Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển

nhanh chóng, mọi hoạt động của con người

dần trở nên gắn liền với các công cụ, phương

tiện kỹ thuật số. Việc sử dụng các công cụ

và phương tiện kỹ thuật số trong hoạt động

nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giới

học thuật (bao gồm nhà nghiên cứu, giảng

viên và sinh viên) cũng đang ngày càng phổ

biến. Trước những chuyển biến này, các thư

viện đại học đang đứng trước thách thức lớn

để có thể hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động

học thuật. Nhiều cơ quan, thư viện trên thế

giới đã có những nỗ lực đáng kể trong việc

nghiên cứu cũng như triển khai các hoạt

động thực tiễn liên quan đến học thuật số.

Không nằm ngoài xu thế trên, tại Việt Nam,

phát triển học thuật số cũng dần nhận được

sự quan tâm của cộng đồng học thuật nói

chung và các thư viện đại học nói riêng.

Để hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động học

thuật số, trước tiên, các thư viện đại học

Việt Nam cần có những hiểu biết sâu sắc

về bối cảnh của học thuật số. Sự hiểu biết

này giúp xác định lại vai trò của thư viện đại

học trong việc hỗ trợ giới học thuật, để từ

đó xác định phương thức và phạm vi hoạt

động của thư viện đại học trong môi trường

học thuật số.

Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số trang 1

Trang 1

Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số trang 2

Trang 2

Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số trang 3

Trang 3

Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số trang 4

Trang 4

Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số trang 5

Trang 5

Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số trang 6

Trang 6

Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số trang 7

Trang 7

Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số trang 8

Trang 8

Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 37360
Bạn đang xem tài liệu "Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số

