Hệ thống trung tâm thông tin - Thư viện thế giới trong đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 xuất hiện đầu tiên ở

Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019. Khi

đó, không ai nghĩ rằng căn bệnh cúm do

virut Covid-19 gây ra lại có thể trở thành đại

dịch trên thế giới chỉ sau bốn tháng. Không

một ai, không một tổ chức cũng như không

một quốc gia nào có kinh nghiệm về một đại

dịch như thế này trước đó. Sức lây lan của

virut Covid-19 đã làm đảo lộn toàn bộ hoạt

động của thế giới loài người. Mọi người đều

phải ở trong nhà, các chính phủ phải ra lệnh

cách ly xã hội, thậm chí, có quốc gia phải

dùng tới lệnh giới nghiêm như Pháp, Italia,

để ngăn chặn sự lây lan của virut. Các hoạt

động làm việc, học tập, nghiên cứu mang

tính tương tác trực tiếp bị đình trệ, chuyển

sang các hoạt động từ xa (remote distance)

như học tập trực tuyến, giao dịch trực tuyến,

chính phủ điện tử.

Hệ thống trung tâm thông tin - Thư viện thế giới trong đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Hệ thống trung tâm thông tin - Thư viện thế giới trong đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Hệ thống trung tâm thông tin - Thư viện thế giới trong đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Hệ thống trung tâm thông tin - Thư viện thế giới trong đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Hệ thống trung tâm thông tin - Thư viện thế giới trong đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 7080
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống trung tâm thông tin - Thư viện thế giới trong đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống trung tâm thông tin - Thư viện thế giới trong đại dịch Covid-19

