần 1
Ngày khám Tuổi khi khám tuần
Kết quả khám MP Giai đoạn Vùng Phạm vi Plus
Tổn thương khác: .
MT Giai đoạn Vùng Phạm vi Plus
Tổn thương khác: ..
MP MT Hướng xử lý Điều trị
Hình thái 1 Không cần theo dõi
Hình thái 2 Theo dõi sau tuần
Hung hãn cực sau
Ngày khám tiếp theo
Bs. Khám
Khám lần 2
Ngày khám Tuổi khi khám tuần
Kết quả khám MP Giai đoạn Vùng Phạm vi Plus
Tổn thương khác: .
MT Giai đoạn Vùng Phạm vi Plus
Tổn thương khác: ..
MP MT Hướng xử lý Điều trị
Hình thái 1 Không cần theo dõi
Hình thái 2 Theo dõi sau tuần
Hung hãn cực sau
Ngày khám tiếp theo
Bs. Khám
Tên BN
Khám lần 3
Ngày khám Tuổi khi khám tuần
Kết quả khám MP Giai đoạn Vùng Phạm vi Plus
Tổn thương khác: .
MT Giai đoạn Vùng Phạm vi Plus
Tổn thương khác: ..
MP MT Hướng xử lý Điều trị
Hình thái 1 Không cần theo dõi
Hình thái 2 Theo dõi sau tuần
Hung hãn cực sau
Ngày khám tiếp theo
Bs. Khám
Khám lần 4
Ngày khám Tuổi khi khám tuần
Kết quả khám MP Giai đoạn Vùng Phạm vi Plus
Tổn thương khác: .
MT Giai đoạn Vùng Phạm vi Plus
Tổn thương khác: ..
MP MT Hướng xử lý Điều trị
Hình thái 1 Không cần theo dõi
Hình thái 2 Theo dõi sau tuần
Hung hãn cực sau
Ngày khám tiếp theo
Bs. Khám
Khám lần 5
Ngày khám Tuổi khi khám tuần
Kết quả khám MP Giai đoạn Vùng Phạm vi Plus
Tổn thương khác: .
MT Giai đoạn Vùng Phạm vi Plus
Tổn thương khác: ..
MP MT Hướng xử lý Điều trị
Hình thái 1 Không cần theo dõi
Hình thái 2 Theo dõi sau tuần
Hung hãn cực sau
Ngày khám tiếp theo
Bs. Khám

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_cham_soc_tre_de_non_kham_sang_loc_dieu_tri_va_theo.pdf