Giới học thuật và thư viện đại học trong bối cảnh học thuật số
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
3THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
Đặt vấn đề
Trong bối cảnh công nghệ số phát triển 
nhanh chóng, mọi hoạt động của con người 
dần trở nên gắn liền với các công cụ, phương 
tiện kỹ thuật số. Việc sử dụng các công cụ 
và phương tiện kỹ thuật số trong hoạt động 
nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giới 
học thuật (bao gồm nhà nghiên cứu, giảng 
viên và sinh viên) cũng đang ngày càng phổ 
biến. Trước những chuyển biến này, các thư 
viện đại học đang đứng trước thách thức lớn 
để có thể hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động 
học thuật. Nhiều cơ quan, thư viện trên thế 
giới đã có những nỗ lực đáng kể trong việc 
nghiên cứu cũng như triển khai các hoạt 
động thực tiễn liên quan đến học thuật số. 
Không nằm ngoài xu thế trên, tại Việt Nam, 
phát triển học thuật số cũng dần nhận được 
sự quan tâm của cộng đồng học thuật nói 
chung và các thư viện đại học nói riêng.
Để hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động học 
thuật số, trước tiên, các thư viện đại học 
Việt Nam cần có những hiểu biết sâu sắc 
về bối cảnh của học thuật số. Sự hiểu biết 
này giúp xác định lại vai trò của thư viện đại 
học trong việc hỗ trợ giới học thuật, để từ 
đó xác định phương thức và phạm vi hoạt 
động của thư viện đại học trong môi trường 
học thuật số.
Góp phần vào nỗ lực đầu tiên này, bài 
viết tập trung phân tích ba câu hỏi, gồm: 
(1) Học thuật số là gì? 
(2) Giới học thuật làm việc thế nào và 
cần gì? 
(3) Thư viện đại học đóng vai trò gì và hỗ 
trợ như thế nào cho học thuật số?
Trong khuôn khổ bài viết này, các phân 
tích dừng lại ở mức tổng quát với các dữ 
liệu minh hoạ được thu thập từ các bài báo 
liên quan đến học thuật số và từ sự quan 
sát ngẫu nhiên một số website của các thư 
viện đại học có cung cấp dịch vụ phục vụ 
học thuật số.
GIỚI HỌC THUẬT VÀ THƯ VIỆN ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HỌC THUẬT SỐ1
Tóm tắt: Bài viết trình bày khái niệm, phạm vi và các thành tố của học thuật số, đồng thời cũng 
chỉ ra cách thức làm việc và nhu cầu của giới học thuật, bao gồm nhà nghiên cứu, giảng viên, người 
học (sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh) trong môi trường số. Theo đó, vai trò của thư viện đại học 
cũng được nhận diện lại cùng với các dịch vụ hỗ trợ học thuật số.
Từ khoá: Học thuật số; thư viện đại học.
SCHOLARS AND ACADEMIC LIBRARIES IN DIGITAL SCHOLARSHIP ENVIRONMENT
Abstract: The paper provides an understanding of the concept, scope and elements of digital 
scholarship. The paper also indicates how academics (including researchers, lecturers, and learners) 
work and their needs in the digital environment. This is followed by a reidentification of the role of the 
academic libraries along with a number of digital scholarship support services.
Keywords: Digital scholarship; academic libraries.
PGS TS Nguyễn Hồng Sinh, TS Ngô Thị Huyền, TS Ninh Thị Kim Thoa
Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
1Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Đề tài mã số B2020-18b-01/
HĐ-KHCN
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
4 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
1. Học thuật số là gì?
Trên thế giới, thuật ngữ “học thuật số” 
xuất hiện trong các công bố khoa học từ 
những năm 1990 với tác phẩm tiêu biểu 
“Scholarship reconsidered: priorities of the 
professoriate” của Boyer (1990). Trong 
khoảng 10 năm gần đây, thuật ngữ này 
xuất hiện thường xuyên trong nhiều bài viết 
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có 
lĩnh vực thông tin - thư viện [Raffaghelli J et 
al, 2015]. 
Thuật ngữ “học thuật số” có thể được 
hiểu là các hoạt động học thuật diễn ra 
trong môi trường số. Cách hiểu này được 
phản ánh trong công bố của nhiều học 
giả. Tiêu biểu, Boyer (1990) đã xác định 
rằng, hoạt động học thuật bao gồm các 
hoạt động khám phá, tích hợp tri thức, ứng 
dụng và giảng dạy tri thức; giờ đây tất cả 
