Hoạt động thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Yêu cầu cốt lõi của cuộc CMCN 4.0 đối

với giáo dục đại học hiện nay là phải đào

tạo ra nguồn nhân lực có các kỹ năng mới

và trình độ giáo dục cao hơn so với 10 năm

trước để phục vụ cho nền công nghiệp 4.0.

Chính vì vậy, giáo dục đại học trong kỷ

nguyên công nghiệp 4.0 sẽ có những thay

đổi mang tính đột phá mới trong hoạt động

đào tạo.

Để theo kịp với xu thế mới, hầu hết các

trường đại học phải thay đổi mục tiêu đào

tạo, mô hình đào tạo truyền thống bằng

cách chuyển từ phương pháp truyền thụ

kiến thức cho số đông sang tập trung khai

phóng tiềm lực, năng lực, động lực và trao

quyền sáng tạo cho từng cá nhân [Trương

Nguyện Thành, 2018]. Sự phát triển mạnh

mẽ của công nghệ thông tin (CNTT), các

công cụ kỹ thuật số, hệ thống mạng máy

tính và siêu dữ liệu sẽ là cơ sở và điều kiện

để thay đổi cách thức tổ chức, phương

pháp giảng dạy và học tập của các trường

đại học. Các lớp học trực tuyến sẽ thay thế

dần các lớp học truyền thống với chi phí tổ

chức cao, hạn chế về không gian và đối

tượng học tập. Với cuộc CMCN 4.0, người

học sẽ được trải nghiệm việc học tập và

thực hành trong các môi trường không gian

ảo. Tài liệu học tập có thể chỉ ở dạng số

trong điều kiện kết nối không gian thật và

ảo sẽ biến thư viện không còn là một địa

điểm cụ thể nữa mà thư viện có thể khai

thác ở mọi lúc, mọi nơi với một số thao tác

đơn giản. Big data sẽ là nguồn dữ liệu vô

tận để trải nghiệm về phân tích, nhận dạng

xu hướng hay dự báo ở mức chính xác cao.