Hệ thống trung tâm thông tin - Thư viện thế giới trong đại dịch Covid-19
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 33
Đại dịch Covid-19 xuất hiện đầu tiên ở 
Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019. Khi 
đó, không ai nghĩ rằng căn bệnh cúm do 
virut Covid-19 gây ra lại có thể trở thành đại 
dịch trên thế giới chỉ sau bốn tháng. Không 
một ai, không một tổ chức cũng như không 
một quốc gia nào có kinh nghiệm về một đại 
dịch như thế này trước đó. Sức lây lan của 
virut Covid-19 đã làm đảo lộn toàn bộ hoạt 
động của thế giới loài người. Mọi người đều 
phải ở trong nhà, các chính phủ phải ra lệnh 
cách ly xã hội, thậm chí, có quốc gia phải 
dùng tới lệnh giới nghiêm như Pháp, Italia, 
để ngăn chặn sự lây lan của virut. Các hoạt 
động làm việc, học tập, nghiên cứu mang 
tính tương tác trực tiếp bị đình trệ, chuyển 
sang các hoạt động từ xa (remote distance) 
như học tập trực tuyến, giao dịch trực tuyến, 
chính phủ điện tử.
1. CÁC TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƯ LIỆU ĐÓNG 
CỬA HÀNG LOẠT VÀ ĐỐI MẶT VỚI THÁCH 
THỨC TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19
Sự bùng phát dữ dội của dịch bệnh 
Covid -19 đã tấn công thẳng vào các hoạt 
động mang tính tập trung của cuộc sống xã 
hội hiện đại trong đó có hoạt động học tập 
tại các khu vực trường sở do cơ chế lây lan 
nhanh chóng của virut. Các hoạt động học 
tập được khuyến cáo nhanh chóng chuyển 
sang học tập từ xa. Ngày 03/4/2020, trang 
chủ của Liên đoàn quốc tế của Hiệp hội 
Thư viện thế giới và Tổ chức (IFLA), đăng 
chuyên mục Covid-19 và Lĩnh vực thư viện 
thế giới [4]. Ngày 24/03/2020, trên website 
của Thư viện đại học Cornell (Mỹ) xuất hiện 
dòng thông báo: “Chúng tôi cam kết cung 
cấp các dịch vụ từ xa tuyệt vời cho các bạn 
trong cuộc khủng hoàng y tế công cộng 
hiện nay. Hãy nói cho chúng tôi cách giúp 
bạn hoặc bạn hãy sử dụng chuyên mục 
tư vấn hỏi đáp” [6]. Thời điểm này cũng là 
khi thư viện trường đại học Cornell bắt đầu 
đóng cửa theo khuyến cáo của chính phủ. 
Tại những nước khác trên thế giới, có những 
chuỗi phản ứng khá giống nhau trước sự lây 
lan của đại dịch Covid-19 như Trung tâm 
Lưu trữ quốc gia Anh thông báo đóng cửa 
không hạn định, hỗ trợ nghiên cứu từ xa, 
Trung tâm học liệu của Trường phổ thông 
Mỹ tại Thụy Sĩ cũng đóng cửa và thông báo 
hỗ trợ cha mẹ cũng như học sinh cấp hai và 
cấp ba trong việc học tập từ xa (distance 
learning) như tư vấn phương pháp học, khảo 
sát ý kiến cha mẹ học sinh về vấn đề của 
học sinh khi học từ xa, tiến hành khảo sát 
tính hiệu quả trong thực hành dạy từ xa của 
các giáo viên để từ đó cung cấp những nội 
dung phục vụ bám sát với tình huống học 
tập thực tế [18]. Thư viện Quốc gia Pháp 
thông báo đóng cửa từ ngày 14/03/2020 do 
tình hình dịch bệnh, chỉ duy trì trang thư viện 
số [14]. Thư viện Quốc hội Mỹ thông báo 
đóng cửa vô thời hạn trong tình hình dịch 
bệnh tăng mạnh tại Mỹ và giới thiệu về các 
dịch vụ trực tuyến (online) mà bạn đọc có 
thể tiếp cận. Thư viện Nghị viện Nhật Bản 
chạy dòng tin tạm đóng cửa tới 20/05/2020 
trên website chính và mở rộng hoạt động 
của dịch vụ tìm kiếm trực tuyến [16].
Như vậy, có thể thấy rằng, đại dịch 
Covid- 19 đã đẩy hệ thống trung tâm thông 
tin - thư viện của những nước bị dịch bệnh 
chi phối chuyển hẳn sang trạng thái hoạt 
động trực tuyến. Không còn khung cảnh 
học tập và mượn trả trong không gian thực 