những hoạt động này được triển khai trong 
môi trường số thông qua việc sử dụng các 
phương thức và công cụ kỹ thuật số, và vì 
vậy được gọi là học thuật số. Học thuật số 
là sự tận dụng tất cả công cụ, công nghệ 
và phương pháp kỹ thuật số trong việc hỗ 
trợ các hình thức của hoạt động học thuật 
[Mitchem P and Rice D, 2017]. Học thuật 
số là cách tiếp cận và phương pháp cho 
việc học tập và sáng tạo ra tri thức trên nền 
tảng số [Kim J, 2016]. Học thuật số là các 
hoạt động học thuật được tạo ra bằng một 
phương tiện mới và được trình bày bằng 
công nghệ số [Magnan S, 2007]. Học thuật 
số khiến cho hoạt động học thuật trở nên 
mở và dễ dàng lan truyền, đây được xem 
là một kiểu mới của sản phẩm khoa học và 
bắt đầu ảnh hưởng đến cách mà giới học 
thuật thực hiện việc nghiên cứu khoa học, 
giảng dạy và tham dự vào phục vụ xã hội 
[Fan W and Liu Q, 2016].
Khi bàn đến phạm vi của học thuật số thì 
khái niệm này trở nên rất rộng - nghĩa là học 
thuật số bao gồm rất nhiều khía cạnh. Đúng 
như nhận xét của Mulligan R [2016, p.2], đây 
là thuật ngữ rộng, “bao gồm rất nhiều hoạt 
động như số hoá các phương tiện analog và 
định dạn ... inh 
viên, học viên, nghiên cứu sinh) đều ít 
nhiều có những đặc điểm của công dân số. 
Đối với đa số người học, điện thoại di động 
và máy tính xách tay trở thành vật “bất ly 
thân”; mạng xã hội, email là cách liên lạc 
và giao tiếp phổ biến; internet là kênh phổ 
dụng nhất để tìm và tiếp cận đến thông tin 
và tài liệu học tập. Ngoài ra, các ứng dụng 
được sử dụng để trình bày bài học, dùng 
các ứng dụng trực tuyến để thực hiện các 
khoá học và các cuộc họp nhóm cũng trở 
nên quen thuộc với người học. 
Trước những đặc điểm mới của người 
học, cộng với những tác động của môi 
trường số, giảng viên đã áp dụng các cách 
thức và phương pháp mới trong giảng dạy 
và hướng dẫn người học. Cách học trực 
tuyến, từ xa, tự học qua các phương tiện số 
Hình 5. Các mạng xã hội và công cụ tương tác/liên lạc
[Nguồn: Appiah E, 2020]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
8 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
đã trở nên phổ biến ở các trường đại học 
trên thế giới và đang dần được áp dụng 
tại Việt Nam. Các phương pháp giáo dục 
mới cũng đang dần được áp dụng rộng rãi, 
đơn cử hai phương pháp đang được chú 
ý áp dụng là: học tập khám phá (Process 
Oriented Guided Inquiry Learning) và học 
tập vi mô (Microlearning), trong đó cần đến 
sự hỗ trợ từ không gian cho đến nội dung số 
và công cụ số.
 (1) Học tập khám phá là phương pháp 
kết hợp việc hướng dẫn của người thầy và 
hợp tác giữa các bên trong học tập. Người 
học chủ động tham dự vào quá trình khám 
phá tri thức và thực tiễn với chu trình gồm 
các hoạt động hỏi, tìm hiểu, sáng tạo, bàn 
luận, phản ánh/suy ngẫm và lại tiếp tục chu 
trình như thế. Với kiểu học này, người học 
cần được hướng dẫn và dần có được các kỹ 
năng như xử lý thông tin, tư duy phản biện 
và phân tích, giải quyết vấn đề, giao tiếp, 
làm việc nhóm, quản lý và đánh giá. Thông 
qua học tập khám phá, các kỹ năng này 
được phát triển để giúp người học đạt được 
các mục tiêu học tập tại trường, cũng như 
có được năng lực học tập suốt đời [Senoi S, 
Ayhan Y and Omer G, 2015].
(2) Học tập vi mô là hoạt động học tập 
thông qua việc tìm hiểu những nội dung 
được chia thành từng phần nhỏ, triển khai 
thành từng đợt học ngắn. Việc chia nhỏ nội 
dung giúp người học tập trung vào những tri 
thức cần thiết để thực hiện một việc cụ thể. 
Việc chia nhỏ như vậy sẽ phù hợp với từng 
cá nhân và thường được tối ưu hóa bằng 
cách sử dụng các thiết bị di động để người 
học có thể học đúng lúc cần học, đúng nơi 
học được và áp dụng ngay những gì vừa 
học. Có nhiều cách thiết kế các học phần vi 
mô, như là sử dụng phần mềm tạo ra chuỗi 
các trò chơi để học, bộ băng thu âm (digi-
tal audio) hay ghi hình (video) các bài học 
giúp người học có thể tải xuống và nghe bất 
cứ lúc nào, sử dụng Slideshare hoặc dùng 
băng video kèm theo các hiệu ứng minh hoạ 
và giải thích, cũng như dùng các công cụ 
đánh giá trực tuyến để kiểm tra quá trình và 