Hoạt động thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Hoạt động thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Hoạt động thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Hoạt động thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Hoạt động thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Hoạt động thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 19200
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Hoạt động thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
26 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
Trần Minh Nhớ
Trường Đại học Hoa Sen
Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang là một chủ đề lớn được nhiều đơn vị, 
tổ chức, trường đại học, thư viện, quan tâm và thảo luận trong suốt thời gian qua. Theo đó, bài viết 
tổng quan về nguồn gốc, bản chất, các yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc Cách mạng này. Bên 
cạnh đó, trình bày một số tác động của cuộc CMCN 4.0 đến hoạt động giáo dục đại học, cũng như 
hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp cơ bản giúp các 
thư viện đại học Việt Nam chủ động trong việc tiếp cận cuộc CMCN 4.0.
Từ khóa: Thư viện đại học; cách mạng công nghiệp 4.0; thông tin-thư viện.
Academic libraries in Vietnam in the Industry 4.0 era
Abstract: The Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0) is a major topic that has gained 
interest of and discussed by many organizations, universities, libraries ... over the past time. 
Accordingly, the article summarizes the origin, nature, and core elements of digitalization in Industry 
4.0. In addition, the article presents some impacts of Industry 4.0 on higher education and university 
library activities in Vietnam. It then proposes fundamental solutions to make university libraries in 
Vietnam proactive in approaching Industry 4.0. 
Keywords: University Library; 4th Industrial Revolution; information-library.
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM 
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Đặt vấn đề
Cuộc CMCN 4.0 là xu hướng của tự 
động hóa và trao đổi dữ liệu trong công 
nghệ sản xuất. Bản chất của CMCN 4.0 là 
dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp 
tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu 
hóa quy trình, phương thức sản xuất. Đây 
là sự kết hợp giữa công nghệ thế giới thực, 
thế giới ảo và thế giới sinh vật cho phép 
mọi thông tin, kiến thức của nhân loại được 
lưu trữ trên “đám mây” để mọi người có thể 
tìm kiếm, khai thác.
Hình 1. Bốn cuộc Cách mạng công nghiệp của nhân loại
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
27THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
Có thể thấy điểm khác biệt giữa CMCN 
4.0 với 3 cuộc cách mạng trước đó là nó 
không gắn với sự ra đời của một công nghệ 
nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của nhiều 
công nghệ khác nhau, trong đó trọng tâm 
là công nghệ nano, công nghệ sinh học và 
công nghệ thông tin - truyền thông. Cuộc 
CMCN 4.0 ngày càng phát triển mạnh mẽ 
và dần định hình ở nhiều quốc gia, với hàng 
loạt công nghệ mới có tính tương tác cao 
như: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo 
(AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo 
(AR), như hiện nay đã cho chúng ta cảm 
nhận được một cách rất rõ nét sự tác động 
của nó đến cuộc sống của con người trên 
quy mô toàn cầu. 
Cũng giống như các ngành nghề khác, 
ngành TV-TT cũng đã và đang bước vào 
thời đại của cuộc CMCN 4.0. Điều này 
đồng nghĩa với ngành TT-TV đang đứng 