của thư viện. Việc đóng cửa trong không 
gian thực của các trung tâm nói trên đều 
được thực thi theo lệnh của chính phủ, nằm 
trong hàng loạt hoạt động đối phó dịch 
bệnh mà chính phủ nhà nước sở tại đưa ra. 
Việc chuyển đổi hoạt động sang mô hình 
làm việc từ xa mà trước đó các thư viện mới 
chỉ thực hiện được một phần hoạt động dịch 
vụ của mình trong môi trường trực tuyến, 
đồng thời hoàn toàn không được chuẩn bị 
NHÌN RA THẾ GIỚI
HỆ THỐNG TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN THẾ GIỚI 
TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202034
NHÌN RA THẾ GIỚI
kỹ lưỡng đã tạo ra những thách thức không 
nhỏ đối với các cơ quan thông tin - thư viện 
nói trên. Lần đầu tiên trong lịch sử của 
ngành thông tin - thư viện thế giới, các cơ 
quan thông tin phải tương tác quản lý cũng 
như hoạt động nghiệp vụ, phục vụ trong 
môi trường ảo nhưng lại trên cơ sở các thực 
thể vật lý trong không gian thực như bạn 
đọc, sách, các thủ thư. Điều này hoàn toàn 
khác biêt với việc vận hành một thư viện ảo. 
Trong thư viện ảo, mọi thứ được vận hành 
khép kín trong một mô hình thư viện được 
thiết kế trong không gian ảo. Nhưng trong 
vận hành tương tác trực tuyến của các thư 
viện và trung tâm học liệu, chỉ có tương 
tác (lệnh và yêu cầu) là thực hiện trong 
môi trường trực tuyến (ảo), người đọc hiện 
hữu, tài liệu hiện hữu, và thủ thư hiện hữu. 
Ví dụ như bạn muốn photo tài liệu, bạn 
không thể tới thư viện do thư viện đóng cửa. 
Bạn chỉ có thể truy cập tìm kiếm trực tuyến, 
viết thư gửi đến người thủ thư, hoặc nếu có 
ấn bản số bạn sẽ được cung cấp ngay, hoặc 
nếu không có ấn bản số, thủ thư có trách 
nhiệm scan từ tài liệu thực và cung cấp cho 
bạn qua đường thư điện tử hoặc tài khoản  ...  thông tin- thư viện 
đang phải đối mặt với những vấn đề trong 
quản lý về lưu thông tài liệu, đảm bảo dịch 
vụ, thỏa mãn nhu cầu đọc cũng như sự an 
toàn sức khỏe của các thủ thư trong bối 
cảnh phục vụ nhu cầu tin của người dùng 
tin chuyển đổi công việc từ không gian thực 
sang trực tuyến trong điều kiện cách ly và 
phong tỏa xã hội tại các nước đang bị đại 
dịch hoành hành. 
2. GIẢI QUYẾT THÁCH THỨC VỀ VẬN HÀNH VÀ 
QUẢN LÝ TRỰC TUYẾN ĐỐI VỚI CÁC TRUNG 
TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Như đã nói ở trên, các trung tâm thông 
tin - thư viện phải đối mặt với rất nhiều 
thách thức trong điều kiện chuyển đổi làm 
việc từ xa mà đại dịch đưa tới. Đối với đại 
dịch Covid-19, mọi tổ chức quốc tế, quốc 
gia, ngành, lĩnh vực hay cá nhân đều không 
thể lường trước được những vấn đề mà 
Covid-19 gây ra. Do vậy, các nhà quản lý 
trung tâm thông tin - thư viện cũng trong 
tình trạng tương tự và phải đối mặt với vô 
vàn những vấn đề đặt ra khi họ vẫn phải 
tiếp tục vận hành thiết chế này trong bối 
cảnh cách ly xã hội thậm chí là trong bối 
cảnh nhà nước tuyên bố tình trạng khẩn cấp 
như Pháp, Italia, Anh và tình trạng thảm họa 
quốc gia như Mỹ. Vấn đề đặt ra là, khi làm 
việc từ xa (ở nhà), người thủ thư làm việc 
như thế nào là hiệu quả? Khi ở nhà, người 
thủ thư giữ liên lạc với mọi người trong guồng 
máy ra sao? Và người quản lý sẽ quản lý 
thế nào cho hiệu quả guồng máy trong điều 
kiện giãn cách xã hội và tránh lây nhiễm 
Covid-19 cho bản thân và đồng nghiệp? Rõ 
ràng là, công cụ là điều cần thiết nhất, là 
điều kiện tối ưu để thiết lập sự thông suốt 
trong guồng máy. Những công cụ liên lạc 