kết quả học tập. Có nhiều công cụ và nền 
tảng giúp tạo lập và quản lý việc học vi mô, 
ví dụ như Grovo platform (www.grovo.com/
microlearning), Coursmos platform (https://
coursmos.com/), Yammer platform (https://
www.yammer.com/) [Giurgiu L, 2017]. 
Với những phương pháp dạy và học mới, 
giảng viên và người học cần đến các hỗ trợ 
bao gồm:
- Được hướng dẫn, tư vấn và cung cấp 
các công cụ số phù hợp với các hoạt động 
trong quá trình dạy và học;
- Được hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ thực 
hiện các hoạt động liên quan đến quản lý 
hoạt động dạy và học;
- Được hỗ trợ trong việc nối kết số để có 
thể tương tác và hợp tác giữa người học với 
nhau, và giữa người học với người dạy.
Tóm lại, người dạy và người học cần được 
hỗ trợ để có kỹ năng, công cụ, tài nguyên 
thông tin và không gian phù hợp để thực 
hiện công việc dạy và học với các điều kiện 
của môi trường số.
3. Vai trò của thư viện đại học và những 
dịch vụ hỗ trợ cho học thuật số
Từ hơn một thập kỷ nay, trên thế giới đã 
có nhiều bàn luận về diện mạo và các giá trị 
cốt lõi của thư viện đại học. Vào năm 2007, 
Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (American Library 
Association - ALA) đã từng yêu cầu các thư 
viện đại học định hình lại diện mạo của mình 
trong mối liên quan với sự thay đổi phương 
thức tạo lập và truyền bá tri thức, cũng như 
trong mối liên quan đến cộng đồng học thuật 
[Lucky S and Harkema C, 2018]. 
Từ những phân tích về đặc điểm và nhu 
cầu của giới học thuật nêu trên, có thể thấy, 
một mặt, cộng đồng học thuật tiếp tục cần 
được cung cấp tài nguyên thông tin, không 
gian trao đổi học thuật, phương tiện và sự tư 
vấn hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy 
và học tập; mặt khác, hình thái và phương 
thức cung cấp các hỗ trợ này phải được mở 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
9THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
rộng và thay đổi để đáp ứng cả đặc điểm 
của học thuật số lẫn đặc điểm và kỳ vọng 
của giới học thuật. Như vậy, sự thay đổi ở 
đây không hẳn là một cuộc cải cách mà là 
sự chuyển đổi và mở rộng cách thực hiện 
vai trò và nhiệm vụ vốn có của thư viện đại 
học. Cụ thể, thư viện, một mặt, cần phải tìm 
hiểu và làm quen với phương pháp và công 
nghệ phục vụ cho công việc của giới học 
thuật để có thể hỗ trợ tốt cho họ; mặt khác, 
tiếp tục phát triển các hoạt động vốn là sở 
trường của thư viện, gồm: bảo quản, truy 
cập, cung cấp không gian cho hoạt động 
nghiên cứu và học tập. Tuy nhiên, thư viện 
cần thực hiện các hoạt động này trong môi 
trường số và phải chú trọng đến giá trị của 
học thuật số để giúp giới học thuật sử dụng 
phương thức mới trong việc tạo lập và chia 
sẻ tri thức [Lucky S and Harkema C, 2018].
Để chuyển đổi sang bối cảnh số, các 
yêu cầu và thách thức là rất lớn đối với thư 
viện đại học. Thư viện phải có khả năng 
cung cấp cơ sở hạ tầng phù hợp với môi 
trường số, bao gồm hệ thống mạng, các 
ứng dụng số phục vụ nghiên cứu và giảng 
dạy, các chính sách và quy định liên quan 
đến việc sử dụng các tài nguyên thông tin 
trong môi trường số. Chuyên viên thư viện 
phải có năng lực số, cụ thể là quản lý hệ 
thống mạng và các ứng dụng số, hiểu rõ 
công việc của giới học thuật và có khả năng 
đồng hành cùng họ khi sử dụng các phương 
tiện số trong quá trình dạy và học, đặc biệt 
là quá trình nghiên cứu với các hoạt động, 
từ giai đoạn chuẩn bị, tìm kiếm thông tin và 
thu thập dữ liệu, đến phân tích và trình bày 
dữ liệu, công bố, nối kết và tương tác với 
cộng đồng. Đồng thời, để đồng hành cùng 
giới học thuật, mô hình hệ thống dịch vụ thư 
viện đại học cần có thay đổi đáng kể. 
Mô hình và tính chất của dịch vụ thư 
viện phục vụ học thuật số đã được quan 
tâm nghiên cứu và triển khai thực hiện tại 
nhiều quốc gia. Từ các nghiên cứu của 
nhiều tác giả như: McRostie D (2016), 
Fay E and Nyhan J (2015), Lucky S and 
Harkema C (2018), Neatrour L, Callaway 
E and Cummings R (2018), Poole H and 
Garwood A (2018), và Lihong Z, Ruhua H 
and Tim Z (2018), cộng với quan sát hệ 
thống dịch vụ học thuật số qua website của 