trước những cơ hội và cũng là những thách 
thức vô cùng to lớn. Để chủ động tiếp cận 
với CMCN 4.0, các thư viện đại học Việt 
Nam cần chủ động tiếp cận, nghiên cứu, 
tìm hiểu đầy đủ bản chất và đặc điểm các 
yếu tố cốt lõi của cuộc CMCN 4.0 liên quan 
trực tiếp đến các hoạt động TT-TV để có 
kế hoạch thích ứng, tận dụng tối đa những 
lợi thế, đồng thời giảm thiểu thấp nhất tác 
động tiêu cực của cuộc cách mạng này. 
Từ đó sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc 
phát triển và cung cấp các sản phẩm và 
dịch vụ TT-TV tới người dùng tin.
2. Giáo dục đại học Việt Nam trong 
bối cảnh CMCN 4.0
Yêu cầu cốt lõi của cuộc CMCN 4.0 đối 
với giáo dục đại học hiện nay là phải đào 
tạo ra nguồn nhân lực có các kỹ năng mới 
và trình độ giáo dục cao hơn so với 10 năm 
trước để phục vụ cho nền công nghiệp 4.0. 
Chính vì vậy, giáo dục đại học trong kỷ 
nguyên công nghiệp 4.0 sẽ có những thay 
đổi mang tính đột phá mới trong hoạt động 
đào tạo.
Để theo kịp với xu thế mới, hầu hết các 
trường đại học phải thay đổi mục tiêu đào 
tạo, mô hình đào tạo truyền thống bằng 
cách chuyển từ phương pháp truyền thụ 
kiến thức cho số đông sang tập trung khai 
phóng tiềm lực, năng lực, động lực và trao 
quyền sáng tạo cho từng cá nhân [Trương 
Nguyện Thành, 2018]. Sự phát triển mạnh 
mẽ của công nghệ thông tin (CNTT), các 
công cụ kỹ thuật số, hệ thống mạng máy 
tính và siêu dữ liệu sẽ là cơ sở và điều kiện 
để thay đổi cách thức tổ chức, phương 
pháp giảng dạy và học tập của các trường 
đại học. Các lớp học trực tuyến sẽ thay thế 
dần các lớp học truyền thống với chi phí tổ 
chức cao, hạn chế về không gian và đối 
tượng học tập. Với cuộc CMCN 4.0, người 
học sẽ được trải nghiệm việc học tập và 
thực hành trong các môi trường không gian 
ảo. Tài liệu học tập có thể chỉ ở dạng số 
trong điều kiện kết nối không gian thật và 
ảo sẽ biến thư viện không còn là một địa 
điểm cụ thể nữa mà thư viện có thể khai 
thác ở mọi lúc, mọi nơi với một số thao tác 
đơn giản. Big data sẽ là nguồn dữ liệu vô 
tận để trải nghiệm về phân tích, nhận dạng 
xu hướng hay dự ... hiệp được trang bị đầy đủ kiến 
thức và các kỹ năng về CNTT và kỹ thuật 
số đáp ứng nhu cầu xã hội trong kỷ nguyên 
Công nghiệp 4.0.
- Thứ hai, hiện nay chương trình đào tạo 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
28 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
của nhiều trường đại học vẫn chưa được 
linh hoạt, nội dung chưa phù hợp với nhu 
cầu thực tế của thị trường lao động công 
nghiệp 4.0, trong khi kiến thức về CNTT, 
công nghệ và các kỹ thuật mới thay đổi 
từng ngày. Do đó, việc trang bị cách thức 
tự học và ý thức học tập suốt đời càng quan 
trọng hơn kiến thức của chương trình đào 
tạo. Như vậy, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo áp lực 
lớn cho hoạt động đào tạo của các trường 
đại học, từ xây dựng, cập nhật chương trình 
đào tạo đến đào tạo các kỹ năng cho người 
học để đáp ứng yêu cầu thực tế. 
- Thứ ba, cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi sự ứng 
dụng mạnh mẽ của CNTT, công nghệ kỹ 
thuật số và hệ thống mạng vào phương 
thức và phương pháp đào tạo. Các hình 
thức đào tạo trực tuyến, bài giảng điện tử, 
thực tế ảo, mô phỏng,  sẽ là xu hướng đào 
tạo nghề nghiệp trong tương lai. Điều này 
sẽ tạo áp lực lớn cho các trường đại học về 
chuẩn bị nguồn lực tổ chức giảng dạy, cũng 
như xây dựng không gian học tập, nghiên 
cứu khoa học.
- Thứ tư, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra những 
thay đổi lớn liên quan đến vấn đề việc làm 