như điện thoại và các công cụ được phát 
triển miễn phí hoặc có trả phí trên internet 
được sử dụng để đảm bảo sự thông suốt 
công việc giữa các thủ thư như facebook, 
twitter, Instagram, viber, Tại các thư viện, 
do các hoạt động tương tác giữa thủ thư với 
người đọc trực tiếp giảm đi trong các dịch vụ 
truyền thống, những nhà quản lý thư viện sẽ 
điều động những thủ thư thuộc bộ phận này 
chuyển sang làm và hỗ trợ cho các nhóm 
thủ thư thực hiện dịch vụ trực tuyến của thư 
viện như tăng cường kiểm tra thông tin đảm 
bảo thông suốt giữa người đọc và thư viện, 
lọc và phân loại các yêu cầu tin từ email, tư 
vấn cho bạn đọc qua các dịch vụ trực tuyến, 
hướng dẫn sử dụng các dịch vụ trực tuyến, 
Các nhà quản lý thư viện cũng sẽ tìm kiếm 
những gợi ý cho việc vận hành quản lý cơ 
quan của mình một cách tốt nhất hoặc tìm 
kiếm tư vấn từ các hiệp hội nghề khu vực và 
quốc tế. Thông qua internet, các diễn đàn 
của các hiệp hội nghề được mở ra nhằm 
chia sẻ các sáng kiến trong quản lý và vận 
hành thư viện trong điều kiện cách ly xã hội 
do đại dịch Covid-19 đem lại. 
Trong đại dịch Covid-19, vai trò của 
internet cùng sự kết hợp của Trí tuệ nhân 
tạo, Dữ liệu lớn, thành quả của cách mạng 
công nghệ 4.0, đóng vai trò hết sức quan 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 35
NHÌN RA THẾ GIỚI
trọng. Riêng trong lĩnh vực thông tin - thư 
viện, chúng đã giúp các nhà quản lý cũng 
như các nhân viên trung tâm tư liệu có được 
những công cụ hữu hiệu trong vận hành 
và quản lý cơ quan thông tin - thư viện của 
mình một cách hiệu quả như mạng xã hội 
Facebook, Instagram, Twiter, các công cụ 
hội họp và giảng dạy như Microsoft Team, 
Google Team và những công cụ phụ trợ 
khác trên web như email, chatbox trên 
web,... Với công nghệ 4G, tốc độ truyền tải 
intenet được gia tăng nhanh chóng, từ đó, 
đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời. Thông 
qua internet, các diễn đàn chia sẻ các giải 
pháp cải thiện hiệu quả trong làm việc trực 
tuyến của các thủ thư được thành lập nhằm 
chia sẻ các phương thức phục vụ cũng như 
thúc đẩy và giúp đỡ lẫn nhau của các thủ 
thư. Tại Mỹ, chính quyền các bang cũng 
trực tiếp giúp đỡ các thư viện công như Văn 
phòng Chỉ thị công bang Wincosin thành 
lập website thông tin về Covid 19 và chỉ thị 
dành cho thư viện công cộng, những thông 
tin hỗ trợ các thư viện trong bang hoạt động 
trong bối cảnh đại dịch [6]. Vai trò của các 
hiệp hội nghề trong việc liên kết, giúp đỡ 
các trung tâm thông tin - thư viện giải quyết 
những thách thức cũng hết sức quan trọng. 
Các hiệp hội nghề trong lĩnh vực thông tin - 
thư viện tìm kiếm phương án cũng như giải 
pháp giúp đỡ các thành viên như Hiệp hội 
thư viện Lavia tổ chức đại hội trực tuyến 
thảo luận về phương án hoạt động trong bối 
cảnh Covid - 19 [13], Hiệp hội nghề của các 
thủ thư NewZealand (LIANZA) phát triển 
Virtual Storytimes Aotearoa trong bối cảnh 
dịch bệnh [14], Trường Thư viện và Thông 
tin của Đại học Nam Carolina mở diễn đàn 
trực tuyến thúc đẩy phát triển nghề nghiệp 
của các thủ thư và các nhà quản lý thư viện 
trong bối cảnh dịch bệnh nặng nề ở châu 
Âu và Mỹ [12]. Tại Pháp, Hiệp hội Thủ thư 
Pháp đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể 
trong việc vận hành và quản lý các dịch vụ 
thư viện trong bối cảnh phong tỏa của đại 
dịch mà không tạo ra nguy cơ cho các thủ 