nhiều thư viện đại học, ví dụ như: Đại học 
Melbourne, Úc (https://www.lib.cuhk.edu.
hk/en/research/digital-scholarship); Đại học 
Hong Kong, Hong Kong (https://www.lib.cuhk.
edu.hk/en/research/digital-scholarship); Đại 
học Toronto, Canada (https://onesearch.
library.utoronto.ca/digital-scholarship/ 
digital-scholarship-services); Đại học Rice, 
Hoa Kỳ (https://library.rice.edu/dss),... cho 
thấy mô hình dịch vụ học thuật số mang 
những đặc điểm sau: 
(1) được thiết kế để tập trung hỗ trợ giới 
học thuật thực hiện cách thức, quy trình, 
phương pháp nghiên cứu trong bối cảnh số; 
(2) chuyên viên thư viện có vai trò như 
một đối tác của giới học thuật, vừa có thể hỗ 
trợ họ, vừa có thể hợp tác và làm việc với họ 
trong các công trình nghiên cứu cũng như 
tham gia thiết kế các chương trình đào tạo. 
Các loại hình phục vụ học thuật số bao 
gồm: 
(1) cung cấp không gian vật lý và không 
gian ảo; 
(2) cung cấp ứng dụng/công cụ số; 
(3) cung cấp tài nguyên thông tin: cung 
cấp truy cập, cung cấp tài liệu; 
(4) cung cấp tư vấn, hướng dẫn, huấn 
luyện; 
(5) hỗ trợ quản lý dữ liệu nghiên cứu: số 
hoá, lưu trữ, tạo lập siêu dữ liệu, bảo quản, 
tái sử dụng; 
(6) hỗ trợ nối kết, chia sẻ, công bố 
nghiên cứu. 
Với các loại hình phục vụ này, mỗi thư 
viện thiết kế thành các dịch vụ cụ thể khác 
nhau và có chính sách quy định cách phục 
vụ cụ thể. Các dịch vụ cụ thể được thiết kế 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
10 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
để đáp ứng từng bước/giai đoạn trong chu 
trình nghiên cứu.
Hình 6 dưới đây trình bày một mô hình 
khung cho các dịch vụ học thuật số. Trong 
đó, các loại hình dịch vụ gồm tư vấn, huấn 
luyện, cung cấp hạ tầng, cung cấp cơ sở 
vật chất; tương ứng với mỗi bước/giai đoạn 
nghiên cứu có những dịch vụ cụ thể. 
Hình 6. Mô hình khung hệ thống dịch vụ học 
thuật số dành cho các thư viện đại học
[Nguồn: Lihong Z, Ruhua H and Tim Z, 2018]
Giao diện website dưới đây (Hình 7) của 
Thư viện trường Đại học Toronto cho thấy 
các ví dụ về dịch vụ cụ thể, gồm có các dịch 
vụ hỗ trợ liên quan đến:
(1) bản quyền.
(2) khám phá và làm sạch dữ liệu nghiên 
cứu.
(3) trực quan hoá dữ liệu nghiên cứu.
(4) các bộ sưu tập và triển lãm số.
(5) xuất bản số.
(6) hệ thống thông tin địa lý.
(7) quản lý dữ liệu nghiên cứu.
(8) thống kê và phân tích dữ liệu.
(9) kho văn bản và dữ liệu.
(10) cung cấp các loại phòng lab, phần 
mềm, phần cứng và không gian để kết nối.
Hình 7. Ví dụ các dịch vụ học thuật số của thư 
viện đại học
[Nguồn: https://onesearch.library.utoronto.ca/
digital-scholarship/digital-scholarship-services]
Kết luận
Những tiến bộ của công nghệ số đã tạo 
ra cơ hội thiết lập một hệ sinh thái số cho 
hoạt động của giới học thuật. Điều này đã 
khiến cho cách thức nghiên cứu, dạy và 
học, cũng như nhu cầu được hỗ trợ của 
giảng viên và người học xuất hiện những 
đặc điểm mới. Trước những thay đổi này, 
nhiều thư viện đại học trên thế giới đã xác 
định lại vai trò cũng như phạm vi và phương 
thức của các hoạt động phục vụ giới học 
thuật. Thư viện đại học tiếp tục phát huy 
vai trò là đơn vị cung cấp và hỗ trợ sử dụng 
nguồn lực thông tin; đồng thời mở rộng vai 
trò để trở thành người đồng hành, kết nối 
và đối tác của giới học thuật trong suốt 
quá trình nghiên cứu, dạy và học. Có nhiều 
dịch vụ học thuật số để thư viện đồng hành 
cùng nhà nghiên cứu trong tất cả các giai 
đoạn của chu trình nghiên cứu; có nhiều 
công cụ hỗ trợ để thư viện phục vụ quá 
trình dạy và học với hạ tầng và công cụ số.
Trước yêu cầu thúc đẩy hoạt động 
nghiên cứu và coi đây là nhiệm vụ bắt buộc 
đối với giảng viên của nhiều trường đại học, 
cùng với yêu cầu dịch chuyển sang phương 
thức số của nhiều hoạt động trong đời sống 
xã hội, các thư viện đại học cần có chiến 
lược, từng bước đáp ứng các yêu cầu của 
thực tiễn này. Một trong những công việc 
đầu tiên là thư viện đại học cần nghiên cứu 
để nhận diện rõ ràng và cụ thể đặc điểm 
và nhu cầu của người sử dụng thư viện và 
xác định lại vai trò của mình cũng như mô 
hình dịch vụ phục vụ nghiên cứu, dạy và 