và thất nghiệp trên thị trường lao động, nhất 
là thời kỳ đầu khi lực lượng lao động chưa 
thích ứng với những điều kiện mới của một 
nền công nghiệp mới, với sự chuyển dịch 
mạnh mẽ trong cơ cấu lao động giữa các 
lĩnh vực. Do đó, việc định hướng đào tạo 
mới và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu các 
ngành nghề của nền Công nghiệp 4.0 cần 
được các trường đại học đặc biệt quan tâm.
3. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến 
hoạt động thư viện đại học Việt Nam
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, buộc 
giáo dục đại học có những thay đổi về 
tầm nhìn, chiến lược, chính sách đào tạo 
để đáp ứng được chất lượng nguồn nhân 
lực đầu ra theo yêu cầu phát triển của nền 
kinh tế tri thức và xa hơn nữa trong tương 
lai. Hoạt động TT-TV, một hoạt động đóng 
vai trò quan trọng trong giáo dục đại học 
cũng được dự đoán là sẽ chịu tác động trực 
tiếp từ cuộc CMCN 4.0. Do đó, nếu chúng 
ta biết chủ động tiếp cận tốt, thì đây sẽ là 
cơ hội để phát huy giá trị các nguồn thông 
tin/dữ liệu khổng lồ đang được các thư viện 
lưu giữ, bảo quản, biến nó thành sức mạnh 
góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội đất 
nước. 
Tuy nhiên, với các thư viện đại học Việt 
Nam hiện nay, thì cuộc CMCN 4.0 được 
xác định là một "sân chơi lớn", bởi điều 
kiện tiếp cận còn nhiều hạn chế liên quan 
đến các nguồn lực, khả năng ứng dụng 
công nghệ, khả năng xây dựng và tích hợp 
dữ liệu, khả năng phổ biến và tổ chức khai 
thác các nguồn tin/dữ liệu, Do đó, cuộc 
CMCN 4.0 sẽ tạo ra cả cơ hội và thách 
thức cho các thư viện. 
- Cơ hội: 
+ Các thư viện đại học có thể tận dụng 
sự phát triển vượt bậc của khoa học và 
công nghệ như hệ thống nhận dạng bằng 
trí thông minh nhân tạo, trí tuệ nhân tạo, 
để áp dụng vào các khâu nghiệp vụ, hướng 
đến việc tự động hóa hoàn toàn trong hoạt 
động thư viện, cũng như phát triển các sản 
phẩm và dịch vụ TT-TV.
+ Tạo ra cơ hội lớn và là điều kiện để 
thúc đẩy thay đổi nhận thức về giá trị, tầm 
quan trọng của thư viện trong giáo dục 
đại học, cũng như phương thức tổ chức và 
quản lý hoạt động TT-TV trong môi trường 
đại học hiện nay.
+ Giúp hệ thống thư viện đại học Việt 
Nam nhanh chóng tiếp cận, hòa nhập và 
bắt kịp với sự phát triển của ngành thư viện 
nói chung, và các thư viện đại học trong 
khu vực và quốc tế nói riêng.
- Thách thức:
+ Về hạ tầng công nghệ thông tin: Có 
thể nói, hạ tầng CNTT của nhiều thư viện 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
29THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
đại học Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng 
được việc tiếp cận CMCN 4.0, từ hệ thống 
mạng internet, máy tính đến cơ sở dữ liệu, 
hầu như chưa được đầu tư đồng bộ, nâng 
cấp thường xuyên, kinh phí hoạt động và 
bảo trì chưa ổn định.
+ Về nguồn lực thông tin: Việc tạo lập 
nguồn thông tin/dữ liệu phục vụ cho CMCN 
4.0, mà cụ thể là cho hệ thống trí tuệ nhân 
tạo phân tích, xử lý, sử dụng cho các mục 
đích khác nhau như: quản lý, điều hành, 
xây dựng chính sách, giảng dạy, nghiên 
cứu, học tập, đang là một vấn đề đặt ra 
đối với các thư viện đại học Việt Nam trong 
điều kiện thiếu thốn về ngân sách, công 
nghệ và các trang thiết bị thực hiện công 
tác số hóa các kho tài liệu ở dạng in. 
+ Về nguồn nhân lực: Do yêu cầu của 
CMCN 4.0 tập trung vào công nghệ, đòi 
hỏi người làm thư viện phải có đủ kiến thức 
và các kỹ năng cần thiết về CNTT. Do đó, 
công tác đào tạo lại phải được thực hiện 
trong thời gian tới. Mặc khác, do nhiều hạn 
chế liên quan đến chính sách, cơ chế hoạt 