thư cũng như cho hệ thống y tế [18]. Cổng 
thông tin của hệ thống Thư viện Đức đưa 
ra những đề xuất về quản lý cũng như vận 
hành cho các thư viện trong bối cảnh cách 
ly và giãn cách xã hội [2]. IFLA cũng đưa ra 
những chuyên đề về giải quyết các thách 
thức mà các thư viện đối mặt như: cách tiếp 
cận khác biệt của các thư viện trong bối 
cảnh đại dịch; tái chỉ định các tài nguyên thư 
viện; vận hành dịch vụ thư viện ra sao [6], 
Những hoạt động nói trên của các hiệp hội 
thư viện và thủ thư không chỉ tạo ra sự liện 
kết mật thiết cho cộng đồng thông tin - thư 
viện mà còn giúp định hướng thống nhất 
phương thức giải quyết các thách thức cho 
các trung tâm thông tin tư liệu đang phải 
đối mặt.
3. DỊCH VỤ TỪ XA/TRỰC TUYẾN CỦA CÁC 
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN 
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
Cơ chế lây lan mạnh của Covid-19 đã 
làm gián đoạn các hoạt động giao tiếp trực 
tiếp giữa người với người. Ở những nước có 
sự xuất hiện mạnh của Covid 19, xã hội bị 
phong tỏa hoặc giãn cách. Rất nhiều ngành 
nghề đã phải chuyển sang hoạt động trực 
tuyến/từ xa. Mọi người làm việc ở nhà. Tại 
rất nhiều các thư viện trên thế giới, nơi đại 
dịch hoành hành, việc đóng cửa diễn ra theo 
lệnh của chính phủ các nước sở tại trong 
bối cảnh chống dịch Covid-19. Đóng cửa 
cũng đồng nghĩa một số dịch vụ thư viện 
liên quan tới hoạt động giao tiếp trực tiếp 
như mượn- trả sách, đọc tại chỗ, trưng bày - 
triển lãm, hội họp cũng bị ngừng lại. Các thư 
viện chuyển sang đẩy mạnh hoạt động dịch 
vụ từ xa/trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu 
đọc mạnh mẽ của độc giả trong bối cảnh 
làm việc tại nhà. Trước đại dịch, các dịch vụ 
từ xa/trực tuyến được vận hành song song 
với các dịch vụ truyền thống. Trong đại dịch, 
các dịch vụ truyền thống tạm ngừng, nhu 
cầu sử dụng dịch vụ từ xa/trực tuyến của 
thư viện tăng cao, tư vấn về sử dụng dịch vụ 
thư viện trực tuyến qua điện thoại cũng tăng 
vọt do tình trạng cách ly xã hội tại nhiều 
nước bị đại dịch tấn công. Từ trước đến nay, 
các thư viện không đặt mục tiêu xây dựng 
thư viện số và dịch vụ số hoàn toàn, dịch vụ 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/202036
NHÌN RA THẾ GIỚI
số và tài liệu số chỉ là một trong những bộ 
sưu tập cũng như trong hệ thống dịch vụ thư 
viện mà thôi. Do đó, khi chuyển đổi sang 
chế độ làm việc từ xa, các loại hình thư viện 
trên thế giới đều phải triển khai các dịch vụ 
từ xa/trực tuyến dựa trên các bộ sưu tập số.
Thư viện Quốc gia Pháp, thúc đẩy việc 
sử dụng sản phẩm số và dịch vụ trực tuyến 
của họ thông qua triểm lãm ảo Fantasy về 
lịch sử, hỗ trợ cho việc học tập và nghiên 
cứu các khía cạnh khác nhau về xã hội con 
người [11]. Đây là một trong những sản 
phẩm số được thực hiện rất nhanh chóng, 
sinh động và phong phú về các tài liệu mà 
thư viện Pháp hiện lưu giữ. Thư viện Quốc 
gia Pháp cũng thúc đẩy sử dụng rộng rãi 
Thư viện số Gallica. Thư viện Quốc gia Tây 
Ban Nha tập trung thúc đẩy các dịch vụ số, 
chúng được ưu tiên trên đầu trang web của 
thư viện [10]. Thư viện Vatican đưa thư viện 
số của mình nên trang nhất, nơi dễ chú ý 
nhằm thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên số 
của cộng đồng bạn đọc và học giả nghiên 
cứu trong đại dịch hiện nay [9]. Họ cũng 
thông báo rõ, ngay dưới dịch vụ thư viện số, 
dòng thông báo về các bộ sưu tập không 