học trong môi trường số.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
11THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2021
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ninh Thị Kim Thoa (2020). Tổng quan 
về nghiên cứu học thuật số: Đánh giá từ góc 
độ phân tích trắc lượng.- Kỷ yếu Hội thảo “Học 
thuật số: từ lý thuyết đến thực tiễn (Tr. 122-138). 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
2. Appiah E (2020). The social media 
landscape in 2020: interview with Lachlan 
Kirkwood. Truy cập ngày 01/10/2020 từ https://
neeshproducts.com/social-media-landscape-
in-2020-lachlan-kirkwood/.
3. Bosman J and Kramer B (2016). 
Changing research workflows: driving forces for 
openness, efficiency and reproducibility. Truy 
cập ngày 01/10/2020 từ https://101innovations.
wordpress.com.
4. Boyer E (1990). Scholarship 
reconsidered: priorities of the professoriate. 
Princeton, NJ: Carnegie Foundation for Teaching 
and Learning. 
5. Fan W and Liu Q (2016). Open scholar-
ship ranking of Chinese research universities. 
Scientometrics. Vol. 108, 673-691. DOI 10.1007/
s11192-016-1983-5.
6. Fay E and Nyhan J (2015). Webbs on the 
Web: libraries, digital humanities and collabora-
tion. Library Review, vol. 64, no. 1/2, 118-134. 
7. Giurgiu L (2017). Microlearning an evolving 
elearing trend. Scientific Bulletin, vol. XXII, no. 
1(43). Truy cập ngày 19/9/2020 từ
https://www.researchgate.net/publica-
tion/318657319_Microlearning_an_Evolving_
Elearning_Trend.
8. Kim J (2016). Dimensions of user percep-
tion of academic library as place. The Journal of 
Academic Librarianship, vol. 42, no. 5, 509-514.
9. Lihong Z, Ruhua H and Tim Z (2018). 
Towards digital scholarship services in 
China’s university libraries: establishing a 
guiding framework from literature. The Electronic 
Library, vol. 37, no. 1, 108-126.
10. Lucky S and Harkema C (2018). Back 
to basics: supporting digital humanities and 
community collaboration using the core strength 
of the academic library. Digital Library Perspec-
tives, vol. 34, no. 3, 188-199.
11. Magnan S (2007). Commentary: the 
promise of digital scholarship in SLA research 
and language pedagogy. Language Learning & 
Technology, vol. 11, no. 3, 152-155.
12. McRostie D (2016). The only constant is 
change: evolving the library support model for 
research at the University of Melbourne. Library 
Management, vol. 37, no. 6/7, 363-372. 
13. Mitchem P and Rice D (2017). 
Creating digital scholarship services at Appala-
chian State University. portal: Libraries and the 
Academy, vol. 17, no. 4, 827-841.
14. Mulligan R (2016). SPEC kit 350: 
supporting digital scholarship. Truy cập ngày 
24/9/2020 từ 
ing-Digital-Scholarship-SPEC-Kit-350/.
15. Neatrour L, Callaway E and Cummings 
R (2018). Kindles, card catalogs, and the future 
of libraries: a collaborative digital humanities 
project. Digital Library Perspectives, vol. 34, no. 
3, 162-187. 
16. Poole H and Garwood A (2018). 
Natural allies-Librarians, archivists, and big 
data in international digital humanities project 
work. Journal of Documentation, vol. 74, no. 4, 
804-826. 
17. Raffaghelli J, Cucchiara S, Persico D 
and Manganello F (2015). Digital scholarship: 
a systematic review of the literature. Technical 
Report. Genoa: Institute for Educational Technologies.
18. Rumsey A (2011). New-model 
scholarly communication: road map for change. 
Scholarly Communication Institute, vol. 9. Truy 
cập ngày 22/9/2020 từ 
tutes-2003-2011/SCI-9-Road-Map-for-Change.
pdf.
19. Senoi S, Ayhan Y and Omer G (2015). 
The effects of process oriented guided inquiry 
learning environment on students’ self-regulated 
learning skills. Problems of Education in the 21th 
Centurry, vol 66, 54-66. Truy cập ngày 19/9/2020 
từ 
pdf/vol66/54-66.Sen_Vol.66_PEC.pdf.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 10-12-2020; 
Ngày phản biện đánh giá: 6-01-2021; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-01-2021).

File đính kèm:

  • pdfgioi_hoc_thuat_va_thu_vien_dai_hoc_trong_boi_canh_hoc_thuat.pdf