động nên nhiều thư viện đại học Việt Nam 
hiện nay chưa thu hút được nguồn nhân lực 
có chất lượng cao, hiểu biết về CNTT và có 
thể làm chủ được các ứng dụng công nghệ 
hiện đại, đồng thời tham gia hiệu quả vào 
quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ 
thư viện [Kiều Thúy Nga, 2018].
+ Vấn đề an ninh, an toàn đối với hệ 
thống: Việc ứng dụng các công nghệ mới 
như internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, thực 
tế ảo, tương tác thực tại ảo, hệ thống nhận 
dạng bằng trí thông minh nhân tạo, sẽ 
làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan trực 
tiếp đến công tác quản trị các loại hình 
trang thiết bị, phần mềm điều khiển, đặt 
ra nhiều thử thách để đảm bảo an toàn hệ 
thống dữ liệu, tránh các nguy cơ xâm nhập 
lấy cắp dữ liệu [Kiều Thúy Nga, 2018].
Cuộc CMCN 4.0 sẽ buộc các thư viện 
đại học Việt Nam có những thay đổi cơ 
bản về nguồn tài nguyên thông tin, cơ sở 
vật chất- trang thiết bị, con người cho đến 
phương thức phục vụ người dùng tin (NDT) 
để làm mới chính mình. Với sự hỗ trợ mạnh 
mẽ của CNTT, các thư viện đại học hoàn 
toàn có thể cung cấp được những sản 
phẩm, dịch vụ mới đáp ứng những yêu cầu 
mới của NDT. Từ hình thức đơn thuần là 
đáp ứng thông qua việc mượn, đọc sách tại 
quầy thủ thư, kho tài liệu sang vai trò cung 
cấp kiến thức thông tin, tư liệu, phục vụ 
cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, nghiên 
cứu sinh, học viên cao học, sinh viên. 
Có thể thấy, trên thực tế gần như mọi 
hoạt động nghiệp vụ của các thư viện đại 
học Việt Nam hiện nay đều đã ứng dụng 
tiến bộ của khoa học và công nghệ, đặc 
biệt là CNTT và truyền thông. Với cuộc 
CMCN 4.0, dữ liệu chính là một yếu tố cấu 
thành, và là trung tâm của mọi hoạt động, 
là nhiên liệu cho nền kinh tế số mới [Paul 
Appleby, 2016]. Như vậy, thư viện đại học 
đã tham gia và giữ một vai trò quan trọng 
trong việc cung cấp nguồn thông tin, dữ 
liệu cho CMCN 4.0.
Thư viện đại học trong kỷ nguyên CMCN 
4.0 sẽ tham gia/tích hợp vào mọi hoạt động 
của NDT, nhằm đáp ứng được mọi nhu 
cầu tin ngày càng phong phú, đa dạng và 
chuyên sâu. Bằng việc ứng dụng mạnh mẽ 
CNTT và truyền thông, NDT sẽ bình đẳng 
trước các điều kiện tiếp cận, khai thác và 
sử dụng thông tin, kết nối và chia sẻ lẫn 
nhau. Các thư viện đại học sẽ vượt ra ngoài 
bức tường vật lý của cơ sở trường đại học, 
để tiếp cận với các không gian thông tin 
truy cập trực tuyến/ảo đáp ứng yêu cầu sử 
dụng thông tin mọi nơi, mọi lúc của NDT. 
Yêu cầu đặt ra đối với các thư viện đại học 
lúc này không chỉ dừng lại ở việc lưu trữ 
số lượng lớn các nghiên cứu chuyên sâu, 
mà còn sẵn sàng cung cấp các nguồn dữ 
liệu, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối 
tượng NDT khác nhau [Tấn Tài, 2017]. 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
30 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
Cuộc CMCN 4.0, sẽ thúc đẩy các thư 
viện đại học tăng cường hợp tác, chia sẻ 
nguồn thông tin/dữ liệu với nhau và với 
các loại hình thư viện khác để phục vụ tốt 
hơn nhu cầu của NDT. Từ sự kết nối dựa 
trên nền tảng công nghệ, thư viện giữa các 
trường đại học sẽ không bị cản trở về không 
gian địa lý trong việc hợp tác xây dựng nên 
bộ sưu tập số, các gói dữ liệu lớn có khả 
năng dùng chung hoặc chia sẻ, tăng cơ 
hội tiếp cận các nguồn tài nguyên thông 
tin, cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội 
học tập. Trong kỷ nguyên CMCN 4.0, thư 
viện không chỉ có sách điện tử, cơ sở dữ 
liệu, tài liệu số, mà còn có các “đơn hàng” 
của các đối tượng NDT yêu cầu trực tuyến 