được phục vụ trong bối cảnh Covid 19 bao 
gồm sách in và tài liệu mộc bản. Thư viện 
Quốc gia Anh, một trong những nước chịu 
ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, đặt thông 
báo về chế độ làm việc từ xa/trực tuyến và 
các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ, truy cập đến tài 
nguyên số trực tuyến của thư viện thông 
qua điện thoại hoặc thư điện tử [1]. 
Nhiều thư viện trường học, trong bố cảnh 
giãn cách xã hội, trẻ em học tập trực tuyến 
tại nhà, cũng phục vụ trực tuyến hỗ trợ các 
bạn nhỏ học tập và hỗ trợ các phụ huynh 
giúp đỡ các bạn bé học tập, hỗ trợ các dịch 
vụ cho mượn từ xa và học tập tại nhà, mở 
dịch vụ trực tuyến cho các cấp học phổ 
thông, hỗ trợ tư vấn trực tuyến qua điện 
thoại hoặc qua thư điện tử cho cha mẹ học 
sinh trong việc hướng dẫn các bạn nhỏ học 
tập tại nhà trong bối cảnh đại dịch.
Riêng tại Mỹ, quốc gia bị ảnh hưởng nặng 
nề nhất trong Đại dịch Covid -19, cộng đồng 
thư viện đoàn kết thúc đẩy mở rộng dịch vụ 
phục vụ trong bối cảnh khủng hoảng của 
dịch bệnh. Thư viện Quốc hội Mỹ thông 
báo đóng cửa và dừng các dịch vụ thực như 
thăm quan thư viện, đọc tại thư viện, thông 
báo triển khai và hỗ trợ các dịch vụ phục vụ 
thông tin trực tuyến, mở rộng việc đọc và 
tiếp cận tới các bộ sưu tập số, các dịch vụ tư 
vấn và hỗ trợ bạn đọc thông qua dịch vụ “Hỏi 
- đáp” trong bối cảnh giãn cách xã hội. Thư 
viện bang Washington, Mỹ, đã thiết lập một 
website chuyên biệt cung cấp thông tin về 
các cơ sở dữ liệu trực tuyến tại các thư viện 
khác nhau trên khắp nước Mỹ dành riêng 
cho từng đối tượng từ cấp học mẫu giáo đến 
các nhà nghiên cứu chuyên sâu sau đại học 
[20]. Tại Wincosin (Mỹ), các thư viện trường 
học và thư viện công cộng là đối tượng được 
nhận gói hỗ trợ 250.000$ để hỗ trợ mở rộng 
dịch vụ từ xa, các bộ sưu tập sách điện tử và 
sách nói phát triển việc học tập tại nhà của 
trẻ em [6]. Thư viện Shorwood (Wincosin) 
thông báo trên cổng thông tin về hoạt động 
của mình và việc triển khai tập trung các 
dịch vụ trực tuyến, các bộ phận có trách 
nhiệm phục vụ của thư viện trong bối cảnh 
đại dịch [8]. Thư viện Y học quốc gia Mỹ 
mở rộng truy cập tới các cơ sở dữ liệu số 
về nghiên cứu Covid 19, cơ sở dữ liệu này 
được chuyển sang cập nhật tài liệu số hàng 
ngày [19]. Thư viện đại học Harvard thông 
báo chuyển sang làm việc trực tuyến, dành 
một website về các dịch vụ từ xa hỗ trợ sinh 
viên và học giả, các truy cập số mở dành 
cho bạn đọc và đồng thời thư viện cũng 
cung cấp đường link tới các cơ sở dữ liệu số 
trực tuyến của các thư viện liên kết khác [3].
Có thể thấy rằng, trong bối cảnh giãn 
cách/cách ly xã hội để kiểm soát đại dịch, 
phần lớn trung tâm thông tin - thư viện trên 
thế giới đều phải tuân thủ theo khuyến cáo y 
tế cộng đồng từ chính phủ nước sở tại, đóng 
cửa và buộc phải chuyển sang làm việc từ 
xa/trực tuyến và cung cấp các dịch vụ từ 
xa/trực tuyến cho người đọc. Dù đã triển 
khai các dịch vụ từ xa/trực tuyến, tuy nhiên, 
dưới bối cảnh giãn cách xã hội của đại dịch, 
các trung tâm thông tin - thư viện vẫn phải 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 4/2020 37
NHÌN RA THẾ GIỚI
đối mặt với những thách thức về cách tiếp 
cận, các thách thức trong quản lý và vận 
hành thư viện, thúc đẩy và phát triển mở 
rộng các dịch vụ từ xa/trực tuyến. Việc đối 
mặt và cách thức giải quyết các vấn đề đặt 
ra trong việc chuyển đổi làm việc từ xa/trực 