thông qua các tiện ích được tích hợp ngay 
trên các phần mềm quản lý thư viện. Ngoài 
ra, việc tích hợp các ứng dụng tiện ích cho 
phép NDT dễ dàng sáng tạo, thiết kế ra dữ 
liệu mới ngay trên nền không gian thư viện 
phục vụ cho nhu cầu học tập, giảng dạy và 
nghiên cứu của riêng mình. 
Cuộc CMCN 4.0 không chỉ tác động đến 
lĩnh vực quản lý, hoạt động thông tin - thư 
viện mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến 
nhân lực trong lĩnh vực này. Hiện nay, chất 
lượng nhân lực ngành thông tin - thư viện nói 
chung, và đại học nói riêng ở Việt Nam còn 
cách khá xa so với các hệ thống thư viện thế 
giới, đang đối mặt với những thách thức rất 
lớn trong vấn đề kỹ năng, định chế việc làm 
và những biến đổi công việc truyền thống 
trong bối cảnh hiện tại. Chẳng hạn, internet 
vạn vật dù có một số sáng kiến thành công, 
nhưng trong thư viện vẫn còn là một khái 
niệm hơn là thực tế. Những trở ngại đối với 
sử dụng IoT trong các dịch vụ thư viện là tài 
chính và tổ chức [Vĩnh Yên, 2017].
Để chủ động nắm bắt cơ hội, giảm thiểu 
những tác động tiêu cực của cuộc CMCN 
4.0, phục vụ tốt nhu cầu của NDT, trong 
thời gian tới, các thư viện đại học Việt Nam 
có thể thực hiện các giải pháp cơ bản sau: 
- Xây dựng kế hoạch hành động rõ ràng, 
theo từng giai đoạn cụ thể, bởi khi đã xác 
định được hướng tiếp cận cuộc CMCN 4.0 
một cách đúng đắn, thì sẽ dễ dàng trong việc 
hoạch định chiến lược phát triển thư viện một 
cách hiệu quả, ổn định và bền vững.
- Đầu tư xây dựng, củng cố hạ tầng CNTT 
vững mạnh; trang bị phần mềm quản lý thư 
viện tích hợp/phần mềm thư viện số đảm 
bảo an toàn thông tin/dữ liệu, cũng như việc 
phổ biến, chia sẻ và tích hợp thông tin/dữ 
liệu với các thư viện đại học, đơn vị thông tin 
khác trong và ngoài nước. Đây là nền tảng 
cơ bản để xây dựng và phát triển thư viện 
trong kỷ nguyên CMCN 4.0.
- Có kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh 
thông tin/dữ liệu trong bối cảnh CMCN 4.0 
đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc ứng 
dụng các thành tựu trí tuệ nhân tạo, tội 
phạm công nghệ cao xâm nhập phá hoại 
và đánh cắp dữ liệu, cũng như những thách 
thức về chất lượng đội ngũ cán bộ CNTT 
thư viện.
- Xây dựng và phát triển các bộ sưu tập 
số hợp pháp về bản quyền dưới các hình 
thức khác nhau như số hóa, mua, chia sẻ, 
trao đổi, Đây là “nguồn nhiên liệu” cho 
hoạt động của CMCN 4.0. Đồng thời, có 
kế hoạch đổi mới cách thức phổ biến, cung 
cấp thông tin/dữ liệu để NDT có thể tiếp 
cận một cách đơn giản, nhanh chóng và 
hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 
thư viện thông qua các khóa huấn luyện, 
đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước, 
đảm bảo tiếp cận và làm chủ được CNTT 
trong lĩnh vực TT-TV. Ngoài ra, các trường 
đại học cũng cần có chính sách đãi ngộ để 
thu hút được nhân lực có trình độ CNTT 
cao đến làm việc cho thư viện.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa 
học về lĩnh vực khoa học thư viện, khoa 
học thông tin, ứng dụng CNTT vào hoạt 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
31THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2019
động TT-TV. Coi đây là công tác trọng tâm, 
cần thiết của hoạt động thư viện, từ những 
nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao chất 
lượng hoạt động TT-TV.
- Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế 
về thư viện: cần tạo mối liên kết với các 
đơn vị thông tin, các thư viện công cộng, 
đại học hàng đầu trong nước và nước ngoài 
để tăng cường giao lưu trao đổi học thuật, 
kinh nghiệm nghề nghiệp; chia sẻ, trao đổi 
thông tin/dữ liệu dùng chung; tăng cường 
hợp tác chuyển giao công nghệ, nhất là 
công nghệ mở,
Kết luận
Như vậy có thể nói, cuộc CMCN 4.0 đang 
có những khởi đầu và sẽ tác động mạnh mẽ 
đến giáo dục đại học nói chung, cũng như 
hoạt động TT-TV đại học nói riêng. Theo 
đó, để bắt kịp với một xu thế phát triển giáo 
dục mới, ứng dụng toàn hoàn công nghệ 
và những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện 
đại nhất, hệ thống các trường đại học Việt 
Nam cần có những bước thay đổi toàn diện 
dựa trên những nền tảng sẵn có và xây 
dựng mới. Bên cạnh đó, hoạt động TT-TV 
đại học phải khẳng định được vai trò cực kỳ 
quan trọng của mình trong hệ thống giáo 
dục đại học trong kỷ nguyên 4.0 và cũng 
cần xác định trách nhiệm của mình trong 
việc cung cấp tri thức cho nền kinh tế trong 
bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. 
Cụ thể, thư viện cần phối hợp chặt chẽ với 
các ngành khoa học trong việc xây dựng 
chiến lược phát triển ngành đào tạo, trong 
đó chỉ rõ sự chuyển dịch của các ngành 
nghề cũng như nâng cao kỹ năng nhân lực. 
Phải có kế hoạch cụ thể cho từng sinh viên 
trong việc cung cấp tài liệu, tư vấn, vạch 
định kế hoạch học tập trong từng học kỳ, 
năm học. Các thư viện đại học cần có kế 
hoạch tăng cường đầu tư, phát triển phù 
hợp và tương xứng theo lộ trình phát triển 
chung của giáo dục đại học và hoạt động 
TT-TV thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiều Thúy Nga (2018). Thư viện Việt 
Nam chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ 4. Tài liệu Hội nghị lần thứ XVI - 
Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin khoa 
học và công nghệ, tr. 15 - 23.
2. Đinh Đức Anh Vũ (2017). Giáo dục đại 
học trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. 
Truy cập ngày 10/06/2018 tại: 
vnuhcm.edu.vn/?ArticleId=561fe9e9-7a85-
4744-ae2c-51a34b075ebf
3. Margaret Rouse (2018). AI (artificial 
intelligence). Truy cập ngày 01/10/2018 tại : 
https://searchenterpriseai.techtarget.com/
definition/AI-Artificial-Intelligence
4. Nguyễn Phan Anh (2018). Cách mạng 
công nghiệp 4.0 và yêu cầu đối với hệ thống 
giáo dục Việt Nam. Truy cập tại: http://
tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-
doi-binh-luan/cach-mang-cong-nghiep-40-
va-yeu-cau-doi-voi-he-thong-giao-duc-viet-
nam-144016.html
5. Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Công Hoan 
(2015). Tổng quan về dữ liệu lớn, Kỷ yếu hội 
thảo khoa học “Thống kê Nhà nước với Dữ liệu 
lớn”, tr. 9 - 10.
6. Paul Appleby, (2016). A data revolution in 
the fourth industrial revolution. Truy cập ngày 
20/06/2018 tại: https://www.scmagazineuk.
com/data- revo lu t ion- four th- indust r ia l -
revolution/article/1477158
7. Tạp chí Khoa học (ĐH Quốc tế Hồng 
Bàng) (2016). Internet of Things (Internet 
Vạn Vật). Truy cập ngày 01/10/2018 tại: 
internet-of-things-internet-van-vat
8. Tấn Tài (2017). Thư viện đại học thời 
4.0 sẽ ra sao?. Truy cập ngày 10/06/2018 tại: 
dai-hoc-thoi-40-se-ra-sao-post182164.gd
9. Trương Nguyện Thành (2018). Giáo 
dục 4.0 : Thử thách & Cơ hội. Truy cập ngày 
10/6/2018 tại: https://mvvcoaching.edu.vn/tin-
tuc/giao-duc-40-thu-thach-co-hoi-52/
 10. Vĩnh Yên (2017). Thư viện trong kỷ 
nguyên số. Truy cập ngày 15/07/2018 tại: 
nguyen-so.htm
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 11-10-2018; 
Ngày phản biện đánh giá: 15-12-2018; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-01-2019).

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_thu_vien_dai_hoc_viet_nam_trong_boi_canh_cach_mang.pdf