tuyến hoàn toàn của các trung tâm thông 
tin - thư viện cũng đã đem lại cho các thủ 
thư cũng như những nhà quản lý thư viện 
tại các nước chịu ảnh hưởng của Covid-19 
những kinh nghiệm mới mẻ khi tương tác 
môi trường trực tuyến. Những kinh nghiệm 
này chắc chắn sẽ được sử dụng để hoàn 
thiện các dịch vụ từ xa/trực tuyến của các 
thư viện nói trên trong và sau đại dịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Accessing British Library Online 
content and services. https://www.bl.uk/
news/2020/march/access-to-the-british-
library-during-temporary-closure.
2. Bibliotheksangebote in Zeiten von Corona.
https://bibliotheksportal.de/. Truy cập ngày 
06/04/2020.
3. Coronavirus (COVID-19). https://library.
harvard.edu/coronavirus. Truy cập ngày 
06/04/2020. 
4. Covid - 19 and Global Library Field. https://
www.ifla.org/covid-19-and-libraries.
5. Covid-19 (Coronavirus) closure of all Bnf 
sites. https://www.bnf.fr/fr. Truy cập ngày 
07/04/2020.
6. Covid -19 informations Wincosin Public 
Libraries. https://dpi.wi.gov/pld/boards-
directors/disaster-planning/coronavirus. 
Truy cập ngày 11/04/2020. 
7. Covid-19 Library Service Updates for 
Spring 2020. https://www.library.cornell.
edu/covid-19. Truy cập ngày 07/04/2020
8. Covid 19 Response. 
https://www shorewoodlibrary.org/
discover/covid19.php. Truy cập ngày 
11/04/2020.
9. Digivatlib. https://digi.vatlib.it/?ling=en. 
Truy cập ngày 06/04/2020.
10. Explora nuestros recursos digital.https://
bnescolar.bne.es/?fbclid=IwAR1NGZhB-
YakRbBIa4WH_LdJvRMtMlPXTNZC1dck-
BqdIL54COn7Yz9iPYB_o.Truy cập ngày 
17/04/2020
11. Fantasy. https://fantasy.bnf.fr/decouvrir/
q u a n d - l e s - f e m m e s - p r e n n e n t - l e -
pouvoir/?step=0, Truy cập ngày 17/04/2020.
12. Free Library Professional Development 
for Librarians during the Pandemic. 
https://librarian.support/. Truy cập ngày 
16/04/2020
13. Library Association of Lavia. https://www.
facebook.com/latvijas.bibliotekaru.biedrib-
a/?pageid=254389961290900&ftentidenti-
fier=2464960293567178&padding=0. Truy 
cạp ngày 10/04/2020.
14. Library Aotearoa. https://www.
librariesaotearoa.org.nz/korero-blog. Truy 
cập ngày 04/04/2020.
15. Middlel and High School parents weigh 
in on distance learning. https://www.tasis.
com/page.cfm?p=5716&newsid=1437. 
Truy cập ngày 05/04/2020.
16. National Diet Library. https://www.ndl.go.jp/
en/. Truy cập ngày 28/03/2020.
17. Public Library and School Library Service 
during Covid – 19. https://dpi.wi.gov/news/
dpi-connected/information-public-libraries-
and-school-libraries-covid-19. Truy cập 
ngày 08/04/2020.
18. The continuation of certain library 
services cannot be carried out to the 
detriment of public health. 
abf.asso.fr/1/22/862/ABF/-communique-
la-poursuite-de-certains-services-de-
bibliotheques-ne-saurait-seffectuer-au-
detriment-de-la-sante-publique. Truy cập 
ngày 04/04/2020.
19. The National library of Medicine is expanding 
to access to Coronavirus Literature through 
PubMed Central. https://www.nlm.nih.gov/
news/Expanding_Access_Coronavirus_
Literature.html. Truy cập ngày 10/04/2020. 
20. Washington state Library- Covid -19. 
https://www.sos.wa.gov/library/livingwell/
covid19.aspx/. Truy cập ngày 13/04/2020.
Trần Thị Kiều Nga
Viện Thông tin Khoa học xã hội

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_trung_tam_thong_tin_thu_vien_the_gioi_trong_dai_dic.